Welcome to BEAR’s BLOG!!!

Archive for the ‘Vietnamese’ Category

Hà Nội: Phố “Cam Đai”

Posted by BEAR trên Tháng Mười Một 24, 2011

http://dantri.com.vn/c728/s728-541128/ha-noi-co-pho-cam-dai.htm

 

Trở lại vùng đất hủ tục chôn con… theo mẹ  😦

Một đứa trẻ mới sinh ra, nếu chẳng may mẹ chết đi thì nó cũng bị buộc… chôn sống theo mẹ vì sợ “ma” mẹ đi theo đòi con nếu ai đó nhận về. Chôn con theo mẹ – hủ tục của một vài dân tộc sống ở miền tây tỉnh Quảng Bình.

Posted in Life!, Vietnamese | Thẻ: | Leave a Comment »

Tầm vóc người Việt

Posted by BEAR trên Tháng Năm 8, 2011

Nâng tầm vóc người Việt

Năm 2003, Bộ Y tế Việt Nam cho biết chiều cao trung bình ở nam trưởng thành là 163,7 cm và nữ là 1,54 cm. So với số liệu năm 1975 thì nam đã tăng 3,7cm và nữ tăng 4 cm. Tuy nhiên, so với người trưởng thành ở Nhật Bản cùng nhóm tuổi thì người nước ta vẫn thấp hơn 10 cm. So với thế giới, tầm vóc, thể lực của người trưởng thành Việt Nam hiện thuộc loại trung bình thấp.

Thực trạng thể chất người Việt Nam tác động của dinh dưỡng đến tăng, trưởng của con người, làm thế nào để nâng cao tầm vóc của người Việt cũng chính là những nội dung chủ yếu được bàn luận tại hội thảo Cải thiện dinh dưỡng và gia tăng tăng trưởng ở người Việt Nam do Dutch Lady Việt Nam phối hợp với Hội dinh dưỡng Việt Nam tổ chức ngày 26/2 tại Hà Nội.

Suy dinh dưỡng đồng hành với đói nghèo

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những nhân tố chính ảnh hưởng đến tầm vóc thân thể, thể lực con người bao gồm

  • dinh dưỡng (31%),
  • di truyền (23%),
  • thể dục thể thao (20%),
  • môi trường (16%),
  • tâm lý xã hội khoảng (10%).

Như vậy, yếu tố dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em có quan hệ cùng chiều với điều kiện sống của hộ gia đình. Trẻ sống ở hộ nông nghiệp, hộ nghèo và hộ có nhiều con có nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD), thấp còi cao.

Đầu những năm 90, các chuyên gia Ngân hàng thế giới dự báo vào năm 2000, tỷ lệ thấp còi ở trẻ em nước ta sẽ là 45%, đến năm 2013 sẽ dưới 35% với điều kiện đạt mức tăng trưởng kinh tế liên tục các năm là 9%. Tuy nhiên, theo đánh giá của UNICEF, tính trong cả thập kỷ 90 thì Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực ĐNA và TBD đạt được mức giảm SDD là 1,8%/năm.

Tỷ lệ SDD thấp còi ở Việt Nam đã giảm từ 59,7% năm 1985 xuống còn 46,9% năm 1995; 36,5% năm 2000 và 29,6% năm 2005. Song do tỷ lệ thấp còi ở thời điểm xuất phát ban đầu năm 1990 của khu vực ĐNA là cao nhất, nên dù đã đạt được mức giảm cao nhất thì tỷ lệ thấp còi của nước ta vẫn còn cao hơn so với các nước khu vực khác trên thế giới. Có thể nhận thấy hoạt động can thiệp dinh dưỡng ở Việt Nam giữ một vai trò quan trọng trong việc hạ thấp SDD.

Kể từ năm 2000 đến nay, với sự đầu tư của Chính phủ hàng năm ngày càng tăng, chương trình phòng chống SDD trẻ em đã bao phủ hết tất cả các xã trong toàn quốc. Vai trò của các chương trình dinh dưỡng ở Việt Nam không những nhằm vào việc chăm sóc bà mẹ và trẻ em mà còn nâng cao nhận thức và cam kết của các cơ quan có thẩm quyền ở tất cả các cấp.

Mục tiêu giảm SDD đã được đưa vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ. 5 năm qua, nhiều tổ chức xã hội đã tham gia tích cực vào chương trình phòng chống SDD trẻ em. Cùng với chương trình giảm nghèo, chương trình phòng chống SDD trẻ em đã đóng góp đáng kể vào việc tăng nhanh tốc độ giảm SDD trong giai đoạn 2000-2005. Các yếu tố nguy cơ của SDD trẻ em được phân tích từ số liệu điều tra quốc gia năm 2004 cho thấy tình trạng kinh tế và điều kiện sống của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng dinh dưỡng. Hộ nghèo và hộ sống ở vùng kinh tế kém có nguy cơ SDD cao.

Tỷ lệ SDD thấp còi không có sự khác biệt giữa trẻ trai và trẻ gái nhưng có sự khác biệt giữa các vùng và tình trạng kính tế. Nguyên nhân chính của SDD là đói nghèo. Đói nghèo làm ảnh hưởng đến những hộ gia đình có các thành viên có trình độ văn hoá thấp, những người này thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các kỹ năng thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cũng như dinh dưỡng.

Nâng cao tầm vóc để phát triển đất nước

Thiếu vi chất dinh dưỡng, thiếu protein năng lượng tồn tại rất phổ biến ở Việt Nam , các đối tượng có nguy cơ là trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Theo điều tra của Viện dinh dưỡng về tình hình thiếu vi chất của trẻ 5-8 tháng tuổi tỷ lệ thiếu máu, thiếu kẽm và thiếu vitamin A tương ứng là 73,1%, 37,8% và 38,1%, thuộc mức rất cao về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Trong số 73,1% trẻ bị thiếu máu, chỉ có 24,1% trẻ thiếu máu đơn lẻ, 32,8% trẻ bịhiếu máu kèm theo thiếu một vi chất khác (vitamin A và kẽm) và 15,2% thiếu máu kèm theo thiếu hai vi chất khác.

Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vi chất dinh dưỡng làm chậm sự phát triển thể lực và nhận thức, giảm khả năng học tập và làm việc có thể gây ra những khuyết tật bẩm sinh, đần độn, mù loà. Bên cạnh đó, thiếu vi chất dinh dưỡng thường đi cùng với SDD protein năng lượng. SDD ở buổi nhỏ, dù sau này có được cải thiện thì vẫn còn ảnh hưởng tới khả năng lao động và các thế hệ tương lai sau này. Trẻ em ở lứa tuổi học đường là giai đoạn mà cơ thể đang phát triển nhanh về trí tuệ và thể lực, đồng thời ở lứa tuổi này trẻ phải tiếp thu gánh nặng học tập ở trường cũng như ở nhà nhưng lại ít được chăm sóc hơn so với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, nhà trẻ. Học sinh nông thôn còn phải giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình và sản xuất nông nghiệp. Với những gánh nặng như vậy và sự thiếu hụt về dinh dưỡng, trẻ học đường đặc biệt là trẻ nông thôn dễ có nguy cơ SDD và ảnh hưởng tới thành tích học tập. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng dinh dưỡng của học sinh nông thôn thấp hơn hẳn so với học sinh ở thành phố.

Tiềm năng tăng trưởng trí tuệ và tầm vóc

Theo điều tra về tình trạng thể lực của học sinh tiểu học năm 2003 tại Yên Phong, Bắc Ninh thì tỷ lệ trẻ 7-8 tuổi bị thiếu cân là 31% và có chiều cao thấp là 35%. Trẻ em thấp còi thường sau này cũng trở thành những người lớn có chiều cao thấp. Hơn nữa, những người bị SDD thấp còi thường có nguy cơ tử vong cao, dễ mắc bệnh hơn so với người bình thường, đồng thời khả năng lao động cũng kém hơn.

Theo kết quả điều tra dịch tễ học dinh dưỡng về diễn biến thể lực của trẻ em, thanh thiếu niên tại Tp.HCM từ 1999-2005: Chiều cao và cân nặng trẻ trai ở nhóm 1-3 tuổi tăng lần lượt là 1,6-2,2cm và 0,6-1,4kg. Chiều cao ở trẻ gái chỉ tăng ở nhóm 3 tuổi là 1,8cm và cân nặng ở độ tuổi này tăng 1,3kg. Chiều cao của nam, nữ học sinh cấp 3 (15-17 tuổi) từ năm 2000-2005 tăng 1,8-2,1cm và 1,5-1,6cm. Cân nặng của nam và nữ sinh cấp 3 tăng 2,5- 4,3kg và 0,6-1,9kg. Theo thời gian, đặc biệt trong thập kỷ 90, tầm vóc, thể lực của người Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt, đã có sự xuất hiện quy luật gia tăng về tầm vóc cơ thể (điển hình là về chiều cao) do những điều kiện thiên nhiên, môi trường và kinh tế xã hội của nước ta đổi mới theo chiều hướng tốt.

GS-TSKH Hà Huy Khôi Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam nhận định: Hiện tượng gia tăng trong tăng trưởng trên là bằng chứng cụ thể về tiềm năng nòi giống Việt Nam và ảnh hưởng tích cực của các thành tựu kinh tế xã hội trong 2 thập kỷ qua.

Chúng ta hoàn toàn có căn cứ để hy vọng tầm vóc của người Việt Nam cả thể chất và trí tuệ ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, cần có những công trình nghiên cứu hệ thống và hoàn chỉnh về tầm vóc thể lực người trưởng thành trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, đồng thời cần có những biện pháp về tác động toàn diện để sau 10-20 năm nữa tầm vóc thể lực người Việt Nam có thể ngang bằng với các dân tộc tiên tiến trên thế giới. Giải pháp chính nhằm gia tăng sự tăng trưởng của người Việt Nam mà các đại biểu đưa ra là áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với các biện pháp luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể chất.

Huyền Ngân (TBKT)

Việt Báo (Theo_VnMedia)

Đề án phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong 20 năm tới

(Chinhphu.vn) – Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam.

Mục tiêu cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam là: đối với nam 18 tuổi, năm 2020 có chiều cao trung bình 167cm và đến năm 2030 chỉ số này là 168,5cm; đối với nữ 18 tuổi, năm 2020 chiều cao trung bình là 156cm và đạt 157,5cm vào năm 2030.

Nhiệm vụ cải thiện thể lực được đặc biệt chú trọng là sức bền và sức mạnh của thanh niên, trong đó năm 2020 khả năng chạy tùy sức 5 phút của nam 18 tuổi được tính trong quãng đường trung bình đạt 1.050m, chỉ số này ở nữ 18 tuổi là trong quãng đường trung bình đạt 850m.

Bên cạnh đó, Đề án đặt mục tiêu tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên nhằm giảm thiểu các bệnh về tim mạch, bệnh béo phì, bệnh gây bất bình thường về chiều cao thân thể, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống…

Đề án được thực hiện trong phạm vi toàn quốc và chỉ đạo trọng điểm ở 4 thành phố, 6 trỉnh đồng bằng miền núi.

Đề án được thực hiện trong 20 năm, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 2011-2020 thực hiện thí điểm giải pháp đồng bộ về dinh dưỡng và thể dục thể thao. Giai đoạn 2 từ 2021-2030 sẽ thực hiện mở rộng trong phạm vi toàn quốc.

4 chương trình của Đề án

Chương trình 1: Nghiên cứu triển khai, ứng dụng những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc người Việt Nam.

Chương trình này do Bộ Y tế chủ trì thực hiện, với nhiệm vụ là xây dựng các chỉ số sinh học và các tiêu chí, tiêu chuẩn phát triển thể lực, tầm vóc; đồng thời đề xuất khả năng can thiệp cải thiện thể lực, tầm vóc người Việt Nam.

Chương trình 2: Chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan.

Trong chương trình này sẽ nghiên cứu đề xuất chuẩn thực đơn dinh dưỡng hàng ngày phù hợp với các đối tượng; thí điểm hướng dẫn và thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng đối với học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; xây dựng và triển khai chương trình sữa học đường đối với học sinh mẫu giáo, tiểu học…

Chương trình 3: Phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 3-18 tuổi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện. Mục tiêu đặt ra đến năm 2020 có 55% tổng số trường phổ thông các cấp có câu lạc bộ thể dục thể thao, có hệ thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao… và tỷ lệ này tăng lên 90% vào năm 2030.

Chương trình 4: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì.

Tuấn Khang

http://viet-studies.info/kinhte/TamVocNguoiViet.pdf

Posted in Vietnamese | Leave a Comment »

Độc chiêu đeo bám khách du lịch trên vịnh Hạ Long

Posted by BEAR trên Tháng Tư 21, 2011

Thực trạng du lịch Việt Nam: ‘chim cánh cụt’

Độc chiêu đeo bám khách du lịch trên vịnh Hạ Long

Sử dụng trẻ em làm ‘vũ khí’, đội quân chèo kéo khách du lịch chuyên nghiệp ngày càng hoạt động rầm rộ trên vịnh Hạ Long. Phương pháp bắt đầu từ gạ bán những nải chuối rồi đến ngửa tay xin tiền.

Khách đi du ngoạn vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đều có thể gặp cảnh những chiếc thuyền chở chuối và hoa quả lênh đênh giữa vịnh gần khu vực cảng tầu Bãi Cháy. Những người trên thuyền buôn bán này ngày thường được gọi là “Chã” (là từ riêng để gọi ngư dân sinh sống bằng nghề chài lưới trên vịnh Hạ Long, chã cào, hay còn gọi là giã cào).

Họ lượn lờ chờ đợi một ánh mắt cảm thông từ phía du khách. Chiêu của những dân chã này là dùng trẻ em làm mồi nhử. Theo nhiều người dân địa phương, thậm chí trẻ em còn được thuê để lênh đênh trên thuyền cả ngày.
Ngay cả khi không có các em nhỏ đi cùng thì những người này vẫn có thể “tự thân vận động” với một chiếc vợt đưa lên cao xin tiền.
Mọi tầu du lịc h to nhỏ hạng sang hay tầm trung đều được Chã vây quanh.
Một em nhỏ đưa tay lên xin tiền các vị khách đến từ một nước thuộc châu Á.
Tiếp cận và trèo lên.
Mời chào từ dưới thuyền.
Hai chiếc thuyền ập vào từ hai bên.
Thậm chí cùng lướt sóng chạy theo.
Thành quả vừa gặt hái được. Những em nhỏ chỉ khoảng dưới 6 tuổi này dường như chưa hiểu đồng tiền này có ý nghĩa gì.

