Welcome to BEAR’s BLOG!!!

Chuyện…25/10

Posted by BEAR trên Tháng Mười 25, 2008

6000 đơn xin bồi thường chưa được cứu xét.

2008-10-24

Hơn 6000 đơn xin bồi thường oan sai chưa được cứu xét.

Trưởng ban dân nguyện Quốc hội Việt Nam ông Trần Thế Vượng đua ra con số này trong cuộc trao đổi với báo chí bên lề phiên họp Quốc hội ngày hôm qua.

Ông Vượng cho biết thêm là nếu như Toà án và Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh cũng như tối cao không giải quyết kịp thời những đơn này trong vòng 3 năm thì người dân phải chịu bản án oan sai vì thời gian kháng nghị đã qua.
Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cũng cho biết là trong năm 2008, do chỉ đạo quyết liệt của Bộ, nên đã giảm được 12% các bản án dân sự chưa được thi hành.

Đình công ở Tiền Giang

RFA-10-24-2008

500 công nhân ở tỉnh Tiền Giang khởi sự đình công từ ngày 23/10.
Vụ việc xảy ra ở công ty thuỷ sản Đại Thành ở huyện Châu Thành.

Như mọi vụ đình công khác, công nhân sử dụng vũ khí ngừng việc tập thể để đòi hòi quyền lợi lao động.

Công ty Đại Thành buộc công nhân làm việc 12 tiếng từ 5 giờ sáng tới 5 giờ chiều và chỉ cho nghỉ 30 phút để ăn cơm trưa.

Đại diện công nhân cho biết, công nhân bị buộc làm tăng ca trong thời gian dài nhưng chủ nhân không cho ăn cơm. Những ai phản đối hoặc yêu sách lên ban giám đốc lập tức bị đuổi việc.

Theo Liên đoàn Lao Động Huyện Châu Thành, Công Ty Đại Thành sử dụng 600 công nhân. Thành lập từ đầu năm 2008, nhưng Công Ty Đại Thành chưa ký hợp đồng lao động với công nhân, không đóng bảo hiểm xã hội và cũng chưa có công đoàn cơ sở.

Trĩ, nứt hậu môn, to gan cũng không được lái xe!

Tiêu chuẩn mới về sức khỏe đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không chỉ khiến những người thấp bé, nhẹ cân hay “ngực lép” gặp khó mà ngay cả những người bị viêm đa xoang mãn tính, bị bệnh trĩ, nứt hậu môn, sa sinh dục cũng phải “than trời”…

“83 cửa ải”

Nếu đối chiếu với những tiêu chuẩn mới về sức khỏe để được dự thi cấp giấy phép lái xe, chị Kim Chi (27 tuổi, quận Gò Vấp, TP.HCM) sẽ bị “ra lề” trước tiên. Chị Chi vốn ốm yếu từ nhỏ, “vòng ngực” cũng chẳng “bằng chị bằng em”, lại có chiều cao khiêm tốn. Một thời gian dài, chị đã phải điều trị tiêm hóc-môn hy vọng có thể cải thiện được phần nào khiếm khuyết trên cơ thể .

Năm rồi, chị Chi lấy chồng và đã “vượt cạn” thành công, cho ra đời một bé trai bụ bẫm. Sau vài tháng “nằm ổ”, chị Chi “cưỡi” chiếc Max Kawasaki 100cc của mình đi làm. Chị cho biết, chị đã gắn bó với chiếc xe 100cc này hơn 9 năm nay nhưng chưa bao giờ gặp phải tai nạn.

Trong khi đó, bạn của chị người “đẫy đà”, to lớn cũng không ít lần nằm viện do đi xe máy té ngã gãy tay, bể đầu, sứt trán. “Ngực lép, hay lùn thì có tội gì. Mấy cô siêu mẫu cũng có người ốm tong teo, ngực lép kẹp mà vẫn khỏe như ai. Quan trọng là ý thức chấp hành Luật Giao thông và thói quen cẩn trọng khi điều khiển xe của chủ phương tiện cũng như điều kiện đường sá”– chị Chi nói.

