Welcome to BEAR’s BLOG!!!

“Nhập tài nguyên, xuất hàng hoá, xuất lao động phổ thông” – chiến lược TQ với Đông Dương

Posted by BEAR trên Tháng Tư 16, 2009

Trung Cộng diệt kinh tế các nước nghèo Á châu đặc biệt kinh tế Việt Nam

Trong một tin khác, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên là một chuyên gia về Kinh tế hôm qua cũng cho phổ biến một bài viết đã cho rằng Trung cộng hiện đang tìm cách diệt kinh tế các nước nghèo ở Á châu, nhất là kinh tế Việt Nam để tạo lợi thế cho mình.

Bài viết đã phân tích tình hình kinh tế thế giới qua cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay, và cho rằng nhà cầm quyền Bắc Kinh vì nghĩ đến việc kích cầu nền kinh tế trong nước, đã tuyên bố sẽ sẵn sàng giúp đỡ các nước nghèo Á châu khôi phục tiêu thụ. Nhiều người có thể nghĩ đây là một thiện chí của Trung Cộng cũng như Nhật.

Nhưng qua cái thiện chí này, người ta nhìn thấy cái mặt trái tính toán gồm Trung Cộng có một kho hàng đã sản xuất nhằm bán cho Thị trường Tây phương nhưng nay bị ứ đọng. Các Xí nghiệp sản xuất Trung Cộng hoặc là bị đóng cửa ngưng họat động. Số thất nghiệp trở thành tập thể và dễ trở thành cuộc nổi dậy bạo động chống đối nhà cầm quyền. Vực lại tiêu thụ cho những nước nghéo Á châu có nghĩa là tìm cách bán kho hàng ứ đọng và làm cho các Xí nghiệp Trung Cộng tăng họat động.

Trung Cộng cũng nhằm xuất cảng ngay những xí nghiệp sang các nước nghèo bằng xuất cảng vốn, máy móc và ngay cả nhân công thất nghiệp.

N ếu chấp nhận sự tràn lan xuất cảng hàng hóa cùng lọai của Trung Cộng với những xí nghiệp và nhân công Trung quốc đi kèm, thì nền Kỹ nghệ bản xứ của những nước nghèo sẽ bị Trung cộng giết chết. Việt Nam hiện nay đang chịu cái thảm cảnh này trước các nước nghèo khác, vì muốn lệ thuộc vào Chính trị của Trung cộng để giữ lấy quyền hành cai trị nên đảng Cộng sản Việt Nam đã chấp nhận những điều kiện tính toán Kinh tế của Trung cộng. Giáo sư Liên cho rằng sau khi các cán bộ Cộng sản Việt Nam đã bị Trung cộng mua bằng cách chi tiền tham nhũng, dự án nằm trong tay rồi, Trung Cộng xuất cảng máy móc và nhân công sang Việt Nam, hàng hóa Trung Cộng ứ đọng tràn vào Việt Nam,

những Xí nghiệp Việt Nam không thể sống sót cạnh tranh lại được và công nhân Trung Cộng tràn vào, dân Việt Nam thất nghiệp càng tăng.

Công nhân nước ngoài ồ ạt vào VN?

Dư luận và báo chí trong nước gần đây bắt đầu nói nhiều tới hiện tượng lao động phổ thông ồ ạt vào Việt Nam, với con số được ước tính có thể lên tới hàng vạn.

Đa số họ là người Trung Quốc, làm việc cho các dự án mà nước này đầu tư, hoặc là nhà thầu chính.

BBCVietnamese.com đã nói chuyện với Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng, về chủ đề này. Ông Liêm nhận xét:

TS Phạm Sỹ Liêm: Trước kia không có tình trạng lao động nước ngoài vào nhiều là vì các nhà đầu tư chủ yếu đến từ các nước tương đối phát triển. Họ vào đây cốt để đầu tư, hoặc có dự án thì họ chịu trách nhiệm về thiết kế xây dựng nhưng sử dụng lực lượng nhân công của Việt Nam vì rõ ràng giá nhân công rẻ hơn.

Thế nhưng gần đây có một số nước, trình độ phát triển chỉ hơn VN ít nhiều, đầu tư hoặc nhận thầu công việc tại VN và mang luôn nhân công của họ sang.

Cũng cần phải nói là khi Việt Nam đầu tư các dự án thí dụ ở Lào hay Campuchia, ta cũng mang công nhân VN sang vì người bản địa chưa được đào tạo cho phù hợp với công việc. Nhưng trong trường hợp công ty nước ngoài mang lao động phổ thông vào VN, thì lao động VN lại hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu, chứ không hề thua kém.