Posted in Economic, Feelings, Life!, Poor, Vietnamese | Leave a Comment »

Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan phối hợp điều tra đường dây “Baby 101”

Posted by BEAR trên Tháng Ba 5, 2011


Đàn bà Việt “đẻ thuê” và tương lai những đứa trẻ?

Theo thỏa thuận giữa Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan chức năng Thái Lan trong cuộc họp ngày 28.2 thì các cô gái trong đường dây “đẻ thuê” ở Bangkok sẽ về Việt Nam cùng với những đứa trẻ họ sinh ra. Đồng thời những đứa trẻ này sẽ được làm giấy khai sinh ở Việt Nam, theo mẹ (là các cô gái) và xin quốc tịch Việt Nam theo pháp luật. Còn vấn đề tài chính giữa các bên liên quan thì hầu như chưa có hướng giải quyết nào cụ thể.

Mặc dù những người mẹ “đẻ thuê” trong vụ việc này có nhiều điều đáng trách, nhưng suy cho cùng, vì cuộc sống quá khó khăn, mà họ phải làm “mẹ” một cách bất đắc dĩ.

Khi vụ việc bị vỡ lỡ, với cách xử lý như trên, bỗng dưng họ trở thành những người mẹ với trách nhiệm nặng nề đang chờ phía trước, cho dù chắc chắn rằng đây là điều không ai trong số họ mong đợi. Nếu xét về phương diện sinh học, những đứa con họ đã và sắp sinh ra không phải của mình, lý do để họ chấp nhận mang nặng đẻ đau đơn giản chỉ vì đồng tiền. Tức là chỉ vì hoàn cảnh khá đặc biệt mà họ sẽ là mẹ và con trong tương lai.

Liệu có thể những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh này sẽ thiếu vắng tình yêu thương của cha mẹ? Hơn nữa, khi sự việc bị phát hiện, có nhiều khả năng những người “mẹ” này vốn đã nghèo khổ thì nay sẽ còn khổ hơn khi mà toàn bộ tiền của và công sức của họ có nguy cơ biến thành những món nợ “khổng lồ”. Từ đó, những đứa trẻ này sẽ sống trong cảnh thiếu thốn, bần cùng và không có tương lai.

Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan phối hợp điều tra đường dây “Baby 101”

Khánh An, phóng viên RFA, Bangkok
2011-03-04

Đã một tuần kể từ khi 15 cô gái Việt của đường dân đẻ thuê tại Bangkok bị cảnh sát phanh phui, người dân Thái vẫn chưa hết bàng hoàng vì vụ việc này.

Photo Khanh An, RFA

Cổng vào Trung tâm Bảo vệ (nạn nhân) và phát triển nghề nghiệp Kredrakarn

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf
Hôm nay 4/3, Sở An sinh và Phát triển Xã hội Thái có buổi họp báo tại Trung tâm Bảo vệ (nạn nhân) và phát triển nghề nghiệp Kredrakarn, nơi các cô gái Việt của đường dây mang thai thuê đang được chăm sóc. Khánh An tham dự và tường trình.

Nạn nhân của đường dây đẻ thuê

Trong buổi họp báo sáng nay, Giám đốc Sở An sinh và Phát triển Xã hội Pakorn Pantu cùng với Giám đốc của Trung tâm Kredrakarn, nơi đang chịu trách nhiệm chăm sóc cho các cô gái Việt trong đường dây đẻ thuê, cho biết các cô gái chưa thể về Việt Nam trong tuần này vì các thủ tục điều tra và các giấy tờ vẫn chưa hoàn tất.

Hiện cảnh sát Thái đã bắt giữ 4 người có liên quan đến công ty Baby 101, nơi môi giới tuyển các cô gái để mang bầu và đẻ thuê cho các cặp vợ chồng hiếm muộn tại Đài Loan. Tuy nhiên, chủ điều hành đường dây tên Siang Lunglor, người gốc Đài Loan, đã trốn thoát và cảnh sát Thái đang truy bắt người này.

Giám đốc Sở An sinh và Phát triển Xã hội Pakorn Pantu cùng với Giám đốc của Trung tâm Kredrakarn, nơi đang chịu trách nhiệm chăm sóc cho các cô gái Việt trong đường dây đẻ thuê, cho biết các cô gái chưa thể về Việt Nam trong tuần này vì các thủ tục điều tra chưa hoàn tất.

Quang cảnh buổi họp báo tại Trung tâm Bảo vệ (nạn nhân) và phát triển nghề nghiệp Kredrakarn
Quang cảnh buổi họp báo tại Trung tâm Bảo vệ (nạn nhân) và phát triển nghề nghiệp Kredrakarn. Photo Khanh An, RFA

Được biết, đường dây đẻ thuê  này trước đây đã từng xuất hiện tại Đài Loan nhưng bị cảnh sát bắt, sau đó các văn phòng của đường dây này được chuyển sang Bangkok và Pnom Penh.

Những nạn nhân của đường dây thường được đưa qua các ngả đường từ TPHCM sang Pnom Penh, hoặc từ Pnom Penh sang Bangkok hoặc trực tiếp từ TPHCM sang Bangkok.

Trong số 15 cô gái Việt bị bắt giữ trong các nhà trú ẩn của công ty Baby 101, có 7 cô gái đang mang thai, 2 cô vừa sinh em bé và 6 cô gái khác chưa mang thai.

Thái Lan hiện xem các cô gái này là nạn nhân của một hình thức buôn người nên đã chuyển tất cả các cô gái đến Trung tâm bảo vệ và Phát triển nghề nghiệp Kredakarn.

Không muốn giữ con

Theo Giám đốc Sở An sinh và Phát triển xã hội Pakorn Pantu, trong khi chờ các thủ tục pháp lý hoàn tất, các cô gái được điều trị tâm lý tại đây. Ông cho biết:

Trong số 15 cô gái Việt bị bắt giữ trong các nhà trú ẩn của công ty Baby 101, có 7 cô gái đang mang thai, 2 cô vừa sinh em bé và 6 cô gái khác chưa mang thai. Thái Lan hiện xem các cô gái này là nạn nhân của một hình thức buôn người

“Các cô gái đang mang thai hiện vẫn còn sốc. Họ rất dễ bật khóc ngay cả khi nói chuyện với chúng tôi. Theo luật pháp Thái Lan, để bảo vệ các nạn nhân, chúng tôi không được phép cho bất cứ ai chụp hình, quay phim, ghi âm hay bất cứ hình thức nào khiến họ bị nhận diện”.

Ông Pakorn Pantu cũng cho biết, mặc dù đã mang thai hơn 20 tuần, 2 trong số các cô gái vẫn muốn phá thai vào thời điểm bị bắt, nhưng sau một tuần được chăm sóc tại trung tâm, bây giờ các cô đã có vẻ bình tĩnh hơn.

Hầu hết các cô gái cho biết họ không muốn giữ đứa con đang mang, mà muốn nhận được khoản tiền mà công ty Baby 101

RFA phỏng vấn giám đốc Trung tâm Kredrakarn
RFA phỏng vấn giám đốc Trung tâm Kredrakarn. RFA

đã hứa cho họ sau khi sinh em bé. Được biết, khoản tiền này là 5000 đô-la cho một em bé.

Việt Nam sẵn sàng đón nhận

Hiện luật sư Thái Lan đang yêu cầu các cô gái ra toà để làm chứng trong vụ xét xử đường dây đẻ thuê trên. Tuy nhiên, thời điểm diễn ra phiên toà vẫn chưa được xác định.

Trong buổi họp hôm nay có cảnh sát Đài Loan, cảnh sát Việt Nam và Sở Điều tra đặc biệt của Thái và các bác sĩ để tìm giải pháp tốt nhất cho các nạn nhân. Phía Đài Loan và Việt Nam sẽ làm việc thêm để tìm ra cha mẹ thực của các thai nhi, tức những người đã cung cấp tinh trùng

Sáng nay, các tổ chức đại diện của các chính phủ Thái, Việt Nam và Đài Loan đã có buổi họp về vụ việc này. Ông Pakorn Pantu cho biết:

“Trong buổi họp hôm nay có cảnh sát Đài Loan, cảnh sát Việt Nam và Sở Điều tra đặc biệt của Thái và các bác sĩ để tìm giải pháp tốt nhất cho các nạn nhân. Phía Đài Loan và Việt Nam sẽ làm việc thêm để tìm ra cha mẹ thực của các thai nhi, tức những người đã cung cấp tinh trùng”.

Ông Pakorn Pantu cho biết cảnh sát các nước đang phối hợp làm việc này, một khi cha mẹ thực của các em bé được xác nhận, hy vọng các cô gái sẽ nhận được một khoản trợ cấp nào đó.

Ông Puton trả lời phỏng vấn CNN. Photo Khanh An, RFA
Ông Puton trả lời phỏng vấn CNN. Photo Khanh An, RFA

Về trường hợp các cô gái của đường dây đẻ thuê, một số trong các cô gái này nhận là họ tự nguyện mang thai hộ, nhưng một số khác cho biết họ bị ép buộc. Giám đốc trung tâm Kredakarn, bà Ladda Benjatachah, xác nhận điều này:

“Phía chủ Đài Loan đã tịch thu hộ chiếu của tất cả các cô gái, vì vậy họ không thể đi đâu và buộc phải đồng ý mang thai hộ”.
Hiện Sứ quán Việt Nam tại Thái đã sẵn sàng để nhận các cô gái Việt trở về Việt Nam và những em bé được sinh ra sẽ mang quốc tịch Việt Nam.

Theo dòng thời sự:

Posted in Vietnamese, Women | Leave a Comment »

Chiều cao người Việt

Posted by BEAR trên Tháng Mười Hai 9, 2010

Chiều cao người Việt

Vấn đề thể trạng và chiều cao người Việt Nam đã được đề cập trong chiến lược phát triển dân số Việt Nam 2001-2010.

Photo courtesy of meyeucon.org

Ảnh minh họa

 

Tuy nhiên theo Ủy ban Dân số – Gia đình và Trẻ em, việc phát triển thể lực và tầm vóc của người Việt Nam vẫn còn chậm so với chuẩn quốc tế.

Gần đây Bộ Văn hoá –Thể thao & Du lịch đệ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Chương trình Tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2010 – 2030. Liệu đề án này có đạt được mục tiêu cải thiện chiều cao của người Việt Nam hay không?

Thông tin từ Uỷ Ban Dân số – Gia đình và Trẻ em cho thấy tầm vóc và thể lực của người Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là chiều cao, cân nặng và sức bền còn thấp, so với chuẩn quốc tế.

  • Chiều cao nam thanh niên hiện nay chỉ đạt ở mức 163cm, thấp hơn khoảng 13cm so với chuẩn;

  • và chiều cao trung bình của nữ thanh niên Việt Nam là 153cm, thấp hơn khoảng 11cm so với chuẩn.

Nếu so sánh các chỉ số này với các nước khu vực Châu Á, nam thanh niên Việt Nam kém thanh niên Nhật 8cm, Thái Lan 6cm; nữ Việt Nam kém nữ thanh niên Nhật 4cm, Thái Lan 2cm. Điều đáng chú ý, là thanh niên Việt Nam không chỉ thấp, nhẹ cân, mà còn yếu cả về sức mạnh cơ bắp, độ dẻo dai, và sức bền kém do thiếu vận động.

Do chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng có vai trò như thế nào trong việc phát triển chiều cao của trẻ em, Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng, Chủ tịch Hội Dinh Dưỡng Thực Phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết:

“Dinh dưỡng có lẽ ảnh hưởng lớn nhất đến tầm vóc của một người. Nhưng không phải đến lứa tuổi thanh thiếu niên mới quan tâm đến vấn đề phát triển tầm vóc, vì chiều dài của một em bé khi sinh ra cũng quyết định tầm vóc của thanh thiếu niên cũng như tầm vóc của người trưởng thành. Chiều dài trung bình của một em bé khi sinh ra là từ 48cm đến 52cm.”

Trả lời câu hỏi của chúng tôi, chiều dài của một em bé mới sinh ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của chiều cao trong tương lai, Bác sĩ Kim Hưng cho biết:

Việc suy dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, khả năng học hành, dễ mệt mõi, khó tập trung đầu óc

Bác sĩ Kim Hưng

“Một bé khi sinh ra với chiều dài tốt, và nhất là sự phát triển trong hai năm đầu tốt, thì chiều cao lúc trưởng thành sẽ tốt. Chúng ta biết chiều cao người trưởng thành phải gấp đôi chiều cao em bé hai tuổi. Như vậy nói chung để có một tầm vóc tốt chúng ta cần lưu ý cả đến việc chăm sóc những người phụ nữ chuẩn bị làm mẹ. Và giai đoạn tăng tốc phát triển của trẻ khi đến lứa tuổi dậy thì, chúng ta cần phải cung cấp thức ăn cho trẻ còn nhiều hơn người lớn, về mặt số lượng và cân đối về mặt chất lượng, đủ các sinh tố, khoáng chất để trẻ phát triển hết tiềm năng của mình.”

Mục tiêu nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam ngang tầm quốc tế đã được nhắc đến từ thập niên trước với việc đề ra chiến lược phát triển dân số. Sau mười năm triển khai thực hiện đề án, tình trạng suy dinh dưỡng của người dân nói chung đã được cải thiện. Trong báo cáo mới đây của UNICEF, Việt Nam được đánh giá là nước duy nhất trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đạt được mức giảm suy dinh dưỡng nhanh. Tuy nhiên, tỉ lệ suy dinh duỡng trong nước vẫn còn cao và chênh lệch giữa các địa phương. Ngoài ra, ở các đô thị xuất hiện một số bệnh mãn tính do tình trạng thừa cân, béo phì. Và sự tăng trưởng thể lực và chiều cao trung bình vẫn còn thấp.

