Welcome to BEAR’s BLOG!!!

Archive for the ‘Japan’ Category

Thảm họa và nhân cách người Nhật – VN? & Liên hệ “Cách mạng hoa nhài” với trình độ dân chủ của công dân toàn cầu – VN?

Posted by BEAR trên Tháng Ba 20, 2011


Thảm họa và nhân cách người Nhật

Không ai có thể phủ nhận rằng giáo dục đã thay đổi và tạo nên nhân cách người Nhật hiện nay và gián tiếp khiến nước Nhật trở nên hùng cường.

Điều gì làm nên sự khác biệt?

Sự kiện động đất, sóng thần, hiểm họa rò rỉ phóng xạ tại Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm, chia sẻ của cả xã hội Việt Nam. Người dân Việt từng ngày, từng giờ theo dõi, cập nhật tin tức thảm họa của nước Nhật, chia sẻ, lo lắng với những gì người Nhật đang phải gánh chịu. Đông đảo chương trình viện trợ, cứu trợ đã và đang được triển khai, ở đủ quy mô dành cho đất nước Nhật.

Và người Việt cũng vô cùng ngưỡng mộ thái độ, phẩm cách cùng văn hóa ứng xử trong cộng đồng của người Nhật trước tai ương.

Điều này không chỉ riêng Việt Nam. Báo chí Trung Quốc cũng ca ngợi thái độ điềm tĩnh và đạo lý của người Nhật trong thảm họa. Đồng thời so sánh chuyện gì sẽ xảy ra nếu thảm họa xảy ra tương tự tại Trung Quốc.

Sự khâm phục của người Việt ta là có cơ sở. Trong thảm họa, tại Nhật đã không có những hiện tượng trộm cắp, cướp bóc và hỗn loạn như ở những nước văn minh phía tây và cực nam bán cầu gần đây. Điều gì làm nên sự khác biệt này?

Câu trả lời là nhân cách người Nhật không có và không cho phép xử sự như vậy. Trong những năm sống ở Nhật Bản, 1 câu nói về nhân cách từ người bạn sinh viên Nhật Bản luôn ám ảnh người viết bài này và luôn được đem ra kiểm chứng trong thực tế. Đó là: “Dù có bị đạp xuống dưới đất thì [người Nhật] cũng không được đánh mất nhân cách của mình.”

Ít người biết rằng cách đây không lâu, chỉ chừng 2 đời người, nước Nhật vẫn còn nhiều những tệ nạn giống như những nước đang phát triển. Ví dụ nạn tiểu tiện, xả rác ra đường. Người Nhật thời đó cũng có quan niệm coi trọng của riêng hơn của chung. Quan chức, nhân viên nhà nước thời đó cũng hách dịch lắm, cho rằng mình thuộc tầng lớp tinh túy mà ban phát ân huệ cho dân chúng. Ngược thời gian lên trên nữa, nếu đọc những cuốn sách như Phúc ông tự truyện hay Khuyến học của Fukuzawa Yukichi, thấy người Nhật cũng đầy rẫy những thói hư tật xấu. Dân chúng ai ai cũng vun vén lợi ích riêng, chính phủ thì tàn bạo, quan chức thì tham lam v.v.

Câu trả lời không thể là đơn giản. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận rằng giáo dục đã thay đổi và tạo nên nhân cách người Nhật hiện nay và gián tiếp khiến nước Nhật trở nên hùng cường. Thật may mắn cho nước Nhật là thời Minh Trị Duy Tân, họ có một Chính phủ thực sự biết lắng nghe dân và vì lợi ích của người dân. Nếu thiếu điều kiện này, sẽ không bao giờ có hình ảnh Nhật Bản hiện tại.

Nhân cách người Nhật được đánh giá là kiên trì, chăm chỉ, hài hòa, kỷ luật, trật tự, trọng danh dự, tôn trọng người khác, thông minh nhưng khiêm tốn. Tường nhà và vách ngăn phòng của người Nhật thường không quét vôi mà dán giấy, trên nền giấy vẽ những bông hoa trang nhã.

Không nói ra nhưng người Nhật ví mình như những bông hoa dán tường, nằm im lặng ở góc xa nhất, nơi ít thu hút sự chú ý của mọi người. Nếu bạn không để ý thì thôi, nếu bạn để ý đến sẽ thấy vẻ đẹp tinh tế của nó. Những câu như: “Là người Nhật, tôi luôn để ý đến sự chi tiết, tỉ mỉ…” là không có trong cách phát ngôn của người Nhật bình thường vì họ không nói về cá nhân mình.

Nhật Bản đang cố gắng khắc phục hậu quả của động đất và sóng thần

Hai câu chuyện về nhân cách

Cũng có người cho rằng người Nhật đã quen với thảm họa nên cách họ đối phó cũng phải hơn những dân tộc khác. Điều này đúng một nửa. Một nửa không đúng là trong những hoàn cảnh khác họ cũng hành xử rất văn hóa. Ví dụ dễ liên tưởng là khi người Nhật ra nước ngoài, họ luôn mang lại sự tôn trọng của dân bản địa vì cách xử sự của mình.

Bởi vì người Nhật đã được giáo dục kỹ để gìn giữ và nâng cao thể diện quốc gia. Nhân nói chuyện này, trong 1 cuốn sách của mình, cụ Vương Hồng Sển cũng kể lại rằng trước chuyến đi Đài Bắc, chính quyền cũ đã gọi cụ lên nhắc nhở về ý thức giữ gìn quốc thể, quốc sỉ khi ra nước ngoài để mà giữ mình, không tổn hại đến uy tín quốc gia.

Thật không chính xác nếu nói toàn bộ người Nhật đều có nhân cách như vậy. Ngược lại, những người già ở Nhật hiện tại phàn nàn rằng lớp trẻ đang đánh mất đi nhiều giá trị tốt đẹp. Giới doanh nhân Nhật cũng bị chỉ trích vì thủ đoạn tinh vi của họ. Nhưng nhân cách của đại số đông người Nhật vẫn luôn được gìn giữ trong nội tại và được thừa nhận với bên ngoài.

Để kết thúc, người viết bài này xin lấy 2 ví dụ về nhân cách của người dân Nhật đối với cụ Phan Bội Châu của ta. Năm 1908 khi phong trào Đông Du bị giải tán, cụ Phan và các đồng chí của mình lâm vào cảnh khốn quẫn. Nguyễn Thái Bạt phải đi xin ăn dọc đường thì gặp ông bác sỹ là Asaba Sakitaro đem về nhà nuôi nấng.

Cùng đường cụ Phan phải viết thư tới ông Asaba – người mà mình không hề quen biết – nhờ Thái Bạt gửi giúp tới ông Asaba. Sáng Thái Bạt đem thư tới mà chiều đã nhận được hồi âm. Ông Asaba tặng số tiền là 1.700 yên (khoảng 5 tỷ đồng hiện tại). Trong thư gửi kèm, Asaba viết những lời rất mộc mạc rằng: “Nhặt nhạnh trong nhà, chỉ còn có thế, sau này nếu cần nữa, cứ viết thư đến sẽ có tiền gửi lại ngay.” Chính nhờ số tiền này mà cụ Phan có phương tiện để nuôi các thanh niên trong phòng trào Đông Du và chi cho các hoạt động khác cho những ngày mình còn tại đây.

Nhân cách người Nhật được đánh giá là kiên trì, chăm chỉ, hài hòa, kỷ luật, trật tự, trọng danh dự, tôn trọng người khác, thông minh nhưng khiêm tốn. Tường nhà và vách ngăn phòng của người Nhật thường không quét vôi mà dán giấy, trên nền giấy vẽ những bông hoa trang nhã. 

Không nói ra nhưng người Nhật ví mình như những bông hoa dán tường, nằm im lặng ở góc xa nhất, nơi ít thu hút sự chú ý của mọi người. Nếu bạn không để ý thì thôi, nếu bạn để ý đến sẽ thấy vẻ đẹp tinh tế của nó.

Năm 1918 sau khi trở lại Nhật, tìm về thăm ân nhân xưa thì cụ Phan hay tin Asaba đã tạ thế. Cụ Phan thấy “tự hổ thẹn là không lấy gì để tạ ơn người tri kỷ” nên đã ngỏ ý cùng người nhà của Asaba xin lập bia tưởng niệm ông. Lúc này, cụ Phan chỉ có 120 yên mà chi phí dựng bia tốn khoảng 200 Yên.

Trót hứa với gia đình ông Asaba, không còn cách nào khác, cụ Phan phải nhờ Lý Trọng Bá đến nói chuyện với ông thôn trưởng về nghĩa cử của ông Asaba năm xưa và trần tình rằng mình không đủ tiền. Ông thôn trưởng nghe xong cảm động vô cùng. Trong buổi họp phụ huynh tại thôn, ông kêu gọi mọi người trong thôn rằng:

“Nhân loại sở dĩ sinh tồn được lâu dài nhờ có lòng tương thân tương ái với nhau. Ông Asaba người thôn ta đem lòng nghĩa hiệp giúp cho một người nước khác đã làm tăng danh giá cho người thôn ta nhiều lắm. Trong thôn ta há chỉ có một mình ông Asaba là người hào hiệp sao? Nay hai ông Phan, Lý xông pha sóng gió muôn trùng, quý trọng người thôn ta, lập bia kỷ niệm ông Asaba.

Hai ông đối với người thôn ta có nghĩa khí chân tình như thế, nếu chúng ta chỉ hững hờ với họ, người trong thôn ta không thấy nhục hay sao? Tôi thiết tưởng chẳng những là nhục cho người thôn ta, mà còn nhục cho tất cả người Nhật nữa.”

Khi mọi người hỏi ý kiến của mình, ông thôn trưởng nói rằng: “Ý tôi là để các ông Phan, Lý mua đá và trả công thợ, còn việc vận tải và xây dựng, thì người trong thôn ta làm giúp như một nghĩa cử. Hy sinh một số tiền thù lao để hoàn thành bia kỷ niệm người nghĩa hiệp cũng là thiên chức của người Nhật chúng ta.”[1]

Hiện nay tấm bia do cụ Phan Bội Châu lập vẫn còn nguyên tại làng Umeda, quận Iwata, tỉnh Shizuoka, Nhật Bản.

Thế giới khâm phục Nhật Bản –> Trông người lại ngẫm đến ta?

Hà Văn Thịnh – Sứ quán vô cảm

Hà Văn Thịnh

Bản tin buổi tối ngày 16.3.2011, VTV1 dành đến hơn 5 phút để ca ngợi nỗ lực của Sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trong việc “quan tâm” (!) cứu hộ, giúp đỡ người Việt tại Miyagi. VTV1 cứ nói đi nói lại về cái chuyện “có 3 xe bus” đã tham gia di tản – như thể rằng mượn cái “cấu trúc 3” (cấu trúc hoàn chỉnh) để ám chỉ sự hoàn hảo của nghĩa vụ và bổn phận?

Than ôi, nếu ai đã đọc BBC và các trang mạng khác thì biết rõ thực chất ngược lại: Sứ quán Việt Nam tại Nhật coi tính mạng đồng bào mình chẳng khác chi cỏ rác. Bằng chứng rất rõ (theo BBC): Dù có đến 31.000 người Việt đang sinh sống ở Nhật nhưng Sứ quán cũng chỉ làm việc buổi sáng và buổi chiều, mỗi buổi 3 tiếng đồng hồ. Gọi điện không có ai trực máy. Trong khi đó, Philippines thiết lập đến 3 đường dây nóng 24/24.

Quan tâm cái nỗi gì mà hành xử theo cách đó? Nếu liên hệ với các vụ lũ lụt vừa qua tại Việt Nam thì thấy rõ cách thức Chính phủ đối xử với người dân cũng chẳng khác là bao. Hàng trăm người chết ở Quảng Bình, Hà Tĩnh nhưng phải mấy ngày sau mới thấy quan chức cao cấp xuất hiện. Lễ hội Thăng Long không thèm dành dù chỉ nửa giây để mặc niệm hàng trăm đồng bào mình bị chết thảm. Đó là chưa nói hàng ngàn thỉnh cầu, kiến nghị, góp ý… của dân, không hề được các quan chức Chính phủ trả lời dù chỉ nửa câu. Chẳng nói đâu xa, hồi Đại hội X, vì ngây thơ và cả tin, người viết bài này đã viết 13 bức thư tâm huyết gửi về Ban Chấp hành Trung ương Đảng theo địa chỉ 1A Hùng Vương, Hà Nội bằng đường chuyển phát nhanh, nhưng chẳng hề nhận được bất kỳ phản hồi nào. Không thể nói rằng thư không đến nơi, vì mỗi lá thư như thế tốn 11.000 đồng tiền gửi, nhất định phải đến tận tay, day tận chỗ (sau đó, có 6 thư được đăng trên báo Lao Động, Thanh Niên…).

VTV1 đã “tiết lộ thông tin” vào cuối bản tin, khi cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gọi điện cho Sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để thăm hỏi (!). À, thì ra là thế. Dư luận bức xúc quá, quốc tế lên án, Chính phủ chỉ đạo trực tiếp, nên Sứ quán mới biết “thương” người dân! Có đời thuở nào như thế không? Ăn tiền dân, lộc nước thì phải làm hết sức mình phục vụ dân, quý và lo cho dân chứ? Chẳng lẽ các vị cho rằng cứ ăn trên ngồi trốc là được quyền “ban phát” cho những kẻ đã còng lưng mỏi gối làm quần quật để lo cho mình sao? Liên hệ đến chuyện vì lo cho tính mạng của hai nữ nhà báo Mỹ gốc Triều mà cựu Tổng thống B. Clinton đi máy bay tư nhân sang tận Bắc Triều để xin, để đón; mới thấy cái mạng người dân Việt bị chính quyền rẻ rúng đến mức nào. Xót và đau bởi cái nỗi đầy tớ luôn “tư duy” theo lối ban ơn mà quên đi cái bổn phận của kẻ công bộc nhất thiết phải vì dân, vì nước.

Đến bao giờ mới thay đổi cách nhìn, cách hiểu thiển cận và u ám đến thế của các ngài đang công tác trong Sứ quán Việt tại Nhật Bản? Sự vô cảm đến mức tàn nhẫn và lạnh lẽo ấy chẳng lẽ lại là tên gọi đích thực của hai chữ vì dân? Có lẽ cũng chỉ biết nói và thở dài. Thở dài cho đến khi nào liệt cả cổ, đau cả mũi, đỏ cả mắt mới thôi chăng?

Huế, 16.3.2011

Liên hệ “Cách mạng hoa nhài” với trình độ dân chủ của công dân toàn cầu

Ngày 23/2/2011, chungta.com đã đăng nội dung buổi trò chuyện để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cuộc cách mạng hoa nhài. Từ đó đến nay, nhiều bạn đọc gửi tới chungta.com thêm một số câu hỏi. Để trợ giúp các bạn hiểu thêm về chủ đề phức tạp này, chungta.com mời triết gia, nhà văn Nguyễn Hoàng Đức cùng trò chuyện để giải thích rõ hơn một số điểm trong nhận thức về cuộc “Cách mạng hoa nhài”…

Bùi Quang Minh: Thưa ông, trong buổi nói chuyện lần trước, ông đã cho rằng cuộc cách mạng Hoa Nhài nổ ra tại Tunisia và Ai Cập là do nguyên nhân chính: Nhân dân các nước “tức nước vỡ bờ” vùng lên phế truất chính quyền độc tài “kiểu mới”, bị núp bóng tinh vi dưới mác giả danh “Chế độ Cộng hòa”.

Nhưng các chế độ cai trị hiện nay trên thế giới muôn hình muôn vẻ: quân chủ, quân chủ hình thức, cộng hòa, cộng hòa mạo danh… Vậy ông có thể cho biết đâu là những dấu hiệu cơ bản của chế độ độc tài được không?

Nguyễn Hoàng Đức: Chế độ độc tài giản dị nhất là thể hiện tính cá nhân tiếp theo là gia đình trị là tế bào mở rộng của cá nhân đó. Tiếp theo là dòng họ như các vương gia thuộc những gia đình anh em con cháu của cá nhân đó.

Thời đại mới mở rộng hơn, có khái niệm độc tài tập thể bởi vì chính thức trên lý thuyết và trong hiện thực lịch sử chữ “Tập thể” chỉ mở màn bằng chế độ công xã nguyên thủy khi loài người sống hợp quần. Cho đến đầu thế kỷ 20, với những khái niệm tập thể của Quốc xã Hitle, phát xít của Mussolini và xã hội tụ hội nhóm tập thể… Loài người chỉ có một cái nhìn nhảy vọt từ cá nhân đến toàn dân. Tại sao? Bởi vì cá nhân là ích kỷ, thu vén vào mình, giống người Việt vẫn nghĩ (Ích kỷ, hại tha – Vì mình hại người). Cụ thể trong một câu ca dao “Của mình thì giữ bo bo, của người thì thả cho bò nó xơi”.

Còn toàn dân nghĩa là người khác ở ngoài ngõ, dân tình ở ngoài chợ, mọi người ở ngoài thiên hạ, tạo dựng thành quốc gia và toàn thế giới. Người khác nghĩa là phổ quát, là công lý. Là lý trí của mọi người thực hiện hiến pháp cho môi trường sống của tất cả “cá nhân” mà mình được dự phần. Tại sao chữ “cá nhân” vào ngoặc kép? Vì cá nhân ở đây không là một viên gạch đứng rời rạc nữa, mà là viên gạch đã tham dự vào xây dựng đền thánh. Viên gạch đứng rời rạc chỉ có giá trị vài xu là giá trị hòn đất được nung. Nhưng viên gạch đứng trong lâu đài là viên gạch vĩ đại trong tầm vóc cả hệ thống.

Chế độ độc tài chính là viên gạch đáng giá vài xu nhưng nó đã tự vơ vào mình hệ thống cả lâu đài là dân tộc, là quốc gia và nó tôn vinh mình lên như một chiếc đầu tàu, và nó làm cho mọi người hiểu rằng nó là một đầu tàu (bằng tuyên truyền lừa bịp) đã kéo theo cả một đoàn tàu dài dằng dặc. Than ôi, một viên gạch làm sao biến thành đoàn tàu. Và một viên gạch ở ngoài hệ thống lâu đài làm sao có được “thương hiệu” của lâu đài. Cụ thể, trong trường hợp mới đây của nhà độc tài Caddafi khi đã dùng phi cơ chiến đấu, máy bay phản lực, súng liên thanh bắn thẳng vào nhân dân, nhưng vẫn cảm thấy mình yếu ớt (vì thấy mình là kẻ phi lý chỉ dùng bạo lực của sắt thép để áp đặt sự hợp lý đời sống của toàn dân). Caddafi đã ra điều kiện có thể rút lui đầu hàng nếu không bị xử tội và được đem toàn bộ tài sản của mình đi. Than ôi, bao nhiêu lời tuyên truyền dụ dỗ, đánh bóng của hắn vì nhân dân Libya đã lộ diện trần trụi sự ích kỷ cá nhân. Đây cũng là một minh chứng về bản chất của chế độ độc tài.

Bùi Quang Minh: Như vậy theo ông, tính cá nhân, tính gia đình trị là yếu tố cơ bản nhất để phân biệt?

Nguyễn Hoàng Đức: Vâng, có nghĩa là mọi lời nói hoa mỹ chỉ để che đậy dục vọng ích kỷ của cá nhân, gia đình và đồng bọn. Về việc này người Trung Quốc từ lâu đã thú nhận: Sự ham hố quyền lực của những kẻ độc tài là ở dưới một người ở trên vạn người. Nhưng ở dưới một người vẫn là ở dưới vua, mà tất cả độc tài đều thích làm vua để một mình ngồi trên đầu, trên vai thiên hạ, hưởng lộc tất cả. Lại còn định nghĩa rằng: Thế giới là của mình. Giống như Từ Hy Thái Hậu đã từng định nghĩa Thiên hạ là của nhà Thanh.

Bùi Quang Minh: Yếu tố cơ bản này nhận biết thế nào qua hoạt động của Nhà nước, của thể chế, của xã hội thưa ông?

Nguyễn Hoàng Đức: Rất đơn giản chủ nghĩa ích kỷ được đặt lên đầu tiên. Đỉnh chóp của quyền lực dân tộc – Nhà nước – Quốc gia đều là mình. Giống như vua Luis XVI của Pháp đã từng nói: Pháp luật là ta. Pháp luật là ta thì có nghĩa là pháp luật bị vô hiệu hóa tuyệt đối trở thành ý muốn, xúc cảm sự đồng bóng về ý thích của cá nhân nào đó. Cho nên ở nhiều bộ phim của Trung Quốc vua chúa có thể hạ lệnh giết người chỉ vì nước cờ của mình đi sai hay con dế của mình bị đối phương chọi thua…

Nhưng sự độc tài của cá nhân không dễ phơi lộ và hiển hiện một cách giản dị về dục vọng và quyền lợi như vậy, nó được mở rộng thêm như: độc quyền yêu nước, chỉ có ta là yêu nước còn cách yêu nước của mọi người không phải là yêu nước! Chỉ có ta là yêu nhân dân dù đó là cách đè đầu cưỡi cổ, nhưng ta có hệ thống tuyên truyền để tuyên bố rằng: đó mới là “tình yêu nhân dân chính đáng nhất”. Chưa hết, họ còn độc quyền chân lý, cho rằng chỉ có lời mình nói ra mới là chân lý, còn cái của kẻ khác nói ra là sai lầm và phản lại chân lý! Chưa hết, họ còn độc quyền cả giá trị phổ quát, khi bằng các cửa của ngoại giao và quan hệ với bên ngoài ở tầm vóc quốc gia, họ giữ rịt và loan báo rằng chỉ có cái của ta mới đáng bày tỏ, còn cái của mọi người hay ai đó thì không đáng gì, và nó nên chìm trong bóng tối không cần được biết.

Tóm lại, dễ hiểu hãy định nghĩa độc tài là gì: trước hết độc tài về dục vọng, một mình được hưởng trên đầu thiên hạ. Để làm được điều đó sự kế tiếp sẽ là độc tài về biện minh biện giải, rằng mình, chỉ có mình mới yêu nhân dân và đất nước! Cuối cùng, độc tài cả chân lý là của mình! Và thêm nữa, độc tài luôn cả những ngả đường ngoại giao phổ quát để loan báo với thế giới về tình yêu và chân lý của mình là “đúng đắn”.


Bùi Quang Minh: Theo ông, các nước văn minh như Mỹ, Anh, Pháp, Canada… hiện nay còn có độc tài không?

Nguyễn Hoàng Đức: Độc tài của loài người bao giờ cũng có, và ở các nước đó cũng có luôn. Tại sao? Vì con người còn yêu quyền lực và những gì do quyền lực đem lại thì còn yêu độc tài, bởi vì độc tài luôn ở đỉnh chóp quyền lực không phải chia cho ai cả.

Bùi Quang Minh: Tôi không đồng ý với ông về điểm này. Theo tôi Độc tài (hay thái cực ngược lại với nó chính là Dân chủ) là nói về mức độ đo chất lượng Nhà nước về mặt thể chế và tôn trọng công dân dựa trên quy định và thực thi theo hiến pháp:

– Các công chức Nhà nước nắm giữ quyền lực cao nhất mà không phải do dân bầu ra trực tiếp hay nguồn gốc quyền lực không liên quan đến dân (về bầu lên và phế truất) mà lại qua vòng vèo các tầng lớp trung gian, ma giáo.
– Thiếu tôn trọng công dân, sẵn sàng kiểm soát hành vi, tư tưởng của công dân, quyền và nghĩa vụ của công dân bị tước đoạt, chiếm đoạt tinh vi để phục vụ lợi ích, tham vọng của người nắm giữ quyền lực.

Như vậy, theo tôi Anh, Pháp, Canada… hiện nay không gọi là nhà nước Độc tài. Cơ chế dân chủ ở các quốc gia này sẽ rất sớm loại các gia đình như từng tại vị kiểu Mubarak, Ben Ali, Caddafi… Các nhà độc tài “kiểu mới” này sẽ sớm bị buộc từ chức, các thành viên gia đình, họ tộc hay thậm chí đảng phái của họ cũng bị xét xử vì vi phạm Luật quan chức/ Luật tham nhũng, Luật Đảng phái… Còn ở các nước như Nhật bản, Hàn Quốc, thì nhà độc tài chỉ một chút lạm dụng quyền lực, gây thiệt hại đến / tham ô của công… thì các thành viên chính phủ đều “chân thành” xin lỗi trước “chủ nhân” của mình là Nhân Dân rồi từ chức – cư xử tối thiểu theo đạo đức làm quan.

Điều này chỉ đúng khi các quốc gia văn minh này có cơ chế để nhân dân kiểm soát quyền lực của mình: đó là tam quyền phân lập, tổ chức bầu cử, minh bạch thông tin, tự do báo chí…

Còn không thiết kế tốt các cơ chế đó thì nhà nước gọi là của nhân dân nhưng lại dễ bị vài ba cá nhân đánh cắp, chiếm đoạt toàn bộ quyền lực và đưa đất nước trở về chế độ quân chủ về bản chất và họ đứng trên hay đứng ngoài hiến pháp, sản phẩm của chế độ sau quân chủ – cộng hòa.

Nguyễn Hoàng Đức: Tôi đồng ý, các nước này có cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực của mình. Hy Lạp, Anh, Pháp, Mỹ và vài nước khác nữa… dù họ muốn độc tài nhưng họ đã buộc phải chấp nhận chân lý phổ quát thuộc về nhân dân. Họ buộc phải sống trong cơ chế của hiến pháp và bị hiến pháp kiểm soát.

Pháp luật chỉ có ý nghĩa khi nó ở trên đầu mọi người, kể cả những cá nhân và tổ chức muốn độc tài. Mà những nước kia, họ đã tạo ra cơ chế của hiến pháp ở trên đầu họ. Nghĩa là, dù họ muốn cũng không thể được thỏa mãn để sở hữu một nền độc tài ở trên đầu pháp luật. Nhưng còn nhiều nước khác, nền độc tài của họ từ tâm lý toàn trị đã đổi ngang hiến pháp, họ vẫn nói như Luis XVI, ta là Pháp luật, thậm chí họ còn đi xa hơn ta ở trên đầu pháp luật, thậm chí những quyết định bằng miệng của nhiều cá nhân và tổ chức không chỉ đè bẹp mà còn lĩnh xướng và điều khiển cả nền pháp luật. Thậm chí biến pháp luật thành “án bỏ túi”.

Bùi Quang Minh: Thưa ông, chế độ độc tài “kiểu mới” tại Tunisia tồn tại 25 năm, tại Ai Cập là 30 năm và ở Libya đến nay đã tồn tại 40 năm. Theo ông thì vì sao có nơi chế độ độc tài tồn tại lâu, còn có nơi thì nhanh chóng sụp đổ?

Nguyễn Hoàng Đức: Người Trung Quốc có câu “ Trời không ở mãi với một nhà“, các triều đình của Trung Quốc tồn tại hàng vài trăm năm, như Hạ-Thương-Chu-Hán-Tùy-Đường-Tống-Nguyên-Minh-Thanh… điều này có nghĩa rằng chỉ có khi Trời “quyết định” không còn dùng “nhà” (dòng họ) nào nữa thì Trời mới kết thúc và chuyển đổi sang nhà khác. Nhưng câu này cũng có nghĩa rằng mọi cá nhân, gia đình và dòng họ cai trị đều muốn kéo dài sự cai trị của mình để sống trên đầu trên vai thiên hạ…

Nhưng Trời muốn một công bằng tối thiểu đã chuyển đổi ân lộc triều đình sang các dòng họ khác. Dù gia đình triều đình phong kiến kéo dài mấy trăm năm từ dòng họ này sang dòng họ kia, thì chỉ có tên vua và gia đình các vương gia thay đổi, còn mô thức và cơ chế vẫn vậy. Giống người Việt nói “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Các nước phương Tây theo mô hình Cộng hòa có thay đổi Tổng thống hay Thủ tướng vài năm một nhiệm kỳ, thì cũng vấn là cách kế nhiệm lần lượt như một thói quen.

Nhưng ở Tunisia và Ai Cập vừa mới đây là một sự kiện khác hẳn, nó không phải thay đổi tên Vua, tên Tổng thống mà thay đổi cả một thói quen “hiến pháp”, để rũ bỏ một chế độ “quân chủ biến tướng” thành chế độ cộng hòa thực sự của toàn dân. Điều này vô cùng vĩ đại. Chúng ta nên biết chỉ có lịch sử được manh nha bởi Socrate là người đầu tiên bàn về chế độ Cộng hòa. Sau đó được học trò của ông là Plato viết lại trong cuốn “Cộng hòa” (The Republic)… Mới đây nhiều chuyên gia phương Tây còn cho rằng, người châu Phi da màu “lạc hậu, mọi rợ” không thích hợp với chế độ dân chủ cộng hòa, sinh ra để sống như con cừu dưới chế độ bảo hộ của độc tài… Nhưng cuộc cách mạng ở Tunisia, Ai Cập và Libya đã xảy ra, rõ ràng nó nói lên rằng cuộc cách mạng dân chủ cộng hòa – nghĩa là công dân đòi sống trong chế độ lập hiến (không phải gia đình trị). Là cuộc cách mạng đã biến chuyển từ tầng đáy và tầng hầm một ý thức thượng tầng mà lẽ ra không có ở tầng đáy đã được thực hiện. Những người da màu đem cả những người vợ mảnh mai và đứa con bé nhỏ ra đường như sẵn sàng trở thành vật hiến tế, không phải cho thần thánh Alla nào cả mà cho quyền dân chủ, thân ái, như tà áo bên hông của họ nhưng vẫn hằng xa lạ như một chân trời không bao giờ với tới… Đó là phép lạ của thế giới này chính những chuyên gia da trắng sừng sỏ nhất cũng phải sửng sốt nhất.

Cách mạng Cộng hòa của người da trắng từ lý thuyết đến hiện thực đã xảy ra trước CN 300 từ thời nghị viện Aten-Hy Lạp đến Cộng hòa La Mã và chín muồi có tính hoàn bị châu Âu, nhân lõi của thế giới với Quân chủ lập hiến Anh và cách mạng Cộng hòa Pháp…

Bùi Quang Minh: Tôi nghĩ rằng, vài chục năm độc tài “kiểu mới” tồn tại có nghĩa là trải qua dăm ba thế hệ, mỗi thế hệ chừng 10-15 năm. “Hũ mắm đậy lâu ngày đã bốc mùi”. Sống lâu trong cái hũ mắm đó, nhân dân đi đến trạng thái “Con giun xéo lắm cũng quằn”. Nhưng với cơ chế khéo léo che đậy của độc tài “kiểu mới” vận hành như ông vừa nói thì họ thường dựa trên tính ích kỷ, tính gia đình trị, tính nắm giữ thông tin, chân lý tuyệt đối/ không bao giờ sai và dựa trên tâm lý đám đông để thổi mình lên thành “Thánh sống”. Còn ai chống họ, chỉ trích họ thì sẽ bị họ dùng cơ quan sức mạnh đàn áp, bịt miệng… Cơ chế tội ác đó lúc nào có thể dừng được? Người dân “kém hiểu biết” sẽ tiếp tục bị lừa bịp hay rồi sẽ “kém hiểu biết chính trị hơn nữa” sẽ làm cách mạng? Chờ vài thế hệ bị uốn nắn để thoái hóa, trở thành phế phẩm của các tiến trình chính trị sẽ ra sao? Con người khi đã mất năng lực chính trị tổ chức nên cuộc cách mạng để quay trở lại quá trình chính trị của dân tộc sẽ như thế nào? Ông nói Ai Cập, Tunisia vừa trải qua cuộc cách mạng “đòi sống trong chế độ lập hiến” thì tôi lại thấy tầm vóc cách mạng khác hẳn…

Mới đây theo anh nói và tôi cũng tin là vậy, cách mạng của nền Cộng hòa đã giác ngộ cả những vùng châu Phi: Tunisia, Ai Cập và Libya theo cách chúng ta hiểu cách mạng cả tầng đáy và tầng hầm… Theo cách của nhiều người nghĩ thì cuộc cách mạng tự giác hiến pháp “da màu” đó có thể lây men sang khu vực châu Á (nghĩa là từ da đen sang da vàng), ông nghĩ gì về khả năng này?

Nguyễn Hoàng Đức: Thực ra có một sự khác biệt khá xa về trình độ của da đen và da vàng, của châu Phi và châu Á. Theo nhiều chuyên gia nền văn minh thế giới được mở đầu từ châu Phi bởi vì nơi đó chịu ảnh hưởng mạnh nhất của mặt trời như sa mạc Sahara. Nơi đó đã mọc lên và hiển trị tháp Ai Cập và nền văn minh Ai Cập đầy bí ẩn và vĩ đại. Đa số người châu Âu theo Kito giáo. Kito giáo bằng qua biển Đỏ, biển Chết đã phái sinh một tôn giáo khác có tầm vóc – quy mô ngang ngửa với mình đó là Hồi Giáo. Đa số những nước cách mạng vừa rồi theo Tunisia (98% Hồi giáo), Ai Cập (90% Hồi giáo) và Libya (97% Hồi giáo), nghĩa là những quốc gia có quốc đạo. Quốc gia có quốc đạo nghĩa là những dân tộc được thổi một tâm linh phổ quát, nhắm về những lý tưởng tâm linh siêu việt phổ quát thuộc về thần thánh – đấng ở trên mình và sáng tạo ra mình, điều khiển mình.

Tóm lại, đó là nhữngg người dân vẫn ngước lên chiêm ngưỡng và tuân thủ những giá trị siêu việt cao hơn hẳn thân xác phàm tục của mình. Nhưng ở châu Á thì tình hình khác hẳn, lãnh tụ lý thuyết (nghĩa là cao hơn những lãnh tụ nhiệm kỳ nhiều lần), (lãnh tụ nhiệm kỳ chỉ có nghĩa là thay thế bằng xác thịt và tên gọi), đó là Tôn Trung Sơn. Ông đã nói: Ở Trung Quốc chưa bao giờ có những cuộc cách mạng về tư tưởng, tôn giáo mà chỉ có những cuộc bạo động ghế ngồi, lãnh thổ và đàn bà. Từ tự do dân chủ cộng hòa cũng chưa bao giờ xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc… Ở đó chỉ có từ quân chủ mà thôi (nghĩa là vua có quyền trên từng câu nói phạm húy của dân, có quyền mang dân ra chém nếu nó nói làm mình mất vui).

Về địa chính trị (tức là lý thuyết, chính trị của thế giới sẽ mọc rễ và lan truyền theo thể chất địa lý, nói giản dị dễ hiểu như người Việt bảo “đất nào sinh hoa đấy”. Ở châu Phi bao gồm những sa mạc đầy mặt trời ánh sáng và nắng, người ta di chuyển vô tận – không biên giới lại có tinh thần quốc đạo nên mọi giá trị tinh thần lan truyền và lên men phổ quát rất nhanh, không cá nhân nào đứng ngoài cuộc lên men đó. Chỉ trừ họ chịu nhục là một cái chết không có cộng đồng. Mà điều này với người có đạo là bất khả.

Trong khi đó châu Á được gọi là văn minh lúa nước nông nghiệp lõm bõm nước, bờ thửa chằng chịt lý trí èo uốt yếu ớt cái gọi là tư duy phổ quát gần như chưa hình thành, cái gọi là quốc đạo mới chỉ là bái vật giáo, thần cây đa ma cây gạo đem xôi oản đi cúng mong kiếm được ít tiền thiên vị rót vào túi của mình… Vì ý thức phổ quát tức công lý của người châu Á vẫn được mệnh danh là phương thức sản xuất châu Á (lạc hậu nhất) không thể xếp hạng vào nấc thang tiến bộ văn minh của thế giới. Úm ba lá, chung dung, nước đôi – ba phải , phép vua thua lệ làng tự ngã ích kỷ cho cái tôi của mình là lớn nhất chưa bao giờ tham gia vào cái gọi là dòng chảy của công lý cộng đồng nên, sự lây men của cách mạng tầng đáy ở châu Phi cũng thật khó bén rễ ở châu Á. Tôi nhớ một câu ông Nguyễn Trần Bạt đã so sánh người ta cứ nghĩ rằng người châu Phi là da đen mọi rợ, vậy mà trước ông Ban Ki-Moon họ đã có 2 chủ tịch Liên Hợp Quốc là người châu Phi, còn người châu Á da vàng thì chưa?

Bùi Quang Minh: Như vậy, chúng ta phần đông vẫn thiên về dục vọng nghĩa là ích kỷ, nghĩa là lợi ích cá nhân che mắt tất cả những mục đích xa vời khác và chúng ta khó tiến tới công lý phổ quát – cũng là môi trường hiến pháp cho tất cả mọi người . Và người châu Á chúng ta dễ bị nhà độc tài, thể chế độc tài “kiểu mới” thuần phục hơn người châu Phi…

Nguyễn Hoàng Đức: Cám ơn, bạn rất hiểu ý tôi. Người Việt có câu “Đèn nhà ai, nhà nấy rạng” hoặc “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi“. Người Việt chưa bao giờ có một câu giống như người Mỹ hiện đại nói: Nếu bạn nhìn thấy ai ức hiếp mà bạn không can thiệp, thì chính đến ngày bạn sẽ bị ức hiếp. Người Việt với cách nhìn ích kỷ buông xuôi cho qua chuyện, tưởng sẽ nhẹ thân mà sống nhưng quên mất rằng cuộc sống hiện đại đã định nghĩa rằng “Môi trường sống mới là tất cả”. Ngay cả sự dụ dỗ hay áp chế lành nghề của một nền độc tài “kiểu mới” cũng không bao giờ tạo ra môi trường sống cả.

Bùi Quang Minh: Theo ý anh về môi trường sống của con người là thế nào?

Nguyễn Hoàng Đức: Quá rõ ràng! Chúng ta ăn rau sạch để không đau bụng. Chúng ta có không khí sạch để không mắc bệnh hen suyễn. Một số nhà máy có thể tạo ra mỳ chính cho chúng ta mới đây nhưng lại làm ô nhiễm môi trường thì sự ngọt bát canh không thể đổi lấy sự trong sạch của không khí mà chúng ta hít thở từng giây. Đó là thức ăn và hơi thở. Còn cuộc sống của môi trường xã hội, nghĩa là tương quan giữa người với người chúng ta cần gì? Giữa thủ trưởng và nhân viên, giữa ông chủ và đầy tớ, giữa người nam và người nữ? Giữa người chồng và người vợ? Giữa bố mẹ và con cái.. chúng ta cần gì?

Rõ ràng chúng ta cần một không khí hiến pháp đủ mạnh đủ minh bạch, đủ trong sạch để mọi người được sống trong công bình, bác ái và hạnh phúc. Bạn không thể hạnh phúc khi cả tòa nhà của bạn được tích cóp cả đời xây lên trong 10 năm không bằng túi xách của một quý bà vợ sếp mua nhoáy một cái dăm chục nghìn đô. Xách một lần rồi quăng vào góc. Ai cho bà ta cái điều kiện để làm như vậy? Tài năng ư, đức hạnh của bà ta ư? Không bà ta là người đàn bà rất bình thường, thậm chí kém sắc kém tài, chỉ có điều bà ta được hưởng cơ chế tham nhũng vô tận của ông chồng. Bạn nghĩ rằng nhân dân lại yêu thích một kiểu mẫu hiến pháp tạo ra những con người được ưu tiên là “hoàng hậu mậu dịch“ đó sao? Và có bao nhiêu “hoàng hậu mậu dịch” như thế? Và còn những “ông hoàng” của những bà “hoàng hậu” đó thì sao?

Bùi Quang Minh: Vâng, môi trường sống có thể bất lợi cho đa số nhưng lại có khi lại có lợi cho một nhóm thiểu số. Đáng ngại nhất là văn hóa tức là cơ chế để có môi trường sống tốt hơn cho đại đa số và trong lâu dài, vĩnh cửu đã bị tê liệt, hủy hoại mà thay vào đó là cơ chế phản văn hóa tạo ra môi trường sống tốt chỉ cho thiểu số kiếm lợi, vơ vét cho ngắn hạn chỉ dăm ba đời người. Cái cơ chế phản văn hóa còn đưa thêm vào những lý do biện hộ cho tội ác gây cho bất kỳ cá nhân nào, dễ dàng quy kết đàn áp cá nhân, nhóm cá nhân… theo những lỗi vô tội vạ, đổ thừa, quy chụp chính trị.

Vậy thì theo ông sự tồn tại của một nhà độc tài, một chế độ độc tài hàng vài chục năm như ở Tunisia, Ai Cập, Libya… liệu có phải là nghịch lý của dân tộc, của thời đại không?

Nguyễn Hoàng Đức: Tôi nhớ một câu nói rất nổi tiếng của văn hào Dostoievski (1821 – 1881) – thủ lĩnh tinh thần của dân tộc Nga – một nước Nga lạc hậu bậc nhất của châu Âu cứ nhi nhoe đòi tiến lên công xã nguyên thủy tuyệt đối, ông đã buông một câu: “Nước Nga là một cú chơi xỏ của Thượng Đế”. Có những dân tộc được làm thiên sứ! Có những dân tộc được làm tư tế! Có những dân tộc được làm người lĩnh xướng cho dàn đồng cao! Có những dân tộc chỉ là dao thớt để băm chặt dâng lên bàn tiệc! Có những dân tộc như chỉ là trò chơi xỏ của Thượng Đế.

Dân tộc nào lạc hậu thì chỉ là dao thớt và “chơi xỏ” của càn khôn. Còn những dân tộc khôn ngoan phải tự giác nhận ra sứ mệnh cao quý của mình. Chính người châu Phi đã làm được điều đó ở đầu thiên niên kỷ thứ 3 này. Một sứ mệnh chưa từng thấy trong lịch sử, tôi chắc chắn như vậy và loài người chắc không thể có kết luận nào khác. Còn những dân tộc lạc hậu và chậm tiến khác liệu có cam lòng để trở thành “dao thớt” của Chúa mãi hay không? Câu hỏi đó được trả lời cách nào đó là tùy vào trình độ phản tỉnh lương tri của mỗi cá nhân cũng như của dân tộc bao trùm lên nó.

Bùi Quang Minh: Xin cảm ơn ông về buổi trao đổi thú vị hôm nay.

Nguồn: Chungta.com
Số lượt đọc:  983 –  Cập nhật lần cuối:  18/03/2011 07:12:47 AM
Trao đổi/Nhận xét Tổng số:  5
Học hỏi tri thức cũng có dăm bảy kiểu, nhưng không theo kiểu ông nguyen van hoang
Việt Bit  – Email:  minhvietbit@yahoo.com (16/03/2011 03:59:54 PM)

Như vậy là các ông Nguyễn Công Tâm, nguyen van hoang đều nhất trí là cần phải học hỏi, coi tri thức là quan trọng cho dù nguồn gốc của kiến thức là ở phương Tây, hay phương Đông. Thế cũng đúng với tôn chỉ của website này.

1 ông thì muốn học để ưu tiên có ổn định trong ngắn hạn, còn 1 ông thì muốn học để thay đổi ngay cho sự ổn định trong dài hạn nên mỗi ông có cách tìm ra cái hay/ cái dở để sử dụng. Theo tôi, trong dài hạn mới cần tầm vóc của tri thức. Ví dụ, hàng triệu người lo trong ngắn hạn, hàng ngày không bị bất cứ thằng móc túi nào móc túi mình (trái luật pháp); hàng triệu người ấy vẫn sẽ không tránh khỏi, trong hàng chục năm trời bị dăm ba thằng quan chức, Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng,… ‘móc túi’ Nhà nước (làm đúng quyền “luật pháp” trao) để rồi công nợ chung của “hàng triệu người ấy” sau hàng chục năm là hàng chục tỷ USD… Ổn định ngắn hạn là tránh thằng móc túi nào múc túi mình và ổn định dài hạn là tránh bị quan chức tham nhũng móc phần túi của mình gửi ở Nhà nước? Tầm vóc trí tuệ nào học hỏi được sẽ xứng với kết cục đó mà thôi!

Còn tôi thấy thêm 1 điều: ông nguyen van hoang khi viết comment có ý chê tri thức phương Tây khi dùng tiêu đề “Dân chủ kiểu Mỹ, Pháp có gì mà khen?”, hoặc ông không tìm ra gì là tốt, chỉ thấy họ toàn cái xấu mà ở môi trường ổn định nhà ông đã khắc phục, đã ưu việt hơn nhiều, chẳng bao giờ lặp lại như ở Mỹ, Pháp… Thêm nữa, cách ông hỏi thực ông Đức, ông Minh – tác giả bài viết có tính tri thức về chuyện có cầm súng không khi có chiến tranh chứng tỏ ông nguyen van hoang không quan tâm đến thực chất tri thức được cung cấp mà quan tâm hơn đến con người.

Kiểu ngụy biện của ông nguyen van hoang rất nguy hiểm khi cãi nhau không được thì tìm điểm yếu trên con người tham gia để hạ bệ cái tri thức người ta nói ra! Giống như đang tranh luận về tính đúng đắn bất diệt của triết học Marx thì lại cãi Marx già rồi, Marx túng thiếu thì nói làm gì đến triết học của lão ta! Ôi, căn bệnh của người lười học ở phương Đông là thế!

Chúng ta học hỏi nhưng phải biết phân biệt tốt/ xấu
nguyen van hoang  – Email:  long_5aka@yahoo.com (14/03/2011 08:10:33 AM)

Tôi đồng ý với ông Tâm là chúng ta cần học hỏi các nước tiến bộ trên thế giới. Nhưng không phải cách học hỏi một cách máy móc.

Thực sự tình hình mỗi nước mỗi khác, không thể áp đặt được, chúng ta có thể học tập phương Tây về khoa học, kỹ thuật, kinh tế… nhưng về văn hoá, chính trị… thì còn phải phân tích kỹ lưỡng, đặc thù văn hoá và con người Việt Nam. không thể áp dụng máy móc mô hình dân chủ Phương tây như Hy Lạp, Mỹ, Pháp đưa vào Việt Nam, Phương Tây vẫn chưa hoàn toàn là cả thế giới.

Tôi chỉ muốn ông Tâm chú ý điều đó. Ngay cả xã hội Mỹ, Pháp, Việt Nam hiện nay cũng vẫn còn nhiều mâu thuẫn sâu sắc phải giải quyết. Còn việc tôi nói về chiến tranh chống Mỹ, Pháp là việc của quá khứ, chúng ta nhìn lại quá khứ để có những bài học bổ ích cho hiện tại.

Như hầu hết những người Việt Nam khác, tôi mong muốn được sống yên bình, ổn định. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế là một điều kiện tất yếu để quốc gia phát triển.

Mong rằng mỗi người chúng ta đóng góp những ý kiến, hành động quý báu để đất nước ngày càng ổn định chính trị và phồn vinh về kinh tế.

Khen dân chủ vì “Không có dân chủ kiểu Mỹ và Pháp, chỉ có dân chủ của nhân loại”…
Nguyễn Công Tâm  – Email:  congtam@businessman360.com (12/03/2011 10:46:33 PM)

Thánh Gandhi khi tổ chức đấu tranh bất bạo động để chống lại đế quốc Anh có nói: Chúng ta chống lại việc người Anh đô hộ nhưng không chống lại thể chế Anh, vì thể chế của họ tiến bộ hơn của chúng ta.

Trong tuyên ngôn độc lập đọc ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh mở đầu đã dẫn lời phương ngôn của Pháp và Mỹ, như vậy cũng chứng tỏ Chủ tịch chỉ huy chống lại sự xâm lăng của Pháp và Mỹ, nhưng không chống lại tư tưởng tiến bộ của họ.

Giờ có rất nhiều lãnh đạo cao cấp Việt Nam ta muốn chống lại sự áp đặt của Mỹ nhưng lại bỏ nhiều tiền để gửi con đi học ở Mỹ (cả Trung Quốc cũng vậy), như thế chứng tỏ người ta có thể chống Mỹ nhưng vẫn thừa nhận sự ưu việt của nền giáo dục Mỹ.

Cách nghĩ của a. Nguyen Van Hoang là cách nghĩ hạ tầng của một người lính. Trong khi những viên tướng và ban tham mưu tìm cách đánh ngoại giao để chinh phục đối phương thì anh Hoang chỉ có cách nghĩ trực tiếp về việc cầm súng.

Anh nên tự biết trình độ của mình, ở tầm của người lính thì đừng nên bàn những chuyện đại sự của cấp tướng. Anh có thể nhầm lẫn giữa đánh Pháp và Mỹ với nền dân chủ, thì chẳng khác gì trong quân sự người ta cứ công thành là xong. Trong khi đó binh pháp cho rằng “Giữ thành còn khó hơn công thành”. Sau khi có thành rồi người ta phải tìm cách xây dựng phát triển thành, việc đó là của tay cuốc tay cày, nhưng anh Hoang vẫn cứ muốn cầm súng đứng tại chỗ hát bài ca chiến thắng.

Một dân tộc có bản lĩnh thực sự, thì phải biết chiến tranh trong thời chiến, và phải biết xây dựng trong hòa bình. Nếu không làm được hai điều kế tục khác hẳn đó, thì chiến thắng có ý nghĩa gì?

Dân chủ kiểu Mỹ, Pháp có gì mà khen???
nguyen van hoang  – Email:  long_5aka@yahoo.com (11/03/2011 04:45:25 PM)

Các ông Đức và Minh bàn về dân chủ, quyền của dân, nhưng tôi hỏi thực nếu đất nước bị xâm lăng như khi đế quốc Mỹ và thực dân Pháp vào cướp nước ta các ông có dám cầm súng theo cách mạng để đấu tranh giải phóng dân tộc không.

Các ông khen dân chủ ở Pháp, Mỹ, vây tôi mạn phép hỏi hai ông, Mỹ và Pháp đàn áp giết hại nhân dân Việt Nam là dân chủ kiểu gì???

Thế 1 tổ chức giữ quyền cầm quyền 1 nước có gọi là độc tài không?
Do Nghi  – Email:  donghimail@yahoo.com (10/03/2011 03:26:59 PM)

Cám ơn ông Minh và ông Đức về bài (Liên hệ “Cách mạng hoa nhài”….).

Với tầm hiểu biết hạn hẹp của người dân muốn hỏi hai ông kĩ hơn:

Ở 1 nước có 1 tổ chức (ví dụ Đảng dân chủ Ai Cập) đi lên từ sức mạnh của nhân dân, rồi cầm quyền vĩnh viễn không nhường tổ chức khác, cai trị theo hiến pháp của họ (gọi là hiến pháp của đất nước, ví dụ Hiến pháp Libya). Lợi ích chính trị của tổ chức này có lợi nghiêng hẳn về ~ người cầm đầu trong tổ chức đó chứ không phục vụ đông đảo nhân dân (ví dụ Ngài Caddafi, ngài Ben Ali, ngài Mubarak). Do vậy nước đó tụt hậu so với pt của nhân loại. Vậy chế độ đó có gọi là độc tài không?

Hay là do khó quy kết trách nhiệm cho cá nhân, cho tổ chức thì khó gọi được là độc tài?

Việt Nam ‘chi bạo’ nhất thế giới

Người Việt Nam tiêu xài lạc quan nhất thế giới”, đó là tựa một bài viết đăng trên báo Saigon Tiếp Thị nói rằng ở Việt Nam, làm ra một đồng thì xài tới 2, 3, 4 đồng. Vì sao người Việt được đánh giá và xếp hạng cao như vậy?

AFP

Cửa hàng bán các loại xe hơi hạng sang

Ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, năm nay người dân Việt mình ăn Tết Tân Mão lớn chưa từng thấy. Bên cạnh đó, tổ chức cung cấp thẻ tín dụng toàn cầu Master Card Worlwide cũng phổ biến kết quả khảo sát cho thấy qua thăm dò ý kiến trên 10 ngàn người thuộc 24 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc Châu Á, Thái Bình Dương, Châu Phi, khu vực Trung Đông thì nói về ăn chơi, giải trí, người Việt dẫn đầu so với các nước Hàn Quốc, Hồng Kông, Australia.

Mặt khác, người Việt khi sang thăm người thân tại các nước Hoa Kỳ, Australia, Singapore đều nhận thức rõ về tinh thần tiết kiệm của dân chúng các quốc gia được xem là sung túc ấy.

Vẫn căn cứ vào những số liệu thống kê thì sức mua, tiêu xài tiền của người Việt Nam tăng rất nhanh, mỗi năm tăng tới 20% tương đương với 53 tỷ đô la, thị trường bán lẻ đứng thứ tư trên thế giới chỉ sau các nước được xem là “cường quốc” có đông dân, gồm có Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Cũng có lẽ vì bản xếp hạng này mà người Việt Nam được đánh giá là “tiêu xài lạc quan nhất thế giới”.

Lời cảnh tỉnh, mỉa mai

thuong-xa-tax-250.jpg
Thương xá TAX. RFA photo.

Góp ý về sự đánh giá này, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nhấn mạnh:
“Nói như vậy có lẽ đó là một lời phê phán, cảnh tỉnh thì đúng hơn; họ nói đúng ‘chi bạo’ hay nói cách khác là nhiều khi không lượng được sức mình, trong nhiều chuyện lắm.

Cái cách của mình không phù hợp với thực lực mà mình có, Việt Nam hiện nay là một đất nước đứng thứ 13 về dân số, trên thế giới. Ở một nước mà thiên nhiên không lấy gì làm ưu đãi cho lắm, nếu muốn phát triển thì có lẽ phải học như người Nhật, dạy cho con em họ biết rằng, Nhật là một nước nghèo về tài nguyên, khoáng sản, vì vậy chỉ có một cách là phải cắn răng lại để mà làm việc, lao động, có như vậy nước họ mới phát triển được.

Trong lúc đó, Việt Nam, dân số rất đông, trình độ kinh tế rất thấp so với các nước khác trong khu vực và so với thế giới, muốn phát triển, người Việt Nam phải cần cù, biết cách vừa làm, vừa dành dụm để tạo nên cơ nghiệp.”

Nói như vậy có lẽ đó là một lời phê phán, cảnh tỉnh thì đúng hơn.

GS Tương Lai

Giáo sư Tương Lai tự đặt cho mình câu hỏi : “Ai chi bạo…”?

Và chính ông cũng tự đi tìm cho mình lời giải đáp:

“Nói cho cùng, không phải tất cả mọi người đều ‘vung tay quá trán như thế đâu’, nhưng nếu nhìn một cách thật nghiêm khắc thì phải nói đây là một nhược điểm của riêng mình, vì vậy khi người ta nhận định về mình như thế, là người ta chê và sự chê bai đó là đúng, người Việt cần phải thấy rõ cái nhược điểm ấy của mình, để biết cách tằn tiện, biết lượng sức để mà đưa đất nước mình đi lên. Trong chuyện đó, phải giáo dục cho con em mình ngay từ khi còn bé, ở ghế nhà trường cần phải có ý thức đó, nếu không làm được như vậy, thì Việt Nam khó mà đuổi kịp được với thế giới.”

Kẻ ăn không hết, người lần không ra

Người bán hàng rong ngồi an trưa bên cạnh một cửa hàng bán mỹ phẩm sang trọng tại Sài Gòn. AFP Photo.
Người bán hàng rong ngồi an trưa bên cạnh một cửa hàng bán mỹ phẩm sang trọng tại Sài Gòn. AFP Photo.

Chi xài quá mức vốn liếng mà mình làm ra được, dễ đưa tới những tệ đoan xã hội, ăn xài hoang phí, ông Quý một người dân sinh trưởng ở Bồng Sơn, Miền Trung VN thấy rõ điều đó, khi đón nhận tin “người Việt tiêu xài lạc quan”:
“Câu này có ý mỉa mai, bản chất của người Việt Nam là ăn tiêu dè xẻn, dùng sức lao động và mồ hôi để làm ra tiền, như người ta thường nói ‘khéo ăn thì no, khéo co thì ấm’.

Phải dành dụm, tiết kiệm, để lo xây dựng gia đình, lo cho con cái ăn học. Tuy nhiên trong thời buổi bây giờ, có nhiều giới chức kiếm được tiền rất dễ dàng, hoặc vì có chỗ ngồi rất tốt, nhận được tiền hối lộ, lo lót, họ tiêu xài tiền như ‘ném qua cửa sổ’. Thứ hai là có những người ‘móc ngoặc’ công việc làm ăn suông sẻ, kiếm được rất nhiều tiền nên ăn chơi, một đêm có thể tiêu xài hai, ba chục triệu đồng tiền Việt Nam.”

Theo ông, có những địa phương trên đất nước Việt Nam, dù làm việc cật lực, người dân cũng chưa đủ ăn:

“Ở miền quê, nhất là vùng Bồng Sơn của chúng tôi, có những người suốt đời còng lưng, làm việc trên những thửa ruộng, trên nắng, dưới nóng, mà một ngày không có đủ hai bữa cơm cho no bụng, vậy mà ở thành phố con ông, cháu cha, những người móc ngoặc đã vung tiền, tiêu xài.

“Ở miền quê, nhất là vùng Bồng Sơn của chúng tôi, có những người suốt đời còng lưng, làm việc trên những thửa ruộng, trên nắng, dưới nóng, mà một ngày không có đủ hai bữa cơm cho no bụng.

Ông Quý

Nếu là người hiểu biết, họ cho đó là một câu chế nhạo, bởi vì đồng tiền kiếm được không do mồ hôi, nước mắt, là một . Thứ hai là họ không tin ở ngày mai, bây giờ có tiền thì cứ xài, không biết rằng ngày mai, họ còn ngồi ở chỗ đó nữa hay không, còn xài được tiền hay không, xài được ngày nào hay ngày ấy.”

Theo báo chí nước ngoài thì hình như người Việt Nam đang sống theo kiểu cách ‘ném tiền qua cửa sổ’, vì dư luận vẫn thường nghe kể lại rằng, có bao cây cầu xây mà không ai đi qua, bến cảng dựng lên mà không tàu thuyền nào cập vào, sân bay thẳng tấp không máy bay nào tới đáp, hàng lô biệt thự, cao ốc vô chủ ở Hà Nội và Saigon bỏ trống lâu nay.

Còn người dân ‘thấp cổ bé họng’ thì thường nói ‘có những món hàng mà người mua không bao giờ dám đụng tới’ và ‘có những thứ hàng cao cấp bạc triệu mà người dùng không bao giờ phải mua sắm cả’.

Theo dòng thời sự:

Posted in Japan, Question | Leave a Comment »

Thế giới khâm phục Nhật Bản –> Trông người lại ngẫm đến ta?

Posted by BEAR trên Tháng Ba 15, 2011

Thế giới khâm phục Nhật Bản

Bất chấp những cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần, nước Nhật sẽ bước ra khỏi cuộc khủng hoảng với uy tín lớn mạnh hơn bởi sự kiên cường của người Nhật đang được cả thế giới ca ngợi.
> Người Nhật kiên cường
> Xét lại với điện hạt nhân
> Nóng chảy hạt nhân là gì?

Truyền hình và báo chí khắp thế giới ngày ngày đưa hình ảnh những con sóng khổng lồ cuốn phăng nhà cửa và ô tô tàu thủy như những món đồ chơi nhỏ, hình ảnh những người sống sót thất thần trước cảnh hoang tàn.

Loạt tin và phóng sự cũng cho thấy một nước Nhật Bản khác – người Nhật bình tĩnh và kiên trì đi tìm những người thân hay trật tự chờ đợi đến lượt được nhận nhu yếu phẩm. Không hề có dấu hiệu cướp bóc hay bạo lực.

Một người đàn ông Nhật tìm thông tin về người thân ở tòa thị chính thành phố Natori, tỉnh Miyagi. Ảnh: AFP.

Vô số blog tiếng Anh trên thế giới mô tả những người Nhật là “khắc kỷ”, và tự đặt câu hỏi nếu thảm họa như vậy xảy ra ở các nước phương Tây thì không hiểu mức độ thảm cảnh sẽ lên đến đâu.

Giáo sư đại học Havard Joseph Nye nhận xét rằng thảm họa này có thể khiến “quyền lực mềm” của nước Nhật tăng lên. Quyền lực mềm là thuật ngữ ông dùng để mô tả cách mà các quốc gia đạt được mục tiêu của mình bằng cách khiến nước khác ngưỡng mộ.

“Cho dù thảm họa này là to lớn, nó cho thấy một số nét tính cánh tuyệt vời của người Nhật, và sẽ giúp cho quyền lực mềm của họ”, Nye viết.

“Họ cho thấy một xã hội ổn định, kỷ luật tốt và được chuẩn bị sẵn sàng cho những thảm họa, một quốc gia hiện đại. Họ đối phó với thảm họa một cách bình tĩnh và trật tự”, ông bình luận.

Nhật Bản, một quốc gia với nền hòa bình được quy định trong hiến pháp, vốn từ lâu sử dụng viện trợ như một trong các chính sách đối ngoại quan trọng, nhiều khả năng sẽ phải xem xét lại các ngân khoản một khi họ bước vào giai đoạn tái tiết sau động đất, sóng thần.

Một em bé Nhật đang được soi để phát hiện xem có bị phơi nhiễm phóng xạ, sau các vụ nổ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, hay không. Ảnh: AP.
Một em bé Nhật đang được soi để phát hiện xem có bị phơi nhiễm phóng xạ, sau các vụ nổ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, hay không. Ảnh: AP.

Mỗi khi có thảm họa thiên nhiên, hầu như quốc gia nào cũng đều nhận được sự cảm thông và viện trợ từ cộng đồng quốc tế, nhưng hiếm khi nào được sự khâm phục và tăng uy tín như Nhật Bản.

Một số chuyên gia nhận định rằng kinh tế Nhật có thể thoát khỏi giai đoạn trì trệ sau thiên tai. “Còn quá sớm để đưa ra bất kỳ dự đoán nào. Nhưng tôi nghĩ, cho đến nay, có vẻ như người Nhật đã thể hiện sự kiên cường trong khủng hoảng. Tôi cho là sẽ có nhiều điều để nói trong những ngày tới, tuần tới, về Nhật Bản”, Nicholas Szechenyi, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Mỹ, nhận xét.

Báo chí thế giới cũng tràn ngập những lời ca ngợi dành cho người Nhật và công tác chuẩn bị đối phó thiên tai của nước này. Tờ National Post của Canada bình luận rằng tầm nhìn xa của Nhật Bản đã cứu “hàng chục nghìn mạng sống”.

“Không như Haiti (2010), Pakistan (2005) hay Tứ Xuyên (2008), số người chết không lên cao vô lý như ở những nơi mà các tòa nhà to tướng đổ sập ngay lập tức lên đầu những người trú ngụ bên trong”, báo này viết.

Tờ The Wall Street Journal trong phần xã luận viết: “Sau trận động đất kinh hoàng 300 năm mới có một lần, người Nhật đã giữ được bình tĩnh giữa tình trạng loạn lạc, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn khổng lồ, và nhận được sự ngưỡng mộ của cả thế giới”.

Xem thêm: Độc giả VnExpress tỏ lòng khâm phục người Nhật Bản.

Người Nhật kiên cường trong thảm họa

Giữa cảnh hoang tàn và nguy hiểm rình rập, binh sĩ và người tình nguyện Nhật Bản vẫn đi tìm kiếm những người sống sót. Dù thiếu thốn, dân ở nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi sóng thần vẫn kiên nhẫn xếp hàng mua lương thực.
> Giải pháp ngăn chặn thảm họa hạt nhân
> Thoát chết kỳ diệu trong sóng thần
> Việt Nam đo mức độ phóng xạ

Người phụ nữ này được cứu sau khi động đất xảy ra ở đông bắc Nhật Bản. Ảnh chụp tại thành phố Natori, tỉnh Miyagi. Ảnh: AP
Người phụ nữ này được cứu sau khi động đất xảy ra ở đông bắc Nhật Bản. Ảnh chụp tại thành phố Natori, tỉnh Miyagi. Ảnh: AP
Binh sĩ Nhật Bản trèo qua tường rào giữa đống đổ nát đi tìm người sống sót ở thành phố Kesennnuma, tỉnh Miyagy.
Một em bé được cứu ra khỏi một tòa nhà cao tầng ở thành phố Kesennuma, đông bắc Nhật. Ảnh: AP.
Một em bé được cứu ra khỏi một tòa nhà cao tầng ở thành phố Kesennuma, đông bắc Nhật. Ảnh: AP.
Nhân viên cứu hộ đưa những người sống sót về nơi chữa trị, sau động đất và sóng thần ở tỉnh Miyagy. Ảnh: AP
Nhân viên cứu hộ đưa những người sống sót về nơi chữa trị, sau động đất và sóng thần ở tỉnh Miyagy. Ảnh: AP
Một lính cứu hỏa tình nguyện đi xem xét một ngôi nhà sập chìm trong nước của sóng thần, tại tỉnh Iwate. Ảnh: AP.
Một lính cứu hỏa tình nguyện đi xem xét một ngôi nhà sập chìm trong nước của sóng thần, tại tỉnh Iwate. Trên tờ Ashahi Shimbun hôm nay, nhiều người viết thư bày tỏ lòng cảm kích trước sự giúp đỡ của những người không quen biết. Một phụ nữ ở Tokyo kể chuyện cô được người lạ mời uống trà hoặc giúp sạc pin điện thoại, trên hành trình đi bộ 6 tiếng về nhà hôm động đất. Ảnh: AP.
Những người sống sót trong một ngôi trường ở thành phố Đenai, tỉnh Miyagy, lần lượt đi tới một trung tâm cứu hộ an toàn. Ảnh: AP
Những người sống sót trong một ngôi trường ở thành phố Sendai, tỉnh Miyagy, lần lượt đi tới một trung tâm cứu hộ an toàn. Ảnh: AP
Một người Nhật được trực thăng của lực lượng phòng vệ cứu thoát khỏi đống đổ nát sau khi sóng thần ập vào ở tỉnh Iwate. Ảnh: AP
Một người Nhật được trực thăng của lực lượng phòng vệ cứu thoát khỏi đống đổ nát sau khi sóng thần ập vào ở tỉnh Iwate. Ảnh: AP
Người già ở tỉnh Fukushima được các binh sĩ sơ tán hôm qua, do lo ngại nguy cơ phóng xạ. Ảnh: AFP.
Người già ở tỉnh Fukushima được các binh sĩ sơ tán hôm qua, do lo ngại nguy cơ phóng xạ. Ảnh: AFP.
Một phụ nữ Nhật ôm đứa cháu gái trong lòng tại một trung tâm cứu nạn ở thành phố Natorri, Fukushima. Ảnh: AFP
Một phụ nữ Nhật ôm đứa cháu gái trong lòng tại một trung tâm cứu nạn ở thành phố Natorri, Fukushima. Ảnh: AFP
Một cụ bà giữa đống đổ nát ở Fukushima. Ảnh: AFP
Một cụ bà chống gậy đi giữa đống đổ nát ở Fukushima. Ảnh: AFP
Một cụ khác kêu to tên người thân, hy vọng thấy họ sống sót, ba ngày sau thảm họa, Fukusshima 14/. Ảnh: AFP
Một cụ khác kêu to tên người thân, hy vọng thấy họ sống sót, ba ngày sau thảm họa, Fukushima 14/. Ảnh: AFP
Người sống sót ở thành phố Sendai xếp hàng mua thực phẩm, ba ngày sau thảm họa. Ảnh: AFP.
Người sống sót ở thành phố Sendai xếp hàng mua thực phẩm, ba ngày sau thảm họa. Tại Tokyo, các mặt hàng thực phẩm khô trở nên hiếm hơn do người dân mua dự phòng, nhưng không hề có chuyện tăng giá đột biến. Ảnh: AFP.
Một gia đình trong trại cứu hộ ở thành phố bị tàn phá Sendai. Ảnh: AFP.
Một gia đình trong trại cứu hộ ở thành phố bị tàn phá Sendai. Ảnh: AFP.

 

Cuộc chiến trong trật tự của các bà nội trợ Nhật sau động đất

Kể từ chiều ngày 12/3 đa phần các siêu thị và tiệm bán đồ tiện lợi đã bắt đầu lần lượt đóng cửa. Nếu như ở Việt Nam mỗi khi có tình huống gì đấy dẫn tới khan hiếm hàng hóa thì mọi thứ đều bị đẩy giá lên chóng mặt thì ở Nhật hoàn toàn không!

Mọi thứ vẫn nguyên giá cho đến giờ phút này thậm chí là con rẻ hơn! Các siêu thị lớn đều nhanh chóng hạ giá gần như toàn bộ mặt hàng xuống 20% để kích thích người mua! Thực sự các siêu thị càng lớn càng sợ dư chấn động đất bởi họ có quá nhiều hàng hóa bày trên kệ trong khi lực lượng nhân viên quá mỏng để có thể bảo vệ được khối lượng hàng hóa đồ sộ như thế. Và họ đã chọn một giải pháp khôn ngoan là hạ giá để kích thích mạnh người mua.

Đấy là về người bán còn cuộc chiến thật sự nằm ở người mua. Và không ai khác đó là các bà nội trợ Nhật. Chủ động và Chớp nhoáng là những từ chính xác cho họ vào thời điểm này.

Dòng người xếp hàng lấy nước trong một sân trường học ngày 13/3.

Ngay khi những đợt dư chấn đầu qua đi họ đã bắt đầu lao ra siêu thị và mua tất cả những gì có thể để tích trữ! Và cuộc chiến này người thắng là những người nhanh nhạy nắm bắt được tình hình để quyết định thời điểm mua sớm nhất.

Cho tới chiều ngày 12/3 các siêu thị lớn đều đã sạch tanh lương thực như thịt cá và đặc biệt là bánh mỳ, thậm chí một khoanh cũng không còn. Còn các tiệm tạp hóa cũng bắt đầu đóng cửa vì không còn mấy để mà bán. Nếu có người nghĩ rằng cảnh mua bán ở siêu thị sẽ là một mớ hỗn loạn và tranh cướp tựa như kiểu hội đền Trần của Việt Nam thì họ đã hoàn toàn nhầm.

Mọi thứ đều diễn ra một cách rất trật tự không la ó không tranh cướp, các quấy thu ngân hoạt động không ngừng mà vẫn có cả hàng người vẫn đang xếp hàng chờ. Cũng có khá nhiều người nhìn gian hàng lương thực trống trơn chán nản bỏ về.

Đó thực sự là một cuộc chiến hoàn toàn trong trật tự, một cuộc chiến mang đậm chất Nhật của các bà nội trợ xứ mặt trời mọc.

Nguyen Bui (Ebina, Kanagawa)

Cuộc chiến trong trật tự của các bà nội trợ Nhật sau động đất

Kể từ chiều ngày 12/3 đa phần các siêu thị và tiệm bán đồ tiện lợi đã bắt đầu lần lượt đóng cửa. Nếu như ở Việt Nam mỗi khi có tình huống gì đấy dẫn tới khan hiếm hàng hóa thì mọi thứ đều bị đẩy giá lên chóng mặt thì ở Nhật hoàn toàn không!

Mọi thứ vẫn nguyên giá cho đến giờ phút này thậm chí là con rẻ hơn! Các siêu thị lớn đều nhanh chóng hạ giá gần như toàn bộ mặt hàng xuống 20% để kích thích người mua! Thực sự các siêu thị càng lớn càng sợ dư chấn động đất bởi họ có quá nhiều hàng hóa bày trên kệ trong khi lực lượng nhân viên quá mỏng để có thể bảo vệ được khối lượng hàng hóa đồ sộ như thế. Và họ đã chọn một giải pháp khôn ngoan là hạ giá để kích thích mạnh người mua.

Đấy là về người bán còn cuộc chiến thật sự nằm ở người mua. Và không ai khác đó là các bà nội trợ Nhật. Chủ động và Chớp nhoáng là những từ chính xác cho họ vào thời điểm này.

Dòng người xếp hàng lấy nước trong một sân trường học ngày 13/3.

Ngay khi những đợt dư chấn đầu qua đi họ đã bắt đầu lao ra siêu thị và mua tất cả những gì có thể để tích trữ! Và cuộc chiến này người thắng là những người nhanh nhạy nắm bắt được tình hình để quyết định thời điểm mua sớm nhất.

Cho tới chiều ngày 12/3 các siêu thị lớn đều đã sạch tanh lương thực như thịt cá và đặc biệt là bánh mỳ, thậm chí một khoanh cũng không còn. Còn các tiệm tạp hóa cũng bắt đầu đóng cửa vì không còn mấy để mà bán. Nếu có người nghĩ rằng cảnh mua bán ở siêu thị sẽ là một mớ hỗn loạn và tranh cướp tựa như kiểu hội đền Trần của Việt Nam thì họ đã hoàn toàn nhầm.

Mọi thứ đều diễn ra một cách rất trật tự không la ó không tranh cướp, các quấy thu ngân hoạt động không ngừng mà vẫn có cả hàng người vẫn đang xếp hàng chờ. Cũng có khá nhiều người nhìn gian hàng lương thực trống trơn chán nản bỏ về.

Đó thực sự là một cuộc chiến hoàn toàn trong trật tự, một cuộc chiến mang đậm chất Nhật của các bà nội trợ xứ mặt trời mọc.

Nguyen Bui (Ebina, Kanagawa)

Tình hình người Việt tại Nhật

Điềm tĩnh trước thảm họa

Không kích động, không giận dữ là là tinh thần của người Nhật khi họ làm những gì phải làm trong im lặng và với chân giá trị của mình trong lúc phải hứng chịu trận thảm họa kép hiện nay.

Ngày 13/03 có lẽ là một dấu mốc lịch sử của nước Nhật bởi lần đầu tiên phải đương đầu với mối đe doạ phóng xạ lan khắp nơi kể từ sau cơn ác mộng Nagasaki và Hiroshima bị đánh bom nguyên tử năm 1945.

Bản tin sáng của nhiều tờ báo trong và ngòai nước đã loan tin một trận động đất kinh hoàng 9 độ richter xảy ra ở vùng bờ biển đông bắc Nhật và kéo theo sóng thần cao tới 10m ập vào đất liền khiến hơn 10.000 người mất tích. Nước Nhật tan hoang, ước tính số người thiệt mạng và mất tích được dự báo là đã vượt quá 10.000 trong khi con số tử vong chính thức đã lên đến 1.597 người.

Thảm họa động đất và sóng thần chưa hết, Nhật hiện phải đối mặt với rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân, mối đe dọa lớn nhất từ trước đến nay. Tính đến ngày 15/3, ít nhất 3 vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã xảy ra. Hàng trăm nghìn người trong bán kính 20km kể từ nhà máy hạt nhân đã được sơ tán.

Được biết toàn bộ 5 lò phản ứng (2 ở nhà máy Fukushima số 1 và 3 ở nhà máy Fukushima số 2) trong khu vực bị động đất mạnh nhất đều đã ngừng hoạt động. Nguy cơ tai hại, rò rỉ phóng xạ, đang làm hàng triệu con người lo lắng, không chỉ ở Nhật Bản mà các nước trên thế giới.

Đất nước đứng trước những mất mát, khó khăn và thách thức như vậy, đích thân Thủ tướng Kan và tổng thư ký nội các Edano đã mặc quần áo kaki, trang phục tác nghiệp ở Nhật khi xuất hiện trên truyền hình để trấn an dân chúng và công bố những biện pháp khẩn cấp của Chính phủ.

Đoàn người xếp hàng để chờ nhận nước ở Sendai. Vì đông người quá nên phải xếp uốn cong mới đủ.

Thủ tướng Naoto Kan chia sẻ với nhân dân Nhật rằng: “Động đất, sóng thần và các nhà máy điện hạt nhân là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong 65 năm qua kể từ Thế chiến II. Việc người Nhật chúng ta có vượt qua được thử thách này hay không phụ thuộc và bản thân mỗi chúng ta. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng chúng ta có thể vượt qua được trận động đất và sóng thần ghê gớm này bằng cách đòan kết lại”.

Niềm tin của ông Kan có căn cứ mạnh mẽ. Bởi sự phối hợp gấp rút nhưng nhịp nhàng, bài bản của chính quyền và dân chúng, một thái độ ứng xử trước thảm họa một cách điềm tĩnh và đoàn kết đã chứng minh điều đó.

Khi tới thăm vùng thảm họa, nhà báo Alex Thomson kể lại rằng không hề có khóc lóc, không kích động cũng chẳng chút giận dữ. Đó là tinh thần của người Nhật khi họ làm những gì phải làm trong im lặng và với chân giá trị của mình. Nước đã rút đi, nhưng con sông của thị trấn tràn ra khắp nơi; có nhiều vũng nước biển tù đọng và khắp nơi toàn bùn. Trong khi đó, các nhân viên cứu hộ bình tĩnh nhặt một thi thể nữa và đặt vào một tấm chăn – họ phải làm bằng tay. Với tất cả yêu thương,  kính trọng và nghiêm trang, những người này quấn nạn nhân lại và điều đó gây xúc động hơn bất kỳ một giọt nước mắt nào.

Người thân đã ra đi, tài sản cũng không còn gì nữa nhưng một nụ cười điềm đạm của một chủ nhà hàng ở Minami Sanriku vẫn nở trên môi kể lại may mắn sống sót nhờ tiếng còi báo động.

Từ xưa đến nay, thế giới biết đến Nhật Bản với nền tảng đạo lí cao. Người dân Nhật luôn được rèn luyện tinh thần thép để ứng phó trong mọi hòan cảnh. Ý thức người dân Nhật được thể hiện rõ trong những ngày nước Nhật tan hoang, bối cảnh giao thông khó khăn, mất điện, không có nước sinh hoạt nhưng dân chúng vẫn kiên nhẫn xếp hàng nhận nước, lên xe buýt hoặc chờ gọi điện thoại công cộng. Dù xếp hàng có lâu và dài đến mấy, cũng không ai chen lấn hay xô đẩy, giành giật nhau, tất cả đều im lặng và nhẫn nại.

Do vậy, mặc dù trải qua cơn thảm họa, nhiều người Nhật đau xót nhưng dường như ngay chính người trong cuộc lại có thái độ bình tĩnh hơn người ngoài cuộc. Qua trận thảm khốc này, có lẽ chúng ta cần học tập và rèn luyện một “cái đầu” điềm tĩnh để có được những hành động ứng xử cũng điềm tĩnh và đầy ý thức để ứng biến trong bất kì hoàn cảnh nào như đất nước Nhật đã và đang phải trải qua.

Và không cần phải học những gì cao xa mà chỉ cần bắt đầu học từ việc nhỏ nhất đó là ứng xử trong tham gia giao thông, lễ hội, hay trong sinh hoạt hàng ngày…mỗi người chỉ cần nhường nhịn, ứng xử văn minh, không nóng nẩy thì một ngày nào đó không xa chúng ta cũng sẽ được như nước Nhật hôm nay.

Posted in Japan, Question | 1 Comment »

So sánh nhân bản tin “Trung Quốc ĐÒI Nhật thả tàu cá”

Posted by BEAR trên Tháng Chín 9, 2010

1) http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2010/09/3BA20254/
Bản tin VN ngày 9/9/2010 :
Trung Quốc ĐÒI Nhật thả tàu cáBộ Ngoại giao Trung Quốc HÔM QUA(8/9/2010) yêu cầu Nhật thả thủy thủ cùng tàu cá mà họ đang giữ sau vụ va chạm ở biển Hoa Đông.

Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Hồ Chính Dược triệu tập đại sứ Nhật tại Bắc Kinh Uichiro Niwa để phản đối việc Nhật giữ tàu đánh cá. Đây là lần thứ hai trong vòng 24 giờ Trung Quốc TRIỆU đại sứ Nhật vì vụ việc này.

Động thái trên diễn ra sau khi tàu tuần tra của Nhật va chạm với một tàu đánh cá của Trung Quốc gần nhóm đảo được gọi là Senkaku trong tiếng Nhật và Điếu Ngư trong tiếng Trung hôm 7/9

2) http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/03/3BA1A3B7/
Bản tin VN ngày 30/3/2010:
YÊU CẦU Trung Quốc thả ngay tàu, ngư dân Việt Nam

Ngày 29/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thả ngay, vô điều kiện tàu cá và 12 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị lực lượng tuần tra nước này giữ ngày 22/3.

Bà Nga cho biết, sau khi nhận được thông tin về sự việc, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã GẶP phía Trung Quốc khẳng định rõ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

3) http://beta.dantri.com.vn/c20/s20-341678/yeu-cau-trung-quoc-tha-ngay-ngu-dan-viet-nam.htm
Bản tin VN ngày 05/08/2009:

Chiều 4/8
,
người phát ngôn Lê Dũng cho hay Bộ Ngoại giao Việt Nam đã GỬI CÔNG HÀM tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay 13 ngư dân và tàu cá QNg 95031 TS.

Theo ông Lê Dũng, ngày 1/8 vừa qua, tàu cá QNg 95031 TS và 13 ngư dân Việt Nam trong khi đang di chuyển tránh áp thấp nhiệt đới tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị phía Trung Quốc bắt giữ.


http://vdict.com/%C4%91%C3%B2i,3,0,0.html

3 đgt. 1. Nói lên yêu cầu của mình: Trẻ đòi ăn 2. Yêu cầu người khác phải trả mình: Đòi bồi thường thiệt hại; Đòi nợ; Đòi sách đã cho mượn 3. Gọi đến một cách bắt buộc: Đòi ra toà; Sảnh đường mảng tiếng đòi ngay lên hầu (K) 4. Tỏ ý muốn làm gì: Cũng đòi học nói, nói không nên (HXHương). // trgt. Để bắt chước: Học đòi những thói xấu; Theo đòi bút nghiên.

http://vdict.com/y%C3%AAu%20c%E1%BA%A7u,3,0,0.html

đgt (H. yêu: cầu xin; cầu: nài) Đòi người ta phải làm gì: Thực dân Pháp yêu cầu Mĩ giúp, nhưng lại sợ Mĩ gạt chúng đi (HCM).

“Bắc Kinh Theo Chủ Nghĩa Phát Xít Cổ Điển” – CSVN quỵ luỵ đưa VN vào nô lệ,tiểu nhược

Về dùng từ: (Kiến nghị )–> (Yêu cầu) ? —Trung Quốc thả ngư dân Hoàng Sa vô điều kiện

Posted in China, Japan | Leave a Comment »

Cuộc mặc cả giữa Huỳnh Ngọc Sĩ và PCI diễn ra như thế nào?

Posted by BEAR trên Tháng Tám 23, 2010

Cuộc mặc cả giữa Huỳnh Ngọc Sĩ và PCI diễn ra như thế nào?

Sau nhiều tháng tích cực điều tra nghi án nhận hối lộ tại Dự án Đại lộ Đông Tây với “cuộc chơi tay đôi” giữa Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (gọi tắt là PCI, Nhật Bản) và ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP HCM, trong tháng 8 này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có kết luận đề nghị truy tố ông Huỳnh Ngọc Sĩ về hành vi nhận hối lộ với số tiền là 262.000USD từ PCI.

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ và PCI đã chơi trò “bánh ít đi, bánh quy lại” ra sao?

1. Dự án Đại lộ Đông Tây TP HCM là một trong những dự án trọng điểm của thành phố, xét về phương diện kinh tế lẫn mỹ quan đô thị. Tổng số vốn đầu tư cho dự án này là trên 660,6 triệu USD với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), UBND TP HCM làm chủ đầu tư, Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP HCM (gọi tắt là BQL Dự án Đại lộ Đông Tây – PV) làm đại diện chủ đầu tư. Với chức danh là Giám đốc của BQL Dự án Đại lộ Đông Tây, ông Huỳnh Ngọc Sĩ chính là vị “tổng tư lệnh” của dự án trọng điểm này.

Để tiến hành đấu thầu gói thầu tư vấn thiết kế, ban đầu, BQL Dự án Đại lộ Đông Tây cũng làm đúng trình tự khi mời 5 công ty tham gia đấu thầu. Trong đó, có Công ty PCI.

Ngay khi cuộc đấu thầu dự tính sẽ diễn ra đang trong quá trình “khởi động”, thì lãnh đạo của PCI nhận được tin rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ tài trợ vốn ODA cho dự án trọng điểm này của TP HCM. Ngay lập tức, lãnh đạo PCI hạ quyết tâm bằng mọi cách phải “mua cho bằng được” lãnh đạo của dự án để có thể nhận được các gói thầu tư vấn dự án. Và cái tên Huỳnh Ngọc Sĩ nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của lãnh đạo Công ty PCI, khi mà công ty này quyết định “dùng tiền đổi dự án”. Ông Tsuneo Sakano, Trưởng văn phòng đại diện của PCI tại Việt Nam được giao trọng trách phải “bắn hạ” được “tổng tư lệnh” Huỳnh Ngọc Sĩ với bất cứ giá nào.

Nhận được chỉ đạo của cấp trên, Tsuneo Sakano đã vận dụng hết tất cả các mối quan hệ của mình để có thể giáp mặt được với ông Huỳnh Ngọc Sĩ nhằm thăm dò phản ứng của vị “quan chức Việt Nam” này. Thông qua hai người bạn đều là doanh nhân nằm trong hội chơi golf, Tsnueo Sakano đã có cơ hội tiếp cận ông Huỳnh Ngọc Sĩ tại một khách sạn sang trọng ở TP HCM.

Ngay lần gặp mặt đầu tiên vào tháng 2/2001, Tsnueo Sakano đã không rào trước đón sau mà đi thẳng vào vấn đề với ông Huỳnh Ngọc Sĩ rằng: “Nếu ông cho PCI thắng thầu, ông sẽ có tiền bồi dưỡng tương xứng”. Ngay lần gặp đầu tiên, mà đại diện của PCI dám đặt thẳng vấn đề như vậy, thì e rằng PCI đã “nghiên cứu” ông Huỳnh Ngọc Sĩ một cách rất bài bản và kỹ càng. Vì có sự hiện diện của người lạ, nên ông Sĩ đã làm ngơ trước đề nghị này của Tsnueo Sakano. Sau đó, Tsnueo Sakano có trao đổi với ông Sĩ số điện thoại và ra về.

Khi Tsuneo Sakano vừa rời khách sạn, chuẩn bị lên xe ra về thì nhận được điện thoại của ông Sĩ. Ông Sĩ chỉ nói ngắn gọn: “Chúng ta sẽ bàn về vấn đề này, ở một địa điểm khác”. Lần gặp “ở một địa điểm khác” theo yêu cầu của ông Huỳnh Ngọc Sĩ là tại khu karaoke của một khách sạn.

Tại đây, Tsuneo Sakano đã chơi bài ngửa với ông Huỳnh Ngọc Sĩ khi hỏi thẳng: “PCI muốn trúng thầu hợp đồng tư vấn thiết kế Đại lộ Đông Tây và nếu được ông tạo điều kiện, chúng tôi phải đưa cho ông bao nhiêu tiền?”. Ông Sĩ đáp: “20% giá trị hợp đồng”. Tsuneo Sakano nói với ông Sĩ rằng, giá như vậy là quá cao, và yêu cầu ông Sĩ thương lượng để giảm bớt giá. Cuối cùng, ông Huỳnh Ngọc Sĩ chốt giá là “PCI thắng thầu, ông Sĩ được 15% giá trị hợp đồng”.

Nhận được tín hiệu “đèn xanh” từ phía ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Tsuneo Sakano đã báo cáo lại với lãnh đạo PCI và xin ý kiến chỉ đạo. Sau khi hội ý, lãnh đạo PCI yêu cầu Tsuneo Sakano phải mặc cả với ông Sĩ thêm một lần nữa, sao cho giá còn “10% giá trị hợp đồng”. Vài ngày sau, Tsuneo Sakano  đến trực tiếp BQL Dự án Đại lộ Đông Tây để “trả giá” với ông Sĩ, và lần này, ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã đồng ý mức giá “10% giá trị hợp đồng và PCI sẽ được thắng thầu”.

Hân hoan với lần thuyết khách thành công, Tsuneo Sakano về báo cáo lại với lãnh đạo PCI. Và lãnh đạo PCI đã chỉ đạo cho Sakashita Haruo, Giám đốc Dự án Đại lộ Đông Tây của PCI theo chân Tsuneo Sakano đến gặp ông Sĩ để thương lượng lần cuối.

Trong cuộc gặp vào tháng 3/2001, Sakashita Haruo nói với ông Sĩ rằng: “10% giá trị hợp đồng thì cao quá. Đề nghị ông giảm bớt”. Nhưng lần này, ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã không nhượng bộ – “Đó là cái giá cuối cùng. Đúng 10%. Tùy các ông quyết định”. Không còn cách nào khác, Sakashita Haruo chấp nhận cái giá cuối cùng mà ông Sĩ đưa ra.

Sau khi “thuận mua vừa bán” với PCI, ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã nhờ người chuyển ngữ sang tiếng Anh bảng tiêu chuẩn đánh giá chi tiết hồ sơ mời thầu cho đại diện của PCI chép tay lại, vì ông Huỳnh Ngọc Sĩ không thể giao cho PCI bản chính của bảng tiêu chuẩn đánh giá chi tiết hồ sơ mời thầu. Nhờ nắm rõ các tiêu chuẩn thuộc dạng “tuyệt mật” này, phía PCI đã nhanh chóng chuẩn bị xong hồ sơ để đáp ứng đúng mọi tiêu chuẩn và dễ dàng trúng thầu.

Liều lĩnh hơn nữa là sau khi giúp PCI thành công ở phi vụ hợp đồng tư vấn thiết kế này, ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã tự ý nâng mức lương của các chuyên gia nước ngoài lên cao vút, đồng thời, hạ mức lương của các chuyên gia trong nước. Tất cả mọi thứ đều nằm trong kế hoạch “hợp thức hóa số tiền mà PCI phải lại quả cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ”.

Theo tính toán của PCI, trị giá của hợp đồng gói thầu tư vấn thiết kế này là khoảng 9 triệu USD, thì số tiền mà PCI phải lại quả cho ông Sĩ là 900.000 USD.

2. Thừa thắng xông lên sau “phi vụ 10%”, cũng có thể các quan chức PCI nghĩ rằng, ông Huỳnh Ngọc Sĩ giờ đây đã thuộc “phe nhà”, nên tháng 9/2001, Sakashita Haruo và Tsuneo Sakano tiếp tục tìm đến ông Sĩ để bàn về “hợp đồng tư vấn giám sát dự án”. Khi tìm đến ông Huỳnh Ngọc Sĩ, cả Sakashita Haruo và Tsuneo Sakano đều biết rằng, theo phê duyệt của Chính phủ Việt Nam thì gói thầu này phải tổ chức đấu thầu quốc tế. Nhưng, với sự đỡ đầu của ông Huỳnh Ngọc Sĩ, PCI có thể lách được mọi thứ khá dễ dàng, miễn là chịu chi một số tiền hợp lý để lại quả cho ông Sĩ.

Ở lần gặp này, Sakashita Haruo hỏi ông Huỳnh Ngọc Sĩ rằng, với “hợp đồng tư vấn giám sát”, ông Sĩ sẽ chấp nhận số tiền lại quả là bao nhiêu phần trăm. “15%”, ông Sĩ nói rất chắc chắn. Sakashita Haruo đáp lời ông Sĩ: “Đó là số tiền quá cao. Ông có thể giảm bớt không?”. “O.K, 12%. Đó là giá sau cùng”, ông Sĩ chốt lại. Không dám tự quyết định, Sakashita Haruo hẹn sẽ bàn thêm về vấn đề này với ông Sĩ trong lần gặp sau.

Trong hai lần làm việc tiếp theo vào năm 2002 và tháng 1/2003, Sakashita Haruo đến phòng làm việc của ông Huỳnh Ngọc Sĩ chủ yếu để mặc cả mức giá. Theo Sakashita Haruo thì phía PCI chỉ có thể trả cho ông Sĩ “10% giá trị hợp đồng nếu ông Sĩ giúp đỡ. Chứ 12% theo yêu cầu của ông Sĩ là quá cao”. Ở lần gặp thứ 2, Sakashita Haruo kiến nghị với ông Sĩ là “Ông đòi 12%, chúng tôi đồng ý trả 10%. Thôi thì lấy trung bình là 11%, PCI sẽ trả ông 11% giá trị hợp đồng nếu có được hợp đồng tư vấn giám sát dự án”. Lần này, ông Sĩ đã đồng ý kiến nghị của Sakashita Haruo.

Để có thể lờ đi chuyện hợp đồng tư vấn giám sát phải được đấu thầu quốc tế theo phê duyệt của Chính phủ, ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã ký công văn gửi UBND TP HCM đề nghị trình Chính phủ chỉ định nhà thầu của hợp đồng là PCI, không phải tổ chức đấu thầu, điều này được thực hiện theo thỏa thuận giữa ông Sĩ và PCI. Kết quả, sau nhiều cuộc họp giữa các cơ quan chức năng, cuối cùng PCI đã có được hợp đồng tư vấn giám sát này.

Theo tính toán của PCI thì giá trị của hợp đồng tư vấn giám sát là hơn 15,4 triệu USD, nên phần tiền của ông Huỳnh Ngọc Sĩ mà PCI phải trả là khoảng 1,7 triệu USD. Nhẩm tính con số mà Huỳnh Ngọc Sĩ thụ hưởng từ hai lần giúp đỡ PCI là khoảng 2,6 triệu USD.

3. Con số 262.000USD mà Huỳnh Ngọc Sĩ đã nhận của PCI mới chỉ là một trong bảy lần nhận tiền hối lộ của ông Huỳnh Ngọc Sĩ mà Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố. Còn 6 lần nhận hối lộ còn lại, Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục củng cố hồ sơ, chứng cứ để xử lý sau.

Trở lại với số tiền hối lộ mà ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã nhận của PCI, được Cơ quan điều tra xác định là 262.000USD. Theo lời khai của Tsuneo Sakano thì cuối tháng 4-2003, Tsuneo Sakano nhận được điện hoại của ông Sĩ, yêu cầu phải gặp mặt gấp để bàn công việc. Hiểu là ông Sĩ muốn PCI thanh toán tiền đã thỏa thuận, Tsuneo Sakano nhanh chóng đến BQL Dự án Đại lộ Đông Tây để diện kiến với ông Sĩ. Tại đây, ông Sĩ yêu cầu Tsuneo Sakano  phải chung 262.000USD như đã thỏa thuận.

Vì là số tiền lớn, nên lãnh đạo PCI quyết định biệt phái Takasu Kunio, thành viên Hội đồng Quản trị, nguyên Giám đốc điều hành PCI từ Nhật sang TP HCM để chung tiền cho “thần tài” của PCI. Và ngày được ấn định để PCI chung tiền cho Huỳnh Ngọc Sĩ là ngày 18/5/2003.

Tuy nhiên, do quỹ của Văn phòng PCI tại Việt Nam không đủ để đưa cho ông Sĩ, nên PCI tại Nhật Bản phải chuyển thêm 140.000USD qua “hỗ trợ”. Số tiền này được gửi vào tài khoản của PCI TP HCM tại Chi nhánh Ngân hàng Tokyo Mitsubishi TP HCM.

Nhận được tiền tiếp ứng của PCI tại Nhật Bản, Tsuneo Sakano, Sakashita Haruo và Takasu Kunio đến trực tiếp BQL Dự án Đại lộ Đông Tây để giao tiền cho ông Sĩ. Takasu Kunio là người trực tiếp đưa tiền cho ông Sĩ.

Vụ việc liên quan đến nghi án nhận hối lộ diễn ra giữa ông Huỳnh Ngọc Sĩ và PCI thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận và giới truyền thông.

Điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho thấy, có đủ bằng chứng giấy tờ để thể hiện việc chuyển tiền, rút tiền từ ngân hàng của đại diện PCI. Đồng thời, lời khai của các quan chức PCI khi chung tiền cho ông Sĩ tại phòng làm việc của ông Sĩ ở Ban Quản lý Dự án đều ăn khớp với nhau. Ông Takasu Kunio cũng đã nhận dạng ông Huỳnh Ngọc Sĩ thông qua bản ảnh của Cơ quan điều tra cung cấp và vẽ lại bản ảnh sơ đồ phòng làm việc của ông Huỳnh Ngọc Sĩ.

Mặc dù ông Huỳnh Ngọc Sĩ không thừa nhận có việc thỏa thuận để đưa hối lộ theo kiểu “đổi thầu, lấy USD” giữa ông và PCI, và mối quan hệ của ông Sĩ với các quan chức PCI chỉ là mối quan hệ xã giao, hoàn toàn không có chuyện “chung chi”. Tuy nhiên, với những chứng cứ đã thu thập được, Cơ quan điều tra đã đủ cơ sở để kết luận ông Huỳnh Ngọc Sĩ có nhận của PCI 262.000USD để tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho PCI tham gia vào Dự án Đại lộ Đông Tây

Diễn tiến nghi án nhận hối lộ tại Dự án Đại lộ Đông Tây
liên quan đến ông Huỳnh Ngọc Sĩ

– Ngày 8/2/2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự xảy ra ở Dự án Đại lộ Đông Tây, TP HCM về tội đưa và nhận hối lộ, nhằm điều tra những liên quan đến việc các quan chức của Công ty PCI khai đã đưa hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ.

– Ngày 11/2/2009, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Huỳnh Ngọc Sĩ, về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

– Ngày 24/9/2009, TAND TP HCM đã xét xử sơ thẩm bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ, tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sĩ 3 năm tù giam và Phó giám đốc BQL Dự án Đại lộ Đông Tây Lê Quả 2 năm tù giam do đã có hành vi làm trái quy định Nhà nước, vụ lợi cho Ban quản lý và cho cá nhân, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1,1 tỉ đồng.

– Ngày 17/3/2010, tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân Tối cao tại TP HCM đã bác đơn kháng cáo xin được hưởng án treo của hai bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ và Lê Quả. Chấp nhận kháng nghị tăng hình phạt đối với hai bị cáo của Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM, tòa tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sĩ 6 năm tù, Lê Quả 5 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

K.H

Những chuyện bất thường… rất bình thường ở Việt Nam(5): Hệ thống quyền và tiền

Huỳnh Ngọc Sĩ và các đồng chí chưa bị lộ!

Quốc nạn tham nhũng: Công ty Mỹ ‘nhận đã hối lộ quan chức VN’ – VN sẽ lại “ngậm miệng ăn tiền”?

Ôi VN !- Luật pháp công minh quá: 3 năm tù với ông Huỳnh Ngọc Sĩ về tội ‘lợi dụng quyền hạn, chức vụ trong khi thi hành công vụ’

Truy tố ông Huỳnh Ngọc Sỹ tội nhận hối lộ

Cơ quan cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố nguyên Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính TP HCM Huỳnh Ngọc Sỹ tội nhận hối lộ trong vụ PCI.

Tuy nhiên, số tiền hối lộ mà cơ quan điều tra kết luận ông Sỹ đã nhận từ Công ty Tư vấn Thái Bình Dương của Nhật Bản chỉ là 262.000 đôla, thấp hơn nhiều con số 820.000 đôla báo chí từng đưa ra hồi đầu năm.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hôm 25/01 đã phê chuẩn quyết định khởi tố ông Huỳnh Ngọc Sỹ về tội nhận hối lộ trong vụ PCI.

Lúc đó, báo Việt Nam dẫn nguồn tin công an nói chỉ đủ cơ sở để kết luận về hai lần bàn bạc việc đút lót và hai lần đưa hối lộ với tổng số tiền đưa – nhận hối lộ là 820.000 đôla (15 tỷ đồng).

Nếu bị xử là có tội, người nhận hối lộ trên 300 triệu đồng trở lên có thể đối diện án phạt từ 20 năm tới tử hình.

Trong bảy tháng điều tra, cơ quan công an đã nghiên cứu hàng ngàn trang hồ sơ mà phía Nhật Bản chuyển giao.

Ph́a Nhật từng cáo buộc ông Huỳnh Ngọc Sỹ khi còn đương quyền đã nhận hối lộ trên hai triệu đôla để giúp công ty PCI thắng thầu trong các dự án mà cơ quan của ông quản lý tại TP HCM.

Ông Huỳnh Ngọc Sỹ bị bắt từ tháng 2/2009.

Hiện ông đang thực hiện án tù ba năm vì về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ đối với sai phạm trong việc cho thuê nhà của nhà nước trong khi quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và Cải tạo Môi trường nước TP HCM.

Án phạt này được trao hồi tháng 9 năm ngoái trong phiên xử sơ thẩm tại TP HCM. Ông Sỹ không kháng án.

Lợi dụng chức vụ quyền hạn

Trong phiên xử ngày 24/09/2009, ông Huỳnh Ngọc Sỹ tự bào chữa và bác bỏ cáo buộc rằng ông cho phép cho thuê lại trụ sở, mà nhà nước thuê cho Ban Quản lý dự án Đại lộ Đông – Tây.

Ông chỉ nhận đã ”thiếu kiên quyết” để xảy ra tình trạng trụ sở của ban quản lý dự án bị cho thuê lại để lấy số tiền mà bên công tố nói là gần 850 triệu đồng.

Cùng bị buộc tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ với ông có ông Lê Quả, người từng giữ chức phó giám đốc Ban quản lý dự án. Ông Quả nhận hai năm tù.

Vụ PCI với các cáo buộc vi phạm nghiêm trọng đã gây chú ý ồn ào của dư luận, dẫn đến việc Nhật Bản, nước cấp ODA nhiều nhất cho Việt Nam đã ngừng cấp ODA một thời gian.

Các dự án cơ sở hạ tầng lớn thường sử dụng vốn ODA của các chính phủ nước ngoài.

Chính phủ Việt Nam cũng tuyên bố vụ PCI là vụ án trọng điểm mà cơ quan quản lý chống tham nhũng đang theo dõi.

Tội danh Lợi dụng quyền hạn cùng án phạt đưa ra hồi tháng 9 năm ngoái, vốn nhẹ hơn đề xuất của Viện Kiểm sát, đã khiến nhiều người đ̣ặt dấu hỏi về quyết tâm chống tham nhũng của chính phủ.

Tuy nhiên, các quan chức giải thích để buộc tội nhận hối lộ cần có thời gian, nhất là trong vụ án phải tham khảo hồ sơ công tố nước ngoài chưa có tiền lệ như vụ PCI.

Posted in corruption, Economic, Japan | Thẻ: , | Leave a Comment »

Xây danh dự cho dân tộc Việt – Nguyễn Lương Hải Khôi.

Posted by BEAR trên Tháng Một 16, 2010

http://tuanvietnam.net/2010-01-04-xay-danh-du-cho-dan-toc-viet-

Quyền tự do cho mỗi người:

Hầu hết các nghiên cứu về lịch sử tinh thần Nhật Bản thời Minh Trị đều khẳng định rằng, bản chất của 30 năm Duy tân Minh Trị là quá trình dân tộc Nhật Bản nhìn văn minh châu Âu để tự khai sáng tinh thần cho chính mình. Họ có cả một dòng “văn học khai sáng”, ở đó các nhà văn viết hàng loạt “tiểu thuyết chính trị” để giải thích, không phải chỉ cho quốc dân mà trước hết là cho chính những người lãnh đạo đất nước, hiểu về những giá trị của con người cá nhân, về bản chất của “Tinh thần luật pháp”, về dân chủ như một “giá trị đạo đức” và “phương thức quan hệ” trong xã hội, về con đường để rèn luyện văn hóa dân chủ trong mỗi cá nhân, những lợi ích của Nhà nước khi được giáo dục và tuân thủ giá trị đạo đức đó…

Chúng ta thường chỉ nghĩ đến một Nhật Bản chỉ trong vòng 30 năm mà đuổi kịp Phương Tây về kinh tế và  kỹ thuật, nhưng chúng ta gần như không nghĩ đến một Nhật Bản khác, một Nhật Bản của “khai hóa tinh thần”, cũng chỉ trong vòng 30 năm, các lãnh chúa của họ từ chỗ là những tên chúa đất sống ăn bám vào nông dân, đã tự mình học tập kinh doanh để trở thành tư sản; người nông dân của họ từ chỗ chỉ là “tá điền” của một lãnh chúa nào đó, tiến hóa đến chỗ trở thành “quốc dân”.

Đầu thế kỷ XIX, khi các nước thực dân châu Âu bắt đầu đánh lan đến châu Á,

  • “làm thế nào để bảo vệ tự do của Nhật Bản?”

Fukuzawa Yukichi:

  • “Bảo vệ tự do của Nhật Bản thông qua bảo vệ tự do của mỗi người dân Nhật Bản”

Đọc quyển “Khuyến học” (Gakumon no Susume”), 2 tập hợp các bài diễn thuyết của Fukuzawa Yukichi, ta hiểu rõ một điều mà với đất nước ta đang là một bài học nhãn tiền. Tinh thần cốt tủy của sách này, theo như tôi hiểu, là nếu Nhật Bản bắt đầu bằng nhập khẩu phương tiện kỹ thuật và mở cửa buôn bán, và chỉ dừng lại ở đó, thì sẽ chỉ phát triển đến một mức nào đó rồi dừng lại, bởi lẽ, một dân tộc cắm rễ trong những thiết chế văn hóa và xã hội đối lập với văn minh hiện đại, không thể xây dựng được một nền văn minh hiện đại đích thực.

Cũng với cái nhìn triết học này, sau khi Nhật canh tân được 17 năm, Fukuzawa Yukichi đề xướng thuyết “Thoát Á luận“. Ông cho rằng, để hiện đại hóa thành công, Nhật Bản cần thoát khỏi hệ thống tín điều, hệ thống giáo dục, chính trị và xã hội… theo mô hình lạc hậu của Trung Quốc đương thời, tái cấu trúc thành một hệ thống mà các giá trị hiện đại có thể vận hành.”Thoát Á luận”, do đó, có thể coi là “con đường thoát khỏi Trung Quốc” của Nhật Bản thời Minh Trị. 3

Karl Marx:

  • “… Sự phát triển tự do của mỗi người là  điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người!”

Hồ Chủ tịch,sau những ngày đất nước vừa độc lập, đã nói:

  • Đất nước độc lập nhưng nếu nhân dân không tự do, hạnh phúc, thì độc lập ấy không có ý nghĩa gì.

Có sự tương đồng giữa Karl Marx, Hồ Chủ tịch và Fukuzawa Yukichi, nhưng tại sao có thể nhìn thấy trong tinh thần Nhật Bản hiện đại và các nước Châu Âu tư tưởng cao đẹp của K. Marx, nhưng điều cao đẹp ấy vẫn là một cái gì xa lạ trong nền văn hoá, trong cách tư duy của đất nước chúng ta?

Câu trả lời nằm ở chỗ lịch sử cận hiện đại của chúng ta chưa từng có một công cuộc khai hóa văn minh tinh thần quyết liệt và rực rỡ như xứ họ. Chúng ta từng có một Đông Kinh nghĩa thục của Lương Văn Can năm 1908, học tập theo mô hình Khánh Ứng nghĩa thục của Fukuzawa Yukichi ở Nhật Bản, từng có một Phan Chu Trinh, nhưng tiếc thay, dù hết sức sâu sắc về tư duy nhưng tất cả đều ngắn ngủi và chưa triển khai đến tận cùng những giá trị tinh thần mà mình ấp ủ.

Trong lịch sử hiện đại, trên toàn cõi Phương Đông, trừ Nhật Bản, chưa từng có một quốc gia nào thực sự nghiêm túc tiến hành một cuộc khai hóa tinh thần đúng với bản chất của văn minh hiện đại: xây dựng và bảo vệ tự do của quốc gia thông qua xây dựng và bảo vệ tự do của mỗi công dân!

Điểm yếu của văn hóa dân tộc trước thời đại mới

Cuối thế kỷ XIX, Cao Thắng đã dùng khả năng bắt chước tuyệt vời của mình để chế tạo những khẩu súng kíp, chính xác đến mức giặc Pháp phải khâm phục. Nhưng chip điện tử của thế kỷ XXI không phải là cái có thể bắt chước. Từ điểm nhìn này, chúng ta có thể thấy được điểm yếu của văn hóa dân tộc trước thời đại mới.

Marx cho rằng “lực lượng sản xuất” không bao giờ đứng yên, vì con người luôn có “nhu cầu” phát triển, và do đó, việc cải tiến và sáng tạo trong lao động là “tất yếu”, thế nhưng, cái điều “tất yếu” kỳ diệu ấy ở Châu Âu không phải là “tất yếu” ở nước ta.

Nền tảng ấy là năng lực của tư duy lý tính hướng vào sáng tạo, những phương thức tổ chức khai phóng cho tư duy, và một môi trường xã hội lấy dân chủ làm nguyên tắc quan hệ giữa người với người. Hầu hết những phát minh và sáng tạo quan trọng trong lịch sử  hiện đại đều được cống hiến từ các dân tộc mà tính dân chủ của nền văn hóa đạt đến trình độ cao. Mối quan hệ ấy không hề ngẫu nhiên.

Tất cả những điều trên đã và đang là một cái gì xa lạ với văn hóa của chúng ta. Do đó, nền văn hóa của chúng ta cần được tái cấu trúc theo hướng tìm đường khai mở cho dân tộc “những chân trời có người bay”, nơi “những người bay” 7 luôn tìm thấy mọi loại “chân trời”.

Khai phá để phát triển trong kỷ nguyên sáng tạo

Do đó, sự chệnh lệch giữa chúng ta và bộ phận tiên phong của thế giới không chỉ là sự chênh lệch về GDP hay những thứ tương tự,

mà trước tiên là chênh lệch về thời đại.

Để hội nhập vào thời đại này, chúng ta cần một trái tim đập cùng nhịp đập với thế giới, một ý thức về sáng tạo như là danh dự và trách nhiệm của dân tộc trước nhân loại chung, và một cấu trúc mà các giá trị hiện đại có thể vận hành.

Đầu thế kỷ XX, Rabindranath Tagore, trong một lần thỉnh giảng tại Đại học Keio Gijutsu, Tokyo, đã phát biểu rằng mỗi một dân tộc trên trái đất này đều mang gánh nặng một nghĩa vụ với toàn nhân loại, đó là

nghĩa vụ cống hiến những sáng tạo của riêng mình cho tiến trình tiến hoá chung của loài người.

Danh dự của Dân tộc được tính bằng những sáng tạo

Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, có lẽ Nguyễn Huy Tưởng là người đầu tiên đặt vấn đề về năng lực sáng tạo của dân tộc, trong vở bi kịch “Vũ  Như Tô” (năm 1941). Nguồn lực vật chất eo hẹp của đất nước, sự giản đơn trong tư duy của nhân dân, sự bạo ngược và ngu dốt của kẻ  cầm quyền không phải là một “chân trời” để nhà nghệ sỹ sáng tạo nên kiệt tác “Cửu trùng đài”. Thông điệp của Nguyễn Huy Tưởng thôi thúc ta suy nghĩ về cái chết của năng lực sáng tạo ở rất nhiều dân tộc trong thế giới hiện đại ngày nay, ví dụ ở một số nước châu Phi, và, quay trở lại, nhìn vào chính mình.

Năm 1831, Lý Văn Phức đi sứ Trung Quốc, đã tranh cãi kịch liệt với các trí thức Trung Quốc về việc Việt Nam là một vùng đất “man di” hay có “văn hóa”, ta có “bản sắc” hay chỉ là “mô phỏng” Trung Quốc.

hế kỷ XIX, với một trái tim… đập lạc nhịp với thế giới, cha ông ta đã thất bại khi đối đầu với làn sóng thực dân hóa. Ngày nay, chúng ta đối đầu với làn sóng toàn cầu hóa, và sẽ ra sao? Việt Nam và Nhật Bản đang tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa với hai tâm thế khác nhau. Người Nhật đang là một trong những lực lượng kiến thiết quá trình ấy, còn Việt Nam, phải chăng chúng ta đang nhìn làn sóng khách quan này của lịch sử

bằng đôi mắt sợ hãi và tư thế phòng thủ?

“Hội nhập” trong nỗi lo “đánh mất”,

chúng ta không in hình ảnh của dân tộc mình lên diện mạo của nó, lại càng không thể làm cho nhịp sống có một không hai trong lịch sử này mang một phần hơi thở của chúng ta.

Hội nhập với thế giới có nghĩa là đi tìm cơ hội cho dân tộc mình ở phạm vi toàn cầu, thông qua việc tự mình cũng trở thành một cơ hội cho kẻ khác. Để làm được điều đó, Việt Nam không cần đến nỗi sợ hãi, mà cần một “tinh thần toàn cầu” – 

không phải là vong bản để trở thành “thế giới” –  mà là ý thức xây dựng danh dự cho dân tộc thông qua những đóng góp của mình cho nhân loại chung.

Trong triết học cận hiện đại,

có triết học về khai sáng (Philosophies of Englightment).

Ngày nay, cùng với thời đại của sáng tạo, sự ra đời của “Triết học về Sáng tạo” sẽ là tất yếu.

Chúng ta cần du nhập triết học về khai sáng đã có, và không được bỏ lỡ dòng triết học về sáng tạo sẽ đến, hơn thế, cần góp phần định hình diện mạo của dòng triết học ấy, xóa bỏ nỗi buồn của một dân tộc chưa từng cống hiến cho nhân loại một tư duy triết học nào.


Bình loạn:

Tôi đã khá ấn tượng khi đọc bài :  Thoát Thân Luận – Giáp Văn Dương

Câu chuyện “Thoát Thân” không phải là một chủ trương gì mới mẻ ở Việt Nam. Điều tôi ấn tượng đó là sự chỉ mặt gọi tên “again-and-again” về thực trạng VN trong bài viết, và một cách định danh cho quá trình “vượt lên bản thân mình, thoát khỏi những thang giá trị, những tư tưởng lạc hậu đang nằm trong chính bản thân mình” : THOÁT THÂN.

Từ này, như một cô bạn tôi nhận xét là một từ gượng ép. Song đối với tôi, khi gắn liền nó với từ THOÁT Á, THOÁT THÂN là một tên gọi có giá trị: THOÁT THÂN để THOÁT THÂN phận nghèo, hèn của dân tộc. Tôi luôn cho rằng một con người nói riêng và một dân tộc , một quốc gia nói chung , ĐỊNH VỊ BẢN THÂN trong xã hội và thế giới chính bằng nỗ lực của bản thân, bằng sự luôn tìm cách vượt lên những giới hạn và thói xấu của  bản thân mình, để khẳng định mình.

Trong thực trạng và điều kiện của VN: (chỉ có thể “thấy” thông qua sự nhìn nhận nghiêm túc, không “mẹ hát con khen hay”, không hình thức, không “nhìn xuống để so sánh”, không “nói tránh, nói giảm”, dám nhìn thẳng vào thực tiễn, không gọi bệnh trầm kha là hiện tượng ….v.v)

Và tính cách và văn hóa VN: ( có thể thấy khi đọc các bài viết của Vương Trí Nhàn, cuốn  Người TQ xấu xí của Bá Dương, cuốn Người Việt phẩm chất và thói hư tật xấu, …và có thể rất đơn giản là nhìn vào chính xác con người của mỗi chúng ta, cách chúng ta sống, cư xử…, nhìn vào lich sử VN

, có lẽ rất nhiều người đã chung cảm xúc như tôi khi đọc bài viết “THOÁT THÂN LUẬN”.

Nhưng khi đọc bài thứ 2 của TS Giáp Văn Dương, “Thoát thân” theo chiều thẳng đứng, bài viết để trao đổi với ý kiến “Thoát Á mới có thể thoát thân” của TS. Phạm Gia Minh, thì tôi lại cảm thấy không hài lòng. Tôi vẫn quan niệm rằng, THOÁT THÂN chính là vấn đề của VN. Song tôi cũng nhìn thấy rằng, THOÁT Á chính là một phương cách để THOÁT THÂN. Cách thức này đã được NHẬT BẢN thực hiện thành công từ  hơn 100  năm trước. Và sử dụng tuyên ngôn này, đi theo con đường này, để “KHAI SÁNG”  triết học  khai sáng cho người dân và nhà cầm quyền VN, vẫn còn nguyên giá trị!  THOÁT Á là một cách thức THOÁT THÂN có hiệu quả. Và tôi tin chắc là  sẽ có nhiều thêm trí thức VN đi trên con đường này và dẫn đầu cả dân tộc trong quá trình ĐI TÌM DANH DỰ CHO DÂN TỘC VIỆT.

Có thể thấy tư tưởng của Giáp Văn Dương đã đi lùi so với bài viết này, TS Giáp Văn Dương lại sa vào cái hố mà bao người Việt đã tự đào ra để cản mình trên hành trình THOÁT THÂN: Hội nhập” trong nỗi lo “đánh mất”…

Quy chiếu nỗi lo sợ này vào quá trình nhận thức và Thoát Thân của một cá nhân,  tôi thực sự cảm nhận sâu sắc hơn về chữ DŨNG, một nét được coi là  tính cách của người Nhật, và phải chăng chính tính cách đó đã làm nên một sự THOÁT THÂN THẦN KỲ?  Người Việt Nam có DŨNG KHÍ chăng? Để không sợ sai lầm, không sợ đánh mất, không sợ mạo hiểm, để trước hết là tiếp nhận tri thức và tư tưởng tiến bộ của thời đại, để đánh tan mọi thói hư, tật xấu của con người , của dân tộc, của cơ chế , để sáng tạo, để ĐỊNH VỊ VN trên thế giới, để mỗi người Việt có thể tự hào là người Việt, là con Lạc cháu Hồng, để người Việt khắp nơi trên thế giới luôn  đứng thẳng, ngẩng cao đầu, chính danh, chính trực không sống luồn cúi, nham nhở, chụp giật, “túng làm liếu”! …

Như nhiều người đã viết, MONG LẮM THAY…


Posted in China, Japan, Question | Thẻ: | Leave a Comment »

Khuyến học – Fukuzawa Yukichi: Quốc dân không có tính cách độc lập…thì…–> Làm sao để có được nền độc lập thực sự?

Posted by BEAR trên Tháng Tám 9, 2009

Khuyến học – Fukuzawa Yukichi

Khuyến học – Fukuzawa Yukichi: Bình đẳng ở góc độ quốc gia – Nỗ lực có thể thay đổi được thiên mệnh!?

Albert Einstein – Không suy nghĩ độc lập thì người ta có thể trở thành một cái máy khả dụng–> Làm sao để biết suy nghĩ độc lập và biết sống trung thực?

Chống tham nhũng (1): “Muốn trừ cái tệ hối lộ phải có dân quyền – PHAN KHÔI”




Posted in Japan, Opinions | Leave a Comment »

Khuyến học – Fukuzawa Yukichi: Bình đẳng ở góc độ quốc gia – Nỗ lực có thể thay đổi được thiên mệnh!?

Posted by BEAR trên Tháng Tám 8, 2009

Khuyến học – Fukuzawa Yukichi

Posted in Japan | Leave a Comment »

Khuyến học – Fukuzawa Yukichi

Posted by BEAR trên Tháng Tám 7, 2009

Khuyến học – Fukuzawa Yukichi

Fukuzawa Yukichi (tên dịch ra tiếng Việt là Phúc Trạch Dụ Cát, 1835 – 1901) là nhà tư tưởng tiến bộ, nhà giáo dục có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào Khai Sáng ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tạo tiền đề cho Nhật Bản trở thành một cường quốc trên thế giới (Trích: Dân Luận).

Dưới đây là “Vài nét về thân thế và sự nghiệp” của Fukuzawa Yukichi, trong bản dịch tiếng Việt của cuốn “Khuyến học”, một trong những cuốn sách gây ảnh hưởng rất lớn tới dân chúng Nhật Bản thời bấy giờ.

Nghe bài này qua giọng đọc của TN

Nói tới Fukuzawa Yukichi, không người Nhật nào lại không biết. Họ nói về ông như một trong những bậc “khai quốc công thần” của nước Nhật Bản hiện đại, hình ảnh của ông được in trên đồng tiền có mệnh giá cao nhất ở Nhật, tờ 10.000 yên.

Fukuzawa Yukichi là nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật Bản thời cận đại. Người Nhật tôn vinh ông là “Voltaire của Nhật Bản”, không chỉ vì tính triệt để và tầm mức vượt trội trong tư tưởng của ông, mà còn vì cũng như danh nhân người Pháp, Fukuzawa Yukichi cùng những người đồng chí của mình là những người khai sáng tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy tân của chính phủ Minh Trị. Những tác phẩm của ông dù viết từ hơn một thế kỷ trước, nhưng vẫn được người Nhật Bản ngày nay hết lòng ngưỡng mộ.

Fukuzawa Yukichi sinh năm 1834 trong một gia đình Võ sĩ cấp thấp ở Nakatsu, nay thuộc tỉnh Oita, Kyushu, Nhật Bản. Cha ông – một viên chức tài chính của tỉnh – mất sớm, khiến gia đình lâm vào cảnh khốn quẫn. Năm 4 tuổi, ông được gửi sang nhà chú ruột làm con nuôi. Ngay từ thuở niên thiếu, ông đã cảm nhận sâu sắc nỗi tủi nhục do chế độ đẳng cấp và nỗi khổ do tình cảnh khốn quẫn của gia đình.

“Ở Nakatsu quê tôi, chế độ quyền thế gia truyền giữa các sĩ tộc được quy định nghiêm ngặt. Không chỉ trong chốn công đường mà nguyên tắc đó còn thể hiện trong cuộc sống hằng ngày, ngay cả trong quan hệ giữa đám trẻ con trong làng. Con cái của các Võ sĩ cấp thấp như tôi phải thưa gửi, lễ phép khi nói chuyện với con cái của các Võ sĩ cấp cao. Ngược lại, con cái của các Võ sĩ cấp cao luôn cao giọng, khiếm nhã đối với tôi. Sự phân biệt, chia rẽ trên dưới, sang hèn còn thể hiện trong cả lúc chơi đùa chạy nhảy. Con cái nhà quyền thế chỉ chơi với con cái nhà quyền thế. Trong lớp học, tôi học giỏi hơn. Vật tay, tôi cũng không bao giờ thua. Vậy mà lúc nào chúng cũng tỏ thái độ kiêu căng, ngạo mạn với tôi. Tôi bất bình đến mức không sao chịu nổi.” (Fukuzawa – Tự truyện).

Mãi tới năm 14, 15 tuổi ông mới được đi học ở trường làng và ông thấy “học vấn ở đâu cũng chỉ toàn là Hán học”. Mặc dù học Nho học, nhưng Fukuzawa Yukichi không lấy đó là “khuôn vàng, thước ngọc”. Ngược lại, ông càng nhận thấy sự bất công trong xã hội phong kiến: “Nakatsu quê tôi, chế độ phong kiến đã áp đặt trật tự xã hội từ hàng trăm năm trước thế nào thì nay vẫn thế nấy. Mọi thứ cứ như bị nhồi chặt cứng trong hộp. Kẻ sinh ra trong nhà quản gia thì sau cũng trở thành quản gia. Người sinh ra trong gia đình thấp cổ bé họng thì sau này cũng vẫn thấp cổ bé họng. Tổ tiên là quyền quý thì đời đời là quyền quý. Tổ tiên nghèo hèn thì từ đời này sang đời khác vẫn cứ nghèo hèn”.(Fukuzawa – Tự truyện).

Năm 19 tuổi, ông theo ngành Hà Lan học (ngành học ngôn ngữ Hà Lan, ngành nghiên cứu y học và các môn khoa học phương Tây như toán, vật lý, hóa học, sinh học… qua các sách viết bằng tiếng Hà Lan) tại Nagasaki và Osaka.

Năm 25 tuổi, Fukuzawa Yukichi lên Tokyo, ông đến thăm cảng Yokohama – được chính quyền Mạc phủ mở cho tàu bè phương Tây ra vào buôn bán. Tại đây, “chỗ nào cũng gặp người phương Tây. Nhà cửa, quán xá mọc lên khắp nơi. Họ ở đó và buôn bán. Tôi dùng tiếng Hà Lan để trao đổi. Họ không hiểu. Nghe họ nói, tôi cũng không hiểu. Nhìn vào hàng chữ trên các bảng quảng cáo, các tờ cáo thị, tôi không đọc được. Không biết đó là tiếng gì, tiếng Anh hay tiếng Pháp?” (Fukuzawa – Tự truyện).

Nhận thấy “Hà Lan học” đã trở nên lạc hậu với thời đại, ông quyết chí bắt tay vào học tiếng Anh. Không có người dạy và nơi học, ông đã dựa vào từ điển để học.

Năm 1860, tình cờ ông được cử làm thông dịch viên, theo phái đoàn của chính quyền Mạc phủ sang Hoa Kỳ, và ông đã đặt chân lên San Francisco và Hawaii. Hai năm sau, năm 1862, ông lại được tháp tùng phái đoàn Mạc phủ sang châu Âu. Và năm 1867, ông đặt chân tới các thành phố phía đông Hoa Kỳ trong chuyến tháp tùng phái đoàn của chính quyền Mạc phủ đi mua tàu.

Qua ba chuyến đi trên, Fukuzawa Yukichi đã tiếp cận với thế giới văn vật của các quốc gia phát triển phương Tây, đồng thời mở ra những hướng mới trong nhận thức về thế giới và làm ông ý thức rõ hơn vị trí Nhật Bản trên trường quốc tế. Có thể nói chuyến đi sang các nước phương Tây là bước ngoặt mang tính quyết định vai trò của Fukuzawa Yukichi đối với lịch sử Nhật Bản trong thời kỳ chuyển mình từ cuối thời Mạc phủ sang thời đại Minh Trị.

Tác phẩm “Sự tình phương Tây” 10 tập, viết từ năm 1866 – 1870 trên cơ sở những điều “mắt thấy tai nghe” trong thời gian ở phương Tây, số lượng phát hành lên tới 25 vạn bản. Tác phẩm giới thiệu thế giới văn vật, quan niệm về quyền lợi và nghĩa vụ, chế độ chính trị, cơ cấu xã hội, nền giáo dục, học thuật, luật pháp, lịch sử, nền công nghiệp, quân sự… của các quốc gia Âu – Mỹ. Tác phẩm này được người Nhật Bản coi là “cẩm nang” của chính phủ Minh Trị trong việc xây dựng xã hội Nhật Bản theo mô hình phương Tây.

Trong tác phẩm “Khái lược về văn minh” xuất bản năm 1875 và “Đổi mới lòng dân” xuất bản năm 1879, Fukuzawa Yukichi khảo sát về lịch sử và nguyên nhân phát triển của các nền văn minh cổ kim đông tây. Ông đã bàn về con đường hưng thịnh, suy vong của Nhật Bản, về cuộc sống của nhân dân Nhật Bản khi tiến lên văn minh trong tương lai. Tư tưởng, triết học, quan điểm lịch sử, quan điểm quốc gia của Fukuzawa Yukichi được biểu lộ qua hai tác phẩm này.

Ngoài ra, Fukuzawa Yukichi còn viết một loạt các tác phẩm hướng đến công chúng đông đảo, mà đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Các tác phẩm này nhằm truyền bá những tư tưởng canh tân vào xã hội Nhật Bản, một đất nước đang thực hiện công cuộc Duy tân do chính phủ Minh Trị tiến hành “từ trên xuống”, nhưng xã hội bên dưới vẫn còn trong vòng kiềm tỏa của những quan hệ, những tập quán, tập tục lỗi thời đã trải qua hàng ngàn năm của chế độ phong kiến Mạc phủ. Những tác phẩm tiêu biểu trong số đó là:

  • Khuyến học, năm 1872 – 1876.
  • Bàn về dân quyền; Bàn về tiền tệ, năm 1878.
  • Bàn về quốc quyền; Bàn về quốc hội, năm 1879.
  • Bàn về kinh tế tư nhân, năm 1880.
  • Bàn về thời sự thế giới; Bàn về quân sự, năm 1882.
  • Bàn về nghĩa vụ quân sự; Bàn về ngoại giao, năm 1884.
  • Bàn về phụ nữ Nhật Bản; Bàn về phẩm hạnh, năm 1885.
  • Bàn về cách nhân sĩ xử thế; Bàn về giao tiếp nam nữ, năm 1886
  • Bàn về nam giới Nhật Bản; Bàn về Hoàng gia Nhật Bản, năm 1888
  • Bàn về thuế đất; Bàn về tiền đồ và trị an quốc hội, năm 1892
  • Bàn về thực nghiệm, năm 1893 · Fukuzawa Yukichi tuyển tập, năm 1897 – 1899
  • Bàn về đại học nữ, đại học nữ mới, năm 1899 · Fukuzawa Yukichi – Tự truyện, năm 1899.

Năm 1868, để nâng cao dân trí, đào tạo thanh niên sinh viên – thế hệ gánh vác trọng trách xây dựng một nước Nhật Bản văn minh – Fukuzawa Yukichi đã thành lập trường Keio Gijiuku (Keio Nghĩa thục) – tiền thân của trường đại học Keio nổi tiếng hiện nay tại Tokyo. (Phan Bội Châu có đến thăm trường Keio Gijuku trong thời gian ở Nhật Bản. Trường Đông kinh Nghĩa thục lập tại Hà Nội năm 1907 chính là dựa trên hình mẫu của trường này).

Năm 1873, Fukuzawa Yukichi cùng với một số trí thức Tây học lập ra hội Meirokusha. Hội viên có 10 người và đều là các học giả thuộc nhiều ngành như Mori Arinori (1847 – 1889), Nakamura Masanao (1832 – 1891), Kato Hiroyuki (1836 – 1916), Nishi Amane (1829 – 1897), Taguchi Ukichi (1828 – 1903)… Họ tổ chức viết sách, dịch thuật, tổ chức các buổi diễn thuyết, xuất bản tập san Meroku làm diễn đàn để phổ biến và tranh luận đủ mọi vấn đề: chính trị, giáo dục, tôn giáo, kinh tế, pháp luật, vai trò phụ nữ, phong tục, Nhật ngữ…

Các thành viên trong hội Meirokusha đã dịch và giới thiệu nhiều tác phẩm về tư tưởng, chính trị, kinh tế, luật pháp, giáo dục phương Tây ra tiếng Nhật. Các tác phẩm được dịch và giới thiệu trong thời kỳ này là các cuốc Tự giúp mình (Self – help) của Samuel Smiles (1812 – 1904), Tự do luận (On Liberty), Chính trị Kinh tế học (Political Economy), Chủ nghĩa công lợi (Utilitarianism) của J.S.Mill (1806 – 1873), Nam nữ bình quyền luận (Social Statics), Giáo dục (Education) của Herbert Spencer (1820 – 1903), Tinh thần Pháp luật của Montesquieu (1689 – 1755), Khế ước Xã hội của Rousseau (1712 – 1778), Tự do mậu dịch của Adam Smith. Ngoài ra, thuyế tiến hoá của Darwin và tác phẩm Allgemeines Staatsrecht của J.C. Bluntschli người Đức cũng được dịch và giới thiệu.

Năm 1879, Viện Học sĩ Tokyo – tiền thân của Viện Hàn lâm Nhật Bản ngày nay – ra đời. Fukuzawa Yukichi được chọn làm viện trưởng.

Năm 1882, ông sáng lập và làm chủ bút tờ “thời sự tân báo” để trao đổi quan điểm về các vấn đề trong xã hội Nhật Bản thời ấy.

Để đóng góp hữu hiệu trong việc khai hóa văn minh, nâng cao dân trí, phát triển xã hội, Fukuzawa Yukichi chủ trương các học giả phải có lập trường độc lập với chính phủ. Do đó, suốt cả cuộc đời ông nhất quyết từ chối mọi lời tham dự chính quyền, mặc dù nhiều học giả cùng hội cũng như các môn đệ của ông giữ những trọng trách quan trọng trong chính phủ Minh Trị.

Năm 1900, ông được nhận giải thuởng từ Hoàng gia Nhật Bản do công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Giải thưởng trị giá 50.000 yên. Ông tặng lại số tiền cho trường Keio.

Năm 1901, ông mất do xuất huyết não, thọ 68 tuổi.

Cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay là cuốn Khuyến học, được ông viết trong thời gian 1872 – 1876. Đây không phải là tác phẩm đồ sộ và sâu sắc nhất của ông, nhưng lại là tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi mới được in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng 35 triệu người. Chỉ riêng điều đó đã cho thấy đây thực sự là cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kỳ Duy tân. Và kể từ đó đến nay, cuốn sách này đã được tái bản liên tục, chỉ tính từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà xuất bản Iwanami Bunko cũng đã tái bản đến 76 lần.

Trong cuốn sách này, Fukuzawa Yukichi đề cập đến tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn. Với các chương viết về sự bình đẳng, quyền con người, ý nghĩa của nền học vấn mới, trách nhiệm của nhân dân và chính phủ trong một quốc gia pháp trị… cuốn Khuyến học đã làm lay chuyển tâm lý người dân Nhật Bản dưới thời Minh Trị. Với tuyên ngôn “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”, Fukuzawa Yukichi đã gây kinh ngạc và bàng hoàng – như “không tin vào tai mình” – cho đa số người dân Nhật Bản vốn bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng, phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc phủ. Ông khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn. Về học vấn, Fukuzawa Yukichi phê phán lối học “từ chương” và nhấn mạnh Nhật Bản phải xây dựng nền học vấn dựa trên “thực học”. Nền học vấn thực học phải gắn liền với cuộc sống hàng ngày,phải dựa trên tinh thần khoa học, tinh thần độc lập, tính thực dụng. Việc tiếp thu văn minh phương Tây phải có chọn lọc. Và quan điểm xuyên suốt cuốn sách là “Làm thế nào để bảo vệ nền độc lập Nhật Bản” trong bối cảnh các cường quốc phương Tây đang muốn biến toàn bộ châu Á thành thuộc địa.

Với độc giả Việt Nam hiện nay, nhiều tư tưởng của Fukuzawa Yukichi trong Khuyến học có lẽ không còn là điều mới mẻ gây chấn động lòng người như đối với người dân Nhật Bản ở thời Minh Trị. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề của ông thì vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự đối với nhưng quốc gia đang trên con đường hiện đại hóa. Ngoài ra cuốn “Cẩm nang” của người Nhật này cũng sẽ giúp cho độc giả Việt Nam hiểu rõ hơn những đặc điểm về tính cách và tinh thần của người Nhật Bản hiện đại, những người từ thân phận nông nô “ăn nhờ ở đậu”, nhờ có sự khai sáng của những con ngừơi như Fukuzawa Yukichi mà đã trở thành “quốc dân” của một đất nứơc Nhật Bản hiện đại và văn minh như ngày nay.

Posted in Japan, Opinions | 1 Comment »

Việt Nam bắt đầu trả nợ ODA cho Nhật Bản

Posted by BEAR trên Tháng Tư 11, 2009

Việt Nam bắt đầu trả nợ ODA cho Nhật Bản

Trao đổi với báo chí sáng 10/4 tại Hà Nội nhân việc Nhật Bản công bố Sách trắng ODA (số liệu thống kê 2007), Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Sakaba Mitsuo cho hay: Việt Nam đã bắt đầu quá trình trả nợ vốn vay ODA cho Nhật Bản. Năm 2007, con số trả nợ đạt gần 125 triệu USD.

Nước nhận viện trợ lớn nhất

Đại sứ Nhật Bản:  “Kinh tế Việt Nam phát triển thuận lợi thì sẽ càng trả nợ nhanh chóng cho Nhật Bản”. Ảnh: XL

Đánh giá Việt Nam là nước nhận viện trợ vốn ODA lớn nhất từ Nhật Bản trong 3 năm liên tiếp kể từ 2006 đến nay nhưng Đại sứ Sakaba Mitsuo cho hay khoản nợ của Việt Nam vẫn nhỏ, sau Trung Quốc và Indonesia.

Nhật Bản chính thức nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam năm 1992 và triển khai vốn vay ODA nhằm hỗ trợ cho chính sách Đổi mới của Việt Nam lúc đó.

Tuy nhiên, Đại sứ Sakaba Mitsuo cho biết Việt Nam đã bắt đầu trả nợ vốn vay ODA cho Nhật Bản. Năm 2007, con số trả nợ của Việt Nam đạt gần 125 triệu USD so với tổng số 640 triệu USD vốn ODA  viện trợ từ Nhật Bản.

Nhận định về khả năng trả nợ của Việt Nam trong 20 – 30 năm tới, Đại sứ Sakaba Mitsuo cho hay ông “không lo lắng”, đồng thời nhận định khi kinh tế Việt Nam phát triển thuận lợi thì Việt Nam sẽ càng trả nợ nhanh chóng cho Nhật Bản.

Chính phủ Việt Nam có những quyết định riêng, còn chúng tôi không lo lắng về khả năng trả nợ của Việt Nam“, Đại sứ nói.

Chia sẻ kinh nghiệm Nhật Bản trong quá khứ từng nhận viện trợ và trả nợ quốc tế trong 20 năm, Đại sứ Sakaba Mitsuo cho rằng điều quan trọng là phải sử dụng tập trung nguồn vốn để phát triển kinh tế đất nước.

Nhật Bản đã từng vay vốn của nước ngoài để thực hiện các dự án tiêu biểu như xây dựng tàu cao tốc, đường cao tốc. Theo ông, Việt Nam nên sử dụng nguồn vốn ODA tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ phát triển kinh tế như xây dựng cầu, cảng biển, đường cao tốc…

Năm 2007, trong tổng vốn ODA của Nhật Bản dành cho nước ngoài, Việt Nam xếp thứ 29/30 nước nhận vốn viện trợ không hoàn lại với khoảng hơn 18 triệu USD. Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại chủ yếu tập trung cho các dự án nhỏ, chủ yếu ở các địa phương nghèo.

Lý giải về điều này, Đại sứ Sakaba Mitsuo cho biết chính sách chung của Nhật Bản là dành vốn viện trợ không hoàn lại chủ yếu cho khu vực Trung Đông và châu Phi, nhiều hơn khu vực châu Á, nơi có nhiều nước đang phát triển kinh tế tốt. Tuy nhiên, bù lại, Việt Nam đứng thứ 3 trong tổng số các nước nhận vốn hỗ trợ kỹ thuật với 74 triệu USD, cũng là một phần của viện trợ không hoàn lại.

TIN LIÊN QUAN

Mặc dù gặp khó khăn do kinh tế toàn cầu suy giảm song Đại sứ Sakaba khẳng định quan điểm của Chính phủ Nhật Bản là sẽ tăng nguồn viện trợ cho các nước châu Á để giúp kích thích, hồi phục kinh tế.

Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso vừa qua đã tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh Davos việc Nhật Bản sẵn sàng cung cấp ODA không ít hơn 1,5 nghìn tỉ yên (17 tỉ USD), tương đương mức tăng 20% cho các nước châu Á để thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng và thương mại trong 3 năm tới, nhằm hồi phục nền kinh tế khu vực.

Đại sứ Nhật cho biết các quan chức Nhật Bản sẽ có cuộc họp thảo luận với các quan chức Việt Nam về việc thực hiện các dự án giúp kích thích và hồi phục kinh tế.

Ngày mai (11/4), trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN và các đối tác tại Pattaya, Thái Lan, sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản và 3 nước tiểu vùng sông Mêkông gồm Việt Nam, Lào và Campuchia. Thủ tướng Nhật Bản sẽ cùng Thủ tướng 3 nước thảo luận việc thực hiện các dự án trị giá 20 triệu USD tại khu vực này.

Xử nghiêm minh quan chức nhận hối lộ

Đề cập đến vụ hối lộ quan chức của Công ty tư vấn xây dựng quốc tế Thái Bình Dương (PCI) trong dự Dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP.HCM vừa qua, Đại sứ Sakaba bày tỏ “lấy làm tiếc” và khẳng định sẽ không để xảy ra trường hợp tương tự trong tương lai.

Ông cho biết Công ty PCI là công ty tư vấn hàng đầu của Nhật Bản nhưng đến nay đã bị phá sản. Các quan chức hối lộ của phía Nhật Bản đã bị xét xử và tuyên bố có tội. Đại sứ trông chờ quan chức nhận hối lộ ở TP.HCM sẽ sớm được đưa ra xét xử nghiêm minh theo pháp luật.

Tôi nghe nói quan chức của TPHCM đã bị bắt và hy vọng với sự hợp tác điều tra của hai bên, người có hành vi nhận hối lộ sẽ bị xử nghiêm minh“, Đại sứ nói.

Hôm 31/3 vừa qua, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư Võ Hồng Phúc và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Sakaba Mitsuo đã đại diện Chính phủ hai nước ký Công hàm trao đổi nối lại viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam, vốn bị đình lại hồi cuối năm 2008 do những bê bối xảy ra trong vụ PCI.

Theo đó, Chính phủ Nhật Bản cam kết cung cấp cho Việt Nam 83,201 tỷ yên tín dụng ưu đãi thuộc tài khóa 2008 của Nhật Bản để thực hiện 4 dự án. Với khoản tín dụng ưu đãi cho năm tài khóa 2008 được ký kết, cam kết ODA (bao gồm viện trợ không hoàn lại và tín dụng ưu đãi) của Nhật Bản dành cho Việt Nam từ 1992 đến nay đạt 1,477 tỷ yên.

23/02/2009- Nhật Bản chính thức nối lại ODA cho Việt Nam

12 Tháng 2 2009- Ông Huỳnh Ngọc Sỹ bị bắt

Cáo buộc hối lộ đã được đưa ra từ gần nửa năm nay, khi một số cựu lãnh đạo Công ty Tư vấn Thái Bình Dương của Nhật (PCI) khai đã chuyển cho một quan chức cao cấp tại TP Hồ Chí Minh số tiền hối lộ 820.000 đôla để thắng thầu dự án phát triển cơ sở hạ tầng có sử dụng vốn ODA của Nhật trong thành phố.

Họ cũng nêu đích danh vị quan chức Việt Nam là ông Huỳnh Ngọc Sỹ.

Cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Sỹ, đã có lệnh bắt tạm giam và khám nhà, tiến hành trong ngày hôm nay (11/2).
Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Trung ương Khuất Văn Nga

Các cựu lãnh đạo PCI đã bị tòa án Nhật Bản xét xử và đã nhận tội.

Phe công tố trong biên bản luận tội nói rằng số tiền hối lộ tổng cộng lên tới 2,43 triệu đôla (280 triệu yen tính theo giá hối đoái thời điểm vụ việc xảy ra). Tuy nhiên, họ chỉ xác lập vụ án hình sự đối với hai khoản hối lộ đưa cho phía Việt Nam trị giá trên 800.000 đôla .

Posted in Economic, Japan | Thẻ: | Leave a Comment »

TBT NÔNG ĐỨC MẠNH VÀ ODA NHẬT

Posted by BEAR trên Tháng Ba 3, 2009

TBT NÔNG ĐỨC MẠNH VÀ ODA NHẬT

TBT Nông Đức Mạnh sắp đi Nhật. Đây là yêu cầu rất cương quyết của Nhật trước khi tuyên bố nối lại ODA hồi tuần trước. Phía Nhật đã không chấp nhận đón tiếp Thủ Tướng theo nghi lễ chính thức nên ông Dũng phải hủy bỏ chuyến đi Nhật dự kiến từ cuối tháng 1. Thay vào đó Nhật đề nghị gửi một Bộ Trưởng đại diện Chính phủ để cam kết những vấn đề kinh tế, và sau đó phải là TBT viếng thăm để có những cam kết chính trị. Ông Phạm Gia Kiêm, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại giao đã khéo léo tránh né trách nhiệm đi Nhật, ông Võ Hồng Phúc phải thực hiện nhiệm vụ này.

Những cam kết của Chính Phủ về quyền lợi kinh tế cho Nhật mà ông Phúc chuyển đến đã làm Nhật thỏa mãn và ra tuyên bố nối lại ODA cho VN, nhưng họ nhấn mạnh rằng tiền sẽ chỉ giải ngân khi nào những cam kết chính trị được thực hiện. Chưa rõ những cam kết chính trị mà Nhật đòi hỏi là gì nhưng nó đang làm cho BCT rất bối rối. Nhật cho biết họ sẵn sàng tuyên bố chấm dứt ODA bất kỳ lúc nào nếu VN không thực hiện đúng các cam kết. Đảng và Nhà Nước đã chấp nhận trả những cái giá rất lớn để có được lời tuyên bố nối lại viện trợ của Nhật để trấn an dân chúng, nay vì sơ xuất gì mà Nhật đổi ý thì chắc chắn rằng sẽ gây rối loạn trong nước. Không biết những cam kết chính trị Nhật đòi hỏi là gì nhưng chắc chắn phải là những gì rất to tát vì Nhật rất tự tin nhắc lại nhiều lần với phía Việt Nam là tất cả những nhà tài trợ khác dù đã cam kết cho VN trong năm 2009 nhưng đều đang chờ quyết định của Nhật để hành động tương tự.

Ông Mạnh đang trùng trình tìm cách né tránh nhưng chưa biết có tìm được cách gì hay không vì áp lực không chỉ đến từ bên ngoài mà cả bên trong. Lý do là cho dù nội bộ bị chia rẽ nặng nề nhưng tất cả đều có một quyền lợi chung là sự tồn tại của Đảng để bảo vệ đặc quyền cá nhân, do vậy ông Mạnh khó lòng tránh né trước đòi hỏi của những người “đồng chí”. Một vị từng là trợ lý cho ông Mạnh vào khóa trước cho biết ông Mạnh tâm sự rằng đang rất bối rối, vì nếu yêu cầu của Nhật có gì liên quan đến sự quyền lợi của Đảng thì chắc chắn ông ấy không dám có ý kiến làm vui lòng Nhật, mà nếu như thế thì sẽ ảnh hưởng đến giải ngân ODA – mà cái này cũng đe dọa đến sự tồn vong của Đảng. Một chuyến đi lành ít dữ nhiều cho sự nghiệp của ông ta.

Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phải đáp ứng những yêu cầu gần như mệnh lệnh của Nhật: bắt Huỳnh Ngọc Sỹ phải diễn ra trong lúc Thái tử Nhật đến VN, không được trễ hơn dù chỉ một ngày; Nhật sẽ được quyền sở hữu từ 75% đến 100% các doanh nghiệp trong các lĩnh vực chủ lực mà từ trước đến giờ chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới được tham gia vì lý do an ninh quốc gia (như viễn thông, dầu khí, điện lực, ….); việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực này thì phía Nhật sẽ được ưu tiên là đối tác và cổ đông chiến lược. Chính Phủ đã chỉ thị sửa đổi hàng loạt các nghị định, thậm chí sửa luật “trình” Quốc Hội nhằm tạo cơ sở luật để thực hiện các cam kết cho Nhật. Dự thảo luật viễn thông cho phép tất cả các thành phần kinh tế không phân biệt sở hữu được quyền tham gia vào việc kinh doanh hạ tầng viễn thông (trước giờ phải là doanh nghiệp nhà nước hoặc nhà nước chiếm cổ phần chi phối), hay đề xuất chia tách tập đoàn EVN thành những đơn vị nhỏ hơn mới nghe cứ tưởng là để tốt hơn cho đất nước nhưng động lực của chúng thực ra là để đáp ứng cam kết với Nhật.

Quyền lợi kinh tế thì dễ dàng bán nhưng quyền lợi chính trị sẽ đổi chác thế nào thì chưa rõ Nhật sẽ đánh nước cờ tiếp theo ra sao. Nhưng tới bây giờ, bằng nước cờ ODA, Nhật đã đoạt được những quân cờ quan trọng và chiếm được một thế cờ chủ động. Một tình thế thật đáng buồn cho dân tộc, đúng là thời đại toàn cầu hóa, người ta không cần dùng đến súng đạn để mở rộng thuộc địa. Xem TV hôm qua và hôm nay thấy họ toàn ca ngợi các nhà đầu tư Nhật, ca ngợi VN là địa điểm đầu tư hấp dẫn, mà đúng là hấp dẫn quá đi chứ.

Posted in Japan | Leave a Comment »