Welcome to BEAR’s BLOG!!!

Archive for the ‘Agriculture’ Category

Lỗ golf – lỗ thủng dân sinh

Posted by BEAR trên Tháng Mười Một 23, 2011

Lỗ golf – lỗ thủng dân sinh

Thường Sơn
Nhà báo tự do ở TP HCM

Từ nhiều tháng và cả nhiều năm qua, báo chí Việt Nam đã không ngớt phản ánh về tình trạng lạm phát sân golf. Một trong những minh họa sống động được nêu ra là một xã ở tỉnh Lâm Đồng phải “cõng” đến 3 sân golf, trong khi bà con nông dân người dân tộc thiểu số vẫn chưa thoát khỏi diện đói nghèo.

Nhưng dường như tiếng nói dân sinh đã bị các cơ quan dân nguyện bỏ ngoài tai. Đầu tháng 11/2011, đã xảy ra sự việc Bộ Xây dựng gửi một văn bản cho Văn phòng Quốc hội đề nghị làm rõ việc chuyển mục đích sử dụng 176 ha đất quốc phòng thuộc Trường bắn Miếu Môn ở Hà Nội thành dự án xây dựng sân golf. Cơ quan chủ trương cho việc chuyển đổi này, không phải ai khác, lại là Bộ Quốc phòng.

Theo văn bản trên của Bộ Xây dựng, Thủ tướng đã có quyết định phê duyệt quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 cũng như quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050, trong đó không có quy hoạch xây mới sân golf tại khu vực Miếu Môn.

Từ văn bản trên, người ta cũng biết thêm rằng Bộ Quốc phòng đã và đang triển khai một số sân golf tại khu vực sân bay Gia Lâm (Hà Nội) và sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) để “phục vụ nhu cầu luyện tập thể thao, giao lưu và đối ngoại quân sự”(?).

Đáng chú ý, cho đến đầu tháng 11/2011, Bộ Quốc phòng vẫn chưa có kế hoạch rút lại chủ trương chuyển đổi trường bắn thành sân golf; cho dù trước đó, vào đầu tháng 10/2011, Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành trung ương đảng khóa 11 đã nêu ra một nhiệm vụ trong thời gian tới là phải “kiên quyết giữ 3,8 triệu ha đất trồng lúa”.

Kinh doanh từ đất

Biểu đồ đi lên của sân golf và biểu đồ đi xuống của diện tích đất nông nghiệp là một nghịch lý không thể lý giải ở Việt Nam, dù tất cả những người nông dân phải chịu cảnh mất đất để phục vụ cho thói quen ăn chơi của giới thượng lưu, và hơn ai hết là giới chủ đầu tư kinh doanh sân golf, đều hiểu ra cái nghịch lý phũ phàng ấy.

Tại thời điểm đầu tháng 8/2011, có đến gần ba chục dự án sân golf “lỡ phát sinh” tại hàng loạt địa phương như Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đắc Lắc…, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cho Chính phủ phê duyệt. Khi đó, dư luận và công luận Việt Nam lại một lần nữa lên cơn sốt.

Người ta lo lắng rằng chỉ cần thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gật đầu là Việt Nam lại mất thêm khoảng 4.000 ha đất canh tác nông nghiệp cho sân golf.

Con số 4.000 ha trên là có cơ sở thực tế, vì vào năm 2009, khi số lượng sân golf do các địa phương trình lên Chính phủ tăng vọt đến 156 dự án, thì một nửa trong số đó đã chiếm hết khoảng 8.000 ha đất nông nghiệp.

Vào cuối năm 2009, trước làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân, các nhà khoa học và báo chí về những hệ lụy đã và sẽ không thể tránh khỏi của sân golf như gây ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường và “ăn” cả đất nông nghiệp, cộng với thực tế chỉ có một tỷ lệ nhỏ nhoi dự án kinh doanh sân golf có lãi, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải cắt giảm đến 76 dự án do chính quyền các địa phương trình đề nghị bổ sung cho quy hoạch sân golf đến năm 2020. Đến lúc đó, số lượng dự án sân golf đã là 90.

Hậu quả được các nhà khoa học và giới phân tích dự đoán đã xảy đến với 90 dự án sân golf trên vào năm 2011. Một cuộc kiểm tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kết luận có đến 69 dự án – chiếm tỷ lệ khoảng 70% số dự án – nghiêng về kinh doanh bất động sản thay vì mục tiêu ban đầu là kinh doanh sân golf.

Không gì rõ hơn là chủ đầu tư lấy đất nông nghiệp của nông dân, phù phép chuyển quyền sử dụng đất trồng lúa thành đất phục vụ sân golf, rồi từ đó lại biến thành đất xây biệt thự và các hạng mục dịch vụ du lịch. Trong thực tế, có dự án chỉ dành 30% diện tích để làm sân golf, còn 70% là bất động sản và những thứ liên quan đến bất động sản.

Trong khi hiện trạng hoạt động của 90 dự án sân golf vẫn không mấy thay đổi, nếu không muốn nói là ngày càng tệ thêm vì lượng khách chơi golf có khuynh hướng giảm dần và làm cho nhiều chủ đầu tư lỗ nặng, số địa phương đệ trình dự án sân golf mới vẫn lũ lượt nằm chờ trước văn phòng thủ tướng. Trường hợp chuyển đổi mục đích từ trường bắn thành sân golf của Bộ Quốc phòng là một minh họa điển hình.

Nguyên cớ gì đã làm cho các chính quyền địa phương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tỏ ra hào hứng với dự án kinh doanh sân golf đến thế? Không mấy ai trong chính quyền không biết đến những chuyến “công tác” của các quan chức đầu ngành địa phương và cấp bộ được các chủ đầu tư nước ngoài và trong nước đài thọ hoàn toàn.

Những chuyến đi mang tiếng là “tham khảo kinh nghiệm nước ngoài” này, mà về thực chất là du hí, cùng với sự hứa hẹn của chủ đầu tư dự án sẽ dành cho quan chức địa phương cổ phần trong sân golf hoặc những lô đất đắc địa dễ sinh lãi, đã khiến cho giới chức địa phương như tự nguyện chịu cột chặt vào cái vòng kim cô béo bở, bắt buộc họ phải làm mọi thủ tục cần thiết để lách luật, làm sao tuồn hồ sơ dự án lên bàn làm việc của thủ tướng.

Hạnh phúc người giàu – bi kịch kẻ nghèo

Nhìn lại các cuộc khiếu kiện đất đai diễn ra ở Việt Nam từ những năm 2000-2001 cho tới giai đoạn 2008-2009, có khá nhiều nông dân từ các địa phương – nơi phổ biến cơn lốc sân golf lấn chiếm đất canh tác – như Long An, đã lặn lội đến Văn phòng Quốc hội (trụ sở tại Sài Gòn) và ra tận các cơ quan trung ương ở Hà Nội để khiếu kiện.

Nội dung khiếu kiện cũng không nằm ngoài những “đặc thù” của vấn đề thu hồi đất làm dự án ở Việt Nam: bồi thường không thỏa đáng, không bảo đảm tái định cư và môi trường sinh sống làm ăn cho nông dân sau khi bị thu hồi đất, nạn nhũng nhiễu của cán bộ thu hồi đất và hành vi ép dân của chính giới chủ đầu tư dự án…

Có đến 80-90% cuộc khiếu kiện ở Việt Nam tập trung vào lĩnh vực đất đai – một tỷ lệ rất cao dù vấn đề khiếu kiện đã được Chính phủ và một số bộ ngành liên quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra nhà nước… cố gắng “khoanh vùng” cho đến năm 2007-2008.

Nhưng với tốc độ đô thị hóa tràn lan, thiếu quy hoạch, với gần một ngàn đô thị vệ tinh có chiều hướng ra đời đến năm 2020, với tình cảnh đất ruộng, đất thổ cư của người dân vẫn không được cải thiện bao nhiêu về cơ chế đền bù, sẽ chẳng có nhiều hy vọng rằng làn sóng khiếu kiện của người dân sẽ lắng dịu.

Các nhóm lợi ích có dừng cuộc chơi?

Gần đây, đã có dấu hiệu cho thấy tình hình được cải thiện đôi chút. Đó là việc Bộ Tài nguyên Môi trường đề nghị các tỉnh dừng xây dựng đối với 27 dự án nằm ngoài quy hoạch, đồng thời xử lý nghiêm các doanh nghiệp giữ đất để đầu cơ trục lợi, gây tác động không tốt cho thị trường bất động sản.

Cũng từ tháng 8/2011, khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bổ sung các dự án sân golf ngoài quy hoạch, cho đến nay thủ tướng chính phủ vẫn giữ một thái độ im lặng thận trọng. Ít nhất, tờ trình bổ sung dự án sân golf vẫn chưa được phê duyệt, trong khi chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại đang phải tiến hành kiểm tra một số dự án sân golf “có vấn đề” tại các địa phương. Hàng loạt dự án sân golf bị phát hiện vi phạm ở tỉnh Bình Thuận là một ví dụ.

Tuy nhiên sẽ khó có chuyện các nhóm lợi ích chịu dừng cuộc chơi trong một môi trường vẫn còn tràn lan tệ tham nhũng và nạn kiếm chác theo kiểu “tư bản dã man” như ở Việt Nam. Không phải lúc này thì lúc khác, con đường dẫn dắt từ hiện tại đến tương lai đã được thiết kế bởi những ý đồ trong quá khứ.

“Vào một thời điểm nào đó, nếu Chính phủ chấp thuận phê duyệt bổ sung số dự án sân golf “lỡ”, điều gì sẽ xảy ra? Khi đó, không chỉ là hậu quả về môi trường, sự mất ổn định của quy hoạch mà hậu quả với tính hệ thống của nó còn đào sâu vào khía cạnh phân cách giàu nghèo.”

Nếu ngay cả một cơ quan trọng yếu như Bộ Quốc phòng mà cũng “nhắm mắt” làm ngơ cho đất quân sự biến thành thứ để kinh doanh, thì người dân có đầy đủ cơ sở để vẫn tiếp diễn mối lo âu đáng sợ về một tương lai không xa, hàng loạt dự án trên giấy có thể biến thành những khu biệt thự-sân golf thật sự.

Vào một thời điểm nào đó, nếu Chính phủ chấp thuận phê duyệt bổ sung số dự án sân golf “lỡ”, điều gì sẽ xảy ra?

Khi đó, không chỉ là hậu quả về môi trường, sự mất ổn định của quy hoạch mà hậu quả với tính hệ thống của nó còn đào sâu vào khía cạnh phân cách giàu nghèo – một trong những bất ổn nghiêm trọng của xã hội đương thời Việt Nam.

Cũng khi đó, với sự bật đèn xanh về bổ sung quy hoạch của Chính phủ, chắc chắn tại nhiều địa phương sẽ tái diễn cảnh ép giá, ép dân, hiện tượng liên kết giữa chủ đầu tư và chính quyền nhằm cưỡng chế thu hồi đất của dân…, để từ đó tích tụ, tích lũy ngày càng sâu những phản ứng bức xúc, phẫn uất của người dân mất đất.

Như một tiền lệ đã được định sẵn, chính quyền sẽ phải gánh chịu hậu quả lớn lao vào bất cứ thời điểm nào khi sự phẫn uất của người dân vượt qua ngưỡng kềm chế và trở nên bùng nổ.

Xem thêm

Quy hoạch sân golf: Hiểm hoạ đằng sau những con số

 

Posted in Agriculture | Leave a Comment »

Quy hoạch sân golf: Hiểm hoạ đằng sau những con số

Posted by BEAR trên Tháng Tám 29, 2011

Truyện dài kỳ : đất đai

Truyện dài kỳ : đất đai (9) – Qui hoạch sân golf – “thảm họa” của “siêu” dự án trên giấy!

Truyện dài kỳ : đất đai (12): Hưng Yên – “Làng tỷ phú” trước nguy cơ tái nghèo – Hà Nội sắp thêm sân golf tại nơi “chi chít” sân golf?

Truyện dài kỳ : đất đai (7) – Kinh doanh sân golf


Quy hoạch sân golf: Hiểm hoạ đằng sau những con số

Khác với dự tính quy hoạch cả nước sẽ có 90 sân golf đến năm 2020 theo Quyết định số 1946 của Chính phủ, mới đây Bộ KHĐT đề xuất nới số lượng dự án lên đến 115. Tức là cứ 1 tỉnh – kể cả tỉnh miền núi khó khăn thì bình quân sẽ có 2 sân golf.

Với nhiều phương án mang tính mở cho số lượng sân golf phát sinh, đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng đất lúa, liệu cơ quan này có đủ thuyết phục Chính phủ trước vấn đề vốn dĩ luôn gây nhiều tranh cãi dư luận lâu nay?

Bài 1: 90 sân golf, chưa đủ?

Bộ KHĐT vừa có văn bản về việc thực hiện quy hoạch sân golf đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ, theo đó đề nghị bổ sung thêm dự án sân golf, nâng số sân golf quy hoạch từ 90 lên 115 sân. Có vẻ như con số 90 này vẫn còn là… hơi ít cho các nhà hoạch định chính sách!
Thả con săn sắt…

Vấn đề sân golf đã từng nóng dư luận, nóng nghị trường và thu hút tò mò của hàng chục chuyên gia kinh tế, BĐS trong và ngoài nước vài năm qua. Từ bấy đến nay, mọi chuyện tưởng chừng như “lắng” xuống khi Chính phủ phải vào cuộc rà soát lại hàng trăm dự án sân golf được vẽ ra như nấm. Theo đó trong tổng 166 dự án đã lược đi 76 sân golf (với 15.600ha đất các loại bị thu hồi), giữ lại con số tròn trĩnh 90 với lộ trình quy hoạch “dài hơi” đến năm 2020. Nhưng mới đây, Bộ KHĐT lại xin phép Thủ tướng bổ sung thêm 28 dự án, chỉ lược đi 3 dự án thiếu khả thi, nâng số sân golf đề đạt lên 115 dự án. Cơ quan này đã có tờ trình với nội dung rất cụ thể về việc xin bổ sung khoảng 3.812ha đất cho 28 dự án này và con số 115 sẽ là con số “cứng” từ nay cho đến hết 2020.

Vùng đất cằn cỗi xã Phước Lại - huyện Cần Giuộc (TPHCM) dành cho dự án sân golf, được xem là quyết định hợp lý.
Vùng đất cằn cỗi xã Phước Lại – huyện Cần Giuộc (TPHCM) dành cho dự án sân golf, được xem là quyết định hợp lý.

Khoan bàn đến việc Bộ KHĐT xin bổ sung số lượng sân golf, riêng trong 90 sân golf “cứng” đã được Chính phủ phê duyệt nằm trong địa bàn 34/63 tỉnh thành đã thấy có quá nhiều vấn đề. Theo Bộ KHĐT, cho đến nay chỉ có 29/90 sân golf đã đi vào hoạt động. Phức tạp hơn, có 22 sân đang xây dựng, 13 sân được cấp giấy phép chứng nhận đầu tư, 23 sân được chấp nhận… chủ trương đầu tư và cũng 23 sân… đang trong quá trình xem xét chủ trương đầu tư.

Chỉ 3 sân bị loại khỏi “cuộc chơi” do không đáp ứng các tiêu chí, điều kiện đầu tư là sân golf Yên Lập (Quảng Ninh), Khu du lịch nghỉ dưỡng Nam A Lăng Cô (Huế) và Khu du lịch biển Bình Thuận. Với 28 dự án mới bổ sung, Bộ KHĐT khẳng định đáp ứng đủ chỉ tiêu và điều kiện theo quy định của Chính phủ, nằm ở khu vực đất đồi, đất cát và tuyệt đối không sử dụng đất lúa. Xem ra việc “đổi” 3 sân golf thừa trong quy hoạch lấy thêm 28 sân mới để cho là đủ một lần nữa cho thấy sự bất cập.

Theo đề xuất của Bộ KHĐT, đến năm 2020, trung bình mỗi tỉnh sẽ có 2 sân golf(!?) (ảnh minh hoạ).
Theo đề xuất của Bộ KHĐT, đến năm 2020, trung bình mỗi tỉnh sẽ có 2 sân golf(!?) (ảnh minh hoạ).

Quá liều lĩnh?

Sẽ không có gì đáng nói nếu những dự án sân golf này chỉ đơn thuần là sân để chơi golf. Cũng tại tờ trình, Bộ KHĐT nêu rõ trong số 90 dự án sân golf nằm trong quy hoạch, chỉ 21 dự án là kinh doanh sân golf đơn thuần, còn lại 69 dự án khác kết hợp bất động sản (BĐS) và khu du lịch, sân golf chỉ là một dự án thành phần. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ 40% quỹ đất dành cho sân golf, còn lại tập trung cho khu du lịch sinh thái, trung tâm thương mại đi kèm. Ví dụ như sân golf Tam Nông (Phú Thọ) đất dự án là 2.000ha song đất xây sân chỉ gần 172ha, đất xây sân golf trong tổng 1.200ha dự án Khu du lịch quốc tế Tản Viên (Hà Nội) chỉ chiếm 200ha…

Kết quả mới đây nhất của đoàn kiểm tra liên ngành về quy hoạch sân golf cho thấy hiệu quả đầu tư các dự án golf hiện nay chủ yếu là từ BĐS (bán và cho thuê biệt thự). Theo tính toán, nếu chỉ đơn thuần kiếm lãi từ việc cho thuê phí chơi golf khoảng 100USD/lượt/ngày thì nhà đầu tư chắc chắn… lỗ nặng!