Đại biểu HĐND TP.HCM Nguyễn Minh Hương ngạc nhiên: “Những người mà tôi biết có “ngực lép”, hay thiếu chiều cao vẫn lái xe an toàn. Không biết những tiêu chuẩn được ban hành dựa trên cơ sở khoa học nào? Đã phổ biến trên thực tiễn cuộc sống hay chưa? Nếu khoa học chứng minh rằng những người có vòng ngực lép, thấp bé có tỉ lệ lái xe gây ra tai nạn giao thông quá cao không thể chấp nhận được thì đó là bằng chứng khoa học thuyết phục và tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó. Nhưng chẳng đưa ra một cơ sở khoa học nào, mà đã vội đưa ra áp dụng với người dân thì tôi nghĩ chưa phù hợp”.

“Bà hội đồng” Hương cho rằng, Bộ Y tế đưa ra những tiêu chuẩn như thế vô tình “tước bỏ” cơ hội hòa nhập cộng đồng đối với những người có chiều cao khiêm tốn hoặc không hoàn hảo về thể hình. Vì tuy ngực không to, người không cao nhưng nhiều người trong số họ làm việc rất tốt và họ cũng cần phương tiện để hàng ngày đi lại kiếm sống. “Đó là sự phân biệt đối xử lớn”– bà Hương nói.

Nhiều ý kiến cho rằng, nên chấn chỉnh khâu khám sức khỏe tại các trung tâm y tế, bệnh viện hơn là đưa ra “83 cửa ải” làm khó người làm thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lái xe.

Trong một biểu mẫu mới về điều tra tai nạn giao thông mà Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình áp dụng từ tháng 4/2008, người ta chưa đề cập đến chiều cao hay cân nặng, mà chủ yếu chỉ quan tâm đến hai yếu tố là có hay không sử dụng mũ bảo hiểm và tai nạn giao thông có sử dụng rượu bia.

Thống kê từ tháng 4-9/2008, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình tiếp nhận 8.560 trường hợp bị tai nạn giao thông đến cấp cứu, 293 ca có sử dụng rượu bia. Trong đó, 7.287 ca do tai nạn do xe gắn máy gây ra.

Chính sách cho LĐ nữ: Luật có cũng như không

Hơn lúc nào hết, chăm lo đời sống và thu nhập cho người lao động đang là vấn đề hết sức quan tâm của các cấp các ngành. Đặc biệt, khi bối cảnh lạm phát khiến giá cả tăng cao, thu nhập thấp và tình trạng đối xử không công bằng giới khiến lao động nữ phải chịu nhiều thiệt thòi.

Thống kê mới nhất của Ban nữ công – Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cho thấy: tại các doanh nghiệp số lao động nữ được hưởng chế độ nghỉ ngơi dưỡng sức rất ít; một số chế độ thai sản như nghỉ 60 phút cho con bú, 30 phút vệ sinh kinh nguyệt bị vi phạm.

Ngoài ra, hiện nay phần lớn các cơ sở sử dụng lao động nữ khoán lương theo sản phẩm nên việc lao động nữ nghỉ việc cho con bú đều không được thể hiện trong tiền lương. Mặc dù theo pháp luật, lẽ ra lao động nữ phải được hưởng.

Luật chưa đi vào cuộc sống

Chị L.T công nhân phân xưởng giầy da C.T đang có con nhỏ 7 tháng tuổi tâm sự: “Trước đến nay, tôi chưa bao giờ biết về những điều khoản trong chính sách dành cho các lao động nữ. Giờ tôi mới biết chúng tôi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút để cho con bú. Riêng bản thân tôi, chỉ tranh thủ giờ nghỉ trưa về nhà cho con bú rồi lại đi làm buổi chiều”.

Đề cập về chính sách đối với lao động nữ, ông Trần Hữu Trọng – Phó trưởng phòng Lao động, Vụ Lao động – Tiền lương (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, theo ý kiến của các sở lao động – thương binh và xã hội, các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ và lao động nữ chiếm đa số thì việc nghỉ 30 phút trong thời gian kinh nguyệt sẽ làm ảnh hưởng lớn tới dây chuyền sản xuất kinh doanh của mình.