BBC: Thưa ông tại sao các công ty nước ngoài này lại được phép làm như vậy?

TS Phạm Sỹ Liêm: Thực ra đây là sơ suất, chứ không phải chủ trương. Chính phủ VN cũng biết rằng phát triển đất nước là để tạo điều kiện công ăn việc làm cho công nhân nước mình, không có lý gì mình phát triển để tạo việc làm cho người nước khác.

Do vậy chính phủ đã có quy định là những dự án đầu tư nếu cần phải đưa người nước ngoài vào thì phải là giới nhân viên kỹ thuật hoặc quản lý và số người cũng giới hạn.

BBC: Tức là nhà thầu nước ngoài khi đưa người vào là đã vi phạm quy định của Việt Nam, thưa ông?

TS Phạm Sỹ Liêm: Đúng thế, và có khi lao động của họ còn vào VN theo con đường du lịch, đến làm và VN không kiểm soát được.

BBC: Vậy thưa ông, ai sẽ phải chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề này?

TS Phạm Sỹ Liêm:

  • Thứ nhất là chủ dự án, chủ đầu tư, người ký hợp đồng với nhà thầu.
  • Thứ hai là những đơn vị nhận thầu.
  • Thứ ba là chính quyền địa phương nơi có dự án.

Nếu họ không kiểm tra kiểm soát được, có nghĩa là không là, tròn trách nhiệm về quản lý nhà nước.

BBC: Gần đây báo chí đưa tin một số nước, đơn cử như Trung Quốc, đã thắng thầu trong nhiều dự án, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Liệu có gì bất thường trong điều này không, thưa ông?

TS Phạm Sỹ Liêm: Thực ra họ cũng không thắng thầu nhiều lắm, nhưng so với các công ty của các nước khác, họ gây chú ý nhiều hơn. Đó là vì họ mang không những nhân công, mà cả vật liệu của mình vào VN. Những loại vật liệu như xi măng, sắt thép ở VN đều có, và có thừa nữa là đằng khác. Điều đó là không lợi cho kinh tế VN.

Tôi được biết nhà thầu TQ ra nước ngoài có nhận được một số trợ giúp của chính phủ, chằng hạn về thuế. Thí dụ một quy định về nhận thầu xây dựng ở nước ngoài của TQ nói nếu công ty TQ mang được lực lượng lao động và công trình sử dụng được ít nhất 30% nguyên vât liệu của TQ, thì họ được miễn thuế.


“Nhập tài nguyên, xuất hàng hoá” – chiến lược TQ với Đông Dương

Bản tóm tắt này phần nào làm sáng tỏ vai trò kinh tế của Trung Quốc tại Việt Nam, Lào và Campuchia, trong đó khai mỏ và năng lượng là nhân tố chính trong danh mục đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào khu vực này.

>> Chiến lược khai thác tài nguyên tiểu vùng sông Mekong của TQ

Vai trò tài chính và thương mại ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Dương

Trong tiểu vùng sông Mekong, Trung Quốc đang vừa là đối tác thương mại và nhà đầu tư song phương quan trọng, vừa là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với các láng giềng phía Nam về thị trường và đầu tư toàn cầu. Trung Quốc tạo ra gần một nửa tổng thu nhập quốc nội của khu vực Đông Á và Đông Nam Á và một phần ba giá trị xuất khẩu của khu vực.

Trong khi Trung Quốc và Việt Nam cạnh tranh để giành vốn đầu tư nước ngoài và thị trường thế giới, thì cùng lúc Trung Quốc cũng trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là nhà tài trợ và đầu tư quan trọng ở Lào và Campuchia.

Viện trợ phát triển chính thức (ODA)

Chính phủ Trung Quốc cung cấp viện trợ nước ngoài đáng kể cho Campuchia và Lào, thường không kèm theo bất cứ điều kiện lớn nào và kết hợp với trao đổi văn hóa và hỗ trợ.

Có thể coi là lớn so với một số nhà tài trợ khác, ODA của Trung Quốc thường không liên quan đến kinh tế nông nghiệp, thủy điện và khai mỏ nhưng hầu hết đều bao gồm hỗ trợ cho giao thông; thông tin truyền thông; y tế, giáo dục và phát triển nguồn lực con người; cũng như xây dựng (các khu liên hiệp nhà phục vụ thể thao, văn hóa và chính quyền). Campuchia là nước duy nhất trong ba nước mà chính phủ Trung Quốc dành viện trợ cho các dự án phát triển thủy điện.

