Welcome to BEAR’s BLOG!!!

Xuất khẩu lao động VN trong cơn khủng hoảng toàn cầu

Posted by BEAR trên Tháng Ba 24, 2009

Tháng Sáu 23, 2009:

Câu chuyện các “tù nhân” Nam Phi: Giấc mơ đổi đời, Ác mộng, Giọt nước tràn ly, Tự do, Tù tội, Chiến thắng và Ác mộng mới!

Năm nay, 10.000 lao động có thể phải về nước trước hạn

Xuất khẩu lao động VN trong cơn khủng hoảng toàn cầu

Từ hơn một chục năm nay, mỗi năm có hàng ngàn công nhân Việt Nam được đưa ra nước ngoài làm việc. Cuộc khủng hoảng toàn cầu đang khiến nhiều nước dự tính cắt giảm lao động Việt Nam.

Nhã Trân phỏng vấn ông Nguyễn Gia Liêm, Trưởng Phòng Thông Tin  của Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước (Bộ Lao Động-Thưong Binh- Xã Hội), để tìm hiểu giải pháp của chính phủ Việt Nam về vấn đề này.

Nhã Trân : Theo tình hình kinh tế hiện nay, Việt Nam có thể sẽ không còn cơ hội – ít nhất trong thời gian ngắn – xuất khẩu nhiều lao động như trước kia. Vậy chính phủ Việt Nam có dự định đối phó hay không, thưa ông?

Ông Nguyễn Gia Liêm : Hiện nay chúng tôi có đề án gọi là “Đề án đào tạo nghề và bồi dưỡng tay nghề cũng như ngoại ngữ” cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo đơn đặt hàng đấu thầu. Cái đấy thì hiện nay chúng tôi đã có xu hướng là đảm bảo phát triển thị trường, bởi vì thực ra nhu cầu đối với lao động không nghề sẽ giảm đi.

Hiện nay thì chính phủ, Cục, cũng như doanh nghiệp cũng đang xây dựng chương trình đào tạo nghề cho lao động trước khi ra nước ngoài, tức là cung cấp người có tay nghề đi (xuất khẩu lao động). Ngoài ra, hiện nay (chúng tôi) cũng đang có nhiều đề án khác nữa hỗ trợ người lao động nghèo đi xuất khẩu lao động, hỗ trợ người dân nghèo của cả nước đi làm việc ở nước ngoài.

Nhã Trân : Thưa, hiện tại có những ngành nghề nào đang có nhu cầu thu nhận công nhân xuất khẩu Việt Nam ?

Ông Nguyễn Gia Liêm : Có ngành xây dựng, ngành cơ khí, rồi có những nơi họ đang cần nghề điện, điện tử, may mắc nữa. Đó là thế mạnh của Việt Nam mình, kể cả dịch vụ như là dịch vụ nhà hàng – khách sạn cũng có đào tạo.

Nhã Trân : Vâng. Và những thị trường lao động nào đang muốn nhận lao động xuất khẩu Việt Nam ?

Ông Nguyễn Gia Liêm : Vẫn là Đông Bắc Á, rồi là Trung Đông. Vừa rồi đoàn Thủ Tướng cũng qua các nước bạn (ở Trung Đông) và họ cũng sẵn sàng nhận lao động việt Nam.

Nhã Trân : Thưa, lương bổng của các công nhân này liệu có bị ảnh hưởng do kinh tế toàn cầu suy thoái ?

Ông Nguyễn Gia Liêm : Không ạ. Bởi vì bây giờ chúng tôi đang tính có khi lại còn cao hơn, bởi vì đưa lao động có tay nghề đi thì nó đảm bảo hơn. Các quyền lợi của họ sẽ được đảm bảo hơn.
Kế hoạch tay ba…

Nhã Trân : Nói về chi tiết, ông có thể cho biết một chút về chương trình dạy nghề này, như là ai sẽ bảo trợ chương trình này? Chính phủ Việt Nam hoàn toàn trả chi phí học nghề ?