Giải thích các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam, chuyên gia dinh dưỡng này cho biết:

suckhoedoisong.vn-200.jpg
Ảnh minh họa. Photo courtesy of suckhoedoisong.vn

“Suy dinh dưỡng ở trẻ em nói chung do nhiều nguyên nhân.

  • Thứ nhất, những hiểu biết về dinh dưỡng chưa phổ cập, nhất là đối với những phụ nữ trước khi làm mẹ, thì gần như không có sự chuẩn bị. Người phụ nữ trở thành các bà mẹ trong khi tình trạng dinh dưỡng của họ không được tốt thì sẽ ảnh hưởng rất sớm đến tình trạng dinh dưỡng của thế hệ sau này, và sẽ rất khó thay đổi. Chúng ta chưa có những lớp hướng dẫn cho những người chuẩn bị làm cha mẹ để có hiểu biết về sự dinh dưỡng từ trong bào thai.

Đa số các bậc phụ huynh, nhất là những người ở nông thôn, chưa có sự hiểu biết rõ ràng về điều này, nên số trẻ sinh ra thiếu ký, hoặc thiếu chiều dài cũng sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tầm vóc sau này. Trong vấn đề dinh dưỡng kiến thức vẫn là chủ yếu, chứ không phải là vấn đề chúng ta thiếu thực phẩm.”

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trần Chí Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định, vấn đề dinh dưỡng học đường cho đến nay vẫn chưa được triển khai đầy đủ và có chất lượng trên diện rộng. Đây là một sự can thiệp quan trọng vào giai đoạn tăng trưởng nhanh của sự phát triển thể lực ở trẻ. Ông Liêm cũng nói thêm, việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em cần được tiến hành liên tục và bền bỉ trong nhiều năm. Đồng thời phải có những giải pháp riêng cho từng vùng, đặc biệt ở những vùng khó khăn.

Đề án Chương trình Tổng thể nhằm nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt giai đoạn 2010-2030 do Bộ Văn hoá-Thể thao & Du lịch đệ trình chính phủ, đưa ra hai giải pháp gồm: tăng cường hoạt động thể dục thể thao và chăm sóc dinh dưỡng học đường, nhắm tới mục tiêu đến năm 2020 chiều cao trung bình của nam sẽ đạt 167cm, nữ 157cm. Ngoài vấn đề tầm vóc, chương trình phát triển tổng thể còn phấn đấu cho mục tiêu thu hẹp khoảng cách về thể lực của thanh niên Việt Nam so với thanh niên các nước phát triển ở Châu Á.

Ngoài ra, suy dinh dưỡng cũng ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. Bác sĩ Kim Hưng nhận định:

“Chắc chắn là có sự ảnh hưởng đến trí tuệ vì nếu chúng ta thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy việc suy dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, khả năng học hành, dễ mệt mõi, khó tập trung đầu óc. Ví dụ như thiếu chất sắt sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu, dễ buồn ngủ. Như vậy việc nuôi dưỡng không đầy đủ cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển về mặt nhận thức, học hành của trẻ.”

Một bé khi sinh ra với chiều dài tốt, và nhất là sự phát triển trong hai năm đầu tốt, thì chiều cao lúc trưởng thành sẽ tốt.

Bác sĩ Kim Hưng

Viện Dinh Dưỡng Quốc gia cũng xây dựng chiến lược về dinh dưỡng trong giai đoạn 2011-2020, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Lê Thị Hợp cho biết, chiến lược này chú trọng đến việc giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em Việt Nam, để góp phần nâng cao tầm vóc của người Việt, và kiểm soát vấn đề thừa cân, béo phì, cũng như các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng.

Việc thay đổi tầm vóc con người ở một dân tộc không phải là một vấn đề đơn giản, đòi hỏi phải có nhiều thời gian có khi phải mất nhiều thế hệ, và cần có sự phối hợp đồng bộ của các ngành liên quan trong việc thực hiện thì mới đạt kết quả. Đồng thời cần tăng cường vấn đề quản lý, kiểm tra chặt chẽ khâu chăm sóc dinh dưỡng học đường để loại bỏ những tiêu cực, tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi.”

Nâng cao thể chất và chiều cao

Để thực hiện mục tiêu nâng chiều cao người Việt Nam hiện nay, chính phủ cần xây dựng một chiến lược dài hạn với sự tham gia của các cơ quan chức năng và nhiều ban ngành, đoàn thể.

Photo courtesy of thegioisuckhoe.com

Trẻ em phải được chăm sóc chế độ dinh dưỡng từ lứa tuổi học đường.

 

Trong đó việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em là một khâu quan trọng để giải quyết vấn đề này. Quỳnh Như có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia Việt Nam để tìm hiểu về chiến lược này.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng

Theo thống kê của Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch tầm vóc và thể lực của người Việt Nam hiện nay vẫn còn phát triển chậm so với chuẩn quốc tế. Trước hết, PGS-TS Nguyễn Thị Lâm giải thích nguyên nhân của vấn đề này:

“Hiện tại theo nghiên cứu gần đây nhất của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia thì chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam, ở trẻ gái vào khoảng là 153cm, còn trẻ trai là 163cm. Nguyên nhân chủ yếu là ở Việt Nam, tỉ lệ các cháu bị suy dinh dưỡng từ hồi nhỏ, nhất là suy dinh dưỡng mãn tính, thể thấp – chiều cao theo tuổi cũng cao. Vấn đề suy dinh dưỡng mãn tính ảnh hưởng đến tầm vóc ở tuổi trưởng thành.”

Quỳnh Như: Nếu nói vấn đề suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao của trẻ em ở tuổi trưởng thành. Như vậy, thưa bà đâu là nguyên nhân của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam hiện nay. Có phải là do thiếu thực phẩm hay do trong khẩu phần ăn của các em bị thiếu chất, ví dụ như chất đạm chẳng hạn.

PGS-TS Nguyễn Thị Lâm: “Không phải chỉ là vấn đề thiếu chất đạm trong khẩu phần ăn. Mà có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là, ngay cả thời kỳ mang thai, ví dụ như cũng có một số bà mẹ còn chưa chú ý để nâng cao sức khoẻ, thì có thể sinh ra con nhẹ cân. Rồi trong quá trình trước tuổi học đường thì vẫn còn nhiều cháu bị suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng ở thể thấp – chiều cao tính theo tuổi thì hiện nay ở Việt Nam cũng còn khoảng 31%.

Nhưng ở các vùng miền núi, vùng nghèo, các bà mẹ cũng chưa có đầy đủ kiến thức về việc nuôi con, nên đó là nguyên nhân của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

PGS-TS Nguyễn Thị Lâm

Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến đến tận tuổi trưởng thành, vì những cháu bị suy dinh dưỡng hồi nhỏ thì đến tuổi trưởng thành các cháu bị thiệt thòi từ 3 đến 5cm. Nguyên nhân chủ yếu là do khẩu phần ăn của các cháu còn thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng, nếu ở khu vực nông thôn, miền núi. Ví dụ như chất đạm cũng chỉ thiếu một phần thôi, không thiếu nhiều, nhưng các vi chất dinh dưỡng như sắt, vitamin A, chất kẽm, thì đó là những vấn đề còn thiếu ở bà mẹ và trẻ em Việt Nam.

Đó là những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Bên cạnh đó, kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ Việt Nam ở những khu vực thành phố, thị xã, và một số vùng nông thôn thì tốt. Nhưng ở các vùng miền núi, vùng nghèo, các bà mẹ cũng chưa có đầy đủ kiến thức về việc nuôi con, cháu bé sinh ra bị ảnh hưởng, nên đó là nguyên nhân của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.”

Dinh dưỡng học đường

Quỳnh Như: Như vậy có chiến lược nào để cải thiện tình trạng đó hay không, ví dụ như việc can thiệp để cải thiện bữa ăn học đường của các học sinh cấp 1 bán trú.

ungthu.net-250.jpg
Thực phẩm dinh dưỡng. Photo courtesy of ungthu.net

PGS-TS Nguyễn Thị Lâm: “Vừa rồi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có tổ chức một hội thảo quốc tế mời Bộ Y tế, Bộ Giáo dục tham gia, tổ chức ở thành phố Vũng Tàu, cũng có một số chuyên gia quốc tế tham gia báo cáo tại hội thảo. Trong hội thảo đó cũng có xây dựng một định hướng. Mọi người trao đổi, bàn bạc để xây dựng một chiến lược về dinh dưỡng học đường cho trẻ em Việt Nam.

Bộ Y tế và Viện Dinh Dưỡng cũng đang xây dựng một định hướng. Một nhóm cán bộ của Viện cũng đang xây dựng dự án về dinh dưỡng học đường để trình Bộ Y tế. Hiện nay mới đang ở giai đoạn xây dựng dự thảo.”

Quỳnh Như: Thưa Tiến sĩ, Viện Dinh Dưỡng Quốc gia có chương trình gì để giúp phổ cập kiến thức về dinh dưỡng trẻ em cho cộng đồng.

PGS-TS Nguyễn Thị Lâm: “Viện Dinh Dưỡng đang có một chương trình quốc gia rất lớn. Đó là chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, và được chính phủ rất quan tâm. Đây là một trong 10 chương trình có mục tiêu của Bộ Y tế. Hàng năm chính phủ vẫn hỗ trợ kinh phí cho chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

Viện Dinh Dưỡng đang có một chương trình quốc gia rất lớn. Đó là chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, và được chính phủ rất quan tâm.

PGS-TS Nguyễn Thị Lâm

Chương trình này có nhiều nội dung như: giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ thời kỳ mang thai, tư vấn, hướng dẫn cho bà mẹ nuôi dưỡng trẻ nhỏ – ví dụ như việc đẩy mạnh nuôi con bằng sữa mẹ, rồi hướng dẫn cho trẻ ăn bổ sung, hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ em.

Phòng chống việc thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em – ví dụ phòng chống thiếu máu, thiếu sắt cho bà mẹ, phòng chống thiếu vitamin A, thiếu sắt, thiếu kẻm cho trẻ em. Chính phủ cũng đang rất quan tâm, và nhiều tổ chức quốc tế cũng quan tâm giúp Việt Nam, nhưng cũng phải qua từng giai đoạn chứ chúng ta không thể làm nhanh được.

Trước những năm 90 thì suy dinh dưỡng ở trẻ em trên 50% thì hiện nay đã giảm xuống còn khoảng 31% thể thấp còi, thể nhẹ cân thì hiện nay còn khoảng 19%. Như vậy mình cũng đã giảm nhanh, nhưng không thể giảm nhanh trong một thời gian ngắn được.”
Xin cảm ơn Tiến sĩ đã chia sẻ với chúng tôi những thông tin này.

Posted in Vietnamese | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

Người Việt xấu xí…(8): Đi chợ chửi ở Hà Thành

Posted by BEAR trên Tháng Mười Hai 7, 2010

Người Việt xấu xí…(7): Bạo lực nữ sinh

Người Việt xấu xí…(6): Nhân tình? <–Lái xe cố tình cán chết người vì …”Nó sống thì mình chết”

Người Việt xấu xí…(5): Rác…

Người Việt xấu xí…(4): Người Việt thiếu sâu sắc?

Người Việt xấu xí…(3) – Phân biệt đối xử: Vào siêu thị, khách Ta gửi đồ, khách Tây được mang túi???

Người Việt xấu xí…(2) – Ăn hàng Hà Nội: Miệng nhai, tai nghe chửi

Người Việt xấu xí…(1)

“Cô hồn sống” cướp mâm cúng cô hồn rằm tháng bảy

Đi chợ chửi ở Hà Thành

– Chợ Ngã Tư Sở, chợ Hôm, chợ Mơ… là những địa chỉ mua sắm quần áo, giày dép của nhiều người. Tuy nhiên những địa điểm trên cũng là nỗi e ngại của rất nhiều “thượng đế” bởi mua hàng ở đây dễ bị ăn cả “rổ chửi” cộng với cách hành xử thiếu văn hóa, thậm chí mang dáng dấp “côn đồ” của nhiều chủ hàng.

Đến “thượng đế” cũng bị chửi

Chúng tôi “căn giờ” đi chợ Ngã Tư Sở đúng vào buổi chiều chủ nhật. Thời điểm này ở chợ khá đông người đến mua sắm, với lại cũng là lúc các cô, các chị bán hàng ở đây “dễ tính” nhất. Vừa bước vào cổng chợ đã thấy các chị các cô mặt tươi roi rói, giọng ngọt như mía lùi, mời chào:

– “Em ơi vào xem hàng đi, nhiều kiểu dáng mẫu mã đẹp lắm” hay “Em ơi, vào xem hàng đi em, chị bán rẻ cho…”, “Em chọn đi, em thử đi, cái kiểu này rất hợp với dáng em đó”.

 

C
Chợ Ngã Tư Sở là địa chỉ mua sắm của nhiều thanh niên, sinh viên.

Ấy thế mà đột nhiên lại quay ngoắt 180 độ, chuyển từ gam “ngọt ngào” sang gam “côn đồ” ngay. Đứng nhìn hàng chị mà không mua hả? Chửi. Mặc cả rồi không mua hả? Chửi. “Can tội” mặc cả thấp, nhiều khi lơ ngơ đi qua là gọi giật lại:

– Em ơi, lại đây chị bảo này? Dạ? Qua đây chị nhờ tí! Vâng (lơ ngơ láo ngáo bước lại gần).

– Em xem giúp chị đi. Thử xong thế này à? Thế là chửi, thậm chí có khi ăn đấm, ăn tát bùm bụp, rồi còn bị vu oan là ăn cắp…

Các cô, các chị bán hàng ở đây có thể loạt vào dạng ghê gớm, chua ngoa, đanh đá nhất trần đời. Kèm với chửi là cho “thượng đế” “ăn” đủ thứ… trên trần đời khiến khách hàng phải đỏ mặt xấu hổ mà đi.

Tôi đi ngang qua hàng một chị tầm hơn ba chục tuổi ngó nghiêng đôi giày, vậy mà chị lôi cổ vào bắt mua bằng được với lý do là “động vào hàng của chị mới chiều ngày ra”. Tôi không ưng đôi giày đó, thế là bị những cái lườm nguýt, đốt vía. Một trận những lời chửi rủa và thóa mạ như tát nước vào mặt. Tôi đứng trân, đỏ cả mặt không nói được câu nào. Tôi bỏ đi, chị ta bắt tôi quay lại để hàng cho ngay ngắn mới được đi. Một phen hú hồn.