Sân golf chiếm nhiều diện tích và xả một lượng nước thải lớn ra môi trường.     Ảnh: T.L
Sân golf chiếm nhiều diện tích và xả một lượng nước thải lớn ra môi trường. Ảnh: T.L

Về tác động môi trường, Bộ KHĐT khẳng định trong 64 dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường đã có 55 dự án được phê duyệt báo cáo, 9 dự án đang thực hiện. Đoàn thanh tra liên ngành bước đầu nhận thấy các thông số được lấy mẫu để kiểm tra đều phù hợp với tiêu chuẩn môi trường cho phép.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia ngành TNMT, đất sử dụng làm sân golf gây ô nhiễm môi trường gấp 5 – 8 lần so với sử dụng sản xuất nông nghiệp. Trung bình mỗi ngày tiêu tốn 150.000m3 nước mặt để tưới, sử dụng nhiều loại hóa chất độc hại để giữ đất, giữ cỏ cho sân, trong đó có chất giữ đất khỏi trượt lở có khả năng gây ung thư cao. Lượng phân bón hóa học tưới cỏ cũng được tính toán là lớn hơn gấp 5 lần hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Vị chuyên gia này cảnh báo, quỹ đất một khi đã dùng để làm sân golf rồi thì khi hoàn trả, chất đất không lấy lại được như ban đầu kể cả khi phải tiêu tốn một khoản đầu tư không nhỏ để cải tạo lại đất.

Với các tác động trên, câu hỏi đặt ra là con số 115 sân golf liệu quá nhiều và quá “liều” cho một đất nước còn nghèo như VN? Dù việc xây sân golf là cần thiết cho phát triển kinh tế, du lịch nói chung, nhưng trước quá nhiều bất cập, tính trung bình mỗi tỉnh có gần 2 sân golf, dư luận sẽ tiếp tục ngồi yên?

Dương Hà

Posted in Agriculture | 1 Comment »

Hơn 100 công an vây bắt dân oan ở Hà Nội

Posted by BEAR trên Tháng Chín 22, 2010

Hơn 100 công an vây bắt dân oan ở Hà Nội

Vào lúc 10 giờ tối ngày 20 tháng 9, công an Hà Nội đã bao vây và bắt giữ 29 dân oan tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng và đem giam tại trại xã hội Đồng Dâu, Lộc Hà, huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội.

Photo courtesy of vietnamexodus.org

Dân oan Quảng Ngãi đã nhiều năm đi khiếu kiện như thế này.

Mặc Lâm có cuộc nói chuyện với những dân oan này trong lúc họ đang bị giữ trong trại để biết thêm chi tiết, trước tiên bà Phạm Thị Ứng quê tỉnh Bình Thuận cho biết:

– Hồi tối này có 25 người đang ở vườn hoa Lý Tự Trọng thì lực lượng công an khoảng 100 người gồm Công an Bộ, Công an Thành phố, Công an Quận, Công an Phường đến hốt chúng tôi đưa về trại Hỗ trợ Xã hội ở Hà Nội, Đông Anh. Sáng hôm nay có thêm bốn người ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, trong đó có một nhà sư cũng bị bắt về đây. Bây giờ chúng tôi có tất cả là 29 người.

– Như vậy trong lúc đang nói chuyện với chúng tôi thì bà vẫn bị giữ hay đã được thả ra ngoài?

– Vẫn còn đang bị giữ.

– Như vậy là vẫn còn trong trại hay sao?

– Dạ, đang ở trong trại giam.

– Họ có nói lý do giữ bà là chờ đợi giải quyết hay tạm giam thưa bà?

– Dạ thưa không, họ không nói bất cứ lý do gì hết, họ đến họ bảo “gom đồ, đi!” rồi tụi tôi lên xe đi họ không nói là đi về đâu, cũng không nói lý do gì họ bắt họ hốt chúng tôi đi hết.

Việc khiếu nại của tôi là xuyên thế kỷ rồi, từ thế kỷ 20 qua thế kỷ 21 do tên chủ tịch tỉnh này nhiều tiền quá, chạy chọt với cấp trên để bao che nên họ bác đơn của tôi hết. Họ bác đơn mà không đưa ra một văn bản pháp lý nào để chứng minh việc bác đơn của họ.

Dân oan Phạm Thị Ứng

– Thưa bà, chúng tôi được biết bà và một số dân oan khác tập trung tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng để yêu cầu giải quyết đất đai, bà có thể cho biết sơ về trường hợp của bà như thế nào hay không?

– Dạ vâng tôi là dân oan của tỉnh Bình Thuận.

– Dạ vâng chúng tôi cũng hiểu nỗi bức xúc của bà lắm. Xin bà cho biết chính phủ đã có trả lời gì về trường hợp của bà chưa?

– Dạ thưa bây giờ dứt khoát thì không dứt khoát. Việc khiếu nại của tôi là xuyên thế kỷ rồi, từ thế kỷ 20 qua thế kỷ 21 do tên chủ tịch tỉnh này nhiều tiền quá, chạy chọt với cấp trên để bao che nên họ bác đơn của tôi hết. Họ bác đơn mà không đưa ra một văn bản pháp lý nào để chứng minh việc bác đơn của họ.

Trong khi đó, gia đình tôi có đầy đủ các văn bản pháp lý chứng minh đất này do ông cha chúng tôi để lại, nhưng chủ tịch tỉnh Bình Thuận là Huỳnh Tấn Thành cướp một cách trắng trợn. Tôi ra Hà Nội gửi đơn, tập trung về khu vườn hoa Mai Xuân Thưởng đã hơn nửa tháng rồi, nhà trọ cũng không cho ở vì công an tới cho biết là không được cho chúng tôi mướn. Chúng tôi vừa ra vườn hoa vào buổi chiều thì buổi tối bị bắt.

– Dạ xin cám ơn bà rất nhiều, tôi có thể nói chuyện với người ngồi kế bên bà được không ạ?

– Dạ được.

– Chào bà, xin cho tôi được biết quý danh?

– Tôi là Thích nữ Thanh Tịnh, nhà sư Phật giáo.

danoan-250-vietnamexodus.org.jpg
Dân oan Vũ Thị Thuận ở Ninh Bình trong một lần khiếu kiện. Photo courtesy of vietnamexodus.org

– Thưa, bà bị bắt trong trường hợp nào?

– Thưa, tôi chỉ là người dân đòi quyền lợi hợp pháp của mình. Qua 18 năm rồi mà hệ thống pháp luật bao che nhau cho nên tôi tuy là một nhà sư nhưng tôi muốn hệ thống pháp luật Việt Nam xét xử cho tôi. Hầu như ba đời thủ tướng đã chỉ đạo rồi nhưng chỉ đạo chung chung và bao che cho tỉnh Lâm Đồng.

Coi như họ mặc tình lôi tôi lên xe và đem vào đây nhốt tôi. Hiện nay tôi đang tuyệt thực. Họ đưa tôi vào cái nhà cơ nhỡ và tôi rất ghê tởm vì tôi sợ nó lây bệnh truyền nhiễm. Tôi phải ra ngồi ngoài trời đây. Hiện nay cũng có một số người dân tộc Khmer họ cũng gom hết vào đây. Mấy người này không chịu ăn cơm vì họ nói cho họ ăn còn thua súc vật. Tôi chuyển máy này cho một người đang bức xúc họ muốn nói lên tiếng nói của những dân oan.

– Dạ thưa chị tên gì?

– Tôi là Thạch Thị Phúc

– Chỗ chị đang ở có tên gì?

– Hổng biết chỗ này là chỗ nào chú ơi! Chỗ này mấy ổng nhốt tụi tôi từ hồi 10 giờ khuya tới giờ, hổng cho cơm nước gì ăn hết. Trời ơi đói muốn chết luôn chú ơi, cứu giùm.

– Chị làm gì mà họ đem chị vào đây nhốt vậy?

– Dạ tụi tôi yêu cầu về đất đai. Nhà nước quy hoạch của tui trả tui không thỏa đáng, nhà cửa của tụi tui bị ủi banh chành hết trọi trơn. Bây giờ tụi tui khổ quá, tụi tui lại đây yêu cầu chính phủ cấp giấy cho tỉnh trả lại cho tụi tui. Tụi tui chỉ khóc lóc van xin thôi chứ không la làng la xóm gì, tự nhiên mấy ổng bắt tụi tôi lên đây từ 10 giờ tới giờ, nước không có uống mà cơm thì cho tụi tui ăn còn tệ hơn thú vật nữa. Hỏi chú sống như vậy người dân tộc Khmer làm sao…!

Tụi tui chỉ khóc lóc van xin thôi chứ không la làng la xóm gì, tự nhiên mấy ổng bắt tụi tôi lên đây từ 10 giờ tới giờ, nước không có uống mà cơm thì cho tụi tui ăn còn tệ hơn thú vật nữa.

Một dân oan

Bây giờ chú cứu tụi tui đi chú, chị em chúng tôi người dân tộc, có 6 người ở tỉnh Trà Vinh bị nó đàn áp dữ lắm rồi chú…bây giờ chú nói chuyện với chị đại diện này.

– A lô, dạ tôi là Sơn Thị Dung.

– Thưa, chị cho biết là những người bị bắt tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng với tình tiết như thế nào và khi bị bắt họ có nêu lý do hay không?

– Dạ chúng tôi đi khiếu nại đất đai. Hôm nay là ngày lấy hồ sơ của thanh tra chính phủ, nhưng cảnh sát thành phố Hà Nội hốt mấy người vô hết trong khi mấy người này không làm gì phạm pháp. Họ đày đọa một cách rất khủng khiếp. Tôi đại diện cho khóm 6 phường 8 thị xã Trà Vinh, cho đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ. Chị nhờ các em ở bên nước ngoài giúp đỡ nói với chính quyền cứu xét giùm.

Chánh phủ phải đưa biện pháp xử lý cho bằng được, chính phủ đừng bỏ rơi tụi tôi nữa, tụi tôi đâu có làm gì phạm pháp. Đi khiếu nại khiếu tố khi mất nhà mất cửa chỉ biết van xin, khóc lóc thôi chứ không làm chuyện gì phạm pháp. Họ không trả lời gì hết, họ chỉ nói chờ cho hết lễ mới cho về… Giúp đỡ tụi tui đi, tụi tui chỉ có 300 mét vuông nhà mà người ta ủi hết trơn hết trọi rồi….

Vừa rồi là cuộc nói chuyện của chúng tôi với những người dân oan có mặt tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng bị chính quyền Hà Nội bắt giam và cô lập trong một trại tập trung vào ngày hôm nay. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và đưa tin mới nhất về sự việc này.

Posted in Agriculture | 1 Comment »

Độc quyền – Mất mùa là tại thiên tai, Được mùa “vẫn đói” là nhờ có thiên tài Đảng ta…:(

Posted by BEAR trên Tháng Bảy 4, 2010

  • Độc quyền ?

Tình trạng độc quyền của siêu doanh nghiệp EVN–>Thiếu điện, vấn đề nan giải của Việt Nam?

Tái cấu trúc kinh tế: Bắt đầu từ đổi mới tư duy?

Những câu hỏi về tình trạng thất thu vốn Nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước, độc quyền

  • Nông dân, lúa gạo, đất đai?

Lúa gạo Việt Nam: Ăn đắt bán rẻ

Hiệp Hội Lương Thực đạt siêu lợi nhuận trong khi nông dân hưởng lợi không đáng kể

Lúa gạo Việt Nam: điệp khúc được mùa rớt giá và bất đồng về quĩ bình ổn lúa gạo

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY

Nông dân đang bị bần cùng hóa?

Tổng thu nhập của người nông dân là 40.000 đồng/ tháng/người

Bảo hiểm nông nghiệp: Khó vì chưa thấy vai trò Nhà nước

Bỏ quên nông dân, không thể công nghiệp hóa vững chắc

Gạo!

Làm ra lúa gạo mà không đủ sống, nông dân thi nhau trả ruộng

Truyện dài kỳ : đất đai


Bù lỗ dài dài vì độc quyền xuất khẩu gạo

Năm 2008, Vinafood 1 và Vinafood 2 lãi 4.500 tỉ đồng từ xuất khẩu gạo.

Xuất khẩu gạo của nước ta đến nay chủ yếu thông qua hai đầu mối là Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1), miền Nam (Vinafood 2), chiếm trên 80% lượng gạo xuất khẩu. Có thể nói cơ chế điều hành xuất khẩu gạo vẫn theo kiểu độc quyền của cơ chế quản lý tập trung bao cấp đã lỗi thời.

Nông dân bị tổn thất kép

Nhờ độc quyền, các tổng công ty có thể tự làm giá, điều tiết lưu thông mua bán lúa gạo của bà con nông dân đồng bằng sông Cửu Long và xuất khẩu theo ý chí chủ quan của mình, bất chấp cơ chế thị trường. Đương nhiên lợi nhuận từ xuất khẩu gạo phần lớn thuộc về số doanh nghiệp này.

Khi nắm trong tay thị trường tập trung (mua bán theo hình thức đấu thầu), các tổng công ty có đủ điều kiện định giá mua lúa gạo trong nước thấp hơn giá bỏ thầu để có lợi. Các đối tác nước ngoài mua gạo theo hợp đồng thương mại sẽ không dại trả giá cao hơn giá bỏ thầu của các tổng công ty tại thị trường tập trung. Đây là một tổn thất kép cho nông dân và nhà nước cũng do độc quyền mà ra.

Các tổng công ty vừa được hỗ trợ, vừa lãi to

  • Khi các tổng công ty lương thực chưa cần mua gạo nhằm kéo giãn tiến độ xuất khẩu thì lập tức giá lúa gạo trong nước xuống thấp. Kéo theo đó, các tổng công ty lương thực sẽ được Chính phủ hỗ trợ tài chính, tín dụng để mua gạo tạm trữ.

Cổ phần hóa doanh nghiệp lương thực nhà nước sẽ phần nào tránh được việc lúa gạo “được mùa, rớt giá”. Ảnh: TRUNG HIẾU

Vụ lúa hè thu năm 2009, các tổng công ty lương thực đã nhận được hàng ngàn tỉ đồng từ gói kích cầu của Chính phủ, hưởng lãi suất bằng 0% trong ba tháng để mua tạm trữ trên 2 triệu tấn thóc với giá sàn 3.800 đồng/kg lúa. Chỉ ba tháng sau, Vinafood 2 đã bán cho thị trường Philippines 150.000 tấn gạo 25% tấm với giá 480 USD/tấn và sau đó bán 600.000 tấn gạo 25% tấm với giá 665 USD/tấn. Với giá bán này, sau khi quy ra tỉ giá và trừ đi mọi chi phí, Vinafood 2 xuất khẩu với giá xấp xỉ… 8.000 đồng/kg. Năm 2008, hai tổng công ty lương thực công bố thu lãi 4.500 tỉ đồng. Chia ra thì Vinafood 1 lãi 2.000 tỉ đồng, Vinafood 2 lãi 2.500 tỉ đồng. Hai năm 2009 và 2010, nhà nước tiếp tục hỗ trợ lãi suất để cho hai tổng công ty này mua tạm trữ hàng triệu tấn gạo.

Khuyết tật của cơ chế điều hành xuất khẩu gạo kể trên đã gây bất bình cho người sản xuất, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và điều này làm giảm động lực sản xuất, triệt tiêu việc huy động nhân lực, vật lực để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh lúa gạo. Điều nguy hại hơn là tạo ra môi trường dễ phát sinh tiêu cực trong xuất khẩu gạo.

Cần đẩy nhanh cổ phần hóa

Để sản xuất, kinh doanh lúa gạo có hiệu quả cần phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh xuất khẩu gạo. Đây được coi là biện pháp dũng cảm, hữu hiệu quyết định thành công trong kinh doanh, xuất khẩu gạo. Trên thực tế, Công ty Cổ phần Lương thực-Thực phẩm Vĩnh Long hay Công ty Cổ phần Thương mại Thốt Nốt (Cần Thơ)… sau khi cổ phần hóa đều phát triển rất mạnh. Đó là minh chứng sống động được tổng kết trên cả lý luận và thực tiễn không thể chối cãi.

Ông Trần Đức Tụng, nguyên là chuyên viên Vụ Kế hoạch – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là người gần 30 năm chuyên theo dõi tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông Cửu Long. Bài này ông viết cho Pháp Luật TP.HCM sau khi Chính phủ lại hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp nhằm “giải cứu” hơn 2 triệu tấn lúa hè thu 2010 ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị ế.

Dù là tổng công ty hay tập đoàn, khi đã cổ phần hóa và lên sàn chứng khoán thì sớm muộn gì cơ chế độc quyền xuất khẩu gạo cũng không thể tồn tại. Khi đã cổ phần, doanh nghiệp biết phải làm gì để kinh doanh, xuất khẩu gạo có hiệu quả nhất, nhà nước sẽ không phải bao cấp. Các thành phần kinh tế đều được tham gia lưu thông, xuất khẩu gạo và hoạt động bình đẳng theo cơ chế thị trường, chịu sự kiểm tra của nhà nước. Tất cả tạo nên sân chơi sôi động nhằm đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm. Giá lúa gạo của nông dân ngày càng sát với giá thị trường thế giới.Nhà nước cần quản lý xuất khẩu gạo theo pháp luật, tránh can thiệp mang tính giải pháp. Chính phủ hỗ trợ nông dân được vay đủ vốn, trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi qua chương phát triển “tam nông” để tái sản xuất, xây kho tạm trữ, lò sấy, sân phơi lúa gạo ngay từ trong các nông hộ. Làm tốt việc này sẽ tạo ra hàng triệu nông dân tham gia bình ổn thị trường, giá cả điều tiết tiến độ thu mua… để cho xuất khẩu lúa gạo có lợi nhất.

TRẦN ĐỨC TỤNG

Chương trình 135

Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèoViệt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg.

Kết quả kiểm toán chương trình 135 giai đoạn II: Gần 14 tỉ đồng vi phạm.

