Những chuyện bất thường… rất bình thường ở Việt Nam(0): Lấy tiền người nghèo chia cho người giàu
Posted by BEAR trên Tháng Hai 4, 2009
Hà Tĩnh: Dân kéo nhau lên huyện “tố” chuyện tiền hỗ trợ tết
>> Lấy tiền người nghèo chia cho người giàu ăn tết Như Dân trí đã phản ánh, tình trạng lấy tiền hỗ trợ tết cho của người nghèo chia cho người giàu đã xẩy ra tại huyện Hương Khê. Và câu chuyện ở xóm 5, xã Phú Phong thật sự là một câu chuyện bi hài.
Chia tiền cho hộ “kín cổng cao tường”
Theo báo cáo, trong đợt phát tiền hỗ trợ cho người nghèo ăn tết xóm này có 22 hộ được nhận. Ngày 28 Tết (ngày 23/1) khi tiền được phát, nhiều người dân ở xóm này đã kéo nhau lên xã, huyện để phản đối. Tuy nhiên, do Tết đã cận kề nên người dân “dời” chuyện này ra sau tết và chiều ngày 5/2, những hộ dân này lại kéo nhau lên huyện.
hộ nghèo (ảnh: Văn Dũng).
Nhà bà Đường được phản ánh thuộc diện khá với một căn nhà xây bề thế cùng nhiều tiện nghi sinh hoạt. Những người dân trong xóm cho hay: Nếu hộ bà Đường là hộ nghèo thì 100% hộ dân ở đây đều “đạt và thừa chuẩn”. Thế nhưng điều nghịch lý đã xẩy ra, tết vừa rồi gia đình bà được xóm xếp vào diện hộ nghèo để nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ.
Ngoài gia đình bà Đường, 4 hộ khá khác là hộ ông Phạm Văn Trai, Lê Hữu Sơn, Lê Hữu Hoàng, Nguyễn Văn Hiếu đều được xóm “hạ cấp” xuống hộ nghèo để “chiếm chỗ” nhận tiền của các hộ luôn thiếu đói quanh năm.
Minh chứng rõ nhất là hộ chị Nguyễn Thị Hoa. Phải vất vã lắm chúng tôi mới tới được nhà chị Hoa (27 tuổi) bởi đường vào căn nhà xiêu vẹo ấy phải vòng vèo qua vườn nhà hàng xóm.
hộ nghèo (ảnh: Văn Dũng).
Sau khi tìm hiểu thực tế, PV Dân trí đã tới làm việc với UBND xã Phú Phong. Điều ngạc nhiên là trước đó vài phút, ông Nguyễn Đức Lực, xóm trưởng xóm 5 xác nhận: “5 hộ nói trên đã nhận tiền, đã ký nhận hẳn hoi, xóm không thể thu hồi” thì ông Nguyễn Văn Sanh, Phó Chủ tịch UBND xã lại khăng khăng: “Không có chuyện 5 hộ nói trên nhận tiền”.
“Nơi nào làm sai Chủ tịch phải chịu trách nhiệm!”
|
Ông Nguyễn Văn Sanh,
PCT UBND xã Phú Phong. |
Bà Tập lấy làm tiếc trước thực trạng này mà báo chí phản ánh và cho biết, trong sáng 6/2, thường vụ huyện ủy đã có cuộc họp xoay quanh việc phân phát tiền tết cho các hộ nghèo.
Xin bà cho biết trong cuộc họp sáng nay, huyện ủy Hương Khê đã vào cuộc như thế nào?
Chúng tôi đã giao UBND huyện chỉ đạo tất cả 22 xã, thị trấn kiểm tra, rà soát lại việc phân chia tiền cho các hộ nghèo trong dịp tết. Việc soát xét sẽ được cán bộ huyện giám sát chặt chẽ.
Chúng tôi cũng đã chỉ đạo, đối với thường vụ phụ trách cụm, đồng chí nào được phân công phụ trách xã nào thì sẽ chịu trách nhiệm trước. Văn bản do Bí thư Huyện ủy ký.
Cùng với việc triển khai kiểm tra kết quả phân phát tiền, chúng tôi giao cho Chủ tịch UBND huyện mời ngay Chủ tịch các xã đã để xẩy ra sai phạm lên để làm việc cụ thể.