Linh, 19 tuổi, quê Thái Bình, lắc đầu ngán ngẩm: Có lần, em bị họ phang giày tới tấp vào người vì trả giá thấp.

Đi về phía hàng quần áo, một bạn tên Yến, 22 tuổi, quê ở Hải Dương đang mua quần bò. Thử mấy cái nhưng không ưng chiếc nào, Yến gửi trả lại. Thế là bị chủ hàng túm tóc, nắm chặt tay không cho đi vì chưa “mở hàng, mặc cả rồi thì phải lấy!”. Rồi từ đâu xất hiện mấy người mặt mũi rất ngầu cùng với mấy người bán ở xung quanh vây lấy đòi đánh. Yến sợ quá chẳng nói được câu nào. Chủ hàng xông vào tát mấy cái. Yến sợ hãi, mặt đỏ bừng, nước mắt chảy giàn giụa. Hỏi ra, mới biết giá nói thách của chiếc áo là 300.000 đồng, khách chỉ trả 70.000 đồng. Thấy khách đi chợ tò mò đứng lại xem, bà chủ hàng đành buông tay, quăng cái áo vào mặt khách, miệng không ngớt ném theo những câu chửa rủa.

Chứng kiến cảnh này, một khách hàng rùng mình, thì thào: “Dân bán hàng ở đây dữ như quỷ ấy”.

Lạnh te và sưng sỉa đi mua hàng

Theo các “thượng đế” hay đi mua hàng ở đây, khi vào chợ, họ luôn phải chuẩn bị tinh thần để “chiến” với các  bà, các cô nanh nọc. Người người bán hàng ở đây thường trông mặt mà bắt hình dong, thấy ai hiền hiền là “xơi tái”. Thế nên kinh nghiệm đi các chợ này là đi buổi trưa hoặc chiều tối, lúc ấy các bà bán hàng mới lành tính hơn, trả giá đỡ bị chửi. Đặc biệt, nên nhớ, khi vào chợ mặt cứ phải lạnh te, sưng sỉa lên và phải nhìn mặt chủ hàng trước khi nhìn hàng. Thấy cô nào, bà nào mặt ghê gớm thì phải tránh xa.

M
Phải nhìn mặt chủ hàng trước khi nhìn hàng, cô nào có vẻ ghê gớm là phải tránh xa…

Đã có không ít những người đi chợ này một lần bị chửi thế là cạch luôn.

Bạn Phương Hà (ĐH Ngoại thương) cho biết thêm, các bà bán hàng này cũng sợ Ban Quản lý chợ lắm đấy, vì thế mà gặp phải trường hợp bị đánh, bị chửi, vu oan này thì bạn bè đi cùng nên gọi BQL xuống là bọn họ không làm gì mình được nữa đâu.

Nhiều khách hàng khuyến cáo, tốt nhất là lánh xa các bà hàng liên tục thông báo vừa mở hàng. Đây là cớ để người bán vin vào, ép khách “mở hàng” với giá cắt cổ và “chịu trận” bão miệng nếu từ chối mua.

Nguyễn Văn Tuyên (24 tuổi) cùng người yêu vào chợ Ngã Tư Sở mua quần áo. Chị bán hàng xởi lởi, giới thiệu từng mẫu một rất ngọt ngào và nhẹ nhàng. Sau khi chọn được một chiếc quần bò, Tuyên hỏi giá. Chị bán hàng hét giá 500.000 đồng.

Thấy thế Tuyên trả 200.000 đồng. Chị bỗng trở mặt lên cơn mắng một thôi một hồi. Tuyên vẫn thủng thẳng:

– Có bán không? Bán thì mua, không bán thì đi mua chỗ khác đây? Chất thế nào thì trả thế.

Chị bán hàng giở giọng chợ búa chửi như cào cào, có gì văng ra hết, sợ nhất là câu: Trả giá như thế thì có mà ăn máu… này, máu… nọ. Cô người yêu Tuyên sợ rúm cả người, những người xung quanh túm lại xem, thế mà anh chàng kia chả tỏ vẻ sợ hãi, tủm tỉm cười đợi chị bán hàng chửi hết bài, bảo:

– Này! Chị nhiều máu… thế thì mang về đánh tiết canh cho cả nhà chị ăn cải thiện chứ văng ra đây… tanh tưởi lắm!

Chị bán hàng “tắt điện”, mặt xám ngoét quay ra đốt vía.

Chứng kiến cảnh đó nhiều khách hàng như mở cờ trong bụng: “Có thế mới không ăn hiếp người mua hàng nữa chứ”.

Hoàng Liên Ni

Posted in Life!, Vietnamese | Leave a Comment »

Phòng chống buôn người tại VN

Posted by BEAR trên Tháng Mười Hai 7, 2010

Cô dâu và công nhân Việt tại Ðài Loan

VN bị đưa lại vào danh sách theo dõi về buôn người

Lao động ngoài nước:buôn lậu, cu li, osin, nô lệ tình dục…:(

Mạng Trung Quốc xôn xao chuyện “mua” vợ Việt Nam :((

Mại dâm ở Campuchia: phần lớn nạn nhân là phụ nữ và em nhỏ người Việt Nam…

Lao động nữ nhập cư đối mặt nguy cơ buôn bán người

Tin Việt Nam: Khu “đèn đỏ”, cô dâu Việt lấy chồng Trung Quốc…

Phòng chống buôn người tại VN (phần 1)

Có thêm hơn 1200 phụ nữ Việt Nam đã bị mua bán, đó là con số mới được Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, thuộc Bộ Công An Việt Nam, đưa ra tại một Hội nghị tổng kết vào hôm 23/11.

AFP photo

Một phụ nữ Việt Nam bị bắt cóc ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc và buộc phải làm gái mại dâm, được giải cứu trong một cuộc đột kích của cảnh sát.

 

Con số nhói lòng trên khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi về công tác phòng chống buôn người tại Việt Nam. Tại sao sau rất nhiều những ký kết của Việt Nam với các nước và các tổ chức, tình trạng buôn người vẫn mang nhiều màu sắc tiêu cực?

“Nó mua mình rồi nó đi kiếm thằng nào chưa có vợ để nó bán lại. Thằng nào đưa nhiều tiền thì nó bán, mình phải ở, không ở thì nó đánh”.

“Môi giới nó hại em, thời gian đầu tiên nó ngủ với em. Thế xong kiểu như là nó cứ cho đi những chỗ công việc làm không được, nó cứ cho đi xong lại cho về. Em về em bảo tìm cho em chỗ khác nhưng nó không tìm, nó cứ để em ở nhà để nó vớ vẩn với em. Sau đó thì em quên hết rồi, em bị cái bệnh này thì em quên hết rồi.”

“Bà ấy rủ cháu lúc nào thì tôi không biết, bảo chỉ đi chơi thôi. Khoảng độ mấy tháng sau bà ấy trên Lạng Sơn về thì bà ấy bảo để cho nó đi lấy chồng ở bên ấy rồi. Người chồng của nó hơn nó khoảng đến chục tuổi ấy. Tôi chỉ đoán là con tôi sang bên đấy sống cực khổ hay là chồng nó đánh đập hay là thế nào chứ ở nhà thì thấy nó bình thường chứ không thấy có gì. Bây giờ thì cứ phải xích nó lại. Không xích thì nó lại đi, người ta lại ăn nằm với nó…”

Tích cực phòng chống …

000_HKG2005102690001-250.jpg
Chị Trần Mai Hoa 17 tuổi (P) trong cuộc phỏng vấn với chị Hoàng Thị Linh (T), nhân viên Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) sau khi chị Hoa được cứu thoát khỏi nhà thổ Trung Quốc năm 2005. AFP photo

Trên đây chỉ là một vài trường hợp nạn nhân buôn người tại Việt Nam mà các phóng viên của Đài Á Châu Tự Do có dịp trò chuyện. Còn hàng trăm ngàn phụ nữ, trẻ em vẫn còn đang ở đâu đó trong những điểm đến của các đường dây buôn người, đó là chưa kể đến nguy cơ bị mua bán luôn rình rập hàng triệu phụ nữ khác, đặc biệt là tại các vùng nông thôn của Việt Nam.

“Tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em diễn biến phức tạp”, đó là câu nói người ta thường nghe được từ các báo cáo trong những hội nghị tổng kết về vấn đề phòng chống buôn người tại Việt Nam. Cũng tương tự, tại hội nghị tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người và ngăn chặn tình trạng đưa người vượt biên trái phép trong vòng 2 tháng qua do Tổng cục cảnh sát tổ chức hôm 23/11 cũng đưa ra những nhận xét như trên.

Báo An Ninh Thủ Đô trích lời Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục Cánh sát phòng chống tội phạm, kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, cho rằng việc “triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa, công tác chống tội phạm mua bán người đã thu được kết quả đáng khích lệ”. Tuy nhiên, con số phát hiện được gần 1.300 nạn nhân đã bị mua bán gần đây khiến người ta không khỏi giật mình nhìn lại công tác phòng chống buôn người tại Việt Nam.

Triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa, công tác chống tội phạm mua bán người đã thu được kết quả đáng khích lệ.

Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến

Theo nhận xét của các chuyên gia công tác xã hội, Việt Nam hiện vẫn đang là điểm nhắm chính của các đường dây buôn người trong khu vực và thế giới. Theo thống kê của Chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2004 – 2010, con số nạn nhân bị mua bán đã lên đến 4.793 người. Trong khi trước đó, một thống kê khác cho biết suốt giai đoạn từ năm 1998 – 2007 có 6.680 người nạn nhân bị mua bán. Đương nhiên những con số thống kê được chỉ có tính chất tương đối nhưng theo đánh giá của các cơ quan, tổ chức phòng chống buôn bán người thì tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, nhất là đối với các đối tượng học sinh, sinh viên.

Vào tháng 9 vừa qua, Việt Nam đã ký cam kết với Trung Quốc, một điểm đến lớn nhất của các đường dây buôn người tại Việt Nam, về việc hợp tác phòng chống buôn người. Trước đó, chính phủ Việt Nam cũng đã từng có những cam kết hợp tác với các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Lào, Indonesia… trong vấn đề phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em. Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ cũng đã có rất nhiều chương trình hỗ trợ cho Việt Nam trong việc giúp ngăn chặn, giải quyết thực trạng trên. Thế nhưng kết quả của công tác phòng chống mua bán người vẫn không đạt được hiệu quả như mong muốn.

… nhưng không hiệu quả.

Báo cáo thường niên năm 2010 về nạn buôn người trên toàn thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phổ biến hồi tháng 6 vừa qua đã xếp Việt Nam vào mức độ 2 và đưa Việt Nam trở lại vào danh sách cần phải theo dõi về vấn đề phòng chống buôn người. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên Thanh Trúc của Đài chúng tôi, đại sứ CDebaca, thuộc Cơ quan phòng chống buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết:

zing.vn-250.jpg
Ảnh minh họa cô dâu Việt và chú rể nước ngoài. Photo courtesy of zing.vn

“Lý do và cũng là điều rõ nhất khiến Việt Nam bị tụt xuống một bậc trong danh sách xếp hạng về vấn đề buôn người năm nay, là vì trong lúc cố tập trung vào việc kiểm tra phòng chống tệ nạn buôn phụ nữ và trẻ em vào đường mãi dâm thì Việt Nam đã khá lơ là trước thực tế là quá nhiều công nhân lao động nam nữ mà họ đưa qua nước ngoài làm việc đã bị lạm dụng sức lao động quá đáng.”

Phía Việt Nam ngay sau khi tiếp nhận bản báo cáo đã lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ không khách quan khi đưa ra bản báo cáo trên.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng “Việt Nam coi tội phạm buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em là tội phạm nguy hiểm, xâm hại nghiêm trọng đến quyền con người và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội. Do đó, Việt Nam rất chú trọng công tác phòng chống buôn bán người, kiên quyết đấu tranh và nghiêm khắc xử lý loại tội phạm này, đồng thời có các chính sách, biện pháp đẩy lùi và xóa bỏ tình trạng buôn người”.

Theo nhận xét của bà Christina Arnold sáng lập viên của Tổ chức chống buôn người (PHT) đã từng làm việc tại Việt Nam thì đúng là Việt Nam đã có những thành quả nhất định trong việc phòng chống nạn buôn người, đặc biệt từ những cá nhân, tổ chức phi chính phủ hay Hội Liên hiệp Phụ nữ. Tuy nhiên, bà cho rằng sở dĩ tình trạng buôn người tại Việt Nam thời gian qua vẫn không được cải thiện là do thiếu ý chí chính trị. Bà nói:

Theo tôi biết, những người dân tại Việt Nam thực hiện công việc này rất tốt nhưng chính quyền thì không làm được nhiều.

Bà Christina Arnold, SLV của PHT

“Tôi nghĩ là trong một số trường hợp vì thiếu động lực chính trị từ phía chính quyền, chứ Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam thực sự làm việc rất tốt. Họ xây dựng các mái ấm, làm các chương trình huấn luyện khá ấn tượng. Tuy nhiên, tôi nghĩ chính quyền cần có những chính sách để phòng chống buôn người một cách hệ thống. Theo tôi biết, những người dân tại Việt Nam thực hiện công việc này rất tốt nhưng chính quyền thì không làm được nhiều.”

Tại sao lại có nhận xét như vậy từ một chuyên viên công tác phòng chống buôn người? Chính phủ Việt Nam đã thực sự nỗ lực trong phạm vi trách nhiệm của mình hay chưa? Làm sao để cải thiện tình trạng trên? Mời quý vị tiếp tục theo dõi phần 2.

Phòng chống buôn người tại VN (phần 2)

Có nhiều ý kiến cho rằng tình hình chống buôn người tại Việt Nam chưa đạt hiệu quả và thiếu tính hệ thống.

AFP photo

Một người Đức và ba công dân Việt Nam bị cảnh sát Campuchia bắt giữ về tội lạm dụng tình dục trẻ em gái vị thành niên hôm 23/8/2006.

 

Tổ chức NGO có nhiều nỗ lực và sáng kiến trong vấn đề giúp Việt Nam phòng chống nạn buôn người, cũng như vấn đề thi hành trách nhiệm của chính phủ Việt Nam trong công tác này.

