Welcome to BEAR’s BLOG!!!

Việt Nam – Đình công và những khó khăn của người lao động

Posted by BEAR trên Tháng Mười 3, 2008

Việt Nam – Đình công và những khó khăn của người lao động

BELINEWS

“Hằng tháng vẫn trừ lương công nhân song đến nay công ty vẫn chưa phát thẻ bảo hiểm y tế, do đó công nhân ốm đau phải bỏ tiền túi điều trị và phải chịu áp lực tăng ca quá nhiều”. Nhiều công nhân bức xúc nói như vậy.

Sáng 26-6, hơn 600 công nhân Công ty TNHH NamHo (100% vốn Hàn Quốc; gia công hàng may mặc huyện Hóc Môn-Sài Gòn) đã ngừng việc tập thể. Không thể chịu đựng nỗi “ách thống trị” của các ông chủ lao động nên đình công là tất yếu phải diễn ra. Sau khi sự cố xảy ra, Liên đoàn lao động huyện Hóc Môn (Sài Gòn) tiến hành làm việc với công ty NamHo, giám đốc công ty này đã nhìn nhận thiếu sót (bằng miệng) và cam kết khắc phục những sai phạm trước tháng 7.

Làn sóng đình công của người lao động Việt Nam hiện đang lan rộng, do sự tăng giá quá nhanh các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày đã tác động trực tiếp đến công nhân. Rất nhiều trường hợp đi làm việc suốt ngày suốt tháng mà tiền lương không đủ cho các chi tiêu tối thiểu của cuộc sống (chỉ ăn, ở, mặc “không vui chơi, giải trí”).

Doanh nghiệp làm ngơ, báo chí cũng “làm biếng”

Theo thống kê, trên 600 tờ báo là con số khá ấn tượng về làng truyền thông Việt Nam. Chưa kể các kênh truyền hình ngày đêm không ngớt phát sóng. Nhưng gần như mọi việc im hơi lặng tiếng. Một vài tờ báo có đăng các bản tin về các vụ đình công thường xuyên, nhưng mở ra xem chỉ thấy đúng 6 dòng tượng trưng (đã phản ánh trung thực, khách quan). Mà đây là tờ báo lớn nhất nước đấy chứ, có danh tiếng đến tận nước ngoài.

Nếu như 1 xì căng đan của một cô cậu lóc nhóc nào đó về cái Blog này, Blog kia. Hay đại loại công ty Games này có quà tặng cực “kool” (kool là từ mà các công ty VN vẫn thường dùng, hàng triệu fan trẻ luôn nhắc đến Kool) thì các mặt báo trông ra đăng rất xôm tụ. Một vụ kiện bản quyền bài hát của mấy cậu “ca sĩ” cũng đủ làm xôn xao dư luận và các mặt báo. Có mướn viết bài hay không thì chỉ có các báo mới hiểu nỗi.

Nhưng hàng triệu con người lao động đang phải trông chờ những bản tin nóng, những bài viết trung thực nhằm đem lại lợi ích cho những số phận nhỏ nhoi thì vẫn phải chạy 1 cách e dè, cẩn mật.

“Mỗi tháng, tụi em phải tăng ca từ 70 đến 80 giờ, sức khỏe cạn kiệt nhưng thu nhập cũng chỉ đạt 1,4 triệu đến 1,7 triệu đồng/tháng. Sau Tết, thứ gì cũng tăng từ ăn uống, nhà trọ, điện nước,… tụi em sống rất trầy trật. Thế nhưng, mỗi lần tụi em đề nghị nâng lương thì công ty cứ ậm ừ cho qua. Không còn cách nào khác, buộc lòng tụi em phải ngừng việc”. Nhiều CN Công ty TNHH Kollan đã bức xúc nói. Sự việc xảy ra cách đây gần 10 ngày tại công ty Kollan (KCX Linh Trung I, quận Thủ Đức – Sài Gòn). “Tức nước vỡ bờ”, ngay sau đó các công ty: Ta Shuan, CN Công ty Hugo, Sambu Vina… ngừng việc yêu cầu tăng lương.