Ông Nguyễn Gia Liêm : Cái đấy có sự phối hợp cả ba : nhà nước, doanh nghiệp và bản thân người lao động. Tuỳ theo từng chương trình mà có sự phối hợp. Có những chương trình được nhà nước hỗ trợ, có những chương trình do doanh nghiệp họ cũng đầu tư vào giúp người lao động, còn có những cái do tự nguyện của người lao động. Nói tóm lại là tuỳ theo từng chương trình.

Nhã Trân : Thưa, đối với những người trong hoàn cảnh quá khó khăn thì họ có được một chính sách nào giúp đỡ không?

Ông Nguyễn Gia Liêm : Những người đấy thì có đề án do nhà nước hỗ trợ phần lớn.

Nhã Trân : Và các thông tin này đã được truyền bá rộng rãi chưa, thưa ông? Tức là những người vẫn muốn đi ra ngoài lao động, nhất là họ vẫn có thể ra nước ngoài làm việc nếu họ được đào tạo những kỹ năng mới.

Ông Nguyễn Gia Liêm : Hiện nay chúng tôi đang đẩy mạnh việc cải tiến thông tin tuyên truyền cũng như tư vấn cho người lao động để người lao động qua đó họ sẽ tìm hiểu thị trường mà họ dự định đi và lãnh vực ngành nghề mà họ sẽ làm việc ở nước ngoài, để từ đó họ sẽ đầu tư vào tuỳ theo khả năng của bản thân như là khả năng về kinh tế cũng như trình độ của bản thân họ.

Nhã Trân : Thưa, xin hỏi ông câu cuối cùng. Trong tình trạng kinh tế hiện nay, Cục Quản Lý Lao Động Nước Ngoài có thấy là thời gian này công nhân muốn ra nước ngoài làm việc thì có cần lưu ý điều gì không ?

Ông Nguyễn Gia Liêm : Nói chung thì có một cái chúng tôi đang rất nhiều lần thông tin và tư vấn người lao động là nên đến những địa chỉ, các doanh nghiệp có uy tín mà chúng tôi có cung cấp về cho các địa phương. Người lao động có thể hỏi các cơ quan lao động địa phương để nắm bắt tình hình, ngoài thông tin gửi đến do cơ quan chúng tôi.

21/03/09- Nô Lệ Thời Đại Mới Trên Đất Malaysia

“Nô Lệ Thời Đại Mới Trên Đất Malaysia” – Bài của Linh Mục TVP

[UBBV baovelaodong.com 19/02/2009] Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam vừa thảo luận với Linh Mục (ẩn danh, tạm gọi là) TVP, và LM ủy quyền để UBBV phổ biến rộng rãi về tình trạng khốn khó của người lao động Việt tại Malaysia, dưới đây. Vị LM người Việt này ẩn danh để tránh trở ngại khi làm việc thiện nguyện giúp người lao động.
Chúng tôi đã bỏ đi họ, tên đệm, địa chỉ (và số tù, nếu có) của những công nhân mà Linh Mục P viết. Nếu muốn biết thêm chi tiết, xin email đến baovelaodong@gmail.com, chúng tôi sẽ chuyển đến LM.

XIN MỞ LÒNG QUẢNG ĐẠI ĐỂ LIÊN ĐỚI VỚI
CÁC NÔ LỆ THỜI ĐẠI MỚI TRÊN ĐẤT MALAYSIA

Linh Mục TVP

Hình: Một công nhân cho UBBV thấy bàn tay đã bị cụt 4 ngón do tai nạn lao động. Hình của UBBV

Nhân dịp tôi được sai đến đất Malaysia để chăm sóc mục vụ cho các công nhân người công giáo và đồng thời cũng tìm cách liên đới với tất cả các công nhân Việt nam đang làm việc tại Địa Phận Melaka, Johor. Tôi đã đi thăm nhiều nơi làm việc, nơi ở và cả nhà tù nơi giam giữ những người Việtnam một cách bất công. Dưới đây, tôi xin chia sẻ một vài điều mắt thấy tai nghe với mong ước xin quý vị, vì tình đồng bào Việt Nam, hãy mở rộng lòng quảng đại để liên đới với các công nhân nhân Việt nam, những nô lệ thời đại mới, trên đất Malaysia.