31/10/2008

Ngày 30-10, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) họp báo công bố kết quả kiểm toán chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi năm 2007. Bên cạnh những kết quả chương trình đã đạt, KTNN cũng phát hiện 13,767 tỉ đồng cần phải xử lý tài chính.

Chương trình 135: Phân bổ sai, xài không hết tiền

Thay con cá bằng cần câu

8:17′ 27/02/2008 (GMT+7)

– Kết quả kiểm toán Chương trình 135 tại 8 địa phương, do Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố, cho thấy, trong khi hàng chục nghìn đồng bào còn nghèo đói thì Chương trình 135 vẫn còn dư trên 2,347 tỷ đồng và có tới 4,9 tỷ khác đã bị chi sai đối tượng.

Posted in Agriculture, Economic, Government, Management, Question | Leave a Comment »

Truyện dài kỳ : đất đai (17):Khiếu kiện đất đai – Chuyện dài nhiều tập

Posted by BEAR trên Tháng Năm 21, 2010

  • THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY
  • Truyện dài kỳ : đất đai (4)
  • Truyện dài kỳ : đất đai (3)
  • Truyện dài kỳ : đất đai (2)
  • Truyện dài kỳ : đất đai (1)

    Khiếu kiện đất đai: Chuyện dài nhiều tập

    Gia Minh, Biên tập viên RFA
    2010-05-19

    Khiếu kiện đất đai là vấn đề dai dẳng và âm ỉ tại Việt Nam. Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều hứa hẹn nhưng rồi những người dân mất đất vẫn chưa tin tưởng.

    RFA files

    Những người “Dân Oan” từ nhiều nơi về Thủ Đô khiếu nại đất đai bị chính quyền địa phương chiếm đọat

    Thừa nhận về bất cập

    Năm nay chính phủ Hà Nội ra ưu tiên giải quyết những khiếu kiện đất đai kéo dài lâu nay với chỉ thị của thủ tướng là các bộ, ngành, địa phương tập trung kiểm tra, rà soát, giải quyết những vụ việc được cho là kéo dài và gây bức xúc trong dân.

    Lý do vì sao chính phủ Việt Nam phải đưa ra ưu tiên đó? Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường, tiến sĩ Đặng Hùng Võ cho biết thông tin liên quan tình hình khiếu kiện liên quan đất đai và thực tế giải quyết các đơn thư trong lĩnh vực này của dân chúng lâu nay:

    Điều quan trọng cần phải nhìn vào sự thực, thực tế. Pháp luật hiện nay đã đủ; tuy nhiên còn có những luật chưa đủ chi tiết thì có thể bổ sung bằng những nghị định của chính phủ, bằng những thông tư hướng dẫn của cấp bộ.

    TS. Đặng Hùng Võ

    “Nguyên nhân trường hợp giải tỏa treo do bắt đầu có quyết định thu hồi đất mà mãi không dứt điểm được việc bồi thường – giải phóng do xác định giá đất thấp quá dẫn đến việc khiếu kiện. Nếu khiếu kiện có lý, việc giải quyết phải đi theo hướng tìm kiếm giải pháp hợp lý.

    Trường hợp quyết định của địa phương đưa đến những khiếu kiện của dân, cần phải xem xét quyết định sai ở đâu: do qui hoạch hay trình tự ra quyết định… Trường hợp bị treo thiên hình vạn trạng, nên để giải quyết các cơ quan phải rất thành tâm: xem xét cụ thể nguyên nhân nào gây ách tắc…

    Điều quan trọng cần phải nhìn vào sự thực, thực tế. Pháp luật hiện nay đã đủ; tuy nhiên còn có những luật chưa đủ chi tiết thì có thể bổ sung bằng những nghị định của chính phủ, bằng những thông tư hướng dẫn của cấp bộ.

    Pháp luật của Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng cho việc giải quyết những khiếu kiện hiện nay tại Việt Nam. Vấn đề còn lại là việc thực thi pháp luật cần phải đẩy cao hơn nữa mới có thể làm mọi việc đúng và nhanh. Phức tạp nhưng có thể tìm ra giải pháp, miễn giải pháp đó đúng qui định pháp luật, đúng đạo lý cuộc sống. Cần những người giải quyết phải có tâm, có trình độ. Những giải pháp đó sẽ được sự ủng hộ của những phía có liên quan.”

    Thực trạng

    Condau-camle-danang.gov.vn-250
    Người dân tổ 20, thôn Cồn Dầu xem bản vẽ sơ đồ dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân. Photo courtesy of camle.danang.gov.vn

    Quả thực điều mà ông Đặng Hùng Võ nêu ra là cái thiếu từ lâu. Có thể nói vì thiếu tâm nên việc qui hoạch không nhắm đến lợi ích phát triển của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Truyền thông trong nước nêu ra biết bao dự án treo không thực hiện sau nhiều năm thu hồi đất của người dân.

    Cảnh tượng những khu công nghiệp trống trải, đất đai bỏ hoang có thể được nhìn thấy tại hầu hết các địa phương.Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền bên lề hội nghị. Các cơ quan chống tham nhũng tại khu vực Đông Nam Á lần thứ 5, gọi tắt là SEA-PAC 5, hồi năm ngoái cho biết có thông tin nói chỉ riêng ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 20 khu công nghiệp, 117 cụm công nghiệp sử dụng khoảng 19 ngàn héc ta đất nhưng có đến 17 ngàn héc ta đất bỏ hoang; do đó cơ quan thanh tra sẽ tập trung vào đó.

    Một đơn cử gần đây nhất về việc qui hoạch lấy đất của người dân đang làm ăn sinh sống, khi mà viễn cảnh công ăn việc làm tương lai không được cơ quan chức năng xác định rõ khiến người dân phản đối. Đó là việc chính quyền thành phố Đà Nẵng đưa ra kế hoạch giải tỏa trắng hơn 400 héc ta tại thôn Cồn Dầu, xã Hòa Xuân, huyện Cẩm Lệ để thực hiện dự án đô thị sinh thái ven sông.

    Tôi khiếu kiện từ năm 90 đến nay, do hợp tác xã lấy ruộng, lấy bò của tôi. Tôi đi khiếu kiện từ huyện, tỉnh đến trung ương mà không ai giải quyết cho cả.

    Một người dân Cồn Dầu

    Một người dân tại Cồn Dầu trình bày:

    “Cồn Dầu đa số không chấp thuận kế hoạch giải tỏa trắng hơn 400 héc ta, chỉ có một số người vì quyền lợi của họ mà thuận thôi. Chúng tôi không lấy tiền ruộng, nghĩa địa vẫn giữ lại. Giá tiền bồi thường mà ông bí thư Nguyễn bá Thanh đưa ra quá rẻ so với nghị định 69 của chính phủ – 25 triệu đồng một sào ruộng…

    Làm ruộng như chúng tôi có thể nuôi ba thế hệ, nay không làm nữa thì làm gì…khi mà chúng tôi đang an cư lạc nghiệp tại đây. Ông Thanh lấy lý do vùng này thấp trũng, nhưng chúng tôi thấy lụt có lợi cho chúng tôi.”

    Cũng vì thiếu tâm trong giải quyết các đơn thư khiếu kiện về đất đai, tài sản như thừa nhận của ông Đặng Hùng Võ nên nhiều người dân cho biết suốt mấy mươi năm qua họ đi khiếu kiện hết từ cấp dưới đến cấp trung ương nhưng rồi cuối cùng trường hợp của họ bị đùn qua đẩy lại như phát biểu của một người dân sau đây:

    “Tôi khiếu kiện từ năm 90 đến nay, do hợp tác xã lấy ruộng, lấy bò của tôi. Tôi đi khiếu kiện từ huyện, tỉnh đến trung ương mà không ai giải quyết cho cả.”

    Những hứa hẹn mà các cơ quan chính phủ đưa ra vẫn chưa thuyết phục được người dân, bởi  thực tế cho thấy cách giải quyết luôn không vì người dân mà nhắm đến lợi riêng là chính.

    Hiện nay cảnh tượng những người dân mất đất đai, nhà cửa lên thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ăn chực- nằm chờ để được giải quyết không còn công khai nhiều như trước đây; điều đó không phải trường hợp của những người đó đã được giải quyết mà chính quyền cưỡng bức họ về địa phương.

    Theo dòng thời sự:

Posted in Agriculture | Leave a Comment »

Lúa gạo Việt Nam: điệp khúc được mùa rớt giá và bất đồng về quĩ bình ổn lúa gạo

Posted by BEAR trên Tháng Hai 28, 2010

Lúa gạo Việt Nam: Ăn đắt bán rẻ

Hiệp Hội Lương Thực đạt siêu lợi nhuận trong khi nông dân hưởng lợi không đáng kể


Theo dòng thời sự:

Giải bài toán được mùa rớt giá

Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ vụ đông xuân, vụ lúa lớn nhất trong năm của nông dân hứa hẹn bội thu, nhưng tâm trạng người làm lúa đầy âu lo vì giá lúa đang xuống nhanh.

RFA PHOTO – Mùa gặt lúa tại ĐBSCL.

Giá giảm

So với hồi trước Tết giá lúa giảm hơn 1 ngàn đồng/kg. Một nông dân đang chuẩn bị gặt lúa ngay lúc chúng tôi hỏi chuyện cho biết:

“Ra đồng sửa soạn cắt, mà giá lúa năm nay ‘bèo’ quá…mấy người làm trước thương lái  thu  lúa hạt dài xuất khẩu có 4.400đ-4.450đ/kg  lúa nào đẹp lắm cũng 4.500đ là hết khả năng. Chi phí năm nay các khoản đến cắt máy cũng tăng lên, chi phí khoảng 2 triệu tới 2 triệu 200 ngàn một công. Nếu mà giá lúa 4.000 đ/kg thì nông dân lãi ít thôi, giá sàn chính phủ mua  4.500đ thì nông dân mới sống được. Cái giá lúa như vậy chắc em mua bao ‘vựa’ lại quá, mấy ông ngân hàng có muốn vô xiết nợ thì em chỉ đống lúa đó chứ giờ dân làm bán giá thấp phải ‘vựa’ lại thôi.”

Người nông dân ĐBSCL bên cánh đồng lúa trĩu hạt của Anh. RFA PHOTO.
Người nông dân ĐBSCL bên cánh đồng lúa trĩu hạt của Anh. RFA PHOTO.

Trong khi đó vào hôm Thứ Năm 25/2 trong cuộc họp báo ở TPHCM Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam (VFA) nhìn nhận giá gạo trên thị trường thế giới giảm khá mạnh so với cuối năm 2009. Theo báo Người Lao Động điện tử, giá gạo xuất khẩu đang giảm khoảng 50 USD/tấn so với thời điểm cuối năm ngoái, nên một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo yêu cầu VFA bỏ giá sàn để tạo điều kiện cho họ tìm kiếm hợp đồng mới với các đối tác đang chào mua với giá thấp. VFA không chấp thuận đề xuất, không có hợp đồng các doanh nghiệp ngưng thu mua lúa gạo trong dân, dẫn tới gía lúa gạo trong nước giảm liên tục trong thời gian qua.

Tường thuật của báo SGGP cho biết VFA giữ giá sàn gạo 5% ở mức 440 USD/tấn. Phó chủ tịch VFA ông Phạm Văn Bảy nhận định, tình trạng giá gạo thế giới giảm, tiến độ xuất khẩu của các doanh nghiệp chậm lại đã tác động thị trường lúa gạo trong nước, doanh nghiệp hạn chế mua vào đã làm giảm giá lúa khá nhiều.

Thứ nhất sản lượng mùa  này tương đối nhiều, thứ hai vấn đề cơ bản là đầu ra, nếu xuất khẩu được kịp thời thì tốt bởi vì kho tồn trữ mình yếu.

TS Lê Văn Bảnh.

Thông báo với báo chí, VFA cam kết mua hết 6 triệu tấn lúa hàng hóa của vụ đông xuân, từ 25-2 tới tháng 4, một số thành viên chủ chốt của VFA sẽ mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo tương đương 2 triệu tấn lúa. Riêng trong tháng 3 sẽ mua 600.000 tấn gạo nhằm giảm bớt khoảng 1.200.000 tấn lúa hàng hóa trên thị trường khi vụ đông xuân thu họach rộ. Phó chủ tịch VFA Phạm Văn Bảy cho biết 30 doanh nghiệp lớn được VFA giao chỉ tiêu mua gạo tạm trữ bên cạnh lượng gạo mua để xuất khẩu. Những doanh nghiệp này có kho tàng, nhà máy xay xát, kim ngạch xuất khẩu cao và có tài chính lành mạnh.

Hệ thống kho trữ kém

Chúng tôi trao đổi với Viện trưởng Viện Lúa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long về những vấn đề liên quan, trước hết TS Lê Văn Bảnh cho biết:

TS Lê Văn Bảnh: Năm nay lúa đông xuân gieo sạ trên diện tích 1.600.000 ha, theo số lúa đã thu hoạch và các trà lúa, dự đoán năng suất trên 6 tấn/ha. Như vậy lúa đông xuân năm nay trúng mùa sản lượng dự báo trên 10 triệu tấn. Trong số 10 triệu tấn này, lúa hàng hóa (xuất khẩu) khoảng từ 6 tới 7 triệu tấn.

Nam Nguyên: Thời điểm hiện nay hệ thống kho ở đồng bằng sông Cửu Long khả năng tồn trữ đến mức nào, có thể tồn trữ lúa gạo được nhiều tháng hay không?

TS Lê Văn Bảnh: Hiện nay một số doanh nghiệp cũng như các đơn vị có xây dựng thêm kho chứa, nhưng hệ thống kho trữ ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn kém. Khả năng chứa theo thông tin tôi được biết chừng khoảng 2 triệu tấn.

Nam Nguyên: Thưa TS, như thế tình hình vẫn là mua vào bán ra chứ không thể tồn trữ lâu dài chờ thời điểm tốt nhất để bán, đây vẫn là thực tế?

TS: Lê Văn Bảnh: Vâng, đến giờ này cũng có tiến triển, một số nhà kho được xây lên, nhưng vẫn còn chậm còn yếu kém. Tình hình này cần được khắc phục trong thời gian tới.

Giá lúa giảm trong khi tiền thuê máy suốt lúa lại cao. RFA PHOTO.
Giá lúa giảm trong khi tiền thuê máy suốt lúa lại cao. RFA PHOTO.

Nam Nguyên: Thưa TS, giá lúa xuống ngay đầu vụ thu họach đang gây tâm lý bất an,  nông dân trông chờ vào vụ lúa lớn nhất trong năm?

TS Lê Văn Bảnh: Thứ nhất sản lượng mùa  này tương đối nhiều, thứ hai vấn đề cơ bản là đầu ra, nếu xuất khẩu được kịp thời thì tốt bởi vì kho tồn trữ mình yếu, thành ra cũng ảnh hưởng cho đầu ra. Thứ ba, hiện nay giá lúa cũng còn tương đối cao nhưng thực chất có hai vấn đề: mình thấy hiện nay giá lúa 4.200đ-4.300đ/kg, nhưng mà lúa khô bán được 4.600đ-4.700đ/kg. Bà con nông dân nói 4.200-4.300đ nghĩa là thu họach xong bán ngay tại ruộng không cần phải phơi khô. Hiện nay giá trên 4.000đ/kg đại đa số bà con nông dân có thể chấp nhận được.

Nam Nguyên: Giá thành 1kg lúa của nông dân được tính toán như thế nào?

TS Lê Văn Bảnh: Giá thành lúa đông xuân được tính toán tùy theo từng vùng, nhưng trung bình từ 2.000đ tới 2.500đ/kg.

Cần liên kết

Nam Nguyên: Biện pháp để bảo đảm thu nhập người nông dân được ổn định, theo tiến sĩ sẽ phải làm gì?

Phải làm sao có sự liên kết vùng và liên kết 4 nhà cho tốt (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp).

TS Lê Văn Bảnh.

TS Lê Văn Bảnh: Phải làm sao có sự liên kết vùng và liên kết 4 nhà cho tốt (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp), nghĩa trong quá trình sản xuất liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp phải chặt chẽ. Thứ nhất doanh nghiệp phải đặt hàng, hiện nay ở Việt Nam chuyên gia chúng tôi làm ra các giống lúa rất tốt…nhưng mà khi các doanh nghiệp mua, sự tiếp cận của họ chỉ là gạo trắng, thành ra rất là khó, rất khó để nâng cao chất lượng hạt gạo lên. Thứ hai doanh nghiệp phải đặt hàng, làm giống gì chốt giá bao nhiêu và ký hợp đồng với ngừơi nông dân. có như vậy mới ổn định được. Thật ra làm được như vậy cũng có cái khó, nông dân ở đây sản xuất nhỏ lẻ độ một vài héc-ta sẽ khó cho doanh nghiệp ký hợp đồng. Như vậy người sản xuất phải liên kết với nhau làm vùng chuyên canh hợp tác với nhau, làm được vậy sẽ mang lại hiệu quả.

Vừa rồi là TS Lê Văn Bảnh, Viện Trưởng Viện Lúa Đồng Bằng sông Cửu Long, với ý kiến về giải pháp giúp người nông dân có thu nhập ổn định, giữa bối cảnh mỗi mùa lúa thường gặp giá cả lên xuống thất thường do ảnh hưởng thị trường xuất khẩu.

Trở lại cuộc họp báo của Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam hôm 25/2 ở TP.HCM, Phó chủ tịch Phạm Văn Bảy cho các nhà báo thấy như đang có sự đấu trí trên thị trường gạo quốc tế, có vẻ như doanh nhân nước ngoài biết được nhược điểm của Việt Nam về tiền vốn không nhiều, hệ thống kho trữ thiếu thốn nên đã tiếp tục ép giá. Theo lời ông Phạm Văn Bảy được báo SGGP trích thuật, lợi dụng giá gạo thế giới đang giảm khá mạnh, một số nhà nhập khẩu đưa giá tham khảo để trả giá thấp đến mức độ vô lý gây hoang mang doanh nghiệp và làm rối thị trường trong nước.

Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam dự báo tình trạng giảm giá gạo trên thị trường thế giới và khó ký hợp đồng xuất khẩu hiện nay chỉ là tạm thời. Hiệp Hội dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo trên thế giới sẽ khởi động mạnh trở lại trong quí 2 và quí 3 sắp tới. Ông Phạm Văn Bảy nhấn mạnh rằng Hiệp Hội thống nhất chào giá gạo 5% ở mức tối thiểu 440 USD/tấn theo giá FOB giao hàng tại cảng TP.HCM. Theo lời ông, nếu không kềm giá, giá xuất khẩu có thể tiếp tục giảm và trong trường hợp đó giá lúa theo sự cảnh báo của Hiệp Hội có thể xuống dưới 3.000đ/kg. Cũng như năm ngoái năm nay Việt Nam dự kiến xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn gạo.

Bất đồng về quĩ bình ổn lúa gạo

Để bảo vệ người nông dân khỏi bị ảnh hưởng bởi giá lúa gạo xuất khẩu, chính phủ Việt Nam đang xem xét việc thành lập Quỹ Bình Ổn Lúa Gạo, nhưng hiện có nhiều bất đồng về nguồn tài chánh để lập quĩ.

AFP PHOTO

Việt Nam cần nhiều kho trữ gạo lớn và hiện đại như kho gạo ở Philippines (ảnh trên).

Việc hình thành một cơ chế để bảo đảm giá lúa, bảo vệ quyền lợi nông dân được nói tới từ lâu ở Việt Nam. Nhưng cho đến nay, đề xuất thành lập một quỹ bình ổn thị trường lúa gạo vẫn gặp nhiều khác biệt ý kiến, giữa các bộ ngành hữu quan và Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam VFA.

Bước đi đúng hướng?

Theo Bộ Tài Chính qui mô quỹ ít nhất phải đạt 1.000 tỷ mỗi năm, tiền đưa vào quỹ không lấy từ ngân sách nhà nước, mà thu trước 30% lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp xuất khẩu. Các chuyên gia Bộ Tài Chính muốn thể hiện sự tái phân lợi tức, qua tính toán theo đó

  • người trồng lúa lao động khó nhọc tới 50% công việc nhưng hưởng lợi rất ít,

  • trong khi doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ đảm nhận khoảng 10% công việc, nhưng lại hưởng đến 70% giá trị gia tăng trong chuỗi sản xuất chế biến xuất khẩu gạo.

Đây là một bước đi nhỏ đúng hướng để tiến tới có sự đầu tư trở lại từ lợi nhuận xuất khẩu gạo, từ lợi nhuận các khâu trung gian.

TS Lê Đăng Doanh.

Cho đến nay, nông dân những người làm ra hạt gạo không có tiếng nói hay có đại diện tham gia vào những hoạt động thiết thân chi phối cuộc sống của mình, mặc dù Hội Nông Dân đại diện cho họ là 1 tổ chức có hàng chục triệu hội viên.  TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập từ Hà Nội nhận định:

“Hiện nay Hội Nông Dân chưa có vị thế thỏa đáng trong toàn bộ khâu tổ chức cũng như họat động để phục vụ người nông dân. Mới đây Hội Nông Dân đã tổ chức một cuộc hội thảo về xuất khẩu lúa gạo và  đưa ra nhiều kiến nghị. Nhưng cho đến nay Hội vẫn chưa được tham gia vào việc điều hành xuất khẩu gạo, chưa phản ánh được ý kiến của người nông dân. Tôi nghĩ rằng Hiệp Hội Xuất Khẩu Gạo và Hội Nông Dân cần ngồi lại với nhau, hợp tác với nhau và Hội Nông Dân nên được có vị thế  cao hơn có tiếng nói xứng đáng hơn để phản ánh các nguyện vọng chính đáng của người nông dân.”

Xuất khẩu gạo 20 năm, nhưng  mãi đến cuối năm 2009 Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam mới chặng đặng đừng hứa hẹn đóng góp 1 USD mỗi tấn gạo xuất khẩu, thí dụ năm 2009 xuất 6 triệu tấn sẽ giữ lại 6 triệu USD tương đương 114 tỷ đồng để đầu tư trở lại cho đồng ruộng, giúp chi phí khuyến nông. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là hứa hẹn và có thể sẽ chuyển hướng qua quỹ bình ổn lúa gạo.

Kho trữ gạo của công ty lương thực Long An. Photo courtesy of longan.gov.vn
Kho trữ gạo của công ty lương thực Long An. Photo courtesy of longan.gov.vn

TS Lê Đăng Doanh nhận định về vấn đề này:

“Đây là một bước đi nhỏ đúng hướng để tiến tới có sự đầu tư trở lại từ lợi nhuận xuất khẩu gạo, từ lợi nhuận các khâu trung gian, để phục vụ cho kết cấu hạ tầng của nông thôn và đó cũng vì chính lợi ích của các công ty xuất khẩu gạo cho nên đây là 1 đồng đô la phục vụ nông nghiệp cũng là đồng đô la phục vụ lợi ích gián tiếp của các công ty xuất khẩu gạo.”

Khó tháo hầu bao doanh nghiệp

Khi Bộ Tài Chính đề xuất chính phủ lập quĩ bình ổn lúa gạo, cũng đưa giải pháp yêu cầu doanh nghiệp ứng trước 30% lợi nhuận xuất khẩu gạo để sung vào quĩ khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi năm. Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam tuy ủng hộ việc thiết lập quĩ bình ổn lúa gạo, nhưng không đồng ý về việc ứng trước 30% lợi nhuận từ xuất khẩu gạo mà đề nghị được đóng góp trên mỗi tấn gạo xuất khẩu và không quá 1 USD/tấn.

Quĩ bình ổn thị trường lúa gạo được vận dụng như thế nào thì chưa được công bố, chỉ được mô tả chung chung như tài trợ giúp bảo đảm giá lúa cho nông dân lãi tối thiểu 30% khi thị trường mất giá. Tài trợ doanh nghiệp tiêu thụ hết lúa hàng hóa không để tồn đọng trong dân, hoặc tài trợ doanh nghiệp khi giá thị trường xuống thấp hơn giá sàn.

Nếu kho tàng không tốt, dự trữ không nhiều thì giá bán không được như mong muốn, như vậy rất thiệt thòi.

TS Lê Văn Bảnh.

Các chuyên gia nói với chúng tôi để bình ổn thị trường lúa gạo qui mô quĩ 1.000 tỷ đồng/ năm tương đương 53 triệu USD thì phần tiền vốn vẫn quá hạn chế. Khi thị trường xuất khẩu bế tắc hoặc rớt giá, việc mua tồn trữ chờ thời điểm giá tốt, ngoài việc tài trợ vốn các doanh nghiệp cần phải có đủ kho tồn trữ đạt tiêu chuẩn đễ trữ lúa lâu dài chờ giá tốt. TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long nhận định:

Nếu kho tàng không tốt, dự trữ không nhiều thì giá bán không được như mong muốn, như vậy rất thiệt thòi.  Nhà nước đã quan tâm tới vấn đề kho tàng, hy vọng sẽ có cải thiện tốt hơn trong những năm sắp tới.”

Sau 20 năm bán gạo ra nước ngoài, vươn lên vị trí quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới, nhưng Việt Nam mới đang chập chững thiết lập những cơ chế sơ khởi.

Một thí dụ điển hình, bên Thái Lan ngoài việc thiết lập hệ thống kho hiện đại đủ sức chứa 10 triệu tấn gạo, thời cựu thủ tướng Thaksin đầu những năm 2.000, chính phủ Thái Lan đầu tư gần 2 tỷ USD để thực hiện cơ chế bảo đảm giá lúa gạo, theo hình thức chưa có quốc gia nào làm. Theo cơ chế này nông dân có thể bán lúa cho các đại lý của chính phủ theo giá sàn bảo đảm và có thể mua lại tất cả số lúa đó trong vòng 90 ngày và chịu lãi suất 3%. Do giá sàn bảo đảm luôn cao hơn giá thị trường, nên chính phủ đã trở thành người trực tiếp mua lúa gạo cho nông dân và phụ trách luôn việc xuất khẩu thông qua các hình thức, hợp đồng chính phủ, đấu thầu bán cho nhà xuất khẩu hoặc bán theo hợp đồng kỳ hạn trên sàn giao dịch nông sản.

Hiện nay chính sách lúa gạo của chính phủ Thái Lan có một số thay đổi, nhưng lúa gạo vẫn là vũ khí chính trị để đạt sự ủng hộ của nông dân trong các cuộc bầu cử.


Posted in Agriculture | Leave a Comment »

Nông thôn VN – ly nông không ly hương: Đưa nhà máy dệt may về nông thôn?

Posted by BEAR trên Tháng Chín 9, 2009

Đưa nhà máy dệt may về nông thôn?

Đưa các nhà máy dệt may về khu vực nông thôn để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động, là một giải pháp được nói đến từ vài năm qua.

Tuy nhiên cho đến nay số lượng doanh nghiệp đưa nhà máy về quê mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.  Kế họach này còn gặp những trở ngại gì?

Thiếu hụt nhân công

Dệt may là một trong những ngành thu dụng nhiều nhân công nhất ở Việt Nam, đồng thời cũng là ngành mà tỷ lệ thiếu hụt nhân công trầm trọng nhất.

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi khi ký được nhiều đơn hàng là các doanh nghiệp dệt may lại chạy đôn chạy đáo để tìm kiếm công nhân.  Một doanh nhân nhiều năm hoạt động trong công nghiệp may xuất khẩu nói với chúng tôi:

“Về vấn đề nhân công ở Việt nam, rất là khó khăn để tìm những nhân công có tay nghề đàng hoàng muốn làm trong ngành may. Theo sự đánh giá hiện thiếu khoảng 30% công nhân, nghĩa là nếu một nhà máy có sức thu hút 1.000 công nhân thì thật ra chỉ thu hút được 700 công nhân thôi, 300 máy còn lại bắt buộc để trống.”

Về vấn đề nhân công ở Việt nam, rất là khó khăn để tìm những nhân công có tay nghề đàng hoàng muốn làm trong ngành may.

Một doanh nhân

Trong số những nguyên nhân dẫn tới việc thiếu hụt lao động ngành may,  là vì vấn đề lương thấp công nhân không đủ sống. Đa số công nhân may trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, là lao động nhập cư từ nông thôn.

Khi lên thành thị tìm việc làm, mục đích của những anh chị em này là giải quyết cuộc sống bản thân và dành dụm chút đỉnh để gởi về giúp đỡ gia đình. Cuộc sống của nông dân và cư dân nông thôn luôn gặp nhiều khó khăn dù Việt Nam  đổi mới từ hai thập niên qua.

Mức lương trung bình của thợ may công nghiệp khoảng 1.200.000 đồng, khó trang trải chi phí ở các đô thị lớn như TP.HCM, trong khi rất ít doanh nghiệp có điều kiện tổ chức cư xá công nhân, dù là ở hình thức phương tiện tạm bợ.

Giải pháp

Vừa để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động, vừa giảm giá thành, một số doanh nghiệp may xuất khẩu đã thành lập nhà máy với dây chuyền may công nghiệp ở khu vực nông thôn, tuy tỷ lệ trong toàn ngành là chưa nhiều.

Câu chuyện các công ty  đưa hãng xưởng về nông thôn, được ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM cho biết, nhiều thành viên tập Đoàn Dệt May Vinatex đã chuyển nhà máy về nông thôn và đã thành công. Trong đó có công ty Nhà Bè, riêng công ty Việt Tiến có các dự án ở Tiền Giang, Lâm Đồng và miền Trung. Ông Kiệt Phân tích:

“Thu nhập của người ở nông thôn tăng trưởng chậm hơn người ở thành phố, thứ hai chi phí ở nông thôn tương đối rẻ hơn. Do vậy lợi ích cho ngành dệt may là tiếp tục giữ được lợi thế cạnh tranh ở những sản phẩm cấp trung, tuy nhiên đối với những sản phẩm trung cao và cao, chúng tôi khuyến cáo vẫn nên duy trì ở thành phố.

Lý do là các sản phẩm này đòi hỏi tay nghề, đòi hỏi việc quản lý và giao hàng cực nhanh. Đặc biệt các thương hiệu lớn chịu trả giá cao, thì họ không muốn đưa nhà máy đi xa vì ngại vấn đề chất lượng không bảo đảm.

Dần dần trong nhóm xuất khẩu sẽ thấy phân ra thành hai nhóm khác hẳn nhau:

  • thứ nhất nhóm sản xuất hàng lọat và đại trà thì việc chuyển về nông thôn là thuận lợi.

  • Nhóm thứ hai làm những mặt hàng thời trang cao cấp thì tiếp tục trụ lại TP.HCM và các thành phố lớn”.

Giải pháp đưa xí nghiệp nhà máy về nông thôn, trong đó có ngành may mặc càng trở thành ưu tiên. Nhu cầu cấp bách bộc lộ ra trong cuộc suy thoái kinh tế hiện nay.

Khi đề cập tới hàng triệu lao động nhập cư thành thị, các chuyên gia đề cao họ như một cứu cánh cho nông thôn, những người này đi làm và gởi tiền về giúp đỡ nông thôn.

Tuy nhiên, khi suy thoái kinh tế xảy ra, hàng loạt nhà máy đóng cửa, công nhân nhập cư nói chung trong đó nhiều nhất là công nhân dệt may đã phải trở về quê nhà.

Khi nghe qua giải pháp đưa nhà máy dệt may về nông thôn, người ngoài ngành trong ngành, đặc biệt là giới công nhân rất tán thưởng. Tuy nhiên hạ tầng cơ sở ở nông thôn, đường giao thông, vấn đề điện nước, điện thoại, đường truyền Internet là những yếu tố cần thẩm định.

Cần phải tính chi phí vận chuyển xem có thể bù lại việc giảm giá thành do chi phí nhân công hay không.Trước khi chuyển đi về nông thôn doanh nghiệp cần đàm phán với khách hàng để thuyết phục họ chấp nhận.

Ô. Diệp Thành Kiệt

Ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM nhấn mạnh:

“Cần phải tính chi phí vận chuyển xem có thể bù lại việc giảm giá thành do chi phí nhân công hay không.Trước khi chuyển đi về nông thôn doanh nghiệp cần đàm phán với khách hàng để thuyết phục họ chấp nhận.

Chúng tôi có kinh nghiệm rằng, một số các nhà máy sau khi chuyển đi về vùng nông thôn, khách hàng chán nản vì khó khăn trong việc đi lại cử người về nhà máy kiểm tra hàng, cũng như thông tin liên lạc không thông suốt.

Như vậy, chuyển nhà máy về nông thôn không chỉ là chính sách của bản thân doanh nghiệp mà nên xem là 1 chính sách phối hợp nhiều bên kể cả phía khách hàng.

Đặc biệt phải tính đến việc xây dựng một đội ngũ quản lý trước khi chuyển đi. Tuyển dụng người từ địa phương nơi sẽ chuyển tới, đưa họ về nhà máy ở TP.HCM để huấn luyện công tác quản lý lãnh hội kinh nghiệm. Có như vậy mới có thể thành công.”

Câu chuyện ngành dệt may hay da giày đưa các nhà máy về nông thôn cần được quan niệm như một chiến lược quốc gia.

Nếu lao động nông thôn dôi dư có việc làm phi nông nghiệp ở ngay quê hương mình, thì như vậy họ ly nông mà không phải ly hương.

Đời sống nông thôn có cơ may khá dần lên. Tuy nhiên những việc này chỉ có thể tiến hành hiệu quả nếu việc xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn được nhà nước chú ý đầu tư.

Posted in Agriculture, Economic | Leave a Comment »

Truyện dài kỳ : đất đai (16): Lãng phí đất công – Sự thật được phơi bày

Posted by BEAR trên Tháng Chín 7, 2009

Lãng phí đất công: Sự thật được phơi bày

(Dân trí) – “Gần 300.000 ha đất được Nhà nước giao cho các tổ chức quản lý, sử dụng nhưng thực tế lại chưa… sử dụng, trong đó hơn 250.000 ha để hoang hoá, còn lại là các dự án treo…” – Thống kê trên vừa được Bộ Tài nguyên Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Nhiều dự án sau giao đất là… treo (ảnh minh họa).

Sử dụng sai mục đích, lấn chiếm tràn lan

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức đang quản lý, sử dụng được nhà nước giao đất, cho thuê đất thì tình trạng sử dụng đất sai mục đích, bỏ hoang hoá, lãng phí là rất nghiêm trọng.

Điển hình là tại Hà Nội, một trong những địa phương mà các doanh nghiệp (chủ yếu là ngoài quốc doanh) luôn kêu khó vì thiếu quỹ đất thì trong số 3.401 dự án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, có tới 505 dự án bị “treo” dưới nhiều dạng (từ 2003 – 2008).

Có dự án bị ách tắc do chậm GPMB, có dự án không sử dụng đất trong 12 tháng liền từ khi nhận bàn giao đất trên thực tế hoặc chậm 24 tháng so với tiến độ được duyệt. Bên cạnh đó, không thể thiếu các trường hợp đất bị chuyển nhượng trái phép, bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích…

Theo kết quả kiểm kê quỹ đất trên toàn quốc năm 2008, tổng số tổ chức sử dụng đất cho thuê trái phép là 1.205 tổ chức với diện tích gần 3.000 ha. Trong đó, diện tích đất cho thuê trái pháp luật đối với khối các tổ chức cơ quan nhà nước là 1.890 ha, chủ yếu ở các tổ chức là UBND cấp xã, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị.