Cơ cấu thương mại giữa Trung Quốc và các láng giềng – nhập khẩu tài nguyên, xuất khẩu hàng hóa

Cơ cấu thương mại giữa Trung Quốc và Campuchia, Lào và Việt Nam gần đây chủ yếu là Trung Quốc nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên và xuất khẩu hàng hóa thành phẩm. Hơn 90% hàng xuất khẩu từ ba nước tiểu vùng sông Mekong vào Trung Quốc là sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu thô.

Cơ cấu thương mại giữa Trung Quốc và Campuchia, Lào và Việt Nam gần đây chủ yếu là Trung Quốc nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên và xuất khẩu hàng hóa thành phẩm. Ảnh: vnecono.vn

Điều này đối lập hẳn với cơ cấu thương mại giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á khác như Malaysia, Philippines và Thái Lan. Các mối quan hệ thương mại này phức tạp hơn và hàng xuất khẩu vào Trung Quốc của các nước này cũng ít mang tính thuần tài nguyên hơn.

Mặc dù tầm quan trọng tương đối của đầu tư và thương mại với Trung Quốc ở ba nước là khác nhau, nhưng những gì họ bán sang nước láng giềng rộng lớn phía Bắc vẫn phần lớn là các mặt hàng nói trên. Đổi lại họ mua chủ yếu là công nghệ, máy móc và hàng hóa tiêu dùng của Trung Quốc, phần lớn có chất lượng thấp nhưng lại hợp túi tiền người tiêu dùng nghèo ở Campuchia, Lào và Việt Nam.

Thương mại không chính thức (hay bất hợp pháp) các mặt hàng nói trên đang ngày càng nở rộ ở ba nước khu vực sông Mekong. Ví dụ, một số quan chức nhà nước ở Việt Nam dự đoán rằng phần lớn than đá và cao su xuất khẩu đi Trung Quốc là không chính thức, không nộp thuế cho nhà nước và không lưu thông tin về khối lượng và giá trị đã xuất khẩu.

miền Bắc của Lào, người ta đều biết là các công ty Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động không chính thức với các mặt hàng như mía đường, bột sắn, ngô và gỗ, và vận chuyển chúng qua biên giới. Ở một số nơi ở Campuchia, người ta cũng nghi ngờ, dẫu không khẳng định chính thức, rằng một vài công ty Trung Quốc có liên quan đến các hoạt động đầu tư không chính thức vào gỗ, vàng và một số khoáng sản khác để đưa sang thị trường Trung Quốc.

Sự khác biệt cơ bản trong mối quan hệ của ba nước này với Trung Quốc nằm ở tầm quan trọng tương đối của đầu tư và viện trợ nước ngoài so với thương mại liên quan đến kinh tế nông nghiệp, thủy điện và khai mỏ. Ở Campuchia và Lào, đầu tư của Trung Quốc vào cả ba lĩnh vực trên đều đáng kể. Đối với Việt Nam, ngược lại, Trung Quốc chỉ là nhà đầu tư lớn thứ 15, và đầu tư của Trung Quốc chủ yếu là vào khai mỏ.

Bản thân Việt Nam đã là nước hàng đầu trong khu vực về thủy điện và khai mỏ, có đầu tư vào Lào và Campuchia. Việt Nam cũng có kinh nghiệm đáng kể trong trồng cao su, và cũng đầu tư vào các nước láng giềng. Với Việt Nam, thương mại với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, đáng kể nhất là ở ba lĩnh vực được khảo sát sau đây:

Đầu tư của Trung Quốc vào kinh tế nông nghiệp, thủy điện và khai mỏ

Lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên của ba nước khu vực sông Mekong từ lâu vẫn được cho là chưa phát triển. Tuy nhiên, sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách vừa là nhà đầu tư lớn vào ba lĩnh vực trên, vừa là thị trường tiêu thụ chính, hứa hẹn những thay đổi căn bản đối với quang cảnh và xã hội trong khu vực. Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đang trở thành những nhà đầu tư lớn ở Campuchia, Lào và Việt Nam, và họ đang đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Sau châu Phi, Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên ở ba nước khu vực sông Mekong. Ảnh: Một mỏ khai thác đồng ở Congo – Sterlinh Canyon

Ví dụ, Công ty trách nhiệm hữu hạn khai thác kim loại màu quốc tế của Trung Quốc (CNMIC) đã chủ động khai thác đồng ở Việt Nam và bôxít ở Lào. Chalco (Tập đoàn nhôm của Trung Quốc) đã kết hợp với các công ty ở Thái Lan và Lào để đẩy nhanh việc đánh giá tác động môi trường đối với việc khai thác bôxít ở cùng khu vực với CNMIC ở Lào và cũng đang tính toán đến Việt Nam (đến thời điểm này, Chalco đang hợp tác với TKV triển khai xây dựng nhà máy khai thác bô xít, luyện nhôm tại Tân Rai – Lâm Đồng và Nhân Cơ – Đăk Nông – NV)

Tập đoàn Sinohydro, công ty xây dựng đập thủy điện lớn nhất ở Trung Quốc, đang phát triển hàng loạt dự án thủy điện ở cả Lào và Campuchia. Và Công ty trách nhiệm hữu hạn đường dây điện phía Nam cũng không kém phần chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội khai thác ở ba nước này.