* Ngày 06.03.09 .. “Bị chủ giữ giấy tờ”

Tôi đến thăm nhóm công nhân ở Masai, Johor Bahru, chị Loan, đến từ vùng Phương Lâm Đồng Nai, đang làm việc cho công ty Điện ôtô, cho biết: đã mấy tháng trôi qua rồi, mỗi tuần công nhân của nhả máy nơi chị đang làm việc chỉ được làm việc có 1 hoặc 2 ngày thôi. Công ty hiện đang không có việc làm. Những ngày không đi làm việc, các chị không được phép đi đâu cả, vì nhóm quản lý, cũng là nhóm môi giới, đã giữ tất cả các giấy tờ tùy thân của các chị hầu các chị không thể tìm việc làm nơi khác. Các chị xin họ giải quyết cho về nước nhưng không được chấp nhận.

* Ngày 07.03.09 .. “Mệt đang khi làm việc, chết trong nhà vệ sinh”

Tôi gặp gỡ các bạn công nhân ở Plentong, Johor Bahru. Em Hải, một công nhân đến từ vùng Bắc Cạn, đang làm việc cho công ty Venture cho biết, cứ mổi lần các nữ công nhân có việc đi đâu đó về sau 10 giờ tối, thì ông bảo vệ block nhà trọ lại ép các cô phải ngũ với ông với lập luận xàm sở: mày đi ngủ với bạn trai được thì mày cũng ngủ với tao được, vì tao cũng là đàn ông vậy. Hải cũng cho biết hôm gần tết vừa rồi, có một nữ công nhân bị mệt đang khi làm việc, cô này được người quản lý sản xuất đưa vào nhà vệ sinh để ngồi nghỉ ở đó. Thế nhưng, vì thấy lâu không quay trở lại làm việc nên người quản lý nay cửa nhà vệ sinh vào gọi. Khi cửa nhà vệ sinh mở ra thì thấy cô ta đã chết trong nhà vệ sinh.

* Ngày 08.03.09 .. “Bị bán làm người giúp việc nhà và là vợ bé của người Malaysia”

Tôi đến thăm nhóm công nhân vùng Krupong, Melaka. Giang, một cô gái đến từ Phú Thọ, cho biết: cô và các bạn trong nhóm bị bán cho các nơi làm việc đến 2 lần rồi. Lúc còn ở Việt nam, các cô ký hợp đồng làm việc cho một nơi, nhưng qua đến Malaysia, các cô bị đưa tới làm việc một nơi khác. Chủ hợp đồng củ đã bán các cô cho một công ty khác để kiếm lời. Giang cũng cho biết, khi đến làm việc, nếu ai đó không làm được việc như chủ mong muốn, thì họ bị trả về cho chủ môi giới. Ở đó, họ bị nhốt không cho ăn, bị đánh đập, bị uy hiếp, được răn bảo đôi điều và sau đó là được bán trở lại cho một công ty khác. Theo những người bạn của Giang cho biết, có ít nhất 2 trường hợp nữ công nhân Việt Nam bị bán làm người giúp việc nhà và cũng là vợ bé của gia đình người Malaysia. Họ gặp các chị này ở chợ, đang khi các chị gánh trái cây đi bán hàng rong. bên cạnh các chị có một người vừa canh gác vừa thu tiền. Hiện các chị đã có con với người Malaysia nhưng chỉ là người giúp việc nhà không được phép liên lạc với bất cứ người Việt nam nào.

* Ngày 09.03.09 .. “Thu nhập đã thấp, còn bị môi giới thu 100 RM “

Báo chí Malaysia đưa tin: tại vùng Penang, cảnh sát đã nổ súng bắn chết 5 người Việt Nam bị nghi là cướp có vũ trang.