“Lãng phí đất công suốt nhiều năm qua là sự thật khách quan dễ nhận thấy nhưng đây là lần đầu tiên sự thật đó được thống kê đầy đủ, chi tiết bởi cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai” – một quan chức Bộ TNMT nhận định.

Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích được giao, thuê xảy ra ở hầu hết các loại hình tổ chức. Cả nước có 3.311 tổ chức được giao, thuê với diện tích là 25.587 ha đã sử dụng không đúng mục đích, chủ yếu nhằm vào sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm nhà ở cho cán bộ công nhân viên… Cũng theo báo cáo trên, tổng diện tích bị lấn chiếm lên tới 254.000 ha do 3.915 tổ chức, cá nhân đang quản lý. Nguyên nhân là do tình trạng sử dụng đất không hiệu quả, sử dụng chưa hết diện tích được giao, quản lý lỏng lẻo ở hầu hết các loại hình tổ chức.

Mặt khác, thời gian giao đất trước đây đã quá lâu, thủ tục không đầy đủ dẫn đến để cho các cá nhân, tổ chức khác lấn chiếm. Cá biệt có tổ chức không biết ranh giới đất của đơn vị mình sử dụng đến đâu… Chính điều đó dẫn tới tình trạng tranh chấp đất đai xảy ra thường xuyên và kéo dài.

Hơn 250.000 ha đất để hoang

Một trong những vấn đề gây bức xúc lớn trong dư luận chính là việc các tổ chức được giao, thuê đất đã không sử dụng, để hoang hoá.

Thống kê từ Bộ TNMT, có tới gần 300.000 ha đất của 4.120 tổ chức được giao, thuê nhưng chưa sử dụng, trong đó số diện tích còn để hoang hoá lên tới hơn 250.000 ha, còn lại gần 49.000 ha là đầu tư, xây dựng chậm (hay còn gọi là dự án “treo”).

Các dự án này bị triển khai chậm do gặp khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, GPMB, tái định cư. Một số dự án tiến độ chậm do các chủ đầu tư thiếu vốn để thực hiện…

Qua kiểm kê quỹ đất, Bộ TNMT còn phát hiện nhiều trường hợp các tổ chức được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sự chênh lệch với hiện trạng sử dụng đất.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức cũng là một bất cập. Nhiều nơi chưa quan tâm đến việc làm thủ tục xin cấp giấy này nên tỷ lệ được cấp giấy chứng nhận rất hạn chế.

Trước tình hình đó, Bộ TNMT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, sử dụng đất của các tổ chức thống nhất trên toàn quốc. Bộ cũng đề xuất cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu nếu xảy ra tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích.

Để tăng cường biện pháp quản lý, Bộ TNMT cho rằng cần lập thủ tục thu hồi và giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý, lập kế hoạch khai thác sử dụng đối với diện tích đất đang cho mượn, chuyển nhượng trái phép…

Đối với các dự án đầu tư chậm tiến độ do khó khăn trong công tác bồi thường, GPMB, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo xem xét và đề xuất việc gia hạn hoặc chấm dứt đối với từng dự án cụ thể.

NÔNG DÂN VIỆT NAM ĐANG BỊ BẦN CÙNG HOÁ

Posted in Agriculture | Leave a Comment »

Nông thôn VN: Thể chế kiềm hãm sự phát triển?, Khoảng cách với thành thị? Nguy cơ bất ổn XH? –> XH công dân, XH dân sự ở nông thôn?

Posted by BEAR trên Tháng Bảy 17, 2009

Bài cũ:

Nông dân đang bị bần cùng hóa?

Tổng thu nhập của người nông dân là 40.000 đồng/ tháng/người

Truyện dài kỳ : đất đai

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY

Hiệp Hội Lương Thực đạt siêu lợi nhuận trong khi nông dân hưởng lợi không đáng kể

Lúa gạo Việt Nam: Ăn đắt bán rẻ

Bảo hiểm nông nghiệp theo thời tiết?

Phạm Trần: Nông dân hay bần cố nông? Cán bộ ăn cả tiền xóa đói giảm nghèo

Bỏ quên nông dân, không thể công nghiệp hóa vững chắc

Chủ tịch xã “xẻo” gạo cứu đói của dân đi… trả nợ

Làm ra lúa gạo mà không đủ sống, nông dân thi nhau trả ruộng

Nguy cơ MẤT DÂN TỘC–> Cần phát triển một xã hội dân sự cường tráng mới phát huy được sinh lực của dân.


Thể chế kiềm hãm sự phát triển của nông thôn

Các nhà nghiên cứu chính sách cho rằng, thể chế ở nông thôn hiện nay làm cho nông nghiệp nông thôn không phát triển được, nông dân bị động và lệ thuộc vào quyết định của những tầng lớp khác.

Khi gánh chịu suy thoái kinh tế, nông thôn là nơi có ảnh hưởng rõ nét nhất. Thành tích xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam thực hiện được trong hơn một thập niên có thể mất nhiều ý nghĩa.

Năm 1993, ở Việt Nam cứ hai gia đình thì có một gia đình nghèo khổ, nói rõ hơn là tỷ lệ hộ nghèo tòan quốc là 58%. Với chính sách đổi mới và trợ giúp của  quốc tế, đến năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam hạ xuống mức 12,5%.

Thành tựu mà chính phủ Việt Nam tự hào nhiều nhất đã mai một chỉ trong vòng nửa năm, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới. TS Vũ Trọng Bình, Giám đốc Trung Tâm Phát Triển Nông Thôn một tổ chức nghiên cứu của Nhà nứơc đã nói với chúng tôi, Việt Nam sẽ khó giữ vững thành tích giảm nghèo của mình:

“Trong bối cảnh khủng hoảng mà giữ được tỷ lệ nghèo mà không bị tăng lên đã là giỏi lắm rồi, bây giờ lại giảm đi nữa tôi không tin là chúng ta có thể tiếp tục giảm nghèo được. Thực ra tôi nghĩ là tỷ lệ nghèo một số vùng chắc chắn sẽ tăng cao. Ngay trong khảo sát, chúng tôi đã nói là có một số xã, không phải tất cả nhưng một số xã đã nói là tỷ lệ nghèo bần cùng của họ đã tăng lên rồi.”

Cơ chế, đường lối

Một chuyên gia khác, giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam, đã đánh giá là sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam ở trong tình trạng kém phát triển.

Ông cho rằng cơ chế, đường lối và quyết định của các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đưa tới hậu quả vừa nói.

Như vậy có nghĩa cần có sự cải tổ cả ba vấn đề vừa nói liên quan tới nông nghiệp nông thôn Việt Nam. TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn nhận định về vấn đề này:

“Chúng tôi không hài lòng với cơ chế hiện nay và đang tìm cách tháo gỡ chính sách về đất đai về lao động về đầu tư cho nông nghiệp.”

Vậy thì cải tổ thế chế nói chung là gì. TS Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển, một tổ chức tư nhân ở Hà Nội đưa ra nhận định:

“Đầu tiên là các qui định của Nhà nứơc, các chính sách và luật pháp. Chuyện cải cách thể chế hiểu theo nghĩa như thế, là một quá trình đã được tiến hành suốt 20 năm qua liên tục. Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới vẫn phải tiến hành.”

Nhu cầu thay đổi

“Chúng tôi nghĩ là vai trò của cộng đồng là một, vai trò của đoàn thề là hai, vai trò của hợp tác xã của nông dân là ba, cần phải được thay đổi, được tổ chức xây dựng lại, để làm thế nào người nông dân thực sự đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, cả trong sản xuất lẫn trong quản lý xã hội quản lý môi trường.”

Luật pháp Việt Nam không công nhận quyền tư hữu đất đai, nông dân canh tác trên đất mà họ được cấp quyền sử dụng với diện tích hạn chế, gọi là hạn điền. Sửa đổi luật đất đai mang tính triệt để là trở ngại lớn nhất.

“Hội Nông Dân hiện giờ cho có hình thức vậy thôi, tôi thấy không hoạt động gì cho lắm, ở xã ở huyện có Hội Nông Dân mỗi ngừơi được cấp cái thẻ hội viên, nhưng thực ra họ chẳng có thông tin gì cho nông dân, hoạt động yếu lắm.”

Tổ chức xã hội nông thôn hiện nay qúa lỏng lẻo, vì thế nông dân không hưởng lợi đúng mức từ sản phẩm nông nghiệp làm ra.

Các nhà nghiên cứu chính sách của Nhà nước Việt Nam đều nhìn nhận nhu cầu bức thiết trong việc cải tổ thể chế ở nông thôn. Trong khủng hỏang đã lộ ra những mắt xích yếu nhất của hệ thống kinh tế xã hội, đặc biệt là khu vực nông nghiệp nông thôn.

Cách biệt giữa nông thôn và thành thị – tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã hội?

Bạo loạn ở khu vực nghèo khổ, bất ổn ở nông thôn Trung Quốc có thể là một cảnh báo cho Việt Nam. Liệu tình trạng đời sống cách biệt giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam có đang tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã hội hay không?

Sau nhiều thập niên đề cao nông nghiệp và nông dân như khẩu hiệu tuyên truyền, nhưng thực tế đầu tư cho nông nghiệp nông thôn chỉ chiếm tỷ lệ 1/10 tổng đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước. Tình trạng này khiến nông nghiệp nông thôn khá trì chậm trong tốc độ phát triển chung. Nông nghiệp đóng góp 1/5 tổng sản phẩm nội địa GDP của Việt Nam, xuất khẩu nông thủy sản đạt nhiều thành tựu, đặc biệt là gạo và tôm cá. Thế nhưng người nông dân vẫn quá nghèo, một thực tế mà GSVS Đào Thế Tuấn nguyên Viện Trưởng Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam trong phát biểu trên Vietnam Net ngày 2/7 đã nói rằng, nông dân đang bị bần cùng hóa và đây là nguy cơ gây bất ổn xã hội. Như ở Trung Quốc bây giờ, bạo loạn xảy ra rất nhiều ở nông thôn, điều ông cho là hậu quả của sự bần cùng hóa.

Nhìn sang thế giới

Liệu nông thôn Việt Nam đang có những dấu hiệu của bất ổn xã hội hay không. Chúng tôi nêu câu hỏi này với TS Đặng Kim Sơn, Viện Trưởng Viện Chính Sách và Chiến Lược Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn trụ sở ở Hà Nội và được ông trả lời:

… bên cạnh nguyên nhân về sắc tộc, về tôn giáo, thì sự chênh lệch về cuộc sống, về cơ hội phát triển của cư dân nông thôn và cư dân đô thị là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bất ổn xã hội, dẫn đến bất ổn về môi trường.

TS Đặng Kim Sơn

“Tình hình ở Trung Quốc tương đối rõ, không những vậy tình hình ở Thái Lan, ở các nước Nam Á, gần đây tình hình ở Mỹ La Tinh cho thấy rằng, bên cạnh nguyên nhân về sắc tộc, về tôn giáo, thì sự chênh lệch về cuộc sống, về cơ hội phát triển của cư dân nông thôn và cư dân đô thị là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bất ổn xã hội, dẫn đến bất ổn về môi trường.

Ở Việt Nam chúng tôi nhìn nhận rằng đối với nông dân nông thôn vấn đề cơ hội, vấn đề công bằng của họ trong quá trình phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề ổn định chính trị xã hội và môi trường. Tuy nhiên về mức độ thì chúng tôi nghĩ là tình hình ở Việt Nam là khá tốt. Có thể nói là sự ổn định chính trị xã hội đã giúp cho Việt nam trong thời gian vừa qua thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài, Việt Nam là nước đứng thứ 6 về thu hút đầu tư nước ngoài. Trong sự ổn định chính trị xã hội này, vấn đề công bằng xã hội ở nông thôn phải luôn luôn chú ý, nếu mà lơ là nếu làm không đúng thì nó sẽ là nguy cơ gây bất ổn. Theo tôi ở Việt Nam thời gian qua về cơ bản đã làm tốt lãnh vực này.”

Nông dân vẫn thiệt thòi

Theo phân tích của TS Đặng Kim Sơn, Viện Trưởng Viện Chính Sách và Chiến Lược Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn thì cần có thêm nhiều nỗ lực để giảm bớt khoảng cách đời sống chênh lệnh giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.

“Cái mà nông dân được hưởng, nông nghiệp được đầu tư chưa tương xứng với mức độ đóng góp của người nông dân, mức độ phấn đấu hy sinh của người nông dân cũng như thành tích mà nông nghiệp đem lại.

  • Đầu tư công cho nông nghiệp là thấp,
  • đầu tư của toàn xã hội cho nông nghiệp là thấp.
  • Mức tăng trưởng đời sống của nông dân rất cao, nhưng so với mức tăng trưởng của đời sống của người dân ở đô thị thì hiện nay khoảng cách của thu nhập trung bình của cư dân nông thôn chỉ bằng một nửa của đô thị.

Tất nhiên so với nhiều quốc gia kể cả Trung Quốc thì đây là một thành tích đáng tự hào, nhưng rõ ràng là người Việt Nam không phấn khởi với mức chênh lệch này.”

TS Nguyễn Quang A, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển một tổ chức tư nhân ở Hà Nội cho rằng phải có cải tổ cơ cấu nông nghiệp nông thôn để giải quyết sự bế tắc:

“Chừng nào chưa có sự thay đổi tư duy liên quan tới đất đai, chừng nào chưa sửa được luật đất đai một cách triệt để, giao quyền sở hữu cho người dân, bớt hay loại bỏ hạn điền, quan trọng nhất là có chính sách khuyến khích người dân tự tập họp lại.”

Có thể Nhà nước VN đã nhìn thấy mối nguy tiềm ẩn về sự bất ổn ở nông thôn, nên chính vì vậy vào năm 2008 Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam mới đề ra nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, trong đó gắn kết ba chủ thể này với nhau. Nghị quyết này được các chuyên gia nghiên cứu chính sách dẫn giải rằng, đã đặt ưu tiên về

  • yếu tố con người ở nông thôn,
  • yếu tố thu nhập,
  • yếu tố cải thiện đời sống kinh tế xã hội và tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn.

Tuy vậy từ nghị quyết tới cuộc sống là một khoảng cách khá xa, có khi còn xa hơn mức chênh lệch đời sống giữa nông thôn và thành thị ở Việt nam hiện nay.

Xã hội công dân, xã hội dân sự ở nông thôn?

Nhiều chuyên gia phân tích vấn đề này và cho rằng đã đến lúc phải xây dựng xã hội công dân, xã hội dân sự ở nông thôn để người dân có thể tham gia việc quyết định cuộc sống của mình.

Ba cái khó của nông dân VN

Đặng Kim Sơn:  Có 3 khó khăn đối với người dân VN,

  • Thứ nhất là xuất phát điểm thấp, về thu nhập về hạ tầng, cả về hệ thống môi trường pháp luật, chính sách.
  • Thứ hai là cuộc cạnh tranh không công bằng trong tự do hóa toàn cầu hiện nay, đặc biệt là thương mại nông nghiệp và vẫn chưa đi đến thống nhất được với nhau.
  • Và thứ ba, bản thân người nông dân bước ra kinh tế thị trường với cái sản xuất nhỏ, chưa tập trung lại với nhau chưa có năng lực để vươn lên, bản thân họ phải tự lột xác để vươn lên.

Ba cái khó khăn này của nội tại, của trong nước, ngoài nước tạo nên sự chênh lệch giữa nông nghiệp và các lãnh vực khác, giữa cư dân nông thôn với cư dân đô thị. Nếu muốn diễn giải thì phải nói là từ ba nguyên nhân như thế.

Tất nhiên trong đó không thể không nói tới cái yếu kém trong hệ thống cơ chế chính sách, chúng tôi không hài lòng với cơ chế hiện nay và đang tìm cách tháo gỡ chính sách về đất đai về lao động về đầu tư cho nông nghiệp. Nhưng chúng tôi nghĩ là đấy không phải là nguyên nhân chính tạo nên tình trạng khó khăn và những thách thức đối với nông dân hiện nay.

Thay đổi thể chế nông thôn

TS Đặng Kim Sơn: Khái niệm xã hội dân sự đối với Việt Nam, nói chung còn là vấn đề khá mới mẻ. Thóat thai từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sản xuất nhỏ chuyển sang một nền kinh tế thị trường hàng hóa lớn, ở các nước khác phải mất cả trăm năm. Ở Việt nam quá trình chuyển biến trong thời gian qua, mọi người ngay cả bản thân chúng tôi cảm thấy rất sốt ruột, ai cũng muốn đẩy nhanh lên.

Thực sự mà nói đây là một quá trình phát triển chóng mặt, không phải chỉ ở thành thị, nhìn vào nông thôn mức độ xây dựng, mức độ thay đổi cuộc sống là  chóng mặt. Thế thì biến đổi xã hội dân sự thực chất là biến đổi về thể chế, mức độ thay đổi là ở tầng rất sâu và rất phức tạp.

Tuy nhiên chúng tôi hoàn toàn thống nhất với GS Đào Thế Tuấn rằng, đã đến lúc phải tiến hành thay đổi thể chế, đặc biệt là thể chế nông thôn.

Như tôi đã trình bày trong ba yếu kém, có một yếu kém quan trọng tự bản thân người nông dân. Nếu người nông dân Việt Nam với qui mô 0,6 ha mà lại chia thành 15 mảnh ruộng nhỏ và lại chia thành hơn 10 triệu hộ riêng lẻ như hiện nay, thì không có tài gì có thể tập hợp lại có thể đưa ra khối lượng sản phẩm hàng hóa với chất lượng cao và ổn định, đưa tới tay khách hàng đúng hạn đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn.

