Welcome to BEAR’s BLOG!!!

Archive for the ‘Reading’ Category

Thuật Lãnh Đạo theo một số lý thuyết kinh điển

Posted by BEAR trên Tháng Hai 23, 2011

Thuật Lãnh Đạo theo một số lý thuyết kinh điển

Michele Erina Doyle và Mark K. Smith

Lãnh Đạo là gì? Trong bài này, Michele Erina Doyle và Mark K. Smith tìm hiểu một số mô hình kinh điển về Lãnh Đạo. Một cách cụ thể hơn, họ điểm qua một số phương pháp đã từng được sử dụng khi nghiên cứu về Lãnh Đạo; đó là các lý thuyết về lãnh đạo qua đặc tính cá nhân, qua cách hành xử, và qua lý thuyết được biết đến gần đây là lý thuyết, tạm dịch là, “ứng phó với các tình huống bất ngờ” (contingency theory). Sau đó họ điểm qua các lý thuyết “thăng hóa,” và các vấn đề về thực thi nhiệm vụ lãnh đạo.

Tôi nghĩ rằng có một số người đặc biệt được nhiều người khác đi theo, dù với bất kỳ lý do nào; có thể vì họ thích cách xử thế và hành động của những người đó, hoặc cũng có thể vì những người này có óc khôi hài.

Khi nhìn vào những buổi sinh hoạt có tổ chức, ta luôn thấy có một người nào đó có “phẩm chất lãnh đạo;” họ là những người sẵn sàng bảo những người khác những điều cần làm nhưng vẫn có sự tôn trọng những người đó hay được những người khác tôn trọng.

Những hình ảnh liên hệ đến Lãnh Đạo thường bắt nguồn từ những cuộc xung đột. Khi nói về lãnh đạo, ta thường nghĩ đến những vị tướng mưu lược hơn đối phương, những chính trị gia [có khả năng] thuyết phục và hướng dẫn những người theo mình thực hiện một hành động nào đó, hoặc những người giải quyết được một cơn khủng hoảng. Chúng ta nhìn vào những cá nhân đặc biệt như Gandhi hoặc Jeane D’Arc, Napoleon, hoặc Hitler. Những câu chuyện chung quanh các nhân vật này đều cho thấy có những giây phút ngặt nghèo, hoặc những lúc mà quyết định của một người có tính chất thay đổi thời cuộc. Những người này có một viễn kiến về những điều có thể làm, hay nên làm, và có thể truyền đạt viễn kiến này đến những người đi theo mình. Thiếu sót những phẩm chất này, nguy cơ có thể xảy ra. Phẩm chất của khả năng lãnh đạo, có thể được xem là trọng tâm của sự sống còn và sự thành bại của tổ chức. Như Binh Pháp Tôn Tử, cuốn binh thư cổ nhất (khoảng 400 năm trước Công Nguyên), đã nói “Tướng soái giỏi dụng binh là thần hộ mệnh của dân là người giữ sự an nguy của quốc gia” (Thiên Tác Chiến [20]).

Thế thì, thế nào là Khả Năng Lãnh Đạo? Hình như đó là một trong những phẩm chất mà khi thấy thì ta biết liền, nhưng lại khó mô tả. Phải nói là có bao nhiêu nhà bình luận thì cũng có chừng ấy định nghĩa khác nhau về lãnh đạo. [Tuy nhiên,] rất nhiều định nghĩa liên kết sự lãnh đạo với người lãnh đạo. Theo quan niệm này, có bốn điểm chính. Đầu tiên, lãnh đạo bao gồm việc ảnh hưởng đến người khác. Thứ hai, hễ có người lãnh đạo thì luôn luôn có người đi theo. Thứ ba, các nhà lãnh đạo thường xuất hiện khi có một cơn khủng hoảng, hoặc có một vấn nạn cần được giải quyết. Nói một cách khác, những người lãnh đạo thường xuất hiện khi có nhu cầu cần có một phương thức giải quyết mới cho một vấn đề xã hội. Thứ tư, người lãnh đạo là người có cái nhìn rất rõ họ muốn đạt được điều gì và tại sao họ muốn điều đó. Như vậy, người lãnh đạo là người có khả năng suy nghĩ và hành động một cách sáng tạo trong những tình huống bất thường, là người đưa ra viễn kiến mới để ảnh hưởng đến hành động, niềm tin và cảm xúc của những người xung quanh. Theo quan niệm này khả năng lãnh đạo bắt nguồn từ khả năng và phẩm chất của một cá nhân. Tuy nhiên, nó cũng liên hệ tới các vai trò khác, như là vai trò của người quản lý hoặc chuyên viên. Và như vậy thì cũng rất khó phân biệt, bởi vì không phải người giám đốc điều hành nào cũng là người lãnh đạo và ngược lại, không phải người lãnh đạo giỏi nào cũng là người quản lý giỏi.

Trong khoảng 80 năm trở lại đây, trong các quan niệm kinh điển về vai trò lãnh đạo, có 4 khuynh hướng định nghĩa chính như sau:

  • Các lý thuyết về Lãnh Đạo do đặc tính cá nhân
  • Các Lý thuyết về Lãnh đạo qua cách hành xử
  • Các Lý Thuyết về Lãnh đạo do thời thế tạo nên
  • Các Lý Thuyết về Lãnh Đạo qua thăng hóa.