Làm hết sức vẫn không đủ tiền ăn

Công ty Nidec Copal- KCX Tân Thuận, quận 7, Sài Gòn là một trong những “đại gia” tăng ca ở khu chế xuất có nhiều công nhân này. Sau những đợt tăng ca kinh khủng, công nhân công ty tiến hành đình công. Sau đình công lương bổng có nâng đôi chút nhưng cũng không bù đắp nỗi các khoản chi phí tăng vọt do lạm phát.

“Nếu chúng tôi không đồng ý tăng ca, không chỉ trừ tiền cơm, công ty còn cắt luôn các khoản khác như tiền chuyên cần, tiền sản lượng”. Tập thể CN Công ty Happy Eagle (100% vốn nước ngoài; quận Bình Tân – TPHCM) phản ánh như vậy qua đơn kêu cứu với cơ quan chức năng. KCN Tây Bắc Củ Chi cũng tương tự, công nhân gặp khó khăn không ít.

Chiêu bài lương thưởng

Việc trả lương đúng với mức qui định cơ bản của pháp luật Việt Nam thì vẫn được thực hiện. Nhưng nếu ai có thể sống được với mức lương tối thiểu theo qui định thì đúng là 1 kỳ tích. Trên thực tế, giá cả tăng hàng ngày thậm chí hàng giờ. Tại sao lại là hàng giờ?. Chúng tôi xin nêu ra 1 ví dụ nhỏ: Sáng sớm 1 công nhân đi chợ mua 200g (2 lạng) tôm với giá 14.000 đồng, nếu bận công việc phải đi vào lúc 10 giờ thì phải chịu giá 16000 đồng, có lúc buổi chiều phải trả 20000 đồng (cao hơn buổi sáng đến 6000 đồng).

Tại sao vậy ? Nhanh vậy ? Không nằm trong các bản tin giá cả ? Đơn giản chỉ vì ông bán hàng thấy cần mua, với lại chợ đã hết hàng nên “chém” đẹp, không mua thì người khác cũng mua. Hàng tá các chuyện lặt vặt khác cũng tương tự. Nhưng cái tưởng như “nhỏ xíu” như thế này lại là chuyện lớn với đại đa số công nhân và giới lao động nghèo. Với người có tiền thì việc chênh lệch vài chục ngàn cho một bữa ăn là không quan trọng, thậm chí có bữa ăn của các ‘đại gia” lên đến vài nghìn USD như thường. Bão giá, lạm phát chỉ đánh trúng tử huyệt của dân lao động nghèo.

Ngược đời thay, có quá nhiều người không hề biết ý nghĩa của chữ “lạm phát”, nhưng quái quăm chữ “lạm phát” nó lại ngắm họ mà hạ “nốc ao”. Bạn thử tưởng tượng có một ai đó xa lạ, không hề có thù hằn hay những xích mích nào, cứ ngày ngày đánh bạn, châm chọt bạn thì bạn bực tức và khổ như thế nào?

Đã khổ với ông bạn “lạm phát”, những công nhận còn gặp những chiêu bài của những người có trí tuệ cao hơn họ. Những người này là các giám đốc, các chuyên gia tâm lý học quản trị kinh doanh, các nhân vật của bộ máy hành chính nhân sự của các công ty, hay một “Gia cát lượng” nào đó bên ngoài công ty hiến kế. Chiêu này được thực thi như sau:

+ Áp dụng mức lương tối thiểu cho công nhân.
+ Các khoản khác được tính để bù vào nhằm nâng tổng mức lương hàng tháng lên cao hơn một ít.
+ Cho ăn 1 bữa ăn hoặc 2 bữa ăn (tăng ca).
+ Chậm cấp thẻ bảo hiểm, và các khoản lợi ích khác.

Theo nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp hiện nay không thể chỉ duy nhất áp dụng các mức lương cơ bản tối thiểu cho công nhân vì thực tế không phù hợp với nhu cầu của cuộc sống. Nhưng vẫn phải áp dụng mức lương trong hợp đồng là mức lương tối thiểu với mục đích: khi có các yêu cầu tăng lương hay việc xét lương theo hàng năm, theo năng lực thì dẫu cho mức lương có tăng thì mức chênh lệch của việc tăng thêm là ít, vì lương cơ bản mặc định đã ít thì số phần trăm tăng lên của nó cũng ít đi.