Xây dựng một xã hội dân sự

TS Đặng Kim Sơn:  Việc quan trọng là người nông dân phải tổ chức lại với nhau. Chúng tôi không biết, nếu nói đây là xã hội dân sự thì nó có đầy đủ hay không. Nhưng rõ ràng là phải có sự đổi mới về tổ chức ở phía nông thôn. Trước hết người nông dân nhỏ hợp tác lại với nhau trong các hợp tác xã, ruộng đồng làng bản hợp tác với nhau trong việc quản lý xã hội, trong việc quản lý tài nguyên, trong việc quản lý các cơ sở hạ tầng mà nhà nước xây dựng, hoặc nhân dân xây dựng nên.

Chúng tôi nghĩ việc này dân phải làm. Các tổ chức đoàn thể, đặc biệt tổ chức Hội Nông Dân là phải thực sự đóng vai trò đại diện cho người nông dân trong việc đào tạo tay nghề cho mình, trong việc tiếp thu tín dụng, trong việc bảo vệ môi trường ở cơ sở.

Chúng tôi nghĩ là vai trò của cộng đồng là một, vai trò của đoàn thề là hai, vai trò của hợp tác xã của nông dân là ba, cần phải được thay đổi, được tổ chức xây dựng lại, để làm thế nào người nông dân thực sự đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, cả trong sản xuất lẫn trong quản lý xã hội quản lý môi trường.

Không biết như thế gọi là xã hội dân sự thì có hoàn toàn đầy đủ không. Nhưng có điều chúng tôi đồng ý với GS Đào Thế Tuấn là, chúng ta phải củng cố lại tổ chức ở nông thôn, nâng cao vai trò, nâng cao tính chủ động, nâng cao năng lực nội tại của người dân nông thôn. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý nếu nói xã hội dân sự trong khía cạnh như thế.


“Phải xây dựng xã hội dân sự ở nông thôn”

GS. VS. Đào Thế Tuấn – người vừa nhận Huân chương của Chính phủ Pháp – cho rằng nông thôn, nông nghiệp Việt Nam kém phát triển hoàn toàn là do cơ chế và đường lối lãnh đạo. Đó là hậu quả của việc bóc lột nông nghiệp để dồn lực cho công nghiệp.

“Phát triển nông nghiệp: Không làm là chết, vậy thôi”

– Thông thường nhà nghiên cứu ở lĩnh vực nào cũng thấy lĩnh vực của mình là quan trọng sống còn. Chắc ông cũng cho rằng nông nghiệp đang đóng vai trò quan trọng sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam. Theo ông thì trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, tại sao lại cần phát triển nông nghiệp?

GS. VS. Đào Thế Tuấn (Ảnh: Hoàng Thư)

– Tôi không đồng ý với cách nói “phát triển nông nghiệp vì chúng ta có lợi thế về nông nghiệp”, “vì chúng ta có điều kiện phát triển nông nghiệp”.

Nông nghiệp là ngành mà chúng ta phải duy trì và phát triển, không phải vì lợi thế cạnh tranh nào cả, mà vì phát triển nông nghiệp là chuyện bắt buộc phải làm, không là chết, vậy thôi.

Người ta đã tính rằng đến năm 2050, thế giới cần lương thực gấp đôi hiện nay, đến cuối thế kỷ thì nhu cầu tăng gấp ba. Nếu cung lương thực cho thế giới thiếu thì giá chắc chắn sẽ tăng lên. Nói cách khác, nếu để mất an ninh lương thực thì sẽ phải nhập khẩu để sống sót, mà nhập khẩu thì càng ngày càng đắt.

Việt Nam có 86 triệu dân, con số không hề nhỏ. Phải xây dựng được nền nông nghiệp ít nhất là bảo vệ được an ninh lương thực của nước nhà, còn nếu biết làm tốt hơn thì càng có lợi về kinh tế.

Nhìn từ góc độ chính trị – xã hội, nông dân Việt Nam là những người ít được hưởng lợi từ đổi mới nhất. Nông dân còn quá nghèo, ít được hưởng phúc lợi xã hội (giáo dục, y tế…), thiếu việc làm ở nông thôn và buộc phải di cư ra thành phố làm thuê với giá lao động rẻ mạt.

Nông dân đang bị bần cùng hóa, và đó là nguy cơ gây bất ổn xã hội. Như ở Trung Quốc bây giờ, bạo loạn ở nông thôn xảy ra nhiều lắm, ấy là hậu quả của sự bần cùng hóa nông dân.

– Có phải sự bần cùng hóa đó là khó tránh khỏi trong quá trình công nghiệp hóa, ở tất cả các nước chứ không riêng Việt Nam? Nói cách khác, nó là một hệ quả của công nghiệp hóa?

– Quá trình công nghiệp hóa ở các nước không giống nhau. Thế kỷ 17-19, các nước tư bản dùng nguồn lợi bóc lột từ hệ thống thuộc địa để làm công nghiệp hóa, ví dụ Anh, Pháp là theo cách này. Nước nào không có thuộc địa, như Đức, thì gây chiến để giành lấy thuộc địa.

Thế kỷ 20, Liên Xô sau khi tiến hành Cách mạng Tháng Mười, không có nguồn lực để công nghiệp hóa nên họ buộc phải dùng nông nghiệp để làm công nghiệp. Trung Quốc từ thời Mao Trạch Đông cũng vậy, bóc lột nông dân, vắt kiệt nông nghiệp để dồn lực cho công nghiệp. Và Việt Nam ta bây giờ đang diễn lại đúng kịch bản đó.

– Nhưng theo tôi biết, chúng ta không có một chủ trương nào nói rằng phải dùng nông nghiệp để nuôi công nghiệp?

– Không có, nhưng thực tế đang cho thấy đúng như vậy đó. Tất cả những câu “nông dân là lực lượng cách mạng”, “nông dân là những người khởi xướng Đổi mới”, “phải biết ơn nông dân”, “phải ưu tiên phát triển hợp lý nông nghiệp”, tôi cho đều là mị dân cả.

Trên thực tế, nông nghiệp đang bị lép vế, nông dân thua thiệt đủ bề. Đó là hậu quả của việc bóc lột nông nghiệp để dồn lực cho công nghiệp hóa. Tôi nói cách khác, việc nông thôn, nông nghiệp Việt Nam bây giờ kém phát triển hoàn toàn là do cơ chế, do đường lối, quyết định của lãnh đạo mà thôi.

– Ông có cho rằng còn những nguyên nhân khác khiến nông thôn, nông nghiệp Việt Nam kém phát triển, như tình trạng đất chật người đông, trình độ và do đó, năng suất của người nông dân bị hạn chế?

– Từ kinh nghiệm chung của thế giới, tôi thấy là nếu anh làm quản lý ruộng đất tốt thì còn đất nông nghiệp tăng thêm, còn thừa đất ấy chứ. Tình trạng mất đất nông nghiệp ở ta là do đầu cơ mà ra cả. Nói sâu xa hơn thì do cách quản lý của ta là quản lý để đầu cơ.

Ngay xung quanh Hà Nội đây này, tôi biết có nhiều nơi, người ta xây những ngôi mộ giả để găm đấy, chờ khi nào chính quyền lấy đất thì sẽ được đền bù.

Bây giờ có lắm ý kiến nói tới việc tăng hạn điền cho nông dân. Tôi thì tôi cho rằng nhiều người nói vậy vì họ có quyền lợi liên quan tới việc đầu cơ ruộng đất. Hạn điền ở nước ta không thấp. Ngay Hàn Quốc cũng chỉ có 3 hécta, Nhật Bản 10 hécta. Mở rộng thêm để làm gì, chỉ tạo điều kiện cho đầu cơ phát triển thêm.

– Nhân nói về hạn điền, nhiều ý kiến đang cho rằng cần thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai, như thế mới giải phóng được sức mạnh đất đai để phát triển đất nước. Ông nghĩ về vấn đề này thế nào?

– Vấn đề sở hữu tư nhân về đất nông nghiệp cũng vậy, đang được đặt ra, nhưng theo tôi là không cần thiết. Ở Việt Nam, quyền sử dụng đất còn rộng hơn quyền sở hữu đất ở Pháp.

Có tập trung ruộng đất trong tay địa chủ thì cũng không đẻ ra sản phẩm. Ở nhiều nước đang phát triển, phải tồn tại nông dân nghèo không ruộng đất thì mới có người làm thuê. Ví dụ như ở Brazil, nông dân biến thành thợ. Họ ở thành phố, hàng ngày về nông thôn làm việc rồi chiều tối lại lên thành phố.

“Có nhiều việc để làm lắm nhưng không ai giúp nông dân làm cả”

“Nông nghiệp là ngành mà chúng ta phải duy trì và phát triển, không phải vì lợi thế cạnh tranh nào cả, mà vì phát triển nông nghiệp là chuyện bắt buộc phải làm”.

– Một cách ngắn gọn, ông cho rằng các vấn đề lớn của nông dân Việt Nam hiện nay là gì?

– Thu nhập thấp, mất đất, không có việc làm. Khoảng cách thu nhập, chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn là rất lớn. Nông dân ở nông thôn không được tiếp cận rộng rãi với giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, không có tích lũy. Nhà có người ốm đi viện một lần là của cải mất hết, trắng tay. Thêm một đứa con đi học xa, học lên cao là cả nhà lao đao.

Việc làm cho nông dân là vấn đề nghiêm trọng đối với Việt Nam và cũng là vấn đề lớn với thế giới. Nhìn chung, thế giới càng công nghiệp hóa càng thừa lao động, bởi vì công nghiệp và dịch vụ sử dụng lao động ít hơn nông nghiệp. Nói cách khác, công nghiệp và dịch vụ không thể “nuốt” hết số lao động dôi dư. Thừa lao động nông nghiệp là một trong các kết quả của quá trình phát triển.

Ở ta, nông thôn thừa khoảng 50% lao động, nhưng lại không phải là kết quả của sự phát triển công nghiệp, mà do họ làm nông nghiệp thì không có đất, không làm nông nghiệp thì chẳng biết dùng họ vào việc gì.

Xuất khẩu lao động cũng chỉ là giải pháp tình thế thôi. Hiện giờ Âu châu hạn chế nhận lao động nước ngoài. Trung Cận Đông, Hàn Quốc và Malaysia bình thường vẫn nhận nhiều lao động di cư vì họ đang có nhu cầu phát triển, nhưng nay khủng hoảng, họ cũng gặp khó khăn.

Tóm lại, thất nghiệp đang là bài toán không giải quyết được ở nhiều nước. Nông dân đang phải chịu gánh nặng cho toàn xã hội. Tôi nhấn mạnh: Lao động thừa ở nông thôn là vấn đề của toàn xã hội, cho nên cả xã hội phải góp vào mà lo chứ không chỉ Bộ NN&PTNT hay Bộ LĐ&TBXH đâu.

– Có cách nào để nâng thu nhập, từ đó nâng mức sống cho người ở nông thôn không?

– Tôi cho rằng đa dạng hóa sinh kế là chìa khóa để tăng thu nhập cho nông dân. Không thể chỉ làm nông được. Nói vui, tôi biết có làng ở Nam Sách (Hải Dương), cả làng bao nhiêu hiệu làm tóc.

Thật ra, ở nông thôn, có nhiều việc lắm nhưng không ai giúp nông dân làm, không ai hướng dẫn cho họ cả. Chúng tôi đang tìm cách xây dựng một cơ chế để giúp nông dân đa dạng hóa sinh kế.

– Ví dụ như những việc gì?

– Du lịch nông thôn chẳng hạn. Việt Nam cũng đã có du lịch nông thôn, nhưng triển khai chưa tốt, trong khi nếu làm tốt, thu nhập của mỗi nông dân có thể tăng gấp đôi.

Du lịch nông thôn: dân bị coi như ăn bám

“Đa dạng hóa sinh kế là chìa khóa để tăng thu nhập cho nông dân”.

– Du lịch nông thôn chưa được làm tốt, điều đó thể hiện như thế nào?

– Ví dụ ở Sapa có nhiều các điểm du lịch bán vé, nhưng tiền bán vé chính quyền và doanh nghiệp đầu tư hưởng hết, dân địa phương chẳng được gì. Dân bị coi như kẻ ăn bám vào du lịch ở địa phương, ngày ngày sống nhờ bán đồ lặt vặt cho khách.

Họ không được tham gia vào hoạt động du lịch nông thôn ở địa phương, trong khi nếu hoạt động này phát triển và thu hút họ thì sẽ bảo vệ được cả văn hóa lẫn sinh thái, môi trường địa phương.

Tôi còn được biết, ở Huế, nhiều nhà vườn đóng cửa với khách du lịch, bởi vì họ chẳng thu được gì, tour du lịch lấy hết rồi.

Ở Hội An, tôi hỏi dân sao không tổ chức kinh doanh du lịch bằng cách cho khách thuê nhà dân ở, kiểu “home-stay”, họ bảo không được phép. Chính quyền yêu cầu nếu dân làm “home-stay” thì phải đảm bảo trang thiết bị vệ sinh, máy điều hòa. Như thế, tiền đâu mà nông dân làm?

Ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có nhiều vùng cây ăn trái, tour du lịch đưa khách đi thăm, nhưng khách chỉ ngắm thôi chứ có mua về được đâu, làm sao bảo quản được mà mang về. Thế nên dân đem trái cây ra chợ bán còn thu được tiền hơn.

– Nhưng các doanh nghiệp kinh doanh cũng cần có lãi chứ. Ông đang nói về “du lịch nông thôn”, thì trong kinh doanh nông nghiệp cũng vậy, nhiều khi tư thương ở cái thế có thể ép giá nông dân. Tôi nghĩ vấn đề ở đây là làm sao để có sự phân phối công bằng hơn. Ông nghĩ sao về điều đó?

– Ở Pháp, doanh nghiệp mua súp lơ của nông dân với giá 1 Franc (đồng nội tệ của Pháp trước khi chuyển sang sử dụng Euro), rồi đến khi vào siêu thị, giá súp lơ đã tăng lên 12 Franc. Như thế là bóc lột nông dân lắm.

“Có nhiều việc để làm lắm nhưng không ai hướng dẫn nông dân làm cả”. GS.VS. Đào Thế Tuấn cho rằng phát triển xã hội dân sự chính là cơ chế để hướng dẫn người nông dân đa dạng hóa sinh kế.

Nông dân Pháp bèn lập chợ nông thôn ngay giữa thủ đô Paris để bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng, tránh được hệ thống thu mua ở giữa.

Tôi thấy các nước tiên tiến bây giờ người ta tẩy chay hệ thống doanh nghiệp buôn bán. HTX chiếm 50% công việc, tư thương chiếm 50% lĩnh vực phân phối nông sản là tốt nhất.

Theo tôi, doanh nghiệp chỉ nên thực hiện khâu chế biến cao cấp, còn thu gom, buôn bán, nông dân tự làm được. Có như thế, doanh nghiệp mới mất thế độc quyền.

Chứ như bây giờ ở ta, nông dân không có quyền mặc cả với tư thương. ĐBSCL chẳng hạn, nông dân trồng lúa chất lượng cao hơn trước nhưng giá bán ra thì vẫn như thế.

– Vậy, tôi xin mượn lời một danh hài, “thế thì người nông dân phải làm gì”?

– Vấn đề quan trọng nhất của phát triển là phải có sự tham gia của cộng đồng, của người dân.

Các tổ chức phi chính phủ đến Việt Nam đều nói rằng nông thôn Việt Nam không có cộng đồng.

Tôi nghĩ không hoàn toàn như vậy.

Ngày xưa, chúng ta đã có cộng đồng làng xã, thôn xóm đấy thôi, mà đại diện là những lý trưởng, xã trưởng.

Bây giờ thì chỉ còn mấy ông bà cán bộ – ông bí thư, chủ tịch xã, chủ tịch hợp tác xã, bà tổ trưởng phụ nữ… Người dân chẳng được tham gia gì cả.

Chúng ta cần phải hướng dẫn, phải tạo cơ chế để giúp nông dân tổ chức lại được với nhau, xây dựng các doanh nghiệp xã hội (social entrepreneur). Nhà nước không thu thuế đối với họ. Dĩ nhiên, họ cũng có một mức lãi nào đó, nhưng về bản chất, họ là một hệ thống các tổ chức chăm lo phát triển xã hội. Hệ thống đó là một phần của xã hội dân sự.

Không thể chỉ dựa vào việc kêu gọi các doanh nghiệp tham gia hoạt động từ thiện, cần có một đường lối xã hội hóa công cuộc cải cách kinh tế xã hội, không lẫn lộn xã hội hóa với thị trường hóa và tư nhân hóa. Xã hội hóa là huy động sự tham gia của xã hội, của quần chúng.

Tóm lại, điều quan trọng chúng ta cần làm ở nông thôn bây giờ là xây dựng xã hội dân sự.

Posted in Agriculture, Management | Leave a Comment »

Truyện dài kỳ : đất đai (15) : Do Lộ,Hà Nội – Nghĩa trang bị thu hồi, hết đất dành cho người chết!

Posted by BEAR trên Tháng Bảy 12, 2009

Tin lien quan:


“Làm Luật” ở VN (3): “Chống người thi hành công vụ” & “Chống Nhà nước”

Kỳ 2: Đến cả nghĩa trang cũng bị… thu hồi

Sống ở làng Do Lộ, chết về khu sau chùa”, đó là tâm niệm bao đời nay của người dân thôn Do Lộ. Thế nhưng, nghĩa trang duy nhất của thôn nay đã bị chính quyền xã thu hồi giao lại cho các doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa người dân sẽ không còn chỗ nào để “trú ngụ” sau khi họ qua đời.

Từ việc thu hồi đất nghĩa trang

Nghĩa trang thôn Do Lộ (xã Yên Nghĩa, TP. Hà Đông, Hà Nội) được hình thành từ trước Cách mạng tháng Tám. Từ bấy đến nay, mỗi khi có bậc cao niên nào “về với trời đất” thì được gia đình và dân làng đưa về đây an táng.