Thưởng, một công nhân đang làm việc ở Melaka đến thăm tôi và kể cho tôi nghe tình hình hiện tại của khá nhiều công nhân Việt Nam ở vùng Melaka. Họ chỉ thu nhập hàng tháng được từ 150 RM đến 250 RM ( # 50 – 70 USD), do chỉ có việc làm mỗi tuần được 3 buổi và mỗi buổi chỉ 8 giờ. Họ phải làm việc ăn lương theo số sản phẩm, nên càng ít việc họ càng ít thu nhập. Tuy thu nhập của họ đã quá thấp, vậy mà mỗi tháng họ còn bị những người môi giới thu 100 RM. Do vậy, tình trạng sống của họ nay đã đến mức bần cùng. Nhiều tháng qua, họ không đủ tiền sống chứ chưa nói đến có một chút gởi về phụ giúp gia đình.

Những người bạn của Thưởng kể cho tôi nghe chuyện họ đình công đòi công ty phải tìm việc làm cho công nhân. Công ty đã gọi Đại Sứ Quán Việt nam đến để đối thọai giải quyết. Sau khi nhóm Đại Sứ Quán ra về, tất cả những người có tên trong danh sách nhóm đình công hôm đó đều bị công ty phạt 500 RM trừ vào lương của họ. Thật là bất công và đau xót!

* Ngày 11.03.09 .. “Họ ác lắm!”

Tôi đến thăm các bạn công nhân thuộc công ty Konica vùng ngọai ô Melaka. Bích, một bà mẹ trẻ đến từ Nghệ An, cho biết: hơn một tháng nay nhóm của cô cứ bị công ty hẹn đến 4 lần rồi sẽ có việc cho các cô làm. Thế nhưng đến giờ này thì vẫn thất nghiệp. Bích may mắn vì công ty Konica cho mỗi công nhân 200 RM như một khỏang phụ cấp thất nghiệp.

Tôi được chị Vi, một bà mẹ luống tuổi vùng Hương Sơn – Hà Tĩnh, kể về tình trạng của mình: Chị đến đây qua trung gian môi giới. Công ty của chị chẳng bao lâu sau khi chị đến làm việc thì bị phá sản. Chị bị môi giới nhốt, không cho đi làm ở bất cứ nơi đâu vì lý do chưa tìm được nơi làm việc mới cho chị. Bây giờ chị mới mượn được tiền của bạn bè để đóng cho môi giới 1700 RM hầu để có thể có tự do ra ngòai kiếm việc. Chị hiện tại đi lau dọn nhà cho các gia đình gần nơi chị ở với ao ước có đủ tiền trả nợ và mua vé máy bay về nước. Chia sẻ với tôi, chị bảo: Họ ác lắm em ơi! Ác không tưởng tượng được!

* Ngày 14.03.09 .. “Mong sao sớm có việc làm để có cơm ăn hằng ngày”

Tôi đi thăm nhóm công nhân vùng Saleng. Lành, cô gái trẻ của vùng Lộc Mỹ Nghệ An cho biết: cô đã sống nhờ bè bạn giúp đến nay là 3 tháng rồi. Cô bị thất nghiệp do công ty không có việc làm. Các cô không được phép đi đâu cả, và cũng không được giải quyết để tìm việc nơi khác hoặc là cho về nước. Các cô mong sao sớm có việc làm để có cơm ăn hằng ngày.

* Ngày 15.03.09 .. “Nhiều công nhân thất nghiệp đã đi cướp của”

Tôi đến thăm vùng Ulu Tiram, nơi vừa xảy ra nhiều vụ cướp liên tục tuần vừa qua. Tôi đã gặp 56 bà mẹ nông dân chân chất đến từ Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, đang hoang mang trong nước mắt. Tối hôm 11.03.09 vừa qua, nhà của họ bị nhóm cướp 10 tên xông vào nhà khống chế và cướp đi tất cả những gì họ có: tiền bạc, điện thọai, thẻ ngân hàng… Chúng tôi có mang theo 100 Kg gạo và 120 gói mì gói để bày tỏ tình liên đới với họ, nhưng chừng đó thì thấm vào đâu so với nổi đau mật mát của họ. Do tình hình khủng hỏang kinh tế tòan cầu, nhiều công nhân bị thất nghiệp đã liều mình đi cướp của người khác. Họ làm thành những nhóm hổn hợp Ấn-Indonesia-Việtnam. Thường họ nhắm tấn công các nhà của những người không biết nói tiếng Malaysia hoặc tiếng Anh hòng để không biết báo cho cảnh sát kịp thời. Tôi cũng được biết tuần vừa qua ở Tanjong Lansat, các nhóm cướp cũng đã tấn công và rất nhiều người Việt nam trở thành nạn nhân đang cần được sự giúp đỡ.