Doanh nghiệp “quên” trách nhiệm

Trao đổi về việc sử dụng lao động nữ, ông N.Đ.Hùng – giám đốc một công ty may mặc – phàn nàn: “Nghị định 23 của Chính phủ cho phép các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được hưởng chính sách ưu đãi trong việc vay vốn với lãi suất thấp từ Quỹ quốc gia về việc làm, hỗ trợ kinh phí từ Quỹ này, được ưu tiên sử dụng vốn đầu tư hàng năm để cải thiện điều kiện làm việc, được giảm thuế.

Thế nhưng, những chính sách ưu tiên này rất khó được thực hiện bởi như: các công ty may mặc, chế biến hải sản… có nhiều lao động nữ, vào lúc cao điểm có hàng chục lao động nữ nghỉ sinh con, doanh nghiệp cần lao động thay thế nhưng không thể ngày một ngày hai tìm được ngay lao động thay thế. Nói chung, số tiền ưu tiên này không đủ để doanh nghiệp chi tiêu vào các khoản chế độ cho lao động nữ”.

Phải chăng đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng có rất ít doanh nghiệp làm các thủ tục xin đăng ký là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và tiến hành các thủ tục xin miễn giảm thuế?

Hà Nội:Ngồi xe lăn vẫn bị ép ra giữa đường xin tiền

Cậu bé tàn tật gục đầu trên xe lăn dưới cái nắng hanh hao cuối thu, trước mặt là chiếc nắp nhựa đựng vài nghìn lẻ. Bên kia ngã tư, 2 cụ già lưng còng bị 2 đứa bé gái lôi xềnh xệch giữa dòng xe cộ để xin tiền.

TIN LIÊN QUAN

Từ nhiều ngày nay, tại khu vực ngã tư Chùa Bộc – Thái Hà – Tây Sơn (TP. Hà Nội) xuất hiện một chiếc xe lăn. Trên đó là một cậu bé mặc chiếc áo trắng kiểu đồng phục học sinh, trên tay áo có phù hiệu “Trường PTCS Tô Vĩnh Diện” màu xanh dương luôn gục đầu vào thành xe.

Phía trước chiếc xe lăn có đặt một chiếc nắp nhựa trắng, bên trong có vài tờ tiền lẻ nên nhìn qua ai cũng có thể biết cậu bé ngồi trên xe lăn dưới nắng chang chang đó để xin tiền người đi đường. Nhưng người ta tuyệt nhiên không thấy cậu bé đó mở miệng hay có bất cứ hành động nào để xin tiền mà chỉ cam chịu gục đầu, ngồi yên.

Cậu bé tàn tận gục đầu cam chịu trên xe lăn, trước mặt là cái nắp nhựa để xin tiền

Thỉnh thoảng, từ một quán nước phía trong vườn hoa trước cổng ĐH Thủy lợi, một cậu nhóc khoảng 11 tuổi, mặc chiếc áo phông sọc vàng chạy về phía chiếc xe lăn, nhanh tay nhặt những đồng tiền mới được người đi đường bỏ vào trong nắp nhựa, đút tọt vào túi quần rồi lại chạy về phía vườn hoa nghịch tiếp.

“Cai em” dắt bà lão còng đi xin tiền ở ngã tư Chùa Bộc

Ở góc ngã tư đối diện, 1 bà cụ già lưng còng lập cập bước theo một cô bé cũng chỉ khoảng 11 – 12 tuổi, tay run run chìa chiếc nón ra trước mặt để xin tiền những người đang dừng đèn đỏ. Mỗi khi bà cụ đi chậm, con bé cáu kỉnh quay lại, túm tay lôi bà già xềnh xệch qua đường, bất chấp dòng xe cộ đông đúc đang lao tới.

Và tại khu vực vườn hoa trước cửa trường ĐH Công đoàn, một cụ ông rất già với chiếc mũ lưỡi trai rách trên tay cũng phải vất vả mới theo kịp “cô cháu gái” khoảng 15 tuổi, mặc quần bò ống côn đang bước phăm phăm phía trước.

Đến trước mỗi ghế đá, cô cháu gái chỉ khoanh tay đứng nhìn, còn ông cụ run run chìa chiếc mũ ra: “Cô chú cho tui xin mấy đồng ăn cơm”, nghe rất tội nghiệp!