Đến nay, diện tích nghĩa trang ngày một thu hẹp dần. Người Do Lộ phải dè sẻn từng tấc đất nghĩa trang để còn có chỗ cho những người đời sau “nương náu”. Vậy mà ngày 20/1/2006, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã ra quyết định 153 thu hồi khu đất nghĩa trang này để giao cho công ty TNHH Đức Việt.

Cổng vào nghĩa trang thôn Do Lộ tháng 7/2009, bên trái là tường rào của doanh nghiệp, bên phải là nhà dân. Ảnh: Vũ Hoàng.

Tổng diện tích đất nghĩa trang bị thu hồi là 14.353m2, trong đó giao cho Công ty Đức Việt 11.174,9m2.

Điều đáng nói là sau khi ra quyết định thu hồi khu đất nghĩa trang này, phía cơ quan chức năng không lập dự án di dời hay xây dựng một khu nghĩa trang khác khiến bà con trong thôn vô cùng bức xúc. Hơn 4/5 diện tích đã bị thu hồi khiến cho toàn bộ người dân thôn Do Lộ khi có người chết, họ buộc phải chôn chen chúc giữa các ngôi mộ còn sót lại.

Tình trạng đó đến nay đã kéo dài suốt 4 năm, đất đã hết chỗ trống để có thể chen thêm một vài ngôi mộ nữa. Trong khi chính quyền vẫn chưa có giải pháp để xây dựng khu nghĩa trang mới.

Bà Lê Thị Út, người đại diện viết “Đơn kêu oan” gửi tới báo VietNamNet. Ảnh: Vũ Hoàng.

Bà Lê Thị Út (xóm 1 thôn Do Lộ) bức xúc: “Hầu hết khu nghĩa trang của thôn chúng tôi đã bị thu hồi và bàn giao cho doanh nghiệp hết rồi. Mỗi năm, trong thôn có hàng chục người chết mà đất để chôn nay không còn. Chúng tôi đành chôn chen chúc giữa các ngôi mộ với nhau nhưng đến bây giờ thì đã kín hết. Trong khi chính quyền giao đất cho doanh nghiệp và họ xây tường rào bao kín lại, chẳng xây dựng hay thi công công trình nào hết, bỏ không cũng đã 3-4 năm nay rồi”.


Bây giờ nếu người Do Lộ mà có thêm người chết, thì phải mang xác đi chôn nhờ làng khác mất thôi. Bà Tái (một trong ba người mới chết) trước khi chết có tâm nguyện được chôn sau chùa (tức nghĩa trang thôn Do Lộ) nên mọi người trong làng mới phải mang bà ra đó dù đã hết đất. Nhưng bây giờ thì ước nguyện chung của các cụ “sống ở làng Do Lộ, chết về khu sau chùa” sẽ không còn được thực hiện nữa”, ông Nguyễn Điển Mô (xóm 1 thôn Do Lộ) ngậm ngùi.


Đi ngược lại quyết định Thanh tra Chính phủ


UBND tỉnh Hà Tây (cũ) thu hồi khu đất nghĩa trang thôn Do Lộ nhằm giao cho Công ty Cổ phần Thương mại Đức Việt với mục đích là xây dựng trung tâm đào tạo nghề, xưởng sửa chữa, bảo hành, trưng bày và bán sản phẩm ô tô xe máy.


Tuy nhiên, gần 4 năm được giao đất, toàn bộ cơ sở hạ tầng của công ty chỉ là dãy hàng rào bê tông. Bên trong khu đất chỉ là vài căn nhà mái tôn để trống, thậm chí không có cả tường.


Khi có chủ trương thành lập Cụm công nghiệp Yên Nghĩa ở phía Bắc Quốc lộ 6A, Công ty Đức Việt có quy hoạch nằm trong khu vực này. Trong khi nghĩa trang thôn Do Lộ lại nằm ở phía Nam Quốc lộ 6A, đối diện Bến xe Hà Đông. Khu vực nghĩa trang nằm tách rời hoàn toàn so với Cụm công nghiệp.


Sau khi người dân Do Lộ kêu cứu lên cấp Trung ương, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã cho thành lập đoàn thanh tra về xem xét. Văn bản 1217/BC-TTCP của Thanh tra Chính phủ nêu rõ: “Riêng đối với dự án Trung tâm Dạy nghề Đức Việt là dự án đầu tư của Công ty TNHH Đức Việt đã được điều chỉnh nằm trong Cụm công nghiệp Yên Nghĩa”.


Tuy vậy, không hiểu vì lý do gì mà chính quyền xã Yên Nghĩa lại không trả lại khu đất nghĩa trang cho dân?


Nghịch lý này khiến người dân ngày càng bức xúc gửi đơn tố cáo đi khắp nơi, bởi lẽ, khu đất nghĩa trang đã bị rào kín, bỏ hoang không xây dựng cơ sở hạ tầng. Và hệ lụy từ đó phát sinh.


“Việc chung cả làng, nhưng mình thiệt thân…”

Ông Nguyễn Điển Mô, một người dân thôn Do Lộ. Ảnh: Vũ Hoàng.

Đó là câu nói cay đắng của ông Nguyễn Điển Mô khi trao đổi với chúng tôi. Ông Mô tham gia quân ngũ từ năm 1971, đến 1992 ra quân với quân hàm Thiếu tá.

Ngày trở về, ông được bà con và chính quyền xã tin cẩn bầu làm cán bộ nòng cốt của Đảng bộ thôn Do Lộ.

Ông Mô ngán ngẩm: Năm nay tôi đã 58 tuổi rồi, nếu không vì việc nghĩa trang Do Lộ này thì tôi đã 30 năm tuổi Đảng. Ngay từ khi khu đất nghĩa trang bị thu hồi giao cho công ty Đức Việt, tôi và bà con nghiêm chỉnh chấp hành.

Nhưng Thanh tra chính phủ vào cuộc, chỉ đạo công ty này phải chuyển về Cụm công nghiệp, thì chính quyền phải bàn giao đất cho bà con chứ, nếu không người chết sẽ biết chôn cất vào đâu?

Là Đảng viên, tôi rất muốn thuyết phục bà con không nên kiện cáo. Nhưng những gì họ đề nghị là đúng, bản thân tôi làm sao ngăn cản được?

Ấy vậy mà bây giờ, khu đất nghĩa trang được bàn giao hết công ty này đến công ty khác, không trả cho bà con. Bản thân tôi thấy cách làm của chính quyền xã là không đúng. Vậy mà không hiểu sao họ làm giấy khai trừ tôi ra khỏi Đảng?”.

Rời khỏi thôn Do Lộ, chúng tôi cứ day dứt mãi với câu nói của cụ bà Lê Thị Út:

Làng chúng tôi không muốn nhắc đến mọi sai trái của các ông quan xã nữa, nhưng dân làng đều muốn giữ lại mảnh đất nghĩa trang nên mới phải mang đơn kêu cứu khắp nơi như thế.

Tôi năm nay cũng 67 tuổi rồi, một đời làm chủ nhiệm hợp tác xã gương mẫu và đích thân cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm, tặng bằng khen. Nhưng nếu không có cái nghĩa trang này, con cháu sẽ hỏi tổ tiên chúng tôi ở đâu thì tôi biết trả lời thế nào.

Và hơn hết, run rủi tôi có về với tổ tiên cũng chẳng còn đất mà nằm!”.

Kỳ 3: Phớt lờ cả kết luận của Thanh tra Chính phủ?

Mặc dù Thanh tra Chính phủ đã có kết luận, đích thân Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chỉ đạo giải quyết dứt điểm, nhưng ở Do Lộ thì việc đâu vẫn còn nguyên đó.

Về thôn Do Lộ vào một buổi trưa oi nồng tháng 7/2009, chúng tôi tìm đến hộ gia đình ông Đặng Như Yên và bà Lê Thị Út, hai người đại diện cho 271 hộ dân toàn thôn có tiếng nói mạnh mẽ nhất trước tình trạng đất đai nơi đây bị thu hồi.

Khi người dân bỏ công bỏ việc chỉ đi… kiện

Đứa cháu nội ông Yên còn chơi đùa trong sân, thấy khách lạ đến nhà, nó rụt rè: “Ông cháu đang bận đi kiện, chưa về đâu chú ạ”. Cũng may sao vừa lúc ông Yên về, sau câu chào hỏi, ông quệt mồ hôi đi thẳng vào nhà.

Công việc hằng ngày của ông Nguyễn Điển Mô là sửa xe đạp cho người dân trong thôn. Từ nguyên cớ nào mà một người đàn ông lam lũ như thế này lại trở thành một người khiếu kiện dai dẳng như vậy, rất dễ để tìm câu trả lời khi về Do Lộ. Ảnh: Vũ Hoàng.

Rót bát nước chè xanh đãi khách, ông hăm hở: Tôi mới đi trên Hà Nội về, đã gửi được đơn cho Quốc hội. Họ bảo ít hôm sẽ cho người về kiểm tra lại. Dù thế nào đi nữa thì tôi cũng không thể để tình trạng người dân không có đất cày, không có đất làm nghĩa trang. Trong khi chính quyền xã lại có đất dịch vụ để bán” (?)


Bà Lê Thị Út (67 tuổi) rắn rỏi: “Riêng ở thôn Do Lộ này, không chỉ có mỗi việc đất nghĩa trang, mà từ khi có quy hoạch xây dựng Cụm công nghiệp Yên Nghĩa, chính quyền thành phố Hà Đông và xã Yên Nghĩa đã đi từ sai phạm này đến sai phạm khác. Không chấp hành nghiêm túc kết luận số 1217 của Thanh tra Chính phủ và các văn bản của cơ quan Chính phủ”.


Ông Yên cặm cụi lấy chìa khóa mở tủ rồi mang ra một tập tài liệu: “Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã chỉ đạo đoàn Thanh tra về làm việc và đã đưa ra kết luận từ tháng 7/2007. Chúng tôi chỉ mong họ thực hiện đúng theo những gì trong bản kết luận là đủ, vậy mà xa vời quá”.


Ông Nguyễn Điển Mô bức xúc: “Nếu Nhà nước thực sự thu hồi đất của dân dùng vào việc an ninh Quốc gia hoặc phúc lợi xã hội thì còn được. Đằng này, UBND TP.Hà Đông thu hồi và cưỡng chế để chuyển giao cho các công ty hoạt động không mang nhiều lợi ích xã hội, thậm chí còn chuyển giao cho ba đến bốn chủ sử dụng… Đến nghĩa trang duy nhất của thôn cũng bị thu hồi rồi sau mấy năm vẫn cứ để đó”.

Những bất cập

Ông Đặng Như Yên, một trong số những người đại diện 271 hộ dân thôn Do Lộ đứng đơn gửi tới báo VietNamNet về những sự việc bức xúc tại địa phương. Ảnh: Vũ Hoàng.

Tháng 1/2006, tỉnh Hà Tây (cũ) đã phê duyệt cho một loạt dự án xây dựng. Trong đó có những dự án lớn chiếm rất nhiều phần diện tích đất sử dụng, gồm Dự án xây dựng khu công nghiệp làng nghề (chiếm 298.409,9m2); Dự án xây dựng bến xe trung tâm Tỉnh (chiếm 69.800m2); Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế đất dịch vụ cho nhân dân xã Yên Nghĩa (chiếm 180.324,2m2); Dự án đầu tư và kế hoạch đấu thầu dự án xây dựng hạ tầng kinh tế đất dịch vụ, đất đấu giá (chiếm 135.090m2)…Tổng diện tích thu hồi là 432.665m2 đất nông nghiệp.


Trong số 271 hộ dân thôn Do Lộ bị thu hồi, có hàng chục hộ gia đình bị thu hồi 100% diện tích đất, có nhà bị thu mất ¾ … với giá đền bù là 220 ngàn/m2. Tuy nhiên, giá đền bù chung của tỉnh Hà Tây bấy giờ là 250 ngàn/m2.


Tính từ thời điểm UBND tỉnh Hà Tây (cũ) bắt đầu ra quyết định thu hồi đất, đến nay có tổng số 11 quyết định được ban hành và thực hiện. Có những quyết định thu hồi nhưng chỉ chuyển giao ½ diện tích sử dụng cho doanh nghiệp, có những quyết định thu hồi thừa rồi “mượn tạm” trong 2 năm, có những diện tích đất thu hồi rồi chuyển giao cho 2 hoặc 3 chủ đầu tư…


Bên cạnh đó, dự án Công ty Đăng kiểm và bến xe trung tâm tỉnh tuy đã được đi vào hoạt động song vẫn còn sơ khai, diện tích sử dụng chỉ mới được 50% đất thu hồi của dân. Mặc dù, những công ty này đều có vị trí đẹp, nằm sát mặt đường Quốc lộ 6A nên giá cả đất đai ở đây rất cao.


Ngoài ra, còn có một số dự án được UBND tỉnh thu hồi, chuyển mục đích sử dụng hoặc chuyển giao cho các công ty thuê; việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông… với diện tích rất lớn đã làm thu hẹp đất canh tác của người dân.


Trong đó, đáng chú ý là khu đất nghĩa trang bị thu hồi giao cho Công ty Đức Việt thuê nhưng sau khi Thanh tra Chính phủ vào cuộc, có quyết định chuyển công ty này vào trong khu quy hoạch Cụm công nghiệp, nhưng không hiểu vì lý do gì, chính quyền sở tại lại không trả đất cho dân mà còn cho rào chắn khu đất này, bàn giao cho công ty khác… và để hoang hoá?


Hàng loạt sai phạm, thiếu sót


Kết luận Thanh tra Chính phủ số 1217 ghi rõ: “Công tác quy hoạch, phê duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất không ổn định, chất lượng thấp nên thường xuyên phải thay đổi, điều chỉnh, bổ sung gây lãng phí. Việc lập quy hoạch có lúc chưa đủ yếu tố pháp lý, không có lộ trình thực hiện… dẫn đến vội vàng yêu cầu người dân ngừng sản xuất. Việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết có trường hợp không đúng thẩm quyền. Công tác phổ biến quy hoạch triển khai không đồng bộ, chưa đúng trình tự, có dự án đến nay chưa có pa-nô quy hoạch vị trí triển khai dự án.

Trách nhiệm trước hết thuộc về Sở Xây dựng và UBND tỉnh Hà Tây, trách nhiệm liên đới là Sở Kế hoạch Đầu tư và UBND TP.Hà Đông”.

Hà Nội cần thiết phải rà soát lại quy trình các dự án đã được cấp phép ở Do Lộ, trước hết, để an lòng dân. Ảnh: Vũ Hoàng.

Về việc có một dự án chưa được phê duyệt đã ban hành quyết định thu hồi đất dẫn đến có những trường hợp bị nhầm lẫn, sai diện tích… trách nhiệm thuộc về Sở TN&MT và UBND TP.Hà Đông.


Công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ có trường hợp còn thiếu cẩn trọng, không phát tờ khai cho các hộ dân. Khi đo đạc tại hiện trường cũng không có mặt các hộ dân, không đúng với trình tự, thủ tục của Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ.


Về việc này, nguyên nhân chủ quan là do các cơ quan, đơn vị làm không đúng thẩm quyền, chưa hết trách nhiệm, thiếu biện pháp, đặc biệt quy chế dân chủ ở cơ sở chưa được làm tốt. Chịu trách nhiệm là Ban bồi thường GPMB TP.Hà Đông, Sở TN&MT, UBND TP.Hà Đông và UBND xã Yên Nghĩa.

Việc xây dựng đơn giá bồi thường trong tỉnh nói chung và đối với các dự án ở xã Yên Nghĩa còn đơn giản, chất lượng khảo sát thực tế không cao; xây dựng cơ cấu giá bồi thường, hỗ trợ thiếu căn cứ, không khoa học.


Ở đây, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nguyên nhân chủ quan là do các cấp, ngành và UBND tỉnh còn thiếu chủ động, không thay đổi kịp thời giá mà chỉ chạy theo từng khu vực, từng dự án; không điều tra kỹ lưỡng và xây dựng đơn giá không khoa học.


Về việc chuẩn bị khu vực đất làm dịch vụ để giao cho các hộ dân làm còn chậm, vị trí lại chưa được sự thống nhất của các ngành trong tỉnh. Các cấp, ngành lại chưa có phương án khả thi về ngành nghề giải quyết việc làm cho các hộ dân sau khi bị thu hồi đất.


Kết luận cũng cho biết, UBND TP.Hà Đông và UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phải chịu trách nhiệm trước việc không tổ chức xem xét kỹ lưỡng, khi phát sinh vụ việc mới ban hành các văn bản hướng dẫn, nhưng chỉ giải thích chung chung, dẫn đến người dân bất bình, khiếu nại vượt cấp lên Trung ương.

Về việc UBND TP.Hà Đông ra quyết định xử phạt hành chính với số tiền của mỗi hộ lên đến 3 triệu đồng, kết luận Thanh tra cũng ghi rõ nguyên nhân chính là do sự nôn nóng của những người làm công tác quản lý.


Đây là bản kết luận của Thanh tra Chính phủ sau khi đã kiểm tra thực tế 05 quyết định của UBND tỉnh Hà Tây từ năm 2006-2007. Sau khi có bản kết luận này, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) vẫn ban hành thêm 6 quyết định nữa cùng mục đích thu hồi đất xây dựng Cụm công nghiệp.


Hiện tại, tất cả 271 hộ gia đình thôn Do Lộ (xã Yên Nghĩa, TP.Hà Đông) đang mỏi mòn chờ các ban ngành liên quan thực hiện đúng kết luận 1217 đã có từ năm 2007.