* Ngày 16.03.09 .. “Cuộc vượt ngục (của môi giới) thành công”

Ông F, một tình nguyện viên giúp công nhân Việtnam, đưa tôi đến thăm một gia đình người tàu địa phương. Tôi đến đó để cám ơn gia đình này vì vừa qua họ đã giúp 2 chiếc quan tài để chôn 2 người công nhân Việtnam xấu số, chết trong một giấc ngũ đêm sau khi làm việc tăng ca quá tải. Dạo này một số công ty, như công ty Venture, ép công nhân làm việc đôi lúc không cho nghĩ ăn trưa. Một số công ty còn lấy lý do tiết kiệm điện nên không cho chay quạt thông gió khi các công nhân làm việc. Do vậy, các công nhân bị ngộp và dẫn đến tình trạng tử vong là tất yếu. Khi các công nhân tử vong trong nhà máy thì công ty còn bồi thường chút ít, nhưng khi họ tử vong ở nhà thì công ty hòan tòan phủi tay, không hề bày tỏ liên đới chút nào.

Ông F cũng đem tôi đến gặp chị Tuyến, đến từ Thạnh Phú Bến Tre. Đây là người mà ông F vừa dùng mưu kế để giúp chị thóat khỏi nhà của ông Jame đang giam giữ chị một cách phi nhân. Chị Tuyến được công ty môi giới Sona tại Sài gòn do ông Trường làm giám đốc đưa đi làm công nhân lại Malaysia vào ngày 20/8/2007. Đến Malaysia, chị được công ty môi giới của ông Jame (ở vùng Putri Wangse) tiếp nhận. Sau đó, công ty môi giới này đưa chị đi làm ở công ty Sinco. Lương của chị bị môi giới ăn chặn đến 50%. Từ tháng 11/2008 đến nay, chị trở bệnh. Công ty môi giới đã đưa đi khám sức khõe đến 5 lần và kết quả là chị bị suy tim, rối loan chức năng nhiều bộ phận nội tạng. Theo chị cho biết ông Jame đã gọi chị đến văn phòng để lo thủ tục về nước, nhưng khi chi lên văn phòng thì chị bị nhốt chung với chừng 20 người khác trong một căn nhà do vợ ông Jame làm quản giáo. Mấy tháng trôi qua, chị chỉ được ăn mỗi ngày một bữa. Một số người Việt Nam biết nơi này và thỉnh thỏang có tiếp tế cháo cho chị. Cách nay gần một tuần, do nhờ một cuộc đột nhập khám xét nhà của cảnh sát, vợ của ông Jame mới cho nhóm bị nhốt này chuyển sang công việc đục tường nhà như là một trá hình tránh cảnh sát. Chị đã liên lạc được với chị Hồng làm phiên dịch cho cảnh sát địa phương sắp xếp cho chị chạy thoát. May thay, chị Hồng biết ông F và nhờ ông đưa xe đến gần ngôi nhà ấy để chị Tuyết vượt ra cửa là đón ngay. Cuộc vượt ngục thành công. Hiện chị Tuyến đang ở với nhóm công nhân Việtnam ở địa chỉ: … Chi rất cần được giúp đỡ để có thể về nước trước khi bị nhóm ông Jame lùng bắt trở lại.