Bất chấp tiềm năng cao, thủy điện ở khu vực này vẫn chưa được khai thác hết. Tuy nhiên, ở Lào và Campuchia, Trung Quốc đã tham gia khoảng 21 dự án thủy điện với tư cách vừa là nhà đầu tư, vừa là nhà phát triển. Hầu hết các dự án của Trung Quốc đều do các công ty Trung Quốc thiết kế và vận hành. Các công ty này được Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc và Sinosure hậu thuẫn. Hai ngân hàng này cũng tham gia vào phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.

Vai trò gần đây của Trung Quốc trong thủy điện ở Việt Nam có vẻ còn khiêm tốn. Không có các dự án liên doanh, vì các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là Tập đoàn điện lực Việt Nam, thực hiện hầu hết việc phát triển thủy điện. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cung cấp phần lớn các tuốc-bin và trang thiết bị khác cho thủy điện nhỏ và vừa, và Việt Nam gần đây đã nhập 200MW điện từ miền Nam Trung Quốc. Lượng nhập khẩu này dự tính sẽ tăng gấp 10 lần vào năm 2015, lên khoảng 2.000MW.

Khai khoáng trong khu vực đến nay vẫn còn ở quy mô nhỏ và nhân công tập trung. Tuy nhiên, ở Lào, dọc theo cao nguyên Bolaven, và ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam, Trung Quốc đang bắt đầu đầu tư vào diện tích lớn đất có tài nguyên bôxít để xuất khẩu nhôm cho ngành xây dựng, vận tải và công nghiệp đóng gói đang lớn mạnh của mình.

Các dự án đầu tư xuất khẩu khoáng sản khác ở ba nước này còn có vàng, đồng, sắt, kẽm và than đá. Dự báo Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường lớn cho các khoáng sản này và là nhà đầu tư chủ chốt trong khu vực.

Cho đến gần đây, sản xuất nông nghiệp ở Campuchia và Lào vẫn chủ yếu nhằm tiêu thụ trong nước và còn thiếu đầu tư và hoạt động sâu rộng. Nhưng những ngày đó đã qua. Trung Quốc đã cung cấp một nguồn vốn đầu tư lớn cho nông nghiệp ở hai nước này và cũng là thị trường chính tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của cả ba nước. Những mặt hàng như sắn, mía đường, ngô, dầu cọ, hạt điều và dầu khuynh diệp, cùng với nhiều mặt hàng khác, đều nhận được đầu tư lớn của Trung Quốc, ít nhất là ở một trong ba nước tiểu vùng sông Mekong.

Chẳng hạn, nhu cầu cao su tự nhiên tăng cao của Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng phía Nam chuyển đổi rất nhiều diện tích đất sang trồng cao su. Trung Quốc là nhà đầu tư lớn vào sản xuất cao su ở Lào, và cả ở Campuchia nhưng ít hơn. Và mặc dù đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực cao su ở Việt Nam đến nay vẫn còn chưa đáng kể, thì Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính đối với cao su xuất khẩu của Việt Nam.

Dự báo Trung Quốc vẫn sẽ là là nhà đầu tư chủ chốt và thị trường lớn cho các khoáng sản của ba nước tiểu vùng sông Mekong. Ảnh minh hoạ: vtv.vn

Hướng đầu tư bền vững về môi trường và xã hội của Trung Quốc

Sự có mặt và vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc ở ba nước tiểu vùng sông Mekong đã khơi dậy những cơ hội mới thông qua FDI, thương mại và hợp tác trong khu vực. Những cơ hội mới này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của một số nước nghèo nhất ở Đông Nam Á và xây dựng quan hệ khu vực gần gũi hơn giữa Trung Quốc và các nước họ đầu tư.