Như John Van Maurik (2001: 2-3) đã nói, điểm quan trọng là bốn loại lý thuyết này không hoàn toàn tách biệt lẫn nhau và không giới hạn vào thời gian.


Mặc dù đúng là quá trình phát triển của tư tưởng có khuynh hướng tiếp nối nhau [theo từng thế hệ], nhưng cũng có thể có những tư tưởng của một [trường phái thuộc] thế hệ trước lại xuất hiện trong những nghiên cứu của những tác giả thuộc về các thế hệ mãi về sau này, những tác giả thuộc thế hệ trẻ này cũng không nghĩ là họ thuộc về trường phái đó.Sau cùng có thể nói một cách công bằng là mỗi thế hệ đã thêm vào những đóng góp đáng kể trong cuộc bàn luận về lãnh đạo và cuộc bàn luận đó vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. (van Maurik 2001:3)


Bốn khuynh hướng nghiên cứu về thuật lãnh đạo (quản trị) hiện đại cũng có thể mang những tên khác nhau (thí dụ ta có thể bàn sức thu hút của [người] lãnh đạo, hay thuật lãnh đạo thăng hóa), rồi còn có các tên khác nữa như các phương pháp tìm hiểu về thuật lãnh đạo qua các kỹ năng và lãnh đạo bản thân, hoặc qua sự chia sẻ vai trò lãnh đạo cộng hữu (những đề tài này sẽ được bàn tới trong bài này). Tuy nhiên, bốn khuynh hướng này đều có chung một số phẩm chất, và ta cũng có thể nghiên cứu những đề tài này như những biến thể của mô hình lãnh đạo theo lý thuyết cổ điển.

Đặc Tính Cá Nhân

Theo Warren Bennis, “Người lãnh đạo là người có khả năng trình bày tư tưởng một cách đầy đủ và rõ ràng; họ biết rõ họ muốn gì, tại sao họ muốn điều đó, và làm sao để truyền đạt điều họ muốn đến những người xung quanh để thuyết phục mọi người cùng hợp tác và thực hiện điều họ muốn và cuối cùng là họ biết làm thế nào để đạt đến mục đích mong muốn” (Bennis 1998:3). Nhưng điều gì làm người lãnh đạo nổi bật lên như vậy? Khi chúng ta nghiên cứu cuộc đời của những người lãnh đạo tài ba, xuất chúng, thì rõ ràng là họ có rất nhiều phẩm chất và cá tính khác nhau. Chỉ cần nhìn các nhà chính trị gia lỗi lạc như Nelson Mandela, Margaret Thatcher, hay là Mao Trạch Đông thì thấy rõ.

Vì vậy, thay vì bắt đầu bằng việc nghiên cứu những cá nhân kiệt xuất, nhiều nhà nghiên cứu lại liệt kê các phẩm chất tổng quát hay đặc tính cá nhân mà họ nghĩ là người lãnh đạo phải có. Hai cuộc thăm dò của Stogdill (1948) và Mann (1959) cho thấy một số đặc tính về nhân cách đã phân biệt người lãnh đạo và người đi theo. Tuy nhiên, như Peter Wright (1996:34) nhận định: “nhiều nhà nghiên cứu không thấy sự khác biệt giữa phẩm chất của người lãnh đạo và những người đi theo; thậm chí họ còn thấy những người có những phẩm chất này lại khó có khả năng trở thành người lãnh đạo.” Ngày nay, chỉ cần đọc hầu như bất kỳ những quyển sách phổ thông nào về đề tài này bạn sẽ vẫn còn tìm thấy một bản liệt kê những đặc tính cá nhân được cho là trung tâm điểm cho sự lãnh đạo hữu hiệu. Quan niệm cơ bản là nếu một người có được đa số các cá tính này thì họ sẽ có thể đứng ra lãnh đạo trong nhiều tình huống khác nhau. Thoạt nhìn vào những danh sách (như danh sách số 1 dưới đây), chúng ta thấy chúng có vẻ rất hữu ích, nhưng càng nhìn lâu thì càng thấy là còn có nhiều đặc tính khác nữa.

Sơ Đồ 1: Những đặc tính cá nhân của người lãnh đạo (theo lý thuyết của Gardner)

John Gardner nghiên cứu một số lớn các tổ chức vùng Bắc Mỹ và những người lãnh đạo của những tổ chức này và kết luận có một số phẩm chất hoặc đặc tính cho thấy rằng một người lãnh đạo trong tình huống này cũng có thể lãnh đạo trong tình huống khác.Những đặc tính cá nhân này gồm có:

  • Điều kiện thể lực tốt và sức chịu đựng
  • Sự khôn ngoan và sự phán đoán thiên về hành động
  • Tinh thần nhận trách nhiệm
  • Có khả năng thực hiện công việc
  • Hiểu biết về những người cộng sự và nhu cầu của họ
  • Có kỹ năng giao tế và biết cách dùng người
  • Có nhu cầu đạt kết quả
  • Khả năng thuyết phục và cổ động người khác
  • Can đảm và quyết tâm
  • Tự trọng
  • Quyết tâm
  • Tự tin
  • Sự trình bày ý tưởng một cách quả quyết
  • Khả năng thích nghi/Khả năng linh động

John Gardner (1989) On Leadership, New York: Free Press.