Chị H., người bán hàng nước ở khu vực vườn hoa phía trước ĐH Thủy lợi tiết lộ: “Thằng cu đẩy xe là em trai thằng bé ngồi xe lăn đấy! Mấy ngày nay thằng em toàn đẩy xe đưa thằng anh ra ngã tư, rồi chạy đi xin tiền. Rồi một ngày 3 cữ, có một bà già nhận là mẹ của 2 thằng đó ra lấy tiền về”.

“Ban đầu, tôi cũng tưởng bà ta là mẹ thật, đến hôm 2 thằng bé kia không xin đủ tiền, thế là bà ấy mắng và đánh. Tội nghiệp, thằng nhỏ ngồi trên xe lăn có nói được câu nào đâu mà bị đánh tới tấp. Vừa đánh, bà ta vừa quát: “Lũ ăn hại, đã phải nuôi ăn, nuôi ở chúng mày, tháng nào cũng gửi tiền về cho bố mẹ chúng mày mà giờ chúng mày mải chơi, không kiếm tiền à?” – chị H. nói tiếp.

Ông Th., người làm nghề hàn nhựa xe máy gần đó góp chuyện: “Bà già ấy cũng chỉ là người làm thuê cho “cai” thôi”. Rồi chỉ tay về phía 2 đứa con gái đang dắt 2 cụ già đi xin tiền, ông Th. nói: “Đấy, 2 con bé kia mới đúng là “quản lý” đấy. Nhỏ thế mà gớm mặt, có hôm tôi thấy 2 chị em nó xúm vào đánh bà già trông 2 thằng cu kia vì tội “dám ăn bớt tiền!”. Chúng còn đánh cả 2 ông bà già mà chúng nó dắt đi xin tiền vì tội “lười xin” nữa”.

2 “cai nhí” dắt ông lão ăn xin bỏ đi sau khi đã chán chửi bới, dọa dẫm phóng viên.

“Cái bang” học sinh

Đời Sống Công Nhân Việt Ở Bahrain

2008-10-16

Bahrain là một đảo quốc Hồi Giáo nằm về phía Tây Ả Rập Xê U Đi (Saudi Arabia), được coi là một trong những nước phát triển nhanh về kinh tế trong khu vực.

Tháng Tám 2008, một số công nhân Việt Nam đến Bahrain qua trung gian cơ sở nhà nước chuyên lo việc xuất khẩu lao động là Công Ty Cổ Phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC). Với hợp đồng hai năm, họ làm cho công ty xây dựng cầu đường Sung Won ở Bahrain, chủ nhân là người Đại Hàn.

Chuyện dài về các công ty xuất khẩu lao động

Theo hợp đồng ký trước khi đi thì công nhân làm việc 26 ngày một tháng, 8 tiếng một ngày, không tính ngày nghỉ và ngày lễ. Người có tay nghề khi đi phải phải trả cho công ty AIC 41 triệu đồng, với mức lương hứa hẹn là 117 BD, tương đương 320 đôla Mỹ. Người không có tay nghề trả cho AIC 31 triệu đồng, qua Bahrain làm việc với mức lương 90BD, tức 270 đôla Mỹ

Thanh Trúc : Khi anh qua Bahrain họ có giữ nguyên hợp đồng làm việc một tháng 26 ngày và một ngày chỉ có 8 tiếng ?

Nguyễn Hoài Hạnh : Cũng giữ nguyên như vậy nhưng mà mức lương nó sụt. 90 BD sụt xuống còn 75 BD, bắt đóng thuế cho nhà nước Bahrain hết 10 BD.

Thanh Trúc : Họ có giữ đúng ngày làm việc là ngày 8 tiếng và một tháng chỉ làm có 26 ngày?

Lê Như Quyến : Làm 28 ngày chớ không có làm 30 ngày. Nếu mà làm 30 ngày thì người ta tính lương tăng ca cho mình. Ở đây người ta cho mình một ngày 10 tiếng, trong đó có 2 tiếng tăng ca, còn 8 tiếng làm đúng như ngày thường.

Thanh Trúc : Và lại còn phải đóng 10 BD thuế thu nhập cho nhà nước Bahrain nữa phải không?

Lê Như Quyến : Đối với thợ có tay nghề thì phải đóng 10 BD, còn thợ không có tay nghề thì đóng 5 BD.