Được biết, trước tết huyện ủy Hương Khê đã có công văn chỉ đạo các xã thực hiện đúng chủ trương của nhà nước chia cho người nghèo. Dù đã có công văn chỉ đạo nhưng nhiều xã vẫn để xẩy ra sai phạm, vậy hướng xử lý như thế nào?
Ngay từ khi có chủ trương của Chính phủ, quan điểm của huyện là chỉ đạo quyết liệt, bảo đảm đúng nguyên tắc, đúng đối tượng, kịp thời.
Vì vậy xã nào không làm đúng theo tinh thần chỉ đạo, để xẩy ra tình trạng bớt xén, phân phát không kịp thời, chính xác thì Chủ tịch xã ấy sẽ phải chịu trách nhiệm. Huyện không bao che bất cứ cá nhân nào sai phạm.
Trí Thức – Văn Dũng
Bớt tiền hỗ trợ Tết vì sợ dân nghèo ‘ăn tiêu hoang phí’
Nhận tiền hỗ trợ người nghèo ăn Tết từ xã về, xóm trưởng xóm 1, xã Khánh Sơn (Nam Đàn, Nghệ An) Nguyễn Đình Tân chỉ phát cho mỗi người 50.000 đồng, phần còn lại vẫn giữ vì “sợ dân có tiền sẽ ăn tiêu hoang phí”.
>Chia tiền ăn Tết của người nghèo cho nhà giàu
Tại xóm 1, xã Khánh Sơn, 12 hộ nghèo trong xóm đều phản ánh, Tết Kỷ Sửu mỗi khẩu chỉ được ông Tân xóm trưởng phát cho 50.000 đồng và 8,5 kg gạo. Trong khi theo chỉ đạo của Thủ tướng, mỗi người nghèo được hỗ trợ 200.000 đồng ăn Tết và mỗi hộ không quá 1 triệu đồng.
Trao đổi với VnExpress.net, xóm trưởng Nguyễn Đình Tân cho biết: “Cả xóm có 12 hộ nghèo, số tiền xã phát cho dân là 10.400.000 đồng, tôi đã phát mỗi khẩu 50.000 đồng. Số còn lại tôi đang giữ để phát dần bởi tôi sợ người nghèo lần đầu tiên có được số tiền này sẽ ăn tiêu hoang phí”.
Ngoài ra, ở một số xã, huyện khác như xã Tường Sơn (Anh Sơn), người nghèo phản ánh việc bị trừ tiền để xây chợ. Ở xã Thanh Khê (Thanh Chương), một phần tiền của người nghèo được giữ lại làm quỹ khuyến học. Còn ở xóm 6, Lăng Thành (Yên Thành), hộ nghèo phản ánh để nhận được tiền, mỗi hộ phải trích lại 5.000 đồng “phí dịch vụ”…
Trước những phản ánh trên, nhiều huyện của Nghệ An đang lập các đoàn kiểm tra sai phạm trong việc cấp phát tiền hỗ trợ người nghèo ăn Tết Kỷ Sửu.
Trước đó, tại thôn Thống Nhất, xã An Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình), trưởng thôn đã yêu cầu hộ nghèo ký tên vào danh sách nhận 1 triệu đồng, nhưng chỉ phát 250.000 đồng và 8 kg gạo. Trong khi đó, cán bộ có ôtô riêng, nhà lầu vẫn được nhận tiền của Chính phủ hỗ trợ người nghèo ăn Tết.
Quảng Bình: Lạ lùng một vụ chia tiền hỗ trợ người nghèo
Với chủ trương không để người nghèo không có Tết, Chính phủ đã hỗ trợ mỗi khẩu trong các hộ nghèo 200.000 đồng. Trong khi người dân ở nhiều nơi trong cả nước đã nhận số tiền này để mua sắm Tết thì ở thôn Thống Nhất (xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) lại xảy ra một việc lạ lùng: cán bộ thôn tự ý cắt xén số tiền này của người nghèo với lý do để chia cho các hộ cận nghèo trong thôn (?).

Anh Thập cùng vợ và 3 con sống trong căn nhà xiêu vẹo nhưng được thôn hỗ trợ 50.000đ.
Vợ chồng anh Thập từ chối nhận.
Theo tìm hiểu của PV, chị Tô và anh Thập không phải là những trường hợp cá biệt trong thôn Thống Nhất, mà cả 55 hộ nghèo đều bị cắt xén tiền hỗ trợ tết và cả 94 hộ trước đó đã nhận gạo cứu trợ sau đó đều bị thôn “truy thu” 50.000 đồng cho 8kg gạo đã nhận.