Nhưng những yếu tố như: nhu cầu ngày càng tăng mạnh đối với các cơ hội đầu tư; các đường biên giới lỏng lẻo khiến việc vận chuyển hàng hóa và con người không chính thức trở nên dễ dàng; cũng như năng lực và nguồn lực hạn chế của địa phương trong việc thi hành các quy định khác nhau ở ba quốc gia này, cho thấy nguy cơ lớn đối với người mang lại cơ hội. Những nguy cơ về môi trường và xã hội có thể trở thành những tác động đáng kể đến các hệ thống sinh thái ven sông, đất nông nghiệp và các cộng đồng.

Trung Quốc đang bắt đầu nỗ lực cải thiện vị thế trên trường quốc tế bằng cách cho thấy họ sẵn sàng áp dụng các thông lệ quốc tế tối ưu như Các nguyên tắc xích đạo đối với các ngân hàng, các chiến lược đẩy mạnh sự tham gia của công chúng và các chính sách tín dụng xanh, cùng với nhiều quy định khác.

Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn của Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực khai mỏ và thủy điện vẫn tiếp tục ghi dấu ấn nghèo nàn ở nước ngoài về trách nhiệm xã hội và môi trường.

Trung Quốc đang có cơ hội trở thành nhà đầu tư hàng đầu thế giới về bền vững môi trường và xã hội bằng cách kiểm soát cẩn thận các hoạt động đầu tư nước ngoài, tăng cường các quy định đầu tư của chính mình và áp dụng các thông lệ và nguyên tắc toàn cầu tối ưu. Tuy nhiên, nghĩa vụ này không chỉ của riêng Trung Quốc. Trung Quốc cần phối hợp với chính phủ các nước cung cấp tài nguyên để giúp họ tăng cường quy định của chính họ, mà không cần thiết phải tiêu tốn dòng vốn đầu tư.

Chung Hoàng

Hàng vạn công nhân Trung Quốc đã vào VN

Ngày 27-3, Tổng hội Xây dựng VN tổ chức buổi tọa đàm về kích cầu trong xây dựng. Thực trạng lớn nhất được đưa ra tại buổi tọa đàm là rất nhiều dự án lớn đã triển khai nhưng hàng hóa VN không thể tiêu thụ được vì trúng thầu là các nhà thầu ngoại, chủ yếu là Trung Quốc…

Chủ trương kích cầu xây dựng là đúng, nhưng ông Trần Ngọc Hùng – chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN – khẳng định các nhà thầu VN đang rất lo vì thực tế cho thấy các dự án lớn khi đem ra đấu thầu hầu như đều rơi vào tay các nhà thầu nước ngoài. Ông Hùng cho biết các nhà thầu Trung Quốc đang thắng thầu rất nhiều công trình trọng điểm về điện, ximăng, hóa chất… “Đáng quan tâm là các nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó VN hoàn toàn có thể sản xuất được”…

Đặc trưng của nhà thầu Trung Quốc, theo ông Huynh, là họ không thuê nhân công VN mà đem người sang, có thể bằng cả đường du lịch rồi ở lại. “Một số loại vật liệu Trung Quốc được đem qua Thái Lan rồi vòng vào VN. Máy móc thiết bị không nhập riêng được thì họ lắp sẵn rồi đem cả sang. Tôi có thăm một nhà máy ximăng do nhà thầu Trung Quốc làm, đến cái bệ xổm toilet họ cũng không dùng hàng VN mà mua hàng Trung Quốc” – ông Huynh nói.

Ông Trần Hồng Mai – viện phó Viện Kinh tế xây dựng – góp thêm một thực trạng khi cho biết có thể các nhà thầu Trung Quốc nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nước họ, kể cả chính sách thuế, nên giảm mạnh giá bỏ thầu. Vì vậy, họ thường nắm phần thắng khi đấu thầu. Nên các công trình lớn như Đạm Cà Mau, nhà máy điện ở Hải Phòng, khi xây dựng lúc nào cũng có hàng ngàn công nhân Trung Quốc…

Cùng lo ngại như ông Trần Văn Huynh “nếu các công trình lớn đều vào các nhà thầu ngoại sẽ dần triệt tiêu nội lực”, nhiều chuyên gia đề nghị nên có chính sách cụ thể để giúp các doanh nghiệp xây dựng trong nước. Ông Huynh phân tích: “Giá thầu rẻ nhưng chất lượng không cao chưa chắc đã là rẻ, không nên tư duy cứ giá thấp là trúng thầu”. Ông Trần Hồng Mai viện dẫn Luật đấu thầu đã quy định phải ưu tiên doanh nghiệp VN nhưng nhiều chủ đầu tư VN lại “quên” điều này. Ông Mai cho rằng Nhà nước cần có chính sách để “nhắc” các chủ đầu tư.

Bình luận về bài viết này