* Ngày 17.03.09 .. “Bị môi giới giữ giấy tờ, ra đường không có giấy tờ bị tù”

Tôi đến thăm trại tù Pekan Nanes ở địa chỉ 81500 Ponian Johor. Ở đó tôi biết có 57 trường hợp các công nhân Việt nam đang bị giam giữ. Họ vào đây vì không có giấy tờ tùy thân khi đi trên đường. Các công nhân việt nam đến làm việc ở Malaysia đều bị môi giới giữ hết giấy tờ tùy thân. Họ chỉ có một giấy do công ty cấp cho, với giới hạn đi lại trong một vùng nào đó có nhà máy họat động. Chính vì vậy, trong trường hợp họ ra khỏi vùng cho phép, họ sẽ bị bắt vì giấy tờ không hơp lệ. Đến đó, tôi trao một chút quà liên đới với các tù nhân. Tôi cũng được phép gặp một số trường hợp đặc biệt, đó là những trường hợp bị nhốt từ 7 đến 9 tháng không người đến thăm nuôi giúp đở. Trong số những trường hợp này, tôi đã gặp 8 bà mẹ đáng thương:1/ chị Hằng, đến từ hải Dương, bị nhốt ở nay 9 tháng rồi, với tội trạng: lãnh đạo nhóm công nhân đòi tăng lương. Theo chị kể: nhóm chị làm ca đêm mỗi giờ được trả 7 RM nhưng môi giới ăn chặn 5 RM, chỉ trả cho các chị 2 RM mà thôi. Do chị biết một chút tiếng Malaysia, nên chị em nhờ chị viết thư lên công ty. Chị đã bị công ty môi giới lừa và đem nộp cho cảnh sát với lý do không có giấy tờ tùy thân; 2/ Chị Nga, đến từ Tân Kỳ – Nghệ An, do công ty May của chị bị phá sản, chị trốn chủ môi giới để đi phụ bán quán với mong ước kiếm tiền đủ trả nợ 27.000.000 VNĐ chi phí cho thủ tuc chị đi xuất khâu lao động. Chị bị bắt chẳng bao lâu sau khi trốn khỏi nhà của nhóm môi giới; 3/ chị Dinh; 4/ chị Nga; 5/ chị Hoa. nay là ba bà mẹ true đên từ Phú Thọ, cùng làm công ty may, cùng bị thất nghiệp, cùng trốn, cùng bị bắt khi chưa tìm được việc làm. 3 trường hợp khác:6/ chị Hạnh; 7/ chị Ngọc; và 8/ chị Đ. Hạnh, đều là những người bị bắt trong khi lang thang tìm việc làm do công ty của họ bị phá sản. Theo luật hơp đồng, khi công ty phá sản thi công ty phải trả chi phí vé may bay cho các công nhân về nước. Thế nhưng các công ty ở Malaysia lại mua công nhân từ các môi giới lao động nên họ không chịu trách nhiệm chi trả trong các khỏang này. Hiện nay 8 bà mẹ trong tù này đang sống trong những ngày không có niềm hy vọng. Họ không có bạn bè, thân quen trên đất Malaysia. Họ cho tôi số điện thoại ở gia đình của họ tại Việtnam. Tôi đã liên lạc với gia đình họ và cũng không sao giải quyết được, vì gia đình họ nghèo quá. Tôi có hỏi khỏan chi phí cho mọi thủ tục, kể cả vé máy bay cho một trường hợp từ trong tù về ViệtNam, và được cảnh sát cho biết: mỗi trường hợp mất chừng 1000 RM ( # 300 USD hoặc # 450 SGD). Mong sao các bà mẹ này sớm có người rộng lòng giúp đỡ, để họ sớm đạt ước nguyện đòan tụ với gia đình sau những tháng ngày dài thất vọng trong lao tù.