Trao đổi với Dân trí sáng 4/2, ông Hồ Văn Miến – Chủ tịch UBND xã An Ninh cho biết: “Toàn xã nhận được 231 triệu đồng để hỗ trợ cho đồng bào nghèo ăn Tết, phân về cho các thôn nhưng việc phân bổ của thôn Thống Nhất là sai nguyên tắc”. Theo ước tính của ông Miến, số tiền bị chi sai lên tới trên 20 triệu đồng.

Ông Thắng với cọc tiền khắc phục hậu quả 20,8 triệu đồng gói trong giấy báo.
Sáng nay, trong khi ông trưởng thôn Võ Văn Thắng được ông Nguyễn Viết Ánh – Phó bí thư huyện ủy Quảng Ninh và ông Hồ Văn Bình – Phó Chủ tịch UBND huyện mời lên UBND xã An Ninh làm việc liên quan đến vấn đề này thì các cán bộ thôn khác là ông Nguyễn Đại Sơn, Trần Văn Chọ vội vã đến nhà các hộ nghèo, đề nghị người dân ký vào một danh sách cái gọi là “danh sách hộ nghèo tự nguyện ủng hộ tiền hộ nghèo cho các hộ cận nghèo ăn Tết”.

Chị Tô lo lắng vì đã ký vào khoản 400.000đ mà chị không biết là tiền gì.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Lan cũng lo thon thót vì đã trót ký vào một tờ giấy có ghi số 500.000 nữa dù trước đó cả gia đình bà chỉ được nhận 250.000 đồng. Theo một cán bộ đoàn thể xã, từ sáng nay sau khi hai chức sắc của thôn đến nhà dân nghèo đề nghị ký vào tờ giấy “tự nguyện ủng hộ” nói trên thì nhiều gia đình trong thôn Thống Nhất hoang mang, vợ chồng cãi nhau vì lo sợ.

Danh sách cái được gọi là “hộ nghèo tự nguyện ủng hộ tiền cho hộ cận nghèo”.
Ông Thắng cho rằng nguyên nhân nằm ở việc bình xét hộ nghèo chưa hợp lý, khi mời các hộ nghèo lên nhận tiền thì các hộ cận nghèo cũng lên theo. Theo ông, trong bối cảnh đó thôn đã đề nghị người nghèo chia lại một ít cho những hộ cận nghèo và đã được dân nghèo đồng tình.
Tuy nhiên, giải thích cho việc tại sao không cho người dân nghèo ký nhận số tiền thực lĩnh và số tiền tự nguyện ủng hộ tại thời điểm nhận tiền mà khi sự việc phát lộ mới vội vã đi thúc dân ký “tự nguyện”, ông Thắng cho rằng trước đó nhiều hộ dân chưa ký nên bây giờ phải… ký bổ sung.
Chẳng hiểu người dân tự nguyện hay không, nhưng hầu hết những người được hỏi đều tỏ ra ngạc nhiên và lo lắng không hiểu con số mà mình vừa ký sáng nay là khoản tiền gì. Chưa hết, theo ông Hồ Văn Miến xác nhận một vụ việc: Anh Nguyễn Đại Thơ, một người dân nghèo không có nhà phải ở nhờ trạm bơm của xã chạy đến UBND xã trình báo việc anh bị dọa đánh và đề nghị được bảo vệ. Ông Miến dẫn lời anh Thơ cho biết, anh bị con trai của ông Phó Chủ nhiệm HTX dọa đánh do không chịu ký nhận đã “tự nguyện ủng hộ 500.000 đồng” cho các hộ không nghèo!
(Còn nữa)
Hồng Kỹ
Mất hộ nghèo vì “trót”… nuôi vịt?!
Chuyện người nghèo “nhường tiền” hỗ trợ của chính phủ cho các hộ khác ở thôn Thống Nhất (Quảng Bình) một phần xuất phát từ việc ở thôn này, có nhà lầu vẫn là hộ nghèo, còn người bị đóng đinh cố định xương không có tiền đi tháo lại “thoát nghèo” nhờ… đàn vịt.
Muốn “phong trần”, được “phong trần”…
Ông Hồ Văn Miến – Chủ tịch UBND xã An Ninh khẳng định, sẽ rà soát lại việc bình xét hộ nghèo trong xã, bởi có nhiều “hộ nghèo” không nghèo.