Những ngày này, Quốc Hội Việt Nam đang thảo luận sôi nổi xung quanh Dự thảo Luật phòng, chống mua bán người. Có nhiều ý kiến thừa nhận rằng các cơ quan chức năng vẫn chưa thực sự chú trọng đến công tác phòng chống buôn người và không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành ở các địa phương.

Tổng kết sau 6 năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 – 2010, chỉ mới có 12/63 tỉnh thành xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác này. Điều này cho thấy ngay cả cấp lãnh đạo ở nhiều địa phương cũng còn nhận thức rất thấp về tầm quan trọng của vấn đề phòng chống buôn người.

Trong khi đó, các tổ chức NGO hoạt động tại Việt Nam lại rất nỗ lực và có nhiều sáng kiến trong việc giúp đối phó với nạn buôn người. Ngoài việc hỗ trợ chính quyền trong công tác giúp các nạn nhân buôn người tái hòa nhập với xã hội, các tổ chức phi chính phủ còn tổ chức các chiến dịch giúp giáo dục kiến thức phòng tránh HIV/AIDS, hỗ trợ các cơ sở trong việc nâng cao kỹ năng công tác giúp các nạn nhân, thiết lập mạng lưới hợp tác phòng chống buôn người với các chính phủ và với nhau.

Rất khó thực hiện

unicef.org-200.jpg
Trẻ em Việt Nam. Photo courtesy of unicef.org

Tuy nhiên, công việc của họ không phải lúc nào cũng suông sẻ và nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Bà Christina Arnold, sáng lập của Tổ chức Phòng chống buôn người (PHT) kể về một kinh nghiệm sang Việt Nam làm việc của bà:

“Chúng tôi chưa từng nhận trợ cấp từ chính quyền (Việt Nam). Họ cũng không thực sự cởi mở, chẳng hạn như có lần chúng tôi muốn đến một nhà mở để xem có thể giúp được gì nhưng bị họ từ chối. Rồi sau đó họ cũng để cho chúng tôi đến một nhà mở.

Tuy nhiên, chúng tôi bay từ Hoa Kỳ sang đến đây không phải để cuối cùng bị từ chối, tôi hiểu là cũng có những lý do để họ không tin tưởng tất cả mọi người đến làm việc dưới danh nghĩa chống buôn người, nhưng rất nhiều người khác họ không hề có ý xấu, cho nên việc đó dễ làm người ta bực mình.”

Ngoài việc tham gia trực tiếp vào công tác phòng chống buôn người ở Việt Nam, một số tổ chức NGO còn đầu tư vào việc khảo sát, nghiên cứu, phân tích để tìm giải pháp cho thực trạng trên. Tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV), Alliance Anti Trafic (ATT), Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)… chính là những tổ chức đã đóng góp rất nhiều trong việc đưa ra các dữ liệu, xây dựng khung chương trình cho các hoạt động phòng chống buôn người, cũng như đóng góp, tư vấn cho các quyết định, dự thảo Luật về phòng chống mua bán người tại Việt Nam, đơn cử như ý kiến đóng góp của tổ chức AAT trong việc ban hành Quyết định 17 của Thủ tướng chính phủ về quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về; hay như một trong những kết quả khảo sát nghiên cứu của Tổ chức Action Aid đã được đăng tải trên phần góp ý cho Dự thảo Luật phòng chống mua bán người của Quốc Hội như sau:

Chính quyền nên có những chương trình huấn luyện chính thức để làm việc với chính phủ Campuchia và những tổ chức phi chính phủ.

Bà Christina Arnold

“Buôn bán phụ nữ và trẻ em là một vấn đề quyền con người. Nghiên cứu của Action Aid Việt Nam tiến hành tại một số tỉnh miền Nam Việt Nam, Trung Quốc, Cam-pu-chia và Đài Loan cho thấy nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em thường diễn ra trong bối cảnh di cư đang ngày càng trở nên phổ biến.

Rất nhiều phụ nữ biết rõ những nguy cơ do việc di cư mang lại song vẫn quyết định ra đi và trở thành những đối tượng rất dễ bị tổn thương và bị buôn bán.

Điều quan trọng là cần phải hiểu rằng rất nhiều phụ nữ tự quyết định việc ra đi, do đó các can thiệp cần được thực hiện ngay từ trước khi họ rời quê hương và tại điểm đến của họ, từ đó giúp họ hiểu và lên tiếng yêu cầu các quyền cơ bản mà họ được hưởng”.

Cần chính phủ hợp tác

unicef.org-traficking-250.jpg
Cuộc vận động chấm dứt nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em giữa VN và TQ tại HN năm 2004. Photo courtesy of unicef.org

Hiện Dự thảo Luật Phòng chống mua bán người vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Các ý kiến đóng góp cho rằng Dự thảo Luật đưa ra còn mang tính khẩu hiệu, không rõ ràng, không đưa ra được phương pháp cụ thể, có nhiều điểm trùng lắp với các điều luật khác, còn yếu trong việc bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân…

Tuy nhiên, nhiều trong số các ý kiến cho rằng Dự thảo Luật trên cần phải đi sát với thực tế, đồng thời cần xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ và đủ mạnh, thể hiện được ý chí chính trị trong việc quyết tâm đối phó với nạn buôn người.

Bà Christina Arnold cho rằng điều quan trọng là phải cho các nạn nhân buôn người biết chính phủ quan tâm đến họ. Bà nói:

“Chính quyền nên có những chương trình huấn luyện chính thức để làm việc với chính phủ Campuchia và những tổ chức phi chính phủ. Họ nên tìm hiểu số lượng nạn nhân Việt Nam tại Campuchia, nỗ lực tìm đến những nạn nhân này và cho họ biết rằng chính phủ quan tâm đến họ.

Đôi khi người Campuchia đối xử với họ rất tệ, đặc biệt là những tổ chức của chính phủ. Tôi rất sốc khi biết được là ngay cả những tổ chức phi chính phủ cũng đối xử phân biệt. So với các cô gái Campuchia thì các cô gái Việt Nam thường bị bỏ rơi. Việc tự mình thoát ra khỏi hoàn cảnh đó để trở về lại Việt Nam không hề dễ dàng.

Rất nhiều phụ nữ biết rõ những nguy cơ do việc di cư mang lại song vẫn quyết định ra đi và trở thành những đối tượng rất dễ bị tổn thương và bị buôn bán.

Tổ chức Action Aid

Ví dụ như ở Thái Lan họ có một chương trình rất hay là họ cộng tác với các tổ chức, chẳng hạn như IOM, và nếu họ biết được là có một cô gái từ Việt Nam muốn trở về nước thì tổ chức IOM sẽ trả tất cả các chi phí để cô ta hồi hương. Cách này sẽ giúp giảm bớt áp lực cho các cô gái và họ dễ dàng trở về hơn.”

Nói tóm lại, từ tình hình và hiệu quả thực tế trong công tác phòng chống mua bán người, có thể thấy Việt Nam không thiếu những hỗ trợ của quốc tế và các tổ chức tại địa phương, nhưng vấn đề nằm ở chỗ các nỗ lực sáng tạo, những hỗ trợ ấy chưa được kết nối bằng một ý chí chính trị để có thể phát huy hết hiệu quả của nó.

Theo dòng thời sự:

Posted in Vietnamese, Women | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Kinh doanh từ thiện? ……Người nghèo bị bỡn cợt trong đêm hội “vì người nghèo”

Posted by BEAR trên Tháng Mười Hai 6, 2010

Khi nỗi đau con người là cơ hội kinh doanh béo bở (TVN 5-12-10)

Đến đây có thể nói rằng, nếu không nhờ có sự xuất hiện đúng lúc của những doanh nhân họ “hứa” thì hiện tượng mua bán được ngụy trang dưới lớp vỏ bọc chương trình từ thiện này sẽ rất khó bị phát hiện. Bởi ngay cả những người đa nghi nhất cũng không thể ngờ rằng tấm lòng “nhân đạo” lại bị giễu cợt đến vậy?

Tại sao nỗi đau của con người cũng dễ dàng thành cơ hội trục lợi bất nhân đến vậy? Ai sẽ được lợi ngoài những con người cụ thể trên đây? Hàng loạt những câu hỏi đang cần được trả lời chính xác.

Người nghèo bị bỡn cợt trong đêm hội “vì người nghèo”

14:45:00 05/12/2010
Một đêm hội được tổ chức vì người nghèo, cuối cùng chỉ có người nghèo bị bỡn cợt, bị đem ra làm danh nghĩa lợi dụng để kinh doanh. Phần duy nhất mà người nghèo “được hưởng” là vô tình bị nhắc đến, lôi kéo vào những rắc rối, tranh chấp, cãi vã không đầu không cuối. Hoạt động từ thiện thiếu chuyên nghiệp đang bộc lộ tất cả những điểm tiêu cực của nó.

Việc tất cả pháp nhân thắng cuộc trong phiên đấu giá của “Đêm hội hoa hậu trái đất và doanh nhân hướng về miền Trung” đồng loạt từ bỏ quyền thắng đấu giá đã gây nên một làn sóng chỉ trích mạnh mẽ của dư luận. Tuy nhiên, nếu sự phá đám không xảy ra, thành công của đêm hội cũng không thể coi là thành công của một hoạt động từ thiện, mà đó đích thực là thắng lợi của một cú áp phe. Người được hưởng lợi nhiều nhất không phải người nghèo mà là chính các bên tham gia tổ chức.

Đến dự đêm hội chỉ để chụp hình chung với các hoa hậu (người mặc complet đứng phía sau là đại diện ASEAN C&C).

Nổi rõ nhất là việc định giá bộ Tứ linh Long – Ly – Quy – Phượng, điểm nhấn, quả bom mạnh về giá trong phiên đấu giá. Khi ký hợp đồng ủy thác với Công ty truyền thông ASEAN C&C, đồng ý cho đơn vị này thay mình đưa bộ Tứ linh vào danh sách những vật phẩm đấu giá từ thiện, ông Võ Ngọc Hà, chủ nhân vật phẩm đặt mức giá 1 triệu USD (tương đương 20 tỉ đồng). Giá tiền này được đưa ra trên cơ sở những đề nghị chào mua trước đó.

Lên sàn, Công ty ASEAN C&C lại tự ý định giá khởi điểm cao gấp đôi, thành 40 tỉ đồng, tương đương 2 triệu USD. Nếu không gặp khách hàng bỡn cợt, giao dịch thành công, ASEAN C&C sẽ bỏ túi ngon ơ 1 triệu USD mà chẳng phải làm gì nhiều. Mua bán bất thành, công ty này phủi tay, cho rằng họ chỉ có trách nhiệm “làm tăng giá trị của vật phẩm”, nghĩa là chẳng liên quan gì đến việc giao dịch thành công hay thất bại!

Rõ ràng, “từ thiện” chỉ là mảnh áo khoác ngoài, kinh doanh kiểu mua đắt bán đắt hơn hoặc cực đắt mới là mục đích chính. Sau sự cố này, tên tuổi của Công ty ASEAN C&C lại được khám phá có liên quan đến việc thiếu minh bạch tiền bạc khác khi họ vẫn nợ chưa chuyển cho báo Gia đình & Xã hội 20 triệu đồng tiền từ thiện như đã cam kết từ trước.

Người nghèo đang bị “mượn” danh nghĩa để đại gia này móc túi đại gia khác.

Hành vi này của ban tổ chức đã bị chính Công ty cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh niên (TĐTTTN), đơn vị giữ bản quyền đêm hội phản đối gay gắt. Phát biểu trên báo chí, ông Hồ Văn Đắc, Phó tổng giám đốc công ty này cho rằng: “Không thể tự định giá bán rồi lấy tiền lời để trao, đó là việc lợi dụng từ thiện để kinh doanh. Nếu đúng đắn thì anh phải nhờ một cơ quan có chức năng định giá”.

Trong khi chỉ trích mạnh trách nhiệm của Công ty Gia Gia, Công ty cổ phần TĐTTTN cũng không thể chối bỏ được phần trách nhiệm của họ. Trách nhiệm này diễn ra ngay từ đầu.

Theo hợp đồng ký giữa 2 đơn vị này thì đêm hội 11/11 là đêm đấu giá vật phẩm của các hoa hậu tham gia cuộc thi Hoa hậu Trái Đất. Phía Gia Gia tự ý thay đổi chương trình, kịch bản, biến nó thành đêm đấu giá 4 vật phẩm khác chẳng ăn nhập gì đến các hoa hậu. Dễ hiểu, giá của các vật phẩm “kỷ lục” này cao hơn nhiều. Lẽ ra, trong trường hợp nghiêm túc, TĐTTTN phải cắt hợp đồng khi phía đối tác tự ý phá vỡ kịch bản đã thỏa thuận. Thế nhưng chuyện đó đã không xảy ra.

Việc tổ chức, tuyên truyền, phát hành vé mời tham dự, Công ty Gia Gia vẫn tiến hành mặc dù chưa có giấy phép. Mãi đến chiều 11/11, TĐTTTN mới cầm được giấy phép tổ chức đêm hội trong tay, trước khi đêm hội diễn ra chỉ mấy tiếng đồng hồ và mọi công tác chuẩn bị, phía Gia Gia đã tiến hành hoàn tất!

Trước đó, công ty này đã quyết định cắt hợp đồng Gala Dinner của Công ty Gia Gia vì đơn vị này không chịu chuyển tiền bản quyền và cố ý làm sai kịch bản hợp đồng. Quyết định này đã được thông báo cho Gia Gia. Vào giờ chót, ngày 10/11, Gia Gia mới chuyển vào tài khoản của đơn vị giữ bản quyền 610 triệu đồng cho nên TĐTTTN lập tức “đổi ý”, dù thấy rõ, thấy trước những sai phạm của Gia Gia.

Sau sự cố đêm hội nhiều ngày, Gia Gia lại cho rằng, giấy phép của đêm hội, họ chỉ nhận được bằng bản fax một ngày sau khi sự kiện đã được tổ chức, kèm theo nỗi hoài nghi về việc có khả năng “giấy phép chắp vá, không rõ thật hay giả”. “Đập” lại, TĐTTTN đã ra thông cáo báo chí và quy kết “Công ty cổ phần Đá quý Gia Gia bội tín”.