* Quặn đau khi thấy người Việt bị bán làm nô lệ

Còn quá nhiều điều thương tâm đã, đang và sẻ xảy ra cho người công nhân nghèo trên đất Malaysia mà tôi không sao tả hết được. Tôi chỉ biết rõ một điều: những gì tôi kể cho quy vị trên nay chỉ là một vài trường hợp mà tôi được dịp chứng kiến bằng mắt thấy tai nghe. Lòng tôi quặn đau khi thấy người Việt của mình bị bán làm nô lệ, bị trở thành những nạn nhân của bất công. Tôi muốn liên đới với họ, và chắc chắm cũng muốn quý vị rông lòng liên đới với họ. Những chia sẻ của quy vị sẽ phần nào thoa dịu nỗi khổ đau của những anh chị em này, hay ít là góp phần đem lại tự do cho một vài bà mẹ trẻ đáng thương đang ngồi trong lao tù. Theo tôi được biết hiện đang có chừng 130.000 công nhân Việt nam đang làm việc ở Malaysia, trong số này có chừng 30.000 công nhân đang thất nghiệp do ảnh hưởng khủng hỏang kinh tế tòan cầu.i cầu nguyện xin Chúa Trời chúc phúc cho những tấm long hảo tâm của quý vị qua việc bày tỏ tình liên đới bằng cách này hay cách khác cho những người nghèo Việtnam trên đất Malaysia.

Vai dòng chia sẻ với quý vị. Tôi mong có dịp sẻ kể thêm những gì mình chứng kiến về nổi khổ của người Việt Nam trên đất Malaysia.

Malaysia ngày 18.03.2009

02/3/09- Malaysia buộc chủ đuổi công nhân ngoại quốc trước khi đuổi công nhân Malaysian- AP

11/03/09- Tình hình lao động xuất khẩu tại Taiwan- Taipei Times

“Tuy nlđ vô Taiwan được hưởng lương tối thiểu của người Taiwan, NT$17,280, nhưng thực ra thấp hơn nhiều, vì chủ khấu trừ NT$2,500 – NT$4,500 tiền ăn ở. Họ còn phải trả tiền cho môi giới ở đây cũng như ở nước của họ” – Phát ngôn nhân của Hội Người Lao Động Ngoại Quốc Taiwan nói vậy với Taipei Times.[Eng,V]

Lorna Kung nói:

– Mặc dù người lao động xuất khẩu vô Taiwan trên nguyên tắc thì được hưởng lương bằng lương tối thiểu của người điạ phương, NT$17,280, nhưng thực tế thì lương họ thấp hơn nhiều. Đó là vì luật cho phép chủ khấu trừ NT$2,500 – NT$4,500 tiền ăn ở. Ngoài ra, họ còn phải đã trả tiền cho môi giới ở đây cũng như ở nước của họ.

– Chủ mướn người lao động ngoại quốc vì họ dễ bị điều khiển hơn, ăn lương rẻ hơn, chịu làm dài giờ hơn (vì nợ nhiều và lương thấp) và chịu làm loại việc cực nhọc hơn

– “Khi kinh tế khá thì nước mình cho họ vô, khi kinh tế xuống thì mình đá họ ra, đây là thái độ vô trách nhiệm”

– Một cách để giúp người lao động Taiwan mà không hại người lao động ngoại quốc là giảm giờ làm việc của mọi người

(Phóng viên báo Taipei nói): Council of Labor Affairs (UBBV: Đây là một cơ quan thuộc chính quyền Taiwan, về lãnh vực lao động) vừa lên tiếng rằng sẽ cắt giảm số người lao động ngoại quốc trong mọi lãnh vực kỹ nghệ, chỉ trừ loại việc giúp tại nhà.

Lorna Kung nói tiếp:


– Nhiều người lao động từ Việt Nam đã phải đóng 6 ngàn đến 7 ngàn đô Mỹ cho môi giới, nhưng sau khi làm việc chỉ vài tháng là họ đã mất việc. Những người ở trong hoàn cảnh đó, nếu họ không tìm được việc khác, thì chỉ còn 2 cách: hoặc là trở về nước của họ, mang theo số nợ nặng chưa trả được, hoặc là lén lút ở lại Taiwan. Thế là nhiều người bị đẩy vào con đường phải ở lậu

– Nhữ ng người lao động ở lại lậu, thì lại có một số công ty môi giới ở Taiwan bóc lột họ. Các công ty này ăn khoảng NT$5,000 khi tìm được việc có lương NT$20,000. Các công ty này tha hồ bóc lột người lao động vì những người lao động này ở lậu, không thể kêu ca. Ngay cả nếu bị xe đụng ngoài đường, họ cũng không được chính quyền Taiwan cho tiền bồi dưỡng như người điạ phương