Nếu danh sách “tự nguyện ủng hộ” của thôn đáng tin cậy,
Hay như ông D., có nhà mái bằng vững chãi, lại có tiền góp vốn mua… ô tô nhưng cũng được cấp phát tiền hỗ trợ ăn tết tới 300.000 đồng. Khi phóng viên hỏi chuyện ông trưởng thôn Võ Văn Thắng rằng có phải vì ông D. là anh em cọc chèo (đồng hao) với ông nên được ưu ái, ông Thắng vẫn khẳng định: “Tôi làm là làm vì cái chung, chứ đâu phải vì cọc chèo!”.
Đó chỉ là một vài điển hình trong câu chuyện nghèo và cận nghèo ở thôn Thống Nhất. Như ông Thắng và ông Miến thừa nhận: trong quá trình bình xét hộ nghèo ở thôn này, có nhiều hộ không nghèo nhưng có con đi học đại học, hoặc chẳng may đau ốm đã xin thôn cho ghép vào các hộ nghèo để làm thẻ BHYT, để được miễn giảm học phí.
Theo ông Thắng, vì muốn tạo điều kiện cho dân nên ông linh động. Không hiểu ông Thắng có biết, một tấm thẻ BHYT cho người nghèo hay một suất miễn giảm học phí đều do nguồn ngân sách nhà nước trích ra?
Tương tự, về hình thức các hộ được công nhận nghèo còn phải qua bình xét chứ các hộ cận nghèo thì chẳng có bình xét gì cả. Cho nên thôn “chấm” ai cận nghèo là nghiễm nhiên được cận nghèo.
Cũng chính vì sự cảm tính này nên ở Thống Nhất vừa qua mới có chuyện một “quan thôn” vừa nhận được hỗ trợ mà thôn ưu ái cho người cận nghèo lại phải bỏ tiền túi ra cùng với trưởng thôn để gom đủ 20,8 triệu tiền chi sai mục đích nộp lại cho cấp trên.
Bắt “thanh cao” phải chịu phần “thanh cao”!
Anh Thập được thôn cho “thoát nghèo” vì có đàn vịt ngoài đồng (?!).
Hai vợ chồng anh cùng mấy đứa con nhỏ sống chen chúc trong căn nhà gỗ ghép liêu xiêu ước chừng chỉ một cơn gió mạnh là đổ ụp xuống. Ấy vậy mà chẳng hiểu vì sao năm 2009 anh bị gạch roẹt ra khỏi danh sách hộ nghèo của thôn.
Chẳng biết thực hư việc anh Thập “chở gái đi chơi” thế nào, nhưng có lẽ ai biết câu chuyện sau cũng phải khen vợ chồng anh là người có sĩ diện: trước tết, khi “quan thôn” cầm 50.000 phát cho vợ anh Thập, giải thích rằng vợ chồng anh không phải là hộ nghèo nên chỉ được cho 100.000, lại trừ bớt 50.000 vì đã nhận 8 kg gạo hỗ trợ trước đó, vợ anh Thập đã quẳng tiền lại mà rằng: Nhà tui chưa nghèo, nên thôn để lại mà hỗ trợ cho ai nghèo hơn tui”.
Ông Hồ Văn Miến cho biết: Đến chiều 5/2, số tiền mà các chức sắc trong thôn thu lại được từ những đối tượng được nhận sai là hơn 15 triệu đồng. Theo ông Miến, nếu số còn lại không thu được, những người tự ý “vận dụng” chia tiền sẽ phải bỏ tiền túi khắc phục. Trao đổi với phóng viên ngày 4/2, ông Miến khẳng định sẽ cách chức trưởng thôn Võ Văn Thắng, nhưng đến ngày 5/2 ông lại cho rằng cần họp bàn với Đảng ủy xã An Ninh và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của huyện trước khi ra quyết định, bởi chức vụ trưởng thôn là do dân bầu. Trước đó, sau khi báo chí phản ánh vụ việc ở xã An Ninh, UBND huyện Quảng Ninh đã chỉ đạo nhanh chóng làm rõ vụ việc, thu hồi số tiền chi sai và xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân sai phạm trong việc cấp phát tiền hỗ trợ không đúng đối tượng. |
Hồng Kỹ
“… Các thứ thuế kể chi cho xiết; Thuế xí kia mới thiệt lạ lùng; Làm cho thập thất, cửu không; Làm cho đau đớn khốn cùng không thôi…”.
Bình loạn:
Trả lời