Lương cơ bản thấp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi có các biến cố như: ngừng sản xuất do hết hàng, do kĩ thuật.v.v.. những lúc như thế này công nhân được hưởng phần trăm của số lương cơ bản ít ỏi. Ngược lại nếu có sự cố bệnh tật, tai nạn từ phía công nhân thì các chế độ chi trả chỉ tính theo mức lương tối thiểu nhất. Các khoản trợ cấp nghe có vẻ sáng sủa nhưng với một lỗi nào đó, ngay lập tức nó sẽ bị cắt mất.

Thay vào đó, để làm cho mức lương có thể thỏa thuận được với người lao động, các công ty áp dụng nhiều khoản tiền khác như: chuyên cần, sản lượng, đi lại, trợ cấp khác nhằm làm cho tổng số tiền lương nhận được có vẻ hợp lý. Tăng các khoản nho nhỏ này dễ làm hơn và có thể linh hoạt hơn, cũng vì tính linh hoạt của nó mà các chủ lao động viện hàng ngàn lý do để cắt các khoản này bớt lại.

Vậy theo cơ sở giấy tờ thì lương có thể chấp nhận được, và thực tế chi trả như vậy là có. Nhưng nó là công cụ để các nhà quản lý lao động hạn chế lương công nhân luôn ở mức thấp nhất theo ý muốn. Chỉ việc áp dụng các phương pháp này, các công ty có thể kiếm quá nhiều lợi ích trên nó, với công nhân thì không nghĩ tới, chỉ biết rằng tổng số tiền sẽ nhận được theo hợp đồng là có thể chấp nhận được. Nó chỉ có thể luôn luôn thấp hơn chứ hoàn toàn không có trường hợp cao hơn với công nhân.

Tiêu cực nội bộ hay là chiến lược?

Bữa ăn trong công ty luôn được đề cập đến, nếu như đi làm việc mà có sẵn bữa ăn do công ty “tài trợ” thì quá tốt. Làm việc 8 giờ/1 ngày thì được 1 bữa ăn. Tăng ca nhiều hơn 12 giờ/1 ngày thì thêm 1 bữa ăn tiếp.

Giá một ổ bánh mì thịt bên ngoài ở Việt Nam hiện tại có giá từ 6000 đồng. Tuy vậy cũng có một số công ty “bao” một bữa ăn chưa tới 4500 đồng. Nếu như trên hợp đồng ghi giá một bữa ăn là 10000 đồng thì đến tay công nhân nó mất đi gần phân nửa. Nguyên nhân do một số cán bộ phụ trách công việc tiền bạc, nấu ăn đã “ăn” trước công nhân một phần. Đến người trực tiếp nấu ăn, việc tiết kiệm cho dư lại để “cho heo ăn” cũng là chuyện hàng ngày ở Việt Nam.

Hiểm họa tiếp nối khi các công ty thuê các đơn vị nấu ăn bên ngoài, thật không ai biết bọn họ đã nấu những thứ gì và chất lượng như thế nào để rồi công nhân cũng phải cố ăn cho đỡ đói. Các vụ ngộ độc thức ăn khiến chết người hay hàng loạt người phải đi nhập viện cấp cứu là minh chứng trung thực nhất cho các vấn nạn mà chúng tôi vừa nêu ra. Số tiền công nhân ăn đã bị mất đi quá nhiêu so với thực tế, vậy do sự tiêu cực của nội bộ hay là “chiến lược” cắt xén tiền ăn của công nhân đã được “hoạch định”.

Cái vòng luẩn quẩn: thu nhập quá thấp, tăng ca quá nhiều, bữa ăn quá tệ khiến công nhân ngừng việc tập thể cứ lặp đi lặp lại hàng chục năm nay. Và đến giờ này, giá cả tăng cao như một chất xúc tác làm cho tình hình thêm gay gắt. Lợi ích kinh tế cũng là nguyên nhân không nhỏ để các nhà quản lý sử dụng quá nhiều chiến lược (có kiến thức) vắt cạn sức người lao động (ít kiến thức).