Thiết nghĩ, khi Hà Nội đang tiến hành rà soát lại hàng loạt dự án được cấp phép “ào ạt” trước khi tỉnh Hà Tây (cũ) sáp nhập về Hà Nội, thì với những căn cứ rõ ràng, đã có kết luận của Thanh tra Chính phủ về vấn đề đầu tư, cấp phép các dự án ở Do Lộ, nơi đây cần thiết phải được chọn “làm điểm” để rà soát lại toàn bộ các dự án, giải quyết dứt điểm khiếu kiện, để yên lòng dân.

Hà Nội sau một năm mở rộng

Bài 1: Những nông dân không đất

Một năm sau ngày Quốc hội biểu quyết đồng ý kế hoạch mở rộng thủ đô Hà Nội, bắt đầu cho công cuộc đô thị hóa lớn chưa từng có ở Việt Nam. Cùng với đó, là hàng trăm dự án được trình duyệt. Những nông dân phải đối diện với “sinh cảnh” mới. Miền quê thay đổi cùng các dự án dở dang đang là gánh nặng cho chính quyền, doanh nghiệp lẫn người dân…

Lão nông Nguyễn Đình Thặng chống cây gậy tre lên cằm đăm đăm nhìn ra khoảng sân nhỏ trước nhà. Trên đó, con trai và con dâu đang hì hụi đảo lúa. Tháng 5 nắng to, lúa mới phả ra mùi thơm nồng ngai ngái. Được mùa, nhưng ông Thặng không mừng. Khẽ thở dài, ông nói: “Lúa này nhà tôi cấy rẽ trên ruộng người khác đấy.

Chúng tôi không còn đất”.

Ông Thặng về xóm Nhòn thuộc tỉnh Hòa Bình từ những năm 60 của thế kỷ trước theo chương trình định canh định cư của Nhà nước. Lập gia đình, khai hoang, biến mình thành nông dân, ông cứ ngỡ sẽ yên tâm nơi quê mới sau gần nửa thế kỷ. Nhưng tất cả đã đảo lộn. Từ năm 2003 đến nay, gần một mẫu đất ruộng – tức toàn bộ gia sản của đời ông đã dần bị “sung công” cho các dự án phát triển của Nhà nước và cả tư nhân.

Tiền đền bù, vỏn vẹn 20 ngàn đồng/m3, ông đã tiêu hết từ lâu. “Tôi sống không được mấy nữa thì cũng chả sao, chỉ lo cho con cháu”,

ông nói.

Phiêu bạt làm thuê

Chỉ ra con đường vắng lặng, các nếp nhà đóng cửa im ỉm, ông Thặng nói: “Đấy, cả làng tôi nay bươn bả phiêu dạt làm thuê. Gái trai đi hết cả rồi”.

Cuộc sống của họ làm kinh động những người còn đất. “Chúng tôi sợ lắm. Không đất là chết đói”, Đinh Thị Miền, dân tộc Mường thôn Gò Mè nói. Hơn bảy sào ruộng của Miền đang bị các doanh nghiệp đòi mua. Chỉ vào hai đứa con ở ngoài sân, Miền nói: “Không đất thì lấy gì nuôi nổi chúng nó. Mà còn nấu rượu, nuôi lợn, nuôi trâu nữa chứ”. Người chồng Hoàng Công Lý ngồi cạnh nói thêm:

“Vợ tôi ám ảnh chuyện mất đất cả trong giấc ngủ. Thi thoảng cứ nói linh tinh”.

Nói rộng hơn, thì cả xã Tiến Xuân cũng thế. Theo phó chủ tịch xã Đinh Văn Lý, chỉ riêng trong xã có tới 70% là người dân tộc Mường này đã có 20 dự án phần lớn liên quan đến du lịch sinh thái, trong đó 10 dự án đã được quyết định thu hồi đất của dân. Các dự án này chiếm dụng tới 800ha trong tổng số 1.500ha đất nông nghiệp. Ông Lý nói thủng thẳng:

“Chúng tôi là người Hà Nội, nhưng chúng tôi vẫn là nông dân. Mà không đất thì sống thế nào?”

“Sống thế nào ư? Thì chúng tôi vẫn sống sờ sờ đây thôi, nhưng mà không phải cuộc sống!”, nông dân không đất Nguyễn Văn Chính, 33 tuổi, cười nhăn nhở.

Nhưng mặt Chính trông buồn xo khi ngồi chồm hỗm trên ghế trong căn nhà hai tầng xây dang dở ở thôn An Thọ, xã An Khánh. Chính nói, tiền đền bù đất đã bỏ hết ra xây nhà, nhưng không đủ nên đành để nham nhở thế này. Từ khi hơn 3 sào ruộng bị mất đi, Chính và vợ, Bùi Thị Hường thành rảnh rỗi. Thi thoảng, anh được gọi đi đánh vécni cho các chủ lò gỗ, được vỏn vẹn khoảng 700 ngàn đồng/tháng, “đủ đong gạo”.

Căn nhà ống và luống rau

Tiền đền bù là cả một câu chuyện dài cho nhiều người dân bị thu hồi đất. Họ không biết cách giữ. Ngồi trong căn nhà cấp 4 xây cách đây ba thập kỷ ở thôn Lâm Hộ, xã Thạch Lâm của Mê Linh, bà Nguyễn Thị Tân không khỏi tiếc của.

Hơn 26 triệu đồng đền bù từ hai sào đất lúa bị thu hồi đã mất từ lâu. “Tôi dùng để mua xe máy, đi được hai ngày thì bị cướp. Thế là hết”,

ông Trần Duy Đảm chồng bà Tân kể. Hồi ở Vĩnh Phúc, tiền đền bù chỉ vỏn vẹn 16,4 triệu đồng/sào, nay về Hà Nội tăng lên 75 triệu. Bà Tân lừ mắt: “Ông chỉ được cái nhanh nhẩu đoảng. Để đất thì giờ còn có”.

Nhưng ông Đảm có lý do: “Tôi là trưởng thôn, là đảng viên thì phải chấp hành trước quần chúng. Nhưng mà thiệt quá”.

Hết ruộng, bà Tân nay ở nhà chăn mấy con lợn, còn lương trưởng thôn của ông Đảm 300 ngàn đồng/tháng.

Mỗi người “Hà Nội mới” mỗi hoàn cảnh riêng, nhưng đều có một điểm chung: đầy lo lắng về tương lai sau khi không còn đất sản xuất. Có tới 2,9 triệu người bị ảnh hưởng bởi 744 dự án với tổng diện tích gần 75.200ha được cấp phép cấp tập trước khi Hà Nội mở rộng, theo chính quyền thủ đô, là một con số quá lớn. Số phận của họ đã thay đổi sau khi đặt bút ký vào các văn bản nhượng đất.

Hầu hết những người từng là nông dân này nói, họ đã quá hiền lành và cả tin.

Nhưng với nhiều nông dân khác thì khác.

Bài 2: Thương tiếc đồng quê
Chùa Thầy u tịch và thâm nghiêm dưới những vòm cổ thụ, bao quanh bởi những đồng lúa thẳng cánh cò bay và những ngôi làng hàng trăm năm tuổi. Xứ Đoài, nét văn hoá điển hình của đồng bằng Bắc bộ là đây – huyện Quốc Oai. Nhưng, trên con đường phía trước tràn ngập tiếng còi và bụi bặm từ hàng đoàn xe chở đất đá cho các dự án.

Một bức tranh tương phản giữa truyền thống và phát triển của phần Hà Nội mở rộng.

Để bảo vệ những người nông dân khỏi quá trình đô thị hoá nhanh chóng, kiểu như ở Sài Sơn, ba năm trước Chính phủ đã ban hành nghị định 17, yêu cầu các chủ dự án và chính quyền địa phương “phải đền bù bằng đất phi nông nghiệp” khi thực hiện thu hồi đất nông nghiệp của nông dân. Nhưng trên thực tế thì khác. Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ ở Sài Sơn, hầu hết 744 dự án cấp trước khi Hà Nội mở rộng đã không làm điều này theo quy định. Cộng với giá đền bù rẻ mạt, đây đang là nguy cơ chính cho bất đồng leo thang.

Trong những lần gặp tại các trụ sở tiếp dân, ông Phiệt và những người ủng hộ đều nghe lời dặn của cán bộ:

“Bà con lưu ý nhé. Nếu mà ký vào giấy bán đất, hay nhận tiền của chủ dự án thì không còn cách nào cứu được đâu”

. “Chúng tôi đinh ninh với lời dặn này”, ông Phiệt nói.

Miền quê không yên tĩnh

Nhưng với Nguyễn Hữu Lệ, ở xóm Tường, cùng thôn Thuỵ Khuê mọi thứ đã trở nên tồi tệ. Ngồi trong căn nhà ven dòng sông Đáy hiền hoà, lòng Lệ như lửa đốt. Vợ Lệ, Nguyễn Thị Thanh đã bị bắt giam ngày 23.4 vừa qua bởi ba chiếc xe công an. Lý do, theo chính quyền địa phương, là vì tội gây rối trật tự công cộng: Thanh đã cùng với nhiều người địa phương khác có hành động quá khích khi phản đối chính quyền xã xây dựng nhà văn hoá. Nhiều người địa phương kể, người phụ nữ này cho rằng chính quyền xã xây nhà văn hoá bằng tiền của một số chủ dự án, nhưng thực ra bằng tiền ngân sách. Dù sao, với nhiều người như cụ Phiệt, nguyên nhân là sâu xa hơn. “Chị ấy khăng khăng đấu tranh không chịu mất đất cho các dự án”, cụ Phiệt nói.

Tất nhiên, tội danh và mức án cuối cùng sẽ phụ thuộc vào phán quyết của phiên toà sắp tới. Nhưng vụ việc cho thấy ở làng quê không còn yên ả như vốn có. Lệ nhìn đứa con út ba tuổi gầy xanh sau hai lần cấp cứu vì khóc đòi mẹ mà ứa nước mắt. Người chồng 43 tuổi này đã bạc trắng tóc chỉ sau đêm đó.

Bài cuối: Những dự án dang dở

Trần Duy Đảm nheo mắt, tần ngần nhìn ra cánh đồng thôn Lâm Hộ. Phía trước là những ụ đất, những kè đá, những hàng rào han gỉ nằm xen kẽ giữa cánh đồng lúa đã chín vàng rộm. Trên những khoảnh đất đó, cỏ dại lau lách mọc um tùm. Cánh đồng làng từng rộng tới hơn 300 hecta trông nham nhở.

“Các doanh nghiệp về chiếm đất, rồi bỏ hoang thế thôi. Chúng tôi nay chả ra nông nghiệp, chả ra công nghiệp”,

Đảm, trưởng thôn nói.

Nhưng AIC không phải duy nhất. Có chín dự án đã được cấp phép, và hai cái khác đi vào hoạt động dự kiến sẽ lấy đi 70% cánh đồng hoa rộng 390 hecta của làng. Nay thì cả chín dự án treo đó.

Rõ ràng, rất nhiều dự án được cấp phép trước khi Hà Nội mở rộng đang dang dở, làm hoang mang người dân, và làm khó cho doanh nghiệp. Điều này không xa lạ với chủ tịch xã Yên Sơn, Quốc Oai là ông Nguyễn Phú Thành. Hơn 10 dự án đang tiến hành thu hồi đất sẽ lấy đi gần như hoàn toàn 251 hecta ruộng trong xã. Chỉ một chồng giấy dày trên bàn, ông Thành nói: “Đây là mấy trăm cái đơn kiện của nông dân mất đất. Tôi cũng chả biết làm thế nào”.

Đến nay thì tất cả 744 dự án này đã bị đình lại và sẽ được quyết định trong tháng 6 này, như cam kết của UBND TP Hà Nội. Chưa một ai trong số những quan chức liên quan đến hệ thống cấp phép bị kỷ luật. Hiện nay, Công an Hà Nội, uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã bắt đầu vào cuộc để xem lại quá trình này. Những dự án dang dở đó, và câu chuyện xung quanh chắc chắn chưa dừng lại ở đây.

Đất dự án thành đất “tệ nạn”

Những bãi container với hàng trăm chiếc xe ra vào tấp nập, nhiều căn chòi lá “ổ chuột” được dựng tạm bợ. Bên trong căn chòi lá, hàng chục người đang tụ tập sát phạt, nhậu nhẹt tưng bừng…

Đó là quang cảnh của một khu dân cư nằm sát với dự án “khu dân cư Bắc Rạch Chiếc” có diện tích trên 100ha đất (thuộc phường Phước Long A, quận 9, TP.HCM) do Công ty Cổ phần Địa ốc 10 làm chủ đầu tư.

Theo dự kiến, toàn bộ diện tích mặt bằng hơn 100ha trong dự án sẽ được bàn giao cho chủ đầu tư trong năm 2009. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, một phần diện tích mặt bằng biến thành những bãi đỗ container. Kéo theo đó, những tệ nạn đe dọa đến cuộc sống của nhiều người dân sống trong khu vực.

Đất giải tỏa thành bãi đỗ container

Từ cầu Rạch Chiếc rẽ vào con đường đến dự án “khu dân cư Bắc Rạch Chiếc” chưa đầy 50m, chúng tôi đã thấy hàng chục chiếc xe container đậu ven đường làm cho tuyến đường đã nhỏ càng bị thu hẹp hơn. Một số xe khác chạy tít còi inh ỏi, bụi bay mịt mù.

Rất nhiều xe container đậu ngay trên con đường dẫn vào khu dân cư. Ảnh: Tử Trực

Vào sâu bên trong một đoạn không xa là cảnh hàng ngàn rơ-moóc và đầu kéo container nằm la liệt trong những khu đất trống, bên lề đường, sát vách tường nhà dân.

Một người dân ở đây cho biết, trước kia, toàn bộ khu đất này có nhiều bụi cây rậm rạp. Thế nhưng, trong khoảng 3 năm trở lại đây, một số người đã tự ý vào dựng liều chòi sinh sống.

Do vị trí nằm gần cảng Phước Long nên dịch vụ cho thuê chỗ đậu rơ-moóc cũng bùng phát từ đó và mỗi ngày càng lấn sâu hơn trong các khu dân cư.

Theo quan sát của chúng tôi, khu đất này có diện tích khoảng 100ha. Trong số đó có rất nhiều nhà dân được xây dựng kiên cố. Còn lại được chia làm nhiều bãi container khác nhau. Mỗi bãi có diện tích hơn 1ha, được ngăn cách bằng lưới sắt B40.

Một chủ cho thuê kho bãi ở đây cho biết: “Nếu thuê tháng, mỗi đầu kéo cộng rơ-moóc sẽ là 800.000đ/1 tháng. Thuê ngày 80.000đ/1 rơ-moóc”. Với giá cho thuê trên, mỗi chủ bãi kiếm được khoảng 1 triệu đồng/1 ngày từ hàng chục rơ-moóc vào đậu.

Trong khi đó, người dân ở đây bức xúc, tình trạng lấn chiếm mặt bằng làm kho bãi diễn ra công khai nhưng vẫn không có sự quản lý của ngành chức năng. Điều này dẫn đến ngày càng thu hút đông đảo những tay “máu mặt” về đây dựng liều chòi sinh sống bên sát tường nhà người dân, làm đảo lộn cuộc sống người dân trong khu vưc.

Liều chòi và hàng chục container đậu trái phép trong các khu đất trống. Ảnh: Tử Trực

Anh Hà Quang Duy (một người dân sống trong khu vực này) kể: Từ khi chuyển nhà bên quận 7 về đây, cuộc sống của gia đình phải thường xuyên đóng cửa trong nhà. Vì an ninh hầu như bỏ ngỏ, trộm cướp, băng nhóm tụ tập… diễn ra thường xuyên. Đó là chưa kể tình trạng xe chạy tung bụi mịt mù”.

Bài bạc, hút chính, mại dâm hoành hành

Một hệ quả khác của việc buông lỏng quản lý đã khiến cho khu dân cư trở thành nơi tụ tập cho các tệ nạn bài bạc, mại dâm.

Rất nhiều căn chòi lá trong các kho bãi tập trung khá đông người tổ chức bài bạc, sát phạt lẫn nhau công khai. Một bộ phận còn lại nhậu nhẹt tưng bừng.

Đặc biệt vào ban đêm, có nhiều gái mại dâm tụ tập, các băng nhóm cũng thường xuyên xuất hiện, khiến cho toàn bộ khu vực trở thành điểm “nóng” về tệ nạn.


Nhiều người dân ở đây cho biết, đã không ít lần diễn ra cảnh tượng đâm chém nhau giữa các tài xế và băng nhóm cho thuê bến bãi.

Nhiều người tụ tập đánh bài ăn tiền diễn ra rầm rộ trong các căn chòi lá. Ảnh: Tử Trực
Cũng theo phản ánh của người dân, thường xuyên xuất hiện những con nghiện vào khu vực này mua bán, hút chích ma túy, hoạt động này diễn ra công khai…

PV VietNamNet đã trực tiếp phản ánh với ông Trần Trung Hiếu (Chủ tịch UBND phường Phước Long A) về tình trạng mất an ninh tại khu vực này.

Tuy nhiên, ông Hiếu nói: “Toàn bộ diện tích trong dự án không thuộc sự quản lý của chính quyền địa phương”.

Khi được hỏi “Liệu an ninh của người dân địa phương có bị đe dọa?” thì ông Hiếu chỉ nói: “Vấn đề này nên hỏi chị Bích”, (bà Huỳnh Thị Ngọc Bích, Phó Chủ tịch phường Phước Long A – PV).–> Không biết bà Bích sẽ quy trách nhiệm cho ai?

Thực trạng XH + ‘Ba thái độ chính trị: Quá khích , Thờ ơ , Cơ hội’ + ‘Tự do tư tưởng rủi ro’ –>Tương lai đất nước???


Posted in Agriculture, Economic, Life! | Leave a Comment »