Thanh Trúc : Hiện bây giờ ở trong công ty Sung Won có tất cả bao nhiêu người Việt Nam làm việc ở đó?

Bùi Mạnh Hùng : Nếu mà tính riêng cái công ty AIC của bọn em sang đây là hơn 70 người, làm việc tại công ty Sung Won.

Thanh Trúc : Hình như là ở Bahrain không có đại sứ quán Việt Nam?

Bùi Mạnh Hùng : Không có chị ạ. Đại sứ quan nó nằm ở trên đất Qatar cơ. Qatar nó cách Bahrain này 1.200 cây số, thời gian bay là 45 phút từ thủ đô Doha đến Al Manamah của Bahrain.

Thanh Trúc : Ông chủ của Sung Won hay là những người cai, những người thợ cả chẳng hạn, người ta đối xử vói mình như thế nào?

Danh Tắc : Alô, em chào chị. Em tên Danh Tắc. Em là người Việt Nam nhưng mà dân tộc Khmer. Quê em ở Kiên Giang đó.

Thanh Trúc : Danh Tắc nói cho Thanh Trúc biết là khi mà ra công trường xây dựng thì những người đốc công người ta đối xử với mình như thế nào?

Danh Tắc : Dạ. Nói chúng ra là tụi em toàn là vùng sâu vùng xa, dân cũng kém dữ lắm chị ơi. Nói chúng ra thì mình cũng hiểu biết về mặt công chuyện mình làm, nhưng mà nhiều khi mình không hiểu nó nói cái gì, nó nổi quạu lên nó đánh đập anh em.

Thanh Trúc : Đánh đập như thế nào?

Danh Tắc : Gặp cái gì nó quết mình cái nấy. Đánh lên đầu. Mình có cái nón bảo hiểm, bảo hộ lao động đó chị. Cũng có người bị quánh tán này kia nọ. Bị mình không hiểu ý nó nói cái gì.

Thanh Trúc : À, vậy đó.

Danh Tắc : Em bị đánh, bị đá cũng có.

Thanh Trúc : Còn cái chỗ ăn ở của các anh thì như thế nào?

Danh Tắc : Dạ ở thì cũng ổn định, nhưng mà ăn thì nó hơi cực, không thoải mái gì đầy đủ cho lắm. Cá biển, ghẹ thúi hoắc luôn, khó ăn lắm. Mấy anh em xúm nhau nuốt để có sức mà làm chớ biết sao bây giờ.

Mang con bỏ chợ

Đỗ Văn Thọ : Dạ không. Họ nói “Nếu mà anh em có nhu cầu thì là hỏi công ty AIC, còn công ty chúng tôi không biết”.
Thanh Trúc : Vậy thì khi mà anh gọi về cho công ty AIC thì họ trả lời như thế nào?
Đỗ Văn Thọ : Em cũng gọi liên tục đó mà công ty AIC cứ bảo các em cứ bình tĩnh, cái việc này để có thời gian cho công ty AIC sắp xếp và can thiệp, trả lời sau, chị ạ. Khi nghe được cái tin mức lương bị hạ thấp thì anh em đều buồn chán, ăn uống thì bỏ mà có người bị bệnh tật nữa, mà cũng không muốn đi làm nữa chị ơi.

Bởi cái việc đào tạo của công ty AIC này, cái giáo dục định hướng chỉ được trong vòng một hai tháng chị ạ, và nhiều người mong nói tiếng Anh, không biết, bây giờ sang Cô-đia thì ngôn ngữ tiếng Anh cũng không biết chị ơi, họ cũng nói tiếng Cô-đia không à.

Trên đường dây gọi về 75 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội, một nhân viên tư vấn trong công ty AIC nói:
Nhân viên AIC: Bà làm cái đơn trình bày rõ, bà gởi cho giám đốc chúng tôi rồi chúng tôi sẽ trả lời và điều tra.