Chắc chắn một điều rằng, các cơ quan chức năng Việt Nam biết rõ các vấn đề khó khăn và những chính sách bất lợi của các doanh nghiệp đè lên người lao động. Nhưng không ai dám chắc rằng những thông tin đó được nhìn nhận một cách khách quan, và việc tiến hành các biện pháp trợ giúp người lao động nghèo có được thực hiện?


Đình công bất hợp pháp sẽ phải bồi thường

Đình công gia tăng vì lạm phát

heo báo cáo 6 tháng đầu năm 2008, vấn đề việc làm, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, đặc biệt là những người làm các công việc giản đơn trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI đang gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó dẫn đến tình trạng đình công gia tăng và tái diễn nợ đọng, trốn đóng BHXH.

Theo thống kê chưa đầy đủ, đến hết 30/5/2008, cả nước xảy ra 330 cuộc đình công và ngừng việc tập thể, trong đó nhiều nhất là ở TPHCM (118 cuộc) và khu vực doanh nghiệp FDI (257 cuộc). Tình trạng chiếm dụng, nợ đọng BHXH khá phổ biến, gây khó khăn, thiệt thòi cho người lao động.

Theo số liệu của tổng liên đoàn, các doanh nghiệp nợ BHXH năm 2007 lên tới hơn 2.000 tỉ đồng. Tại TPHCM, chỉ tính riêng 33 doanh nghiệp đã nợ đọng BHXH là hơn 18 tỉ đồng. Các doanh nghiệp ngành GTVT trong năm 2007 còn nợ lương công nhân lao động hơn 52 tỉ đồng, nợ BHXH hơn 69 tỉ đồng…

Điều đáng nói hầu hết các cuộc đình công đều không đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định và không do công đoàn lãnh đạo. Việc thực hiện thí điểm Quỹ hỗ trợ đình công tại 5 đơn vị trong thời gian qua cũng cho thấy quỹ này hoạt động không hiệu quả.

Đình công ở Việt Nam: Công đoàn sẽ đứng ở đâu?

CĐ có thể lãnh đạo, tổ chức được đình công?
Xin nhắc lại là tất cả các cuộc đình công, ngừng việc tập thể thời gian qua đều tự phát, chưa theo đúng trình tự pháp luật quy định. Một số cuộc còn gây ảnh hưởng không tốt tới quan hệ LĐ và trật tự xã hội trên địa bàn. Theo TS Đỗ Ngân Bình – ĐH Luật Hà Nội: “Tính tổ chức của cuộc đình công được hiểu là có người lãnh đạo đình công, đình công có yêu sách rõ ràng và đã được chuẩn bị trước. Thành phần lãnh đạo đình công có thể là tổ chức đại diện của những NLĐ như CĐ hay nghiệp đoàn, có thể chỉ là một người hay một nhóm người được tập thể LĐ bầu ra tại thời điểm chuẩn bị đình công”.

Có những trường hợp CB CĐCS vì đứng ra bảo vệ lợi ích hợp pháp của NLĐ mà bị chủ DN chấm dứt HĐLĐ.

Ông Trần Huy Hồng – Phó Chủ tịch LĐLĐ Hải Dương, Phó ban chỉ đạo giải quyết đình công tỉnh Hải Dương: Trong tình hình hiện nay nói chung và vấn đề đình công nói riêng, tôi không đồng ý với nhận xét “CB CĐCS yếu kém”. Hầu hết các BCH CĐCS vẫn có thể đại diện CNLĐ xây dựng văn bản về những yêu cầu của NLĐ với giới chủ. Cũng đừng nên đổ lỗi cho NLĐ khi xảy ra đình công. Dường như cơ chế pháp luật đang ưu ái cho người sử dụng LĐ, dù có nhiều Cty chỉ chú trọng lợi nhuận và bóc lột sức LĐ của NLĐ. Vấn đề hiện nay là cần xem xét lại quy định của pháp luật liên quan tới lĩnh vực này.


Làm sao để công đoàn có thể hoạt động vì lợi ích của người lao động?

Bản thân người lao động, những người ít kiến thức, có thể hiểu được pháp luật và tự tổ chức đình công một cách hợp pháp?

Bình luận về bài viết này