Theo quan sát của chúng tôi, việc quy kết trách nhiệm, tranh chấp giữa hai đơn vị này sẽ chưa dừng lại ở đây. Phía Gia Gia đã hơn một lần phát biểu với báo giới về việc họ mua bản quyền tổ chức đêm hội của TĐTTTN với giá 1 tỉ đồng. Trong khi đó, phát biểu của ông Hồ Văn Đắc, Phó tổng giám đốc Công ty TĐTTTN lại cho thấy 610 triệu đồng mà Gia Gia đã chuyển cho họ chỉ là “khoảng 30% giá trị hợp đồng”. Một mối tranh chấp khác vẫn đang tiềm ẩn, không tách rời chuyện tiền bạc và chữ “giá”!

Trong tất cả những thông cáo, trần tình, các bên liên quan đều để ngỏ dự định sẽ đưa vụ việc ra pháp luật, mời cơ quan Công an vào cuộc để làm rõ và xử lý trách nhiệm dẫn đến thất bại của đêm hội. Chủ nhân vật phẩm đổ lỗi cho nhà tổ chức. Nhà tổ chức cáo buộc người mua lừa đảo, phá đám; chỉ trích và chia phần trách nhiệm sang đơn vị giữ bản quyền. Nhận lại, nhà tổ chức bị phía cung cấp bản quyền kết tội bội tín.

Đêm hội tổ chức hoành tráng kết thúc bằng scandal.

Tuyên bố nhiều, đổ lỗi, chỉ trích mạnh mẽ nhưng tất cả các bên đều không có chút cơ sở pháp lý nào để đưa phía bị cáo buộc ra trước pháp luật. Xét cho cùng, Việt Nam không có luật hồi tố, quyền lực hành chính và công cụ công an chắc chắn sẽ không can thiệp vào một giao dịch. Cao nhất, các bên chỉ có thể đưa tranh chấp ra tòa dân sự. Điều này cũng khó có thể xảy ra, bởi lẽ những “vi phạm” đều không nằm trong một chế tài nào được quy định trước. Xem ra, thanh minh ồn ào chỉ là động tác nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của dư luận, không hứa hẹn khả năng cụ thể hóa để trở thành biện pháp giải quyết vấn đề.

Một đêm hội được tổ chức vì người nghèo, cuối cùng chỉ có người nghèo bị bỡn cợt, bị đem ra làm danh nghĩa lợi dụng để kinh doanh.

Phần duy nhất mà người nghèo “được hưởng” là vô tình bị nhắc đến, lôi kéo vào những rắc rối, tranh chấp, cãi vã không đầu không cuối. Hoạt động từ thiện thiếu chuyên nghiệp đang bộc lộ tất cả những điểm tiêu cực của nó.

Đã đến lúc cần có những quy định rõ ràng về mặt luật pháp để không tái diễn những kiểu kinh doanh lạm dụng danh nghĩa từ thiện như thế nữa.

Và, những nhà tổ chức, nếu thật sự vì người nghèo thì cũng nên chấm dứt việc rắp ranh đánh cắp lòng tự trọng, thứ duy nhất mà người nghèo không thiếu!

Nguyễn Đức – Chuyên đề ANTG tuần số 1016

Kinh doanh từ thiện?

Nguyễn Quang Lập – Đơn cử bộ tứ linh chẳng hạn, giá trị gốc của nó là 1 triệu đô đã được Ban tổ chức công bố là 2 triệu đô. Giả sử cuộc đấu giá thành công và thu về 47,9 tỉ đồng cho bộ tứ linh thì Ban tổ chức sẽ có 1 triệu đô, tức 20 tỉ đồng. Sau khi chuyện này được “ phanh phui”, một người trong Ban tổ chức nói rằng sẽ trích 50% phần chênh lệch “giá gốc” bộ Tứ linh cho ủng hộ miền trung và công tác tổ chức. Câu hỏi đặt ra: thế thì 50% ( tức 10 tỉ) còn lại sẽ vào túi ai?…

Hằng năm có rất nhiều đợt quyên góp ủng hộ cho vì người nghèo, người tàn tật, nhiễm chất độc Da Cam, vì đồng bào bị thiên tai, lũ lụt…

Những cuộc quyên góp như thế đã giúp những con người khổ đau, đói nghèo  vượt qua số phận khắc nghiệt hướng tới một cuộc sống an lành. Đó là một sự thật, đó cũng là điều đáng cho ta khâm phục và ca ngợi. Nhiều chương trình từ thiện được tổ chức bài bản, hiệu quả, minh bạch, gây được niềm tin trong công chúng. Chương trình từ thiện như “Nối vòng tay lớn” được UBMTTQ Việt Nam phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức thường niên là một ví dụ.

Tuy nhiên có một sự thật khác làm ta không yên tâm khi tham gia đóng góp cho các hoạt động từ thiện. Băn khoăn lớn nhất khiến nhiều người có tâm và có tiền là liệu tiền bạc và của cải mà họ đóng góp  có đến tận tay những con người đói nghèo, khổ đau thật hay không. Câu chuyện dân một xã nhận tiền quà xong lại phải nộp lại cho xã để xã phân phối lại mà báo chí đã nêu chắc chắn không phải là một ngoại lệ.

Băn khoăn khác thuộc về các nhà tổ chức các hoạt động từ thiện, ấy là số phần trăm chiết khấu số tiền quyên góp được chi cho Ban tổ chức. Đành rằng hoạt động quyên góp từ thiện cũng rất tốn kém nhưng không ai biết nó tốn kém bao nhiêu và số 10%-20% được trích lại là bao nhiêu. Nếu một cuộc quyên góp lên tới hàng trăm tỉ đồng thì số 10%-20% ấy là không nhỏ.

Người ta chưa có một bằng chứng nào về sự ăn lãi lấy lời của các tổ chức quyên góp từ thiện. Sự nghi hoặc đôi khi làm mếch lòng những người đã dồn hết công sức làm từ thiện. Nếu đêm đấu giá từ thiện ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt đêm 11/11 vừa rồi không vỡ lỡ thì không ai biết đây là hoạt động có tính kinh doanh chứ không đơn thuần là một hoạt động từ thiện. Trong cuộc đấu giá này “Theo bản thỏa thuận, nếu bán đấu giá được, Hội chuyển cho chủ sở hữu số tiền bằng với giá gốc của vật phẩm, số chênh lệch mới được hỗ trợ cho đồng bào miền Trung bị mưa lũ”. Tiêu chí sáng sủa trên không ai ngờ lại ẩn giấu một phép “biến thủ”, đó là sự định giá gốc các vật phẩm đấu giá.

Đơn cử bộ tứ linh chẳng hạn, giá trị gốc của nó là 1 triệu đô đã được Ban tổ chức công bố là 2 triệu đô. Giả sử cuộc đấu giá thành công và thu về 47,9 tỉ đồng cho bộ tứ linh thì Ban tổ chức sẽ có 1 triệu đô, tức 20 tỉ đồng. Sau khi chuyện này được “ phanh phui”, một người trong Ban tổ chức nói rằng sẽ trích 50% phần chênh lệch “giá gốc” bộ Tứ linh cho ủng hộ miền trung và công tác tổ chức. Câu hỏi đặt ra: thế thì 50% ( tức 10 tỉ) còn lại sẽ vào túi ai? Nhà báo Trần Minh Quân đã chỉ ra: ngay cả khi Ban tổ chức được hưởng một nửa của 10 tỉ kia thì Ban tổ chức đã ăn lời 2 tỉ. Đơn giản là tổng chi phí cho đêm đấu giá được công bố là 4,1 tỉ, trong khi đã thu được 1,1 tỉ nhờ bán vé và quảng cáo. Nếu Ban tổ chức được chi thêm 5 tỉ, ta sẽ có phép toán: ( 5 tỉ+ 1,1 tỉ)- 4,1 tỉ= 2 tỉ. Đó chỉ là phép toán dành cho bộ tứ linh, còn giá gốc thật của chiếc trống đồng, bức tranh bằng đá quí và hòn Rubi 10 kg là bao nhiêu thì chưa ai biết. Cuộc đấu giá đổ bể, những kẻ đấu giá đã chạy làng cho thấy trình độ yếu kém của Ban tổ chức, cũng cho thấy luôn cái “ đuôi chuột”  của tổ chức này. Có thể nói đây là cuộc kinh doanh nhân danh từ thiện.

Không phải nghi ngờ các hoạt động từ thiện xưa nay nhưng từ vụ việc này đã dóng một tiếng chuông cảnh tỉnh, rằng ở đời còn lắm kẻ vô luân bại lý, nhân danh nỗi khổ đau của người khác để kinh doanh, hãy cảnh giác hỡi những tấm lòng hảo tâm.

http://quechoa.info/2010/12/03/kinh-doanh-t%E1%BB%AB-thi%E1%BB%87n/

*

“Buôn” từ thiện một vốn hai chục nghìn lời!

Cu Lớn xoè ra tờ báo, nói báo đăng đây này bố mẹ ơi! Giá bộ tứ linh chỉ có 20 triệu đồng, ông chủ hô lên 1 triệu đô, Ban tổ chức hô lên 2 triệu đô, 2 triệu đô là 40 tỷ đồng chứ không là chuyện nhỏ.

Ngu Ngơ vừa bước vào nhà đã thấy Mũm Mĩm ngồi ôm bụng cười rũ. Ngơ hỏi chuyện gì thế, trúng xổ số à? Mũm Mĩm cười he he he, nói lại chuyện mít ớt anh ơi, hay lắm hay lắm! Ngu Ngơ ngạc nhiên nói “mít ớt” là cái gì, bà nội vừa gửi mít ra à? Mũm Mĩm lại cười he he he, nói không phải, mít ớt là Miss Earth, tại ông tổ chức phát âm như thế ấy chứ. Ngu Ngơ cười cái hậc, nói ui giời, thế mà ôm bụng cười rũ từ sáng đến giờ, rõ là vô duyên! Mũm Mĩm lườm Ngu Ngơ, nói ai người ta cười chuyện đó, cười là cười mấy ông đi “buôn” từ thiện.

Ngu Ngơ đầu lắc tay xua, nói lại chuyện đấu giá từ thiện vì miền Trung chứ gì, thôi thôi không nói nữa, xấu hổ lắm. Mấy ông mua giả đấu xạo nói một lần cho biết chứ ở đời đám háo danh nhiều lắm! Mũm Mĩm vênh mặt lên, nói anh có cái tính ghét gớm, người ta chưa nói hết câu đã lắc đầu xua tay! Em đâu có nói chuyện mấy ông háo danh. Ngu Ngơ ôm Mũm Mĩm cười nịnh, nói ok ok, thế chuyện gì nói anh nghe nào.

Mũm Mĩm đẩy Ngu Ngơ ra, nói anh không nghe thì thôi, không nói nữa! Vả lại chuyện này nói ra cũng xấu hổ lắm! Ngu Ngơ nói chuyện gì nói đi, anh đang sẵn sàng nghe đây, hay là để anh đi rửa tai để nghe cho thông suốt. Mũm Mĩm cười phì, nói anh giỏi nịnh lắm, định không nói nữa nhưng lại phải nói, đấy là chuyện mấy ông buôn gian bán lận nhân danh từ thiện. Chuyện này còn xấu hổ hơn cả chuyện mua giả đấu xạo.

Ông Võ Ngọc Hà - Chủ nhân của bộ tứ linh, cầm búa gõ chỉnh sửa lại bộ “Long - lân - quy - phụng” - trước ngày đấu giá. Ảnh: C.T.V.
Ông Võ Ngọc Hà – Chủ nhân của bộ tứ linh, cầm búa gõ chỉnh sửa lại bộ “Long – lân – quy – phụng” – trước ngày đấu giá. Ảnh: C.T.V.

Lúc đầu mới nghe người ta đem bộ tứ linh giá 2 triệu đô ra đấu giá, ai nấy tưởng thật, té ra bây giờ mới biết bộ tứ linh chỉ có 1 triệu đô thôi. Ban tổ chức hô lên 2 triệu đô để ăn lời? Giả sử đấu giá thành công thì Ban tổ chức kiếm được 1 triệu đô ngon ơ?! Ngu Ngơ gật gù, nói chuyện này anh cũng biết, một ông trong Ban tổ chức nói họ hô lên 2 triệu đô thì 1 triệu đô lời kia họ sẽ dành cho đồng bào bão lụt. Mũm Mĩm nhăn mặt đập lưng Ngu Ngơ, nói người ta nói vậy mà anh cũng tin, người ta nói vậy chứ người có thấy người ta cộng vào khoản chênh lệch 1 triệu đô này vào tiền ủng hộ miền Trung đâu!

Ngu Ngơ ôm vai Mũm Mĩm, nói thôi em, bớt nóng bớt nóng! Dù sao cuộc đấu giá cũng đã đổ bể rồi, có nói thêm thì cũng thế. Mũm Mĩm vụt đứng dậy, khoa chân múa tay, nói đổ bể cũng phải nói, nói để lần sau bỏ cái thói mượn tiếng từ thiện để buôn bán đi. Xưa nay các vụ đấu giá từ thiện thì các vật phẩm từ thiện đều được người ta tặng ban tổ chức để đấu giá. Thế mới phải, chứ nếu đem vật phẩm ra đấu giá để thu tiền giá gốc cho ông chủ vật phẩm hoá ra ông này đem đồ đi bán à? Đi bán đồ trong buổi đấu giá từ thiện vừa được tiếng vừa được miếng. Được cái tiếng làm từ thiện trong khi đồ anh đem bán không phải nộp thuế. Thế có phải khôn lõi không?

Mũm Mĩm đang cao đàm khoát luận thì thằng cu lớn đi học về, nói bố mẹ có biết bộ tứ linh giá thực của nó bao nhiêu không? Nó chỉ có 20 triệu đồng thôi. Ngu Ngơ, Mũm Mĩm giật mình nhìn nhau, nói có thật không con, hay mày nghe người ta đồn thổi? Cu Lớn xoè ra tờ báo, nói báo đăng đây này bố mẹ ơi! Giá bộ tứ linh chỉ có 20 triệu đồng, ông chủ hô lên 1 triệu đô, Ban tổ chức hô lên 2 triệu đô, 2 triệu đô là 40 tỷ đồng chứ không là chuyện nhỏ.