Thanh Trúc cũng đã gọi về cho AIC ở Kiên Gang và được bà Xuân trả lời:
Bà Xuân: Đúng là cái đợt Bahrain vừa rồi là có một chút vấn đề nhầm lẫn về cái mức lương của lao động. Các em nó sang bên đấy thì nó điện thoại về nó cũng phản đối cái mức lương như thế. Về phía công ty, hiện tại bây giờ đại diện của bọn chị đang ở bên đấy và đang xem xét đang làm việc với các chủ nhà máy ở bên đấy xem như thế nào.
Thanh Trúc: Sắp tới bên công ty của chị có đưa thêm người qua Bahrain nữa không?
Bà Xuân: Bởi vì công ty làm ăn lâu dài, mà đây là công ty nhà nước thì làm ăn lâu dài thì vẫn tiếp tục đưa người sang đấy chứ không phải là vì do đấy mà ngừng lại, là bởi vì nó chỉ là do nhầm lẫn thôi.

Tỉnh Đồng Nai ngại bị Vedan kiện

“Nếu chỉ căn cứ văn bản đề nghị của Bộ Tài nguyên mà ra quyết định tạm đóng cửa Vedan thì quả thực chúng tôi không có đủ căn cứ”, Phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai Ao Văn Thinh nói với VnExpress.net. Trong khi đó, Vedan vừa kiến nghị tính lại mức phí môi trường 127 tỷ đồng.

Cứu sông Thị Vải bằng quy hoạch xả thải

Sản xuất thịt chà bông trong nhà… vệ sinh

500kg thịt chà bông thành phẩm được chứa trong bọc nilon và bị ẩm mốc, bốc mùi hôi cùng phương tiện có liên quan được phát hiện trong nhà… vệ sinh của gia đình bà Lê Bích Thuỷ, 31 tuổi, ngụ số 40/6, đường Nguyễn Thông, phường An Thới, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ.

Làng cá bè “dài cổ” chờ tiền bồi thường ô nhiễm

04:35′ 25/10/2008 (GMT+7) Chỉ trong vòng 1 tháng, trên 300 tấn cá của người dân làng cá bè La Ngà (huyện Định Quán, Đồng Nai) đã phơi bụng chết trắng vì ô nhiễm. Thế nhưng 6 tháng qua, cùng với lời hứa “bồi thường thiệt hại”, tiền hỗ trợ cho dân vẫn chẳng thấy tăm hơi…

Ngày 22/10, tiếp xúc với PV VietNamNet, nhiều hộ dân tại làng cá bè cho biết đang tập hợp chữ ký, làm đơn xin can thiệp để Công ty men Mauri và Công ty CP mía đường La Ngà bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả do ỗ nhiễm nguồn nước dẫn đến chết cá nuôi trên sông.

Điều đáng nói đây là lần thứ 3 họ làm đơn đề nghị bồi thường, nhưng vẫn “bặt vô âm tín”. Số tiền thiệt hại ước tính trên 7 tỷ đồng.

Cá chết hàng loạt do ô nhiễm nguồn nước

Ông Trần Phi Hùng (quê An Giang) một chủ bè trên sông La Ngà nhớ lại sự việc: “Vào ngày 5/03/2008, phát hiện hai cống thải của 2 nhà máy men Mauri và Công ty CP mía đường La Ngà đã xả nước thải ra hồ Trị An, biết điều chẳng lành, chúng tôi lập tức di chuyển cá bè đến khu vực khác, tránh trường hợp cá chết. Tuy nhiên, do lượng nước thải quá lớn, dù đã di chuyển xa vẫn không tránh khỏi tai họa. Chỉ trong một đêm, số lượng 236,7 tấn cá đã phơi bụng chết trắng…

Ngày 16/4/2008, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã chỉ đạo xác định thiệt hại, bồi thường cho người dân nuôi cá bè, giao UBND huyện Định Quán báo cáo kết quả trong tháng 4/2008.

Tuy nhiên tới nay, người dân vẫn chưa thấy một thống kê thiệt hại nào, và đương nhiên chưa nhận được một đồng nào “bồi thường thiệt hại”.

Người nuôi cá điêu đứng…

Ngành điều xuất khẩu “kêu cứu”

Ngày 23/10, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Nguyễn Đức Thanh đã ký văn bản gửi Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, đề nghị hỗ trợ các giải pháp để cứu ngành điều xuất khẩu. Theo dự báo của VINACAS, sắp tới, có thể các doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng vì giá cả biến động bất lợi.



Chuyện…05/10

Bình luận về bài viết này