21/03/09- UBBV lên tiếng trên báo Úc, đề cập vụ nhà cầm quyền CS buôn nlđ

Nhật báo Australian Financial Review ngày 17/3/2009 đăng bài quan điểm của Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, trong đó nói đến việc UBBV phanh phui vụ nhà cầm quyền Hà Nội đứng sau các công ty môi giới do họ cấp giấy phép để nhúng tay vào việc buôn và lừa đảo người lao động Việt đến Malaysia.

– Đây là nạn buôn người –

Tổ chức của chúng tôi đã tận mắt thấy cảnh bóc lột tại Việt Nam và Malaysia, 2 nước trong thoả ước này. Tại Việt Nam, trong số thành viên của chúng tôi có những người làm việc cật lực mà chỉ được 40 Úc Kim một tuần. Nhiều chủ nhân lại còn trả tiền chậm trễ, nợ lương vài tháng, hoặc khấu trừ lương rồi bỏ túi.

Tại Malaysia thì tháng 7 năm ngoái, chúng tôi cùng với một phóng viên Đài Truyền Hình Số 7 viếng thăm những công nhân xuất khẩu tại một xưởng máy làm hàng cho hãng giày Nike. Để đến đây, họ đã phải mượn đầu này đầu kia trả tiền cho công ty môi giới, thường thì bằng tiền lương cả năm. Đến Malaysia họ mới biết là hợp đồng lao động mà môi giới dùng để dụ họ, là xạo. Muốn về nước cũng không được, vì môi giới đã trao giấy thông hành cho chủ. Phần lớn phải ở lại cố gắng làm việc để trả nợ.

Đây là nạn buôn người, và nhà cầm quyền Hà Nội thủ lợi. Họ cấp giấy phép hoạt động cho môi giới, rồi khi thân nhân của người lao động uất ức đến tìm, công ty môi giới đóng cửa, mở công ty với tên khác, thì họ lại cấp giấy phép nữa.

04/3/09- Hội thảo tại Paris về một cuộc buôn người đại quy mô

Hàng trăm ngàn người bị đưa đi các nước láng giềng như Đài loan, Đại Hàn, Mã lai và các nước Ả Rập. Điều kiện sinh sống của họ không khác gì những người nô lệ . Muốn đươc xuất ngoại, phải đóng tiền mãi lộ cho các cơ quan môi giới ( 20, 25 triệu đồng VN ) , giấy thông hành,hộ chiếu bị bọn này tich thu. Nhiều người bị đuổi việc, hoăc ốm đau, nhưng khi còn thiếu tiền thì không có giấy tờ để về nước . Lương bổng hứa hẹn thì cao, trên thưc tế không quá 6o tới 80 dollars môt tháng.Mỗi ngày làm việc 12, 15 giờ, sống chen chúc trong những căn nhà ổ chuột không môt tiện nghi tối thiểu Trên số tiền đó còn phải trả tiền nhà, tiền thuốc, nhiều người chỉ ăn mỗi ngày một bữa.

Mã lai : 400 công nhân bỏ mạng

Ông Trần ngọc Thành cho hay khi biết ông là người VN, câu đầu tiên của các tài xế taxi Mã lai là ‘ ở đây có rất nhiều gái mại dâm người Việt’.

Ở Mã lai hiện có 20.000 đàn bà VN làm nghề mại dâm, đa số tới đây với hy vơng kiếm được việc làm gởi tiền về nước nuôi gia đình.

January 8, 2009 Tu nghiệp sinh là gì?

March 30, 2008 Những trở ngại mà nữ lao động Việt Nam tại Malaysia gặp phải

March 4, 2008 Công nhân xuất khẩu sang Malaysia bị lừa gạt, ức hiếp

February 28, 2008 Lao động Việt Nam bị xử tệ ở Jordan?

Bình luận về bài viết này