Ngu Ngơ, Mũm Mĩm trợn mắt há mồm, nói ối cha mẹ ơi, buôn gian bán lậu một vốn bốn lời, “buôn” từ thiện một vốn hai chục nghìn lời, kinh quá kinh quá, hu hu!

Nguyễn Quang Lập

http://bee.net.vn/channel/3301/201012/Buon-tu-thien-mot-von-hai-chuc-nghin-loi-1781577/

Posted in Poor, Vietnamese | Leave a Comment »

Người Việt mau quên! – Song Chi

Posted by BEAR trên Tháng Mười Một 30, 2010

Văn hóa tranh luận (1): Thay vì nhận xét về những ý kiến, người ta phán xét về con người đưa ra ý kiến đó

Người Việt xấu xí…(4): Người Việt thiếu sâu sắc?

Người Việt xấu xí…(8): Người Việt sống bằng hành động nhiều hơn suy nghĩ (Vương Trí Nhàn)

Chúng ta đang sống chậm và …vội cùng lúc: Chậm so với lịch sử. Chậm so với kỳ vọng… Nhưng lại vội đến mức đánh mất mình … trong phút chốc!

Người bảo thủ dễ sung sướng 😀

20-10-2010 – Vô cảm…

Người Việt mau quên!

Uploaded with ImageShack.us
Người Việt rất hay cười dù cuộc sống có biết bao bao bộn bề lo toan, phiền muộn. Nguồn: viet.vietnamembassy.us

Còn nhớ, vào tháng 10 năm 2002 đã xảy ra một vụ cháy lớn tại Trung tâm thương mại quốc tế ITC (viết tắt của International Trade Center), Sài Gòn, đã làm chấn động dư luận người dân thành phố và cả nước. Vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi phần lớn toà nhà, cướp đi sinh mạng của hơn 60 người và bị thương 70 người. Từ vụ hỏa hoạn, qua các bài viết của báo chí lúc bấy giờ, người dân cũng như chính quyền mới nhận ra bao nhiêu vấn đề: nào ý thức thực hiện các nguyên tắc phòng cháy chữa cháy và các biện pháp thoát hiểm trong khi xây dựng, sửa chữa các tòa nhà cao tầng của người dân cũng như việc giám sát, kiểm tra các mặt này của những người có trách nhiệm chưa được tuân thủ nghiêm túc, nào công tác cứu hộ, cứu hỏa còn quá kém…Cũng từ vụ hỏa hoạn, báo chí khui ra hàng loạt các tòa nhà cao tầng, chung cư, các khu vực đông dân cư khác trong thành phố, lâu nay vẫn đang tồn tại trong một tình trạng rất dễ xảy ra hỏa hoạn và nếu xảy ra thì sự thiệt hại về nhân mạng, tài sản sẽ rất lớn. Trong đó ấn tượng nhất là chung cư 727 Trần Hưng Đạo, quận 5 được xây dựng quá lâu, quá cũ nát với hơn 600 hộ gia đình, hơn 2000 nhân khẩu sống chen chúc bên trong hay các khu chợ Kim Biên, Bình Tây, chợ vải vải Soái Kình Lâm vải vóc, hàng hóa tràn ngập, rất dễ bắt cháy mà các gian hàng thì lại nhỏ, san sát nhau, lối đi hẹp tí…Dư luận xôn xao, người dân sống tại những khu vực không an toàn thì lo lắng. Rồi một thời gian mọi chuyện lại qua. (Mà thực tế thì tháng 2.2008 cũng đã xảy ra cháy ở chợ đầu mối Bình Tây, thiêu rụi 13 quầy hàng, may mà không có ai tử vong!). Nếu bây giờ báo chí lại làm một loạt phóng sự tại một số chung cư, các con hẻm, chợ, khu vực đông dân lao động…trong thành phố, lại vẫn sẽ thấy tình trạng người dân đang vô tư sống trong sự nguy hiểm như trên, với rất nhiều nguy cơ xảy ra cháy, không có gì thay đổi.

Uploaded with ImageShack.us
Vụ cháy kinh hoàng tòa nhà ITC, Sài Gòn. Nguồn: cand.com

Từ nhiều năm nay, tại những thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, Sài Gòn… cứ mùa mưa đến là phố ngập thành sông. Đi trên đường, ngoài những tai nạn giao thông vẫn xảy ra quanh năm, lại thêm nguy cơ đến từ dây điện bị hở đâu đó gây điện giật, cây đổ, những miệng cống thoát nước không đậy nắp hoặc chỉ gá tạm, những chỗ mặt đường bị sụt thành “hố tử thần”…gây ra bao nhiêu cái chết oan uổng cho người dân. Khi chuyện xảy ra, báo chí và dư luận bức xúc lên tiếng, những cá nhân, ban, ngành…liên quan lại đổ lỗi cho nhau rồi cũng có kiểm tra, sửa chữa…nhưng mùa mưa năm sau, lại vẫn có những cái bẫy, cái hố tử thần khác mọc lên, và lại vẫn sẽ có người chết.


Nằm day mặt ra biển Đông, năm nào Việt Nam cũng chịu mưa bão, lũ lụt, thiệt hại nặng nề về con người và tài sản: hàng chục hàng trăm người chết, mất tích, hàng ngàn người lâm vào cảnh trắng tay do nhà cửa bị cuốn trôi, hoa màu, vườn tược bị ngập chìm trong lũ…Và cứ càng năm lũ lụt càng lớn, thiệt hại càng nặng hơn, trong đó ngoài yếu tố thiên tai, còn có cả nguyên nhân từ con người, từ nạn chặt phá rừng bừa bãi, thủy điện xả lũ vô tội vạ… Năm nào người dân cũng nhiệt tình gom góp tiền cứu trợ cho đồng bào ở những vùng bị thiên tai, theo đúng tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Nhưng cũng đã có những ý kiến, những bài báo chỉ thẳng rằng vấn đề không phải năm nào nhà nước và nhân dân cũng phải bỏ tiền bỏ công sức ra để bù đắp lại những thiệt hại do bão lũ gây ra, mà phải nghĩ đến những biện pháp giảm thiểu tối đa các nguyên nhân gây ra lũ lụt từ phía con người. Nếu không, năm sau rồi nhiều năm sau nữa, chúng ta lại vẫn có người chết, có người mất hết tài sản vì lũ, vẫn phải tổ chức cứu trợ, báo chí lại đăng những tấm hình thương tâm của đồng bào vùng bị thiên tai, lại vẫn những gói mì tôm, những manh áo rách được chuyển đến, các quan lớn lại tiếp tục chất vấn nhau thủy điện có phải là một trong những nguyên nhân làm cho lũ lụt nặng nề không và làm cách nào để khắc phục v.v…

Uploaded with ImageShack.us
Những hình ảnh miền Trung trong cơn lũ. Nguồn: 24h.com.vn

Không chỉ trong những chuyện thiên tai, nhân họa, bất cứ chuyện gì của xã hội Việt Nam hôm nay, cứ hễ báo chí xới đến đâu thì người dân biết tới đó. Từ một vụ nữ sinh đánh nhau quay thành video clip tung lên mạng bị phanh phui, dư luận bàng hoàng khi biết rằng đây không chỉ là một hiện tượng riêng lẻ, chỉ cần vào google gõ “nữ sinh đánh nhau” là hàng loạt thông tin, hàng loạt video clip tràn ngập trên mạng, có những vụ không chỉ đánh mà còn lột quần, xé áo của nhau…Mọi người bức xúc. Các nhà báo, nhà giáo, nhà tâm lý học…thi nhau lên tiếng về sự sa sút đạo đức của học sinh, trách nhiệm của phụ huynh, nhà trường trong vấn đề giáo dục cho các em v.v…Nhưng rồi cũng chỉ đến thế.


Hay những vụ công an đánh chết người rồi đổ thừa là tự tử hay đột quỵ, công an hành xử tệ hại với người dân, lạm dụng quyền lực và vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền mà một trong muôn ngàn ví dụ gần đây là video clip do chính công an thị xã Cẩm Phả quay cảnh các cô gái bán dâm bị bắt, không cho họ mặc quần áo, nói năng cư xử với họ như với súc vật. Điều đáng nói là nếu những hình ảnh này không bị lộ ra, và bị dư luận lên án mạnh mẽ, thì bản thân tất cả những kẻ quay và xem video clip này-những “công an nhân dân” vẫn không hề có cảm giác gì về hành động của mình hay những kẻ này tự cho rằng mình có quyền hành xử với các cô gái bán dâm-“hạng người thấp kém” như vậy? Còn các ông xếp của họ, trưởng công an xã hay giám đốc công an tỉnh Quảng Ninh thì tuy thừa nhận đây là hành động không thể chấp nhận được nhưng gọi đó là “vi phạm quy trình công tác”, “tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy” chứ tránh nói đến thực chất đây là sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, đồng thời nhấn mạnh việc phải điều tra cho ra ai đã phát tán video clip này để xử lý, như thể việc làm lộ clip là nặng tội hơn việc đã quay và cách hành xử với các cô gái bán dâm! Ai dám đảm bảo rằng ở khắp nơi trên đất nước này, việc công an hành xử với những người bị bắt vì tội này tội khác như thế không là chuyện vẫn thường xảy ra, và vì không quay phim nên không bị lộ, còn người dân thì không dám phản ứng, không dám kiện tụng nên không ai biết?


Xã hội Việt Nam bây giờ có quá nhiều chuyện sai trái xảy ra hàng ngày. Mở báo ra, bật ti vi lên, người dân cứ bội thực vì các thông tin cướp giết hiếp, tai nạn, thiên tai, các vụ vi phạm pháp luật, tham nhũng với mức độ ngày càng nặng. Chưa kịp nguôi nỗi bức xúc trước vụ việc này đã lại có ngay vụ việc khác, nặng nề hơn. Cơn lũ thông tin cuốn người ta đi. Đời sống với bao nỗi lo âu hàng ngày cuốn người ta đi. Mấy ai kịp nhớ để đặt câu hỏi đến cùng những vụ việc sai trái, những vấn nạn trong xã hội đã từng xảy ra hay đã từng được dư luận xới lên, liệu đã được xử lý, khắc phục đến nơi đến chốn hay tháng sau năm tới vẫn sẽ xảy ra những vụ tương tự? Lâu lâu báo chí nhớ đến đâu đảo qua đến đó thì thấy…đa phần vẫn như cũ! Từ những số phận cá nhân đơn lẻ như ba thanh niên tỉnh Hà Đông bị tù oan về tội hiếp dâm cả mười năm trời, nay đã được thả ra gần cả năm nhưng một phiên tòa phúc thẩm chính thức tuyên bố họ vô tội thì vẫn không biết bao giờ mới mở lại, nói gì đến việc ai sẽ đền bù cho họ những tổn thất nặng nề về danh dự, nhân phẩm, cái giá của mười năm tuổi xuân trôi qua trong nhà tù, chưa kể một người còn bị nhiễm HIV chỉ vì sự ẩu tả vô trách nhiệm của các cán bộ trạm xá trại giam!! Hay hai cô nữ sinh Thúy, Hằng trong vụ án ép buộc học sinh phải bán dâm phục vụ ông Hiệu trưởng và các quan chức tai to mặt lớn tại tỉnh Hà Giang, vẫn đang phải ngồi tù từ phiên xử sơ thẩm vào tháng 11. 2009 đến giờ mặc cho dư luận lên tiếng cho rằng các em thật ra là những nạn nhân và không đáng phải chịu những bản án tù 5, 6 năm như thế…

Uploaded with ImageShack.us
Ba người thanh niên tỉnh Hà Đông bị tù oan gần 10 năm trời. Nguồn: giaoduc.edu.vn

Những vụ việc lớn hơn, ảnh hưởng đến cả nước, cũng chẳng khác gì. Như vụ tốn kém quá nhiều, hoang phí một cách không cần thiết trong đại lễ 1000 năm Thăng Long mà báo chí, dư luận nói ròng rã suốt một thời gian dài từ khi bắt đầu chuẩn bị cho tới trong và sau những ngày đại lễ, đến bây giờ cũng đã thành “cứt trâu hóa bùn” khi con số chính xác chi cho đại lễ là bao nhiêu vẫn chưa ai có thể kiểm chứng một cách minh bạch, khách quan. Ai nói thì cứ nói, tiền vào túi những ai cũng đã vào rồi, những cái chướng tai gai mắt, phản thẩm mỹ, văn hóa lùn…trong dịp đại lễ rồi người ta cũng quên. Vụ phá sản Vinashin gây ra gánh nợ khồng lồ hàng trăm nghìn tỷ đồng hay vụ cho thuê rừng, khai thác bauxite Tây Nguyên…cũng thế. Dư luận bây giờ đang nóng, trong kỳ họp thứ 8, quốc hội khóa 12 đang diễn ra, nhiều đại biểu cũng đang chất vấn, đòi truy đến cùng trách nhiệm, nhưng bảo đảm rồi mọi việc vẫn đâu vào đó. Lời hứa Vinashin sẽ trả được nợ sau dăm năm nữa liệu có ai nhớ, ai kiểm tra, giám sát? Một ví dụ nhỏ, ông Bộ trưởng Bộ y tế ba năm trước khi mới nhậm chức đã nhiệt tình hứa: “Sẽ chấm dứt tình trạng một giường hai, ba bệnh nhân” (Báo Tiền Phong ngày 8.8.2007) còn bây giờ khi các đại biểu quốc hội truy thì lại bảo tôi không hứa, rằng đó chỉ là chuyện tầm phào, thì sao? (Báo VNExpress.net ngày 22.11.2010). Dự án cho thuê rừng hay khai thác bauxite vẫn tiếp tục được triển khai, dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam đã bị quốc hội bác bỏ hồi phiên họp tháng 6. 2010, tưởng thế là xong rồi, nay những kẻ tham tiền lại lôi ra, cố tìm cách làm cho bằng được.


Có vẻ như nhà nước Việt Nam rất thuộc lòng một số bài bản như sau: trước mọi vụ khiếu kiện, mọi lời ta thán của người dân thấp cổ bé họng cho đến mọi sự phản biện có tình có lý của đông đảo giới trí thức, nhân sĩ…nếu lơ được thì cứ lơ, cứ sử dụng “sự im lặng đáng sợ” làm mọi người lâu dần phát mỏi mệt, chán ngán không nói nữa là xong, còn nếu dư luận quá nóng quá ồn ào thì cứ hứa hẹn sẽ kiểm điểm, sẽ khắc phục, xử lý, hứa và hứa…Rồi thời gian qua, lại có chuyện khác xảy ra, người ta lại quên chuyện cũ để tập trung vào chuyện mới, thế là các bác lại cứ “việc ta, ta làm”.


Những người lãnh đạo mạnh miệng hứa rồi quên. Còn người dân, lâu ngày cũng …quên. Có phải bản chất của người Việt phần nào cũng hời hợt, gặp chuyện gì thì bộc phát ngay lúc đó rồi thôi? Có phải một phần vì xã hội Việt Nam bây giờ nhiều chuyện sai trái quá, với mức độ càng ngày càng nặng nề nên mọi người cũng dần dần trở thành quen, miễn nhiễm, giống như một người đã sống quá lâu với căn bệnh mãn tính đến mức trở thành quen với tình trạng bệnh tật của mình? Tất cả đều đúng. Sự mau quên này bản thân nó như một liều thuốc kháng sinh giúp cho người Việt Nam có thể tiếp tục sống chung với những sự sai trái. Và giúp họ vẫn giữ được nụ cười, tinh thần lạc quan dù đời sống bộn bề bao nỗi lo toan, bức xúc. Ngược lại, chính điều này cũng góp phần tạo điều kiện cho cái sai trái tiếp tục tồn tại, sinh sôi nảy nở trong xã hội.


Bởi nếu người Việt chúng ta không giỏi chịu đựng đến vậy thì nhà nước này chắc chắn đã không thể tồn tại được đến tận bây giờ!

Posted in Vietnamese | Leave a Comment »

Sinh con ngoài giá thú ở Việt Nam

Posted by BEAR trên Tháng Mười Một 29, 2010

Sinh con ngoài giá thú ở Việt Nam

Phương Anh, phóng viên RFA
2009-03-10

Vào ngày 19-2 vừa qua, báo điện tử Dân Trí có đưa tin một phụ nữ nghèo ở Hà Tây, chỉ vì có con ngoài giá thú mà không được nằm trong diện nghèo của địa phương, và cũng chẳng được ai quan tâm giúp đỡ. Đây không phải là trường hợp duy nhất mà thôi.

Quan niệm khắt khe về người phụ nữ vẫn còn

Thực tế, hiện nay ở khắp mọi miền trên đất nước, tuy định kiến xã hội có bớt gay gắt, quan niệm có phần nào cởi mở hơn trước, nhưng các bà mẹ độc thân nuôi con vẫn còn gặp rất nhiều thử thách và khó khăn trong cuộc sống.

Phương Anh tìm hiểu thực tế này tại Việt Nam trong chuyên mục Trang Phụ Nữ kỳ này.

Thực tế, hiện nay ở khắp mọi miền trên đất nước, tuy định kiến xã hội có bớt gay gắt, quan niệm có phần nào cởi mở hơn trước, nhưng các bà mẹ độc thân nuôi con vẫn còn gặp rất nhiều thử thách và khó khăn trong cuộc sống.

 

Theo lời của chị Ngọc Thanh, ở khu chợ Đồng Xuân, Hà Nội, thì trường hợp các phụ nữ có con ngoài giá thú khá nhiều. Chị nói:

Trường hợp đấy thì có nhiều, đại loại là người ta không có chồng, muốn có một đưá con…có người thì đi hết người nọ tới người kia, có người thì chỉ đi với một người thôi. Nói chung, ngày xưa thì có lên án, nhưng bây giờ thì cũng

“châm chước” cho, không quan niệm nặng nề như ngày xưa nữa đâu. Em ủng hộ và mình cũng phải thông cảm.

Chị cũng cho biết, các phụ nữ nuôi con một mình như thế rất vất vả, nhất là các chị em ở nông thôn thành phố kiếm sống. Đa số đi làm nghề cửu vạn hay những công việc tạm bợ qua ngày để nuôi con, kiếm ăn:  “Hà Nội mà bị như thế thì họ vẫn vượt qua được cuộc sống và nhiều người thôn quê, nếu bị như thế thì người ta cũng lên thành phố kiếm ăn.”

Chị Yến, ở Biên Hoà Đồng Nai, năm nay 39 tuổi, tâm sự rằng, bản thân chị vì đã lỡ lầm một lần. Nay con đã lên 12, thế nhưng, cho đến nay, thỉnh thoảng chị vẫn còn bị hàng xóm láng giềng dè bỉu. Đã có đôi lần, chị muốn làm lại cuộc đời, tìm một người nào để nương tưạ, nhưng hạnh phúc vẫn không mỉm cười với chị, chị kể:

Em cũng có thử, hai lần rồi, nhưng đều không thành. Khi họ quen mình, họ không biết mình có con, nhưng tới khi họ đặt vấn đề cưới xin, thì em cũng trình bày, thì họ bỏ. Thôi thì mình cứ an phận mình sống thôi.

Chị Yến, ở Biên Hoà

 

Em cũng có thử, hai lần rồi, nhưng đều không thành. Khi họ quen mình, họ không biết mình có con, nhưng tới khi họ đặt vấn đề cưới xin, thì em cũng trình bày, thì họ bỏ. Thôi thì mình cứ an phận mình sống thôi.

Không có quy chế hỗ trợ cho “đứa con ngoài hôn thú”

Theo lời bà Vân Anh, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu về Giới, Gia Đình, Phụ Nữ và Trẻ Vị Thành Niên tại Hà Nội, thì hiện nay, xã hội cũng cởi mở hơn, quan niệm đã khác đi nhiều. Về luật pháp, con ngoài giá thú cũng không còn bị phân biệt, kỳ thị, bà cho hay:

Quan trọng nhất là quan niệm đã được thay đổi, thì khi quan niệm thay đổi, bản thân người đó cũng đỡ bị sống trong định kiến, cũng đỡ khổ. Còn giúp đỡ về vật chất thì không có.

Bà Vân Anh, GĐ Trung Tâm Nghiên Cứu về Giới

Không kết hôn mà vẫn có thể có con, thì xã hội cũng đã chấp nhận và mọi người cho đó là bình thường, cũng nhẹ nhàng hơn nhiều rồi. Quan trọng nhất là quan niệm đã được thay đổi, thì khi quan niệm thay đổi, bản thân người đó cũng đỡ bị sống trong định kiến, cũng đỡ khổ. Còn giúp đỡ về vật chất thì không có. Các bà mẹ đương thân hầu như không có hội đoàn, không có sự giúp đỡ đặc biệt nào cả, may mắn lắm là bây giờ người ta không kỷ luật,  không kỳ thị và trong luật pháp, cách đây ít năm, người ta đã cho con giá thú và con không giá thú là ngang nhau, và người ta cũng không phân biệt đối xử.

Thế nhưng, về vật chất thì hầu như không có được trợ cấp và ưu tiên gì cả, bà nói:

Kinh tế thì cũng như mọi công dân khác, không có gì gọi là đặc biệt hơn cả… Các vùng sâu, vùng xa, nông thôn miền núi thì vẫn còn bị kỳ thị.

Các bà mẹ đương thân hầu như không có hội đoàn, không có sự giúp đỡ đặc biệt nào cả, may mắn lắm là bây giờ người ta không kỷ luật,  không kỳ thị và trong luật pháp, cách đây ít năm, người ta đã cho con giá thú và con không giá thú là ngang nhau

Bà Vân Anh, GĐ Trung Tâm Nghiên Cứu về Giới 

Thành thị ít định kiến hơn ở thôn quê

Thực vậy, Phương Anh đã hỏi thăm chị Phạm thị Mơ, đến lập nghiệp ở Hà Tây đã 20 năm qua, và được chị cho biết:

Bây giờ gái không chồng  có con thì đầy người, nhiều lắm. Ở Hà Tây nhiều lắm. Người ta nhỡ nhàng, yêu nhau xong rồi đàng trai không lấy nữa thì đàng gái phải nuôi thôi. Bây giờ thì người ta ở vậy nuôi đưá con thôi, ai người ta lấy nữa.

Với quan niệm hãy còn khắt khe, các bà mẹ độc thân này hầu như bị tách riêng ra khỏi gia đình và xã hội, nơi môi trường mình đang sống. Chị Mơ nói tiếp:

Người ta vất vả lắm, gia đình người ta cũng mặc kệ và cho ở riêng, ra đồi, muốn làm thế nào đủ ăn thì làm, sống cho qua ngày thôi..Một mẹ một con, hoặc là một mẹ hai con, nuôi nhau thôi. Địa phương người ta cũng không quan tâm đến, mặc kệ thôi. Kể cả những đưá con đi học cũng vậy, người ta không ưu tiên đâu. Người ta không được một cái tiêu chuẩn gì cả. Những người đó, người ta không cho vào hộ nghèo.  Nói chung, dân làng người ta cũng không ưa lắm những chuyện như thế. Người ta phải chịu hậu quả như thế thôi.

Người ta vất vả lắm, gia đình người ta cũng mặc kệ và cho ở riêng, ra đồi, muốn làm thế nào đủ ăn thì làm, sống cho qua ngày thôi..Một mẹ một con, hoặc là một mẹ hai con, nuôi nhau thôi. Địa phương người ta cũng không quan tâm đến, mặc kệ thôi. Kể cả những đưá con đi học cũng vậy, người ta không ưu tiên đâu.

Chị Phạm thị Mơ

Trong tình hình hiện nay, ở thôn quê, một mặt không còn đất đai canh tác, một mặt, cuộc sống quá cơ cực, các thiếu nữ kéo nhau lên thành phố kiếm sống để mong có được cuộc sống khá hơn. Thế rồi, trong một hoàn cảnh nào đó, trở thành bà mẹ độc thân, thì đành phải ngậm đắng nuốt cay để vươn lên mà sống, nuôi con. Cô giáo Oanh, phụ trách lớp học Tình Thương Vinh Sơn ở quận 7, TPHCM cho hay:

Xã hội bây giờ có vẻ đỡ hơn trước vì bây giờ nhiều quá rồi. Ở thành phố thì không ai biết ai, nên họ sống có vẻ tự tin hơn, chứ họ không dám ẵm con về quê đâu. Cô giáo Oanh

Xã hội bây giờ có vẻ đỡ hơn trước vì bây giờ nhiều quá rồi. Ở thành phố thì không ai biết ai, nên họ sống có vẻ tự tin hơn, chứ họ không dám ẵm con về quê đâu.

Chính sách gây thiệt thòi hơn hỗ trợ

Về kế sinh nhai, các bà mẹ độc thân này đa số đều đi làm thuê,làm mướn hàng ngày, lương công nhật, cuộc sống vô cùng khó khăn, ngay tiền gửi con để đi làm cũng chẳng có:

Mấy cô đó  gửi con tiền hàng ngày, một ngày 20 ngàn, chứ không có tiền gửi hàng tháng đâu. Ngày nào thất nghiệp, công trình không có việc làm thì ở nhà giữ con. Các cô lỡ bước rồi, tối còn đi làm thêm trong các quán bia…

Khi Phương Anh hỏi thăm về sự trợ giúp của chính quyền địa phương, cô giáo Oanh cho hay:

Phải có tạm trú, phải mướn ở đâu đó khoảng 6 tháng thì chủ nhà đăng ký cho tạm trú thì mới có tiêu chuẩn để hưởng. Ngay trong bệnh viện, đẻ con xong phải trốn, cho người cầm ra, rồi đi ra để khỏi đóng tiền viện phí. Sau này có tiền vô đóng tiền viện phí mới làm khai sinh được. Ngay chính sanh nở mà không chứng được giấy nghèo, thì không được giảm viện phí. Họ không có tương lai đâu, rất là khó đổi đời, khó mà ngóc lên nổi.

Một điều trớ trêu là họ phải được cấp giấy tạm trú thì mới được cấp sổ nghèo, mà muốn xin được tạm trú thì phải mướn những nơi có giá khá cao

Một điều trớ trêu là họ phải được cấp giấy tạm trú thì mới được cấp sổ nghèo, mà muốn xin được tạm trú thì phải mướn những nơi có giá khá cao, trong khi đó thì:

Nếu mướn chỗ đàng hoàng thì tiền cao, còn mướn 300 ngàn, 400 ngàn thì chủ nhà đâu có đi đăng ký vì đăng ký thì phải đóng thuế với nhà nước. Công an khu vực có đi khám thì họ cho ít tiền.  Mướn từ 700 ngàn đến 800 ngàn thì người ta mới đăng ký cho tạm trú. Học trò của tôi không có đứa nào có giấy tạm trú, rất là vô lý, vì nhà nước cho học sinh phổ cập được miễn đóng tiền trường, với điều kiện phải có KT3, tức ở thàng phố liên tục 3 năm một chỗ, mà đứa nào có KT3  ở thành phố thì đã ổn định rồi. KT3 là có tiền mua đất rồi. Mua được miếng đất ở thành phố là được vào KT3, được miễn học phí. Còn tạm trú và không tạm trú thì phải đóng học phí.

Một đôi khi, may mắn lắm thì mới có một số các bà mẹ độc thân nghèo khổ này được trợ giúp, cô giáo Oanh cho hay:

Tổ trưởng của khu phố đó họ nói với Hội Phụ Nữ, Hội Phụ Nữ có được thì chia xẻ, chục ký gạo hay trợ cấp hàng tháng khoảng 100 ngàn. Nhưng cái đó  10 phường thì chỉ có 5 phường mới đi sâu, đi sát như vậy, còn thì chẳng ai buồn mà để ý tới. Chính sách chung thì có, nhưng anh phải có tạm trú, hộ nghèo, thì mới được. Diện nghèo là chỉ khi nào đăng ký ở địa phương đó, được tạm trú thì mới xin được sổ nghèo…

Qúi vị vừa nghe một số thông tin về trường hợp của các bà mẹ độc thân tại Việt Nam.  Phải chăng cho đến bây giờ, sinh con ngoài giá thú vẫn là một cái tội?

Posted in Children, Question, Vietnamese, Women | Leave a Comment »