Vấn đề trước hết là những nhà nghiên cứu đầu tiên về những đặc tính cá nhân thường cho là có một bản liệt kê rõ rệt những đặc tính tạo thành một người lãnh đạo – trong bất kỳ tình huống nào. Nói cách khác, họ nghĩ rằng [những người có] cùng những đặc tính đó sẽ thành công cả trên chiến trường lẫn trong một văn phòng học đường. Họ giảm thiểu hóa ảnh hưởng của tình thế (Sadler, 1997). Họ và những tác giả sau này cũng có khuynh hướng trộn lẫn những phẩm chất rất khác biệt nhau. Thí dụ như vài phẩm chất trong bản liệt kê của Gardner là những phẩm chất thuộc về cách hành xử cá nhân, vài đặc tính khác thuộc về năng khiếu và những phẩm chất khác [lại] liên quan đến tính khí và trí tuệ. Tương tự như các bản liệt kê cùng thể loại, bản này thì khá dài – thành ra nếu một người nào đó chỉ có một vài đặc tính chứ không đủ hết các đặc tính trong bản liệt kê đó thì sẽ ra sao? Mặt khác thì bản kê khai đó lại chưa đủ hết và vẫn có thể có những người có những “phẩm chất lãnh đạo” khác. [Nếu thế thì] đó là những phẩm chất nào?

Gần đây nhiều người đã thử tìm xem có một sự kết hợp một số đặc tính [lãnh đạo] nào đó có thể tốt cho một tình thế đặc thù nào chăng. Có vài tiến triển trong hướng này. Theo Stogdill, trong những tình thế khác nhau, ta có thể liên kết mối quan hệ giữa thành công với một số các đặc tính cá nhân (Wright 1996: 35. Wright tiếp tục xem xét các lý thuyết hiện đại về đặc tính lãnh đạo trong các chương sau – 1996: 169-193). Tuy nhiên, đây cũng còn là một ngành khoa học không chính xác.

Một trong những câu hỏi chúng ta thường nghe khi bàn đến bản liệt kê các đặc tính lãnh đạo là khuynh hướng thiên về “nam giới” của các đặc tính này. Khi thăm dò ý kiến của cả nam và nữ xem họ nhận xét thế nào về những đặc tính và phẩm chất lãnh đạo, cả hai nhóm đều có chung một vài nhận xét tương tự. Cả hai nhóm đều có khuynh hướng khó thừa nhận phụ nữ làm lãnh đạo. Những đặc tính liên hệ đến vai trò lãnh đạo trong những bản liệt kê này thường được xem là dành cho nam giới. Tuy nhiên, những đặc tính của người lãnh đạo có tùy thuộc vào giới tính hay không vẫn là câu hỏi cần được nêu ra. Nếu như không thể lập ra một bản liệt kê những đặc tính lãnh đạo mà ai cũng đồng ý, thì cũng không thể lập nên một bản liệt kê các đặc tính lãnh đạo theo giới tính.

Cách Hành Xử

Khi những nhà nghiên cứu tiên khởi về lãnh đạo không còn hơi sức để tìm kiếm thêm những đặc tính lãnh đạo, họ xoay qua tìm hiểu xem các người lãnh đạo làm gì, nhất là cách hành xử của họ đối với những người đi theo họ. Các nhà nghiên cứu chuyển từ [việc nghiên cứu] cá nhân những người lãnh đạo qua thuật lãnh đạo – và cách nghiên cứu này này trở thành một phương thức được sử dụng nhiều hơn hết để nghiên cứu về thuật lãnh đạo trong tổ chức vào các thập niên 1950 và 1960. Cách hành xử được phân loại thành những mô hình và những mô hình khác nhau được gom lại thành những nhóm được gọi là tác phong lãnh đạo. Phương thức này trở thành phổ thông để huấn luyện về quản trị – có lẽ nổi tiếng nhất là phương thức Mạng Lưới Quản Trị của Blake và Mouton (1964; 1978). Nhiều phương thức khác cũng theo nhau xuất hiện, nhằm chẩn đoán và phát triển phương cách làm việc của mọi người. Dù mang những tên gọi khác nhau, các phương thức này cùng có những ý tưởng căn bản như nhau. Theo phái nghiên cứu về cách hành xử, có bốn tác phong lãnh đạo chính:

Quan tâm về công tác: Ở đây, các người lãnh đạo nhấn mạnh sự hoàn thành những mục tiêu rõ rệt. Họ nhắm tới [đạt được] mức độ sản xuất cao và cách thức tổ chức nhân viên và công việc để đạt được những mục tiêu đó.

Quan tâm về con người: Trong phương cách này, các người lãnh đạo xem các người theo họ là con người có những nhu cầu, sở thích, nan đề, sự thăng tiến và nhiều thứ khác, chứ không chỉ đơn thuần là những đơn vị sản xuất hay là những phương tiện để đạt được mục tiêu cuối cùng.

Lãnh đạo trực tiếp: Phương cách này có đặc tính là các người lãnh đạo ra quyết định cho những người khác – và họ mong muốn những người đi theo hay thuộc cấp làm theo đúng những điều họ hướng dẫn.

Phân quyền lãnh đạo: Ở đây, những người lãnh đạo chia sẻ quyền quyết định với những người khác. (Wright 1996: 36-7)

Thường thì chúng ta thấy hai tác phong lãnh đạo được trình bày trong các sách vở và tài liệu huấn luyện. Thí dụ như Quan tâm về công tác được trình bày đối lại với Quan tâm về con người (trong Blake và Mouton 1964); và vai trò Lãnh đạo trực tiếp được xem như tương phản với Phân quyền lãnh đạo (thí dụ McGregor [1960] mô tả người quản lý [có tác phong theo] “Lý Thuyết X” hay “Lý Thuyết Y”). Nếu bạn đã từng học những lớp về phát huy vai trò đồng đội hay kỹ năng lãnh đạo, các bạn thường sẽ gặp những bài thực hành hay thảo luận tương tự như thế.

Những tác giả tiên phong về lãnh đạo và nghiên cứu về tác phong lãnh đạo phân quyền hay tác phong lãnh đạo đặt trọng tâm vào con người đều lập luận rằng các tác phong lãnh đạo này thường làm cho những người đi theo (hay thuộc cấp) hài lòng hơn. Tuy nhiên, như Sadler (1997) tường trình, khi các nhà nghiên cứu thật sự chú tâm vào điều đó, hình như lập luận đó không đứng vững. Có rất nhiều điểm khác biệt và không đồng nhất giữa các công trình nghiên cứu này. Thật khó mà nói được tác phong lãnh đạo nào là then chốt có thể khiến cho một nhóm này hoạt động tốt hơn nhóm khác Có lẽ đó cũng là vấn đề chính mà những người nghiên cứu về đặc tính lãnh đạo cùng gặp phải (Wright 1996:47). Những người nghiên cứu đã chưa nhìn nhận hợp lý nội dung hay cơ sở nào mỗi phương cách đã được áp dụng. Có thể nào có cùng phương cách hoạt động tốt cho một tập thể, hay một nhóm bạn bè, và cho cả một phòng cấp cứu ở bịnh viện hay không? Những phương cách mà các người lãnh đạo có thể áp dụng bị ảnh hưởng bởi các đối tượng họ làm việc chung và bởi môi trường hoạt động của họ nhiều hơn là người ta nghĩ suy từ lúc đầu.

Thời Thế

Các nhà nghiên cứu bắt đầu chuyển sang tìm hiểu khả năng lãnh đạo trong những bối cảnh khác nhau – và [thấy rằng] nhận thức về những khả năng lãnh đạo cần có lại thay đổi theo tình huống. Nhiều người nhìn vào quá trình mà các người lãnh đạo vươn lên trong những hoàn cảnh khác nhau – thí dụ như những thời điểm khủng hoảng hay nơi có khoảng trống [lãnh đạo]. Những nhà nghiên cứu khác lại quan sát trong những bối cảnh khác nhau cách thức người lãnh đạo và những người đi theo đối xử với nhau – thí dụ như trong quân đội, các đảng phái chính trị hay trong các công ty. Quan điểm cực đoan nhất thì lại cho rằng hầu như mọi thứ đều do hoàn cảnh quyết định. Nhưng phần lớn các tác giả không theo đường này. Họ áp dụng quan niệm về tác phong lãnh đạo và tin rằng tác phong [mà người lãnh đạo] cần có thay đổi theo tình huống. Hay nói một cách khác, mỗi một tình huống cụ thể đòi hỏi một hình thức lãnh đạo riêng biệt. Yếu tố này là phần thưởng cho những người nào có thể khai triển khả năng làm việc trong nhiều hướng khác nhau và có thể thay đổi phương cách làm việc của họ để thích ứng với từng tình huống.

Các nhà nghiên cứu bắt đầu khai triển Phương pháp ứng phó với tình thế. Ý tưởng then chốt của phương pháp này là sự lãnh đạo hữu hiệu tùy vào nhiều yếu tố khác kết hợp nhau. Thí dụ như Fred E. Fiedler lý luận rằng hiệu năng lãnh đạo tùy thuộc vào hai yếu tố tác động lẫn nhau: tác phong lãnh đạo cộng với khả năng kiểm soát và tạo ảnh hưởng [đến các biến chuyển] do tình thế đưa đến. Ba điều quan trọng ở đây là:

Mối quan hệ giữa những người lãnh đạo và những người đi theo. Nếu những người lãnh đạo được yêu mến và kính trọng, họ dễ dàng có sự ủng hộ của những người khác hơn.

Cấu trúc của công tác. Nếu công tác được quy định rõ ràng, như về những mục tiêu, phương pháp và tiêu chuẩn của sự hoàn tất thì những người lãnh đạo sẽ có thể dễ dàng thể hiện ảnh hưởng của họ hơn.

Quyền lãnh đạo do chức vụ. Nếu một cơ quan hay một tập thể trao quyền cho người lãnh đạo để hoàn thành công tác, điều đó có thể tăng thêm ảnh hưởng của người lãnh đạo.

Những mô hình như thế có thể giúp chúng ta nghĩ suy về điều chúng ta đang làm trong những tình huống khác nhau. Thí dụ như chúng ta có thể cần chỉ huy nhiều hơn khi cần có nhu cầu đáp ứng nhanh, hay tại những nơi mà mọi người đã quen được chỉ định công việc cần làm hơn là tự họ phải làm. Những mô hình này cũng được áp dụng trong nhiều chương trình huấn luyện về quản trị khác nhau như Reddin đã khai triển mô hình mạng lưới quản lý của Mouton và Blake (1970; 1987), [đây là] một mô hình chú trọng vào sự tương tác giữa các đặc tính của người lãnh đạo với những người đi theo trong một tình thế đặc thù nào đó; và những nhận định rất có ảnh hưởng của Hersey and Blanchard (1977) về việc lựa chọn phương cách lãnh đạo thích ứng cho từng tình thế.

Sơ Đồ 2: Hersey and Blanchard (1977): luận vấn đề tác phong lãnh đạo và tình huống

Hersey and Blanchard đã nhận định bốn tác phong lãnh đạo khác nhau có thể áp dụng để ứng phó với những tình huống tương phản nhau:

Chỉ Đạo (Nhu cầu hoàn tất công tác cao/quan hệ giữa người lãnh đạo và nhân viên thấp). Đặc điểm của tác phong này là đưa ra rất nhiều chỉ thị cho thuộc cấp, cũng như chú trọng nhiều vào việc định nghĩa một cách rõ ràng vai trò của nhân viên và mục tiêu công việc. Phương cách này thường đượcdùng khi có nhân viên mới, hay cho các công việc dễ dàng và lập đi lập lại, hay cần hoàn tất trong khoảng thời gian ngắn. Thuộc cấp trong trường hợp này được xem như không có khả năng hay không sẵn lòng làm tốt công việc.

Khuyến Dụ (Nhu cầu công tác cao/mối quan hệ chặt chẽ). Ở đây, dù là người lãnh đạo cũng cần phải ra chỉ thị, nhưng cũng cố gắng khuyến khích mọi người “tự nguyện” nhận đó là công tác của chính họ. Tác phong lãnh đạo này đôi khi còn được gọi là phương cách của huấn luyện viên khi mọi người sẵn lòng chịu làm việc hay được động viên tinh thần để thi hành công tác, nhưng thiếu sự “trưởng thành” hay “khả năng chuyên môn” cần có.

Chia sẻ (Mối quan hệ cao/nhu cầu công tác thấp). Ở đây, quyền quyết định được chia sẻ giữa những người lãnh đạo và những người đi theo – vai trò chủ yếu của người lãnh đạo là điều hợp và liên lạc. Phương cách này đòi hỏi sự ủng hộ cao và ít chỉ đạo, áp dụng khi mọi người có khả năng nhưng có lẽ không hài lòng làm việc hay cảm thấy họ không được tin cậy (mức độ trưởng thành của họ từ khá đến cao) (Hershey, 1984).

Ủy Nhiệm (Mối quan hệ thấp/nhu cầu công tác thấp). Người lãnh đạo cũng vẫn cần xác định nan đề cần giải quyết, nhưng trách nhiệm thực hành thì giao cho các thuộc cấp. Phương cách này đòi hỏi mức độ cạnh tranh và truởng thành cao (những người biết việc gì cần làm và sẵn sàng thi hành).

Những mô hình này, ngoài bản chất tự nhiên của chúng, vẫn có những vấn đề khác. Trước tiên, phần lớn những mô hình này có khuynh hướng thiên về [các tổ chức] vùng Bắc Mỹ. Rất nhiều bằng chứng cho thấy những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến cung cách người ta làm việc, và [có những hành vi] tương ứng với những tác phong lãnh đạo khác nhau. Thí dụ, một số nền văn hóa thì có vẻ chú trọng đến tính cách cá nhân, hay coi trọng tình gia đình hơn là những mô hình mang tính “thư lại,” hay có những định kiến khác nhau về cách xưng hô và nói chuyện với nhau. Tất cả những điều này tác động lên sự lựa chọn tác phong hay phương pháp lãnh đạo.

Điều thứ hai, như chúng ta đã thấy ở trên, có những khuôn mẫu về vai trò lãnh đạo khác nhau liên quan đến đàn ông và đàn bà. Có người lý luận rằng đàn bà thường có những phương cách lãnh đạo theo kiểu chăm sóc, lo lắng và nhạy cảm hơn nam giới. Họ thường chú trọng đến mối quan hệ. Còn đàn ông thì được cho là chú ý đến công việc hơn. Tuy nhiên, điều này cũng còn đang được tranh luận. Chúng ta cũng có thể tìm thấy nhiều dẫn chứng về những người đàn ông chú trọng về giáo huấn và những người đàn bà thiên về công việc. Những sự tương phản trong tác phong của đàn ông và đàn bà có thể tùy theo từng tình huống. Thí dụ, trong vấn đề quản trị, đàn bà phần nhiều ở các vị trí chỉ huy trong những ngành liên quan đến nhân sự – cho nên khía cạnh nhân sự của tác phong lãnh đạo này thường được chú trọng.

Điều thứ ba, như Bolman và Deal (1997:302) nhận xét, cũng như Blake và Mouton trước đó, các tác giả như Hersey và Blanchard “chú tâm chủ yếu đến mối quan hệ giữa các người quản lý và thuộc cấp trực tiếp, mà ít đề cập đến những vấn đề về cấu trúc, chính trị hay biểu tượng”.

Thăng Hóa

Burns (1977) cho rằng chúng ta có thể phân biệt những người lãnh đạo kiểu giao dịch và người lãnh đạo kiểu thăng hóa. Loại người đầu tiên đối xử với các thuộc cấp theo cung cách thực tiễn, trao đổi chuyện này với chuyện khác, còn loại sau là những người lãnh đạo có viễn kiến, muốn tìm thấy ở thuộc cấp “cái bản chất tốt đẹp hơn và đưa họ đạt đến những mức nhu cầu và mục đích cao hơn và phổ quát hơn. (Bolman and Deal 1997: 314). Nói cách khác, theo mô hình này, người lãnh đạo được xem như là nhân tố làm thay đổi.

Sơ Đồ 3: Vai trò lãnh đạo kiểu giao dịch và kiểu thăng hóa

Người lãnh đạo kiểu giao dịch Người lãnh đạo kiểu thăng hóa
Nhận định xem chúng ta cần gì từ tổ chức và tìm cách bảo đảm rằng chúng ta sẽ được hưởng những điều đó nếu làm tốt công việc. Nâng cao mức độ nhận thức, trình độ hiểu biết của chúng ta về ý nghĩa và giá trị của mục tiêu cần đạt đến và phương pháp nhằm đạt các mục tiêu này.
Trao đổi phần thưởng và những lời hứa hẹn cho những cố gắng của chúng ta. Giúp cho chúng ta vượt qua những quan tâm về quyền lợi cá nhân để chú trọng vào quyền lợi của tập thể, tổ chức hay chính thể.
Đáp ứng các quyền lợi cá nhân khi chúng ta làm xong việc. Thay đổi suy nghĩ của chúng ta về những nhu cầu cần có (theo Maslow) và mở rộng tầm nhận thức về những nhu cầu và mong muốn của chúng ta.
(Dựa theo Bass 1985 – Wright 1996: 213)

Bass (1985) nhận xét là Burns (1977) đã sắp đặt loại người lãnh đạo giao dịch và thăng hóa ở hai cực đối nghịch. Thay vì vậy, Bass đề nghị là chúng ta nên tìm cách nào để sử dụng và thăng hóa những hình thái giao dịch. Vai trò lãnh đạo thăng hóa được cho là cần thiết vì [càng ngày càng] có nhiều thêm nhiều nhu cầu phức tạp đòi hỏi ở những người lãnh đạo. van Maurik (2001: 75) cho rằng các nhu cầu đó “tập trung ở sự không chắc chắn [và thay đổi quá nhanh của thời cuộc], một sự bất ổn định ở mức độ cao mà ngày nay người lãnh đạo, các cộng sự viên, và thực ra là toàn bộ tổ chức đã cùng trải nghiệm qua.” van Maurik nhận định là có ba thành phần lớn của các tác giả theo khuynh hướng này, như:

Vai trò lãnh đạo tập thể, thí dụ như khuynh hướng của Meredith Belbin.

Người lãnh đạo là nhân tố xúc tác cho sự thay đổi, gồm có các tác giả như Warren Bennis, James Kouzes và Barry Posner và Stephen R. Covey.

– Người lãnh đạo là những người có viễn kiến chiến lược, thí dụ như khuynh hướng của Peter Senge.

Những lằn mức phân chia những điều trên vẫn còn là vấn đề còn được tranh luận; sự phức tạp của những bài phân tích đưa ra bởi nhiều tác giả khác nhau cũng thay đổi; và nhiều tác giả cũng không nhận thức ra nơi phân chia đó – nhưng nội dung bài viết có thể phân loại là thăng hóa. Trong tài liệu hiện đại về vai trò lãnh đạo trong quản trị, có sự nhấn mạnh quan trọng về vai trò lãnh đạo qua hấp lực và qua những hình thái quan hệ. Tuy nhiên, cũng chưa có những bằng chứng chắc chắn để chứng minh cho sự hữu hiệu của quan nhiệm lãnh đạo qua hấp lực. Thật vậy, Wright (1996: 221) kết luận rằng “không thể nào khẳng định được sự hữu hiệu của vai trò lãnh đạo kiểu thăng hóa.”

Chúng ta sẽ trở lại vài câu hỏi chung quanh vấn đề hấp lực sau – nhưng trước tiên, chúng ta cần kiểm nghiệm sơ qua về bản chất của quyền lực trong các tổ chức (và mối quan hệ đến vai trò lãnh đạo).

Quyền lực

Chúng ta thường nhầm lẫn vai trò lãnh đạo và quyền lực. Để khảo sát điều này, chúng ta có thể tham khảo bản nghiên cứu quan trọng của Heifetz (1994). Quyền lực thường được xem như là sự sở hữu về quyền hành dựa trên những chức vụ chính thức. Trong các tổ chức, chúng ta có khuynh hướng chú trọng vào người quản lý hay nhân viên cao cấp. Họ là những người xem như có quyền chỉ đạo chúng ta. Chúng ta tuân lệnh họ vì chúng ta xem họ hành xử quyền hành đó một cách hợp pháp. Cũng có thể là do chúng ta sợ các hậu quả của chuyện bất tuân theo những mệnh lệnh hay “yêu cầu” của họ. Quyền hạn của họ để đuổi việc, giáng chức hay làm phiền toái chúng ta đảm bảo sự tuân lệnh của chúng ta. Chúng ta cũng có thể đi theo họ vì họ thể hiện khả năng lãnh đạo. Như chúng ta thấy, khả năng lãnh đạo là cái gì đó, nói chung không phải là [quyền lực chính thức]; đó là khả năng nhận thức rõ được vấn đề [trong những tình thế rối rắm], hay xử sự [khôn ngoan] trong những tình huống không bình thường. Bằng cách này, các người lãnh đạo không chỉ đơn thuần gây ảnh hưởng; họ còn phải chứng tỏ là những cuộc khủng hoảng hay những sự kiện bất ngờ xảy ra không làm họ bối rối. Những người lãnh đạo có thể có những quyền lực chính thức nhưng họ cũng dựa một phần lớn vào những quyền lực không chính thức. Nó xuất phát ra từ những phẩm chất và hành động cá nhân. Họ cần được tin cậy, kính trọng qua khả năng chuyên môn và được mọi người đi theo nhờ khả năng thuyết thục của họ.

Nhưng người lãnh đạo có quyền lực cũng là một phần của sự trao đổi: nếu họ không “giao hàng” được, không đáp ứng được kỳ vọng của mọi người, họ có thể bị mất quyền lực vào tay người khác. Những người có quyền hạn chính thức cấp trên của họ có thể thay thế họ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xem xét thêm một khía cạnh khác. Những người đi theo, dù biết hay không, cũng chấp nhận quyền lãnh đạo của họ – và người lãnh đạo cũng lệ thuộc vào điều này. Người lãnh đạo trông cậy vào những người đi theo cho họ những ý kiến phản ảnh và góp sức vào công việc. Không có những chuyện này, họ không có nguồn tin tức và nguồn tài nguyên để làm việc. Những người lãnh đạo và những người theo họ là những thực thể liên lập với nhau.

Những người không có địa vị quyền hành chính thức cũng có thể hưởng được quyền lực không chính thức. Thí dụ như trong một đội banh, người quản lý chưa hẳn đã là người có ảnh hưởng nhất. Người có ảnh hưởng nhất lại có thể là một cầu thủ giàu kinh nghiệm, có khả năng tiên liệu được thế trận và huy động được năng lực của toàn đội. Trong chính trị, một thí dụ cổ điển là Gandhi – người mà hầu như không giữ chức vụ chính thức quan trọng nào – nhưng qua cách nghĩ suy và gương mẫu của ông mà ông đã trở thành nguồn cảm hứng cho những người khác noi theo.

Quyền lực chính thức vừa là nguồn tài nguyên vừa là sự hạn chế. Một mặt, quyền lực giúp cho người lãnh đạo huy động được cơ cấu và các nguồn tài nguyên của tổ chức. Sử dụng nó đàng hoàng giúp người ta cảm thấy yên ổn. Mặt khác, quyền lực chính thức kèm theo nhiều kỳ vọng – và những kỳ vọng này có thể hoàn toàn không thực tế ở những thời điểm khủng hoảng. Như Heifetz đã viết, “đặt ra những câu hỏi khó khăn và người ta lo ngại bị mất quyền lực, ngay cả khi đó là những câu hỏi được xem là quan trọng nhằm thúc đẩy [tiến trình] giải quyết nan đề (1994: 180). Không được “nắm” quyền hành chính thức nhưng vẫn trong phạm vi cơ quan lại có thể là lợi điểm. Bạn có thể có nhiều tự do di chuyển hơn và nhiều cơ hội để tập trung vào điều bạn nhận thấy là vấn đề (hơn là vào mục tiêu của tổ chức), và có nhiều cơ hội lớn lao hơn để tiếp xúc với điều mà nhân viên tại “tuyến đầu” cảm nhận.

Hấp lực

Trước khi tiếp tục [phần khảo sát của chúng ta], điều quan trọng là cần xem xét câu hỏi về hấp lực. Đó là một phần lớn về cách mà chúng ta nhìn vào vai trò lãnh đạo – nhưng hấp lực cũng là một phẩm chất khó mà xác định được. Hấp lực, cụ thể, là phần thưởng thiên phú hay phần thưởng của Tạo Hóa (Wright 1996: 194). Chính Max Weber đưa quan niệm về “hấp lực” vào lãnh vực lãnh đạo. Weber dùng chữ “hấp lực” để nói về các người lãnh đạo tự phong có những người đang tuyệt vọng đi theo. Những người lãnh đạo đó [có thể] tạo ảnh hưởng vì thiên hạ thấy ở họ những năng khiếu hay tài năng đặc biệt có thể giúp họ thoát khỏi nỗi đau khổ mà họ đang chịu đựng.

Khi nghĩ về hấp lực, chúng ta thường nhìn vào phẩm chất của những cá nhân cụ thể – năng khiếu, tư cách và dáng bộ của họ. Nhưng đó chỉ mới một mặt của vấn đề. Chúng ta cần phải xem xét những tình thế mà vai trò của hấp lực nổi lên. Mỗi khi mà cảm giác tuyệt vọng mạnh mẽ bao quanh, hình như người ta có khuynh hướng tìm đến những nhân vật có thể đưa ra câu trả lời. Để cho cuộc sống dễ chịu hơn, chúng ta thường muốn trút gánh nặng của việc tìm kiếm những giải pháp cho [vấn nạn của] đời sống của mình sang cho người khác. Và như thế chúng ta đã giúp tạo nên vai trò cho “những người lãnh đạo kiểu hấp lực” bước vào. Rồi thì họ sẽ tìm cách thuyết phục chúng ta tin vào năng khiếu đặc biệt của họ và vào phương cách họ giải quyết cuộc khủng hoảng hay nan đề [của mọi người]. Khi những yếu tố này tập trung lại được với nhau, một nguồn lực mạnh mẽ có thể được nảy sinh. Không nhất thiết là vấn đề sẽ được giải quyết – nhưng chúng ta có thể tin là như vậy. Khi chúng ta bắt đầu nhìn những người lãnh đạo đó với sự thán phục, một cách nào đó ta đã được truyền cho một nguồn cảm hứng, và ta bắt đầu có cảm giác an toàn hơn và được dìu dắt. Điều này có thể là một nguồn lực lớn lao. Những người như Martin Luther King đã dùng niềm tin mà thiên hạ đã ký thác cho ông để thúc đẩy vấn đề nhân quyền ở Hoa kỳ. Martin Luther King đã có thể chịu đựng và chia sẻ nhiều áp lực với những người ủng hộ và truyền cho họ hy vọng về sự đổi mới. King trình bày viễn kiến của mình một cách rõ ràng với những người ủng hộ và cùng làm việc với họ để hoạch định chiến lược. Nhưng [lãnh đạo qua hấp lực] cũng có những điều nguy hiểm đáng quan tâm.

Hấp lực cần có sự lệ thuộc. Điều này cũng có thể có nghĩa là từ bỏ trách nhiệm của chúng ta. Đáng tiếc thay con người rất dễ dàng để cho những người nào có vẻ như biết việc tiếp tục đối phó với những chuyện khó khăn. Đặt những người đó lên bệ thần tượng lại càng khiến khoảng cách giữa “chúng ta” và “họ” rộng thêm ra. Họ lại càng có nhiều khả năng hơn hay có quyền kiểm soát hơn. Thay vì trực diện với các tình huống [khó khăn] và tự mình tìm lấy giải pháp, thì chúng ta lại chọn làm những người đi theo (và thường được khuyến khích làm như vậy). Rất có thể đến một lúc nào đó sự giả tạo do chính ta tạo ra về hấp lực của người lãnh đạo, một sự giả tạo vẫn tiềm ẩn bên trong, sẽ trỗi dậy thách thức chúng ta. Cũng giống như khi chúng ta đi theo những người lãnh đạo có hấp lực, chúng ta cũng có thể chống lại họ. Có thể đó là vì do chúng ta nhận thức ra là “giải pháp” mà người lãnh đạo đề ra cho ta theo không làm được gì tốt hơn. Cũng có thể một sự tai tiếng hay một chuyện tình cờ nào đó phơi bày sự xấu xa của người lãnh đạo ra cho chúng ta thấy. Dù thế nào chăng nữa, chúng ta cũng đi đến việc đổ lỗi và ngay cả đập đổ luôn thần tượng.

Rủi thay, chúng ta lại có thể đi tìm người lãnh đạo có hấp lực khác, thay vì dựa trên chính khả năng của mình để giải quyết vấn đề.

Kết Luận

Trong bài này, chúng ta đã tìm hiểu một vài yếu tố mang tính chất “kinh điển” về thuật lãnh đạo. Nhiều nhà phê bình đã tìm kiếm những cá tính và hành vi đặc biệt và nhìn vào những môi trường khác nhau nơi mà những người lãnh đạo hoạt động và nổi bật lên. Xuyên qua tất cả những điều đó, chúng ta có thể mô tả, trong quan điểm “kinh điển” về vai trò lãnh đạo, một nhóm các điều chúng ta có thể tìm thấy ở các người lãnh đạo là:

– Thường người lãnh đạo được nhận diện qua chức vụ. Họ là một phần của hệ thống cấp bậc tôn ti.

– Người trở thành tiêu điểm của các vấn đề và các giải pháp. Chúng ta hướng về họ khi chúng ta không biết làm gì hay là khi chúng ta không muốn suy nghĩ đến việc tự mình tìm lấy giải pháp [vì vấn đề quá khó].

– Người ra chỉ thị và có viễn kiến.

– Có những phẩm chất hơn hẳn người thường. Những điều này tạo ra khoảng cách giữa các người lãnh đạo và các người đi theo.

Quan niệm lãnh đạo theo kiểu này phù hợp với những dạng cơ quan ta thường thấy như trong thương mại, quân đội và chính quyền. Nếu mục đích là muốn làm xong việc trong một khoảng thời gian ngắn thì cách suy nghĩ này là hợp lý. Tuy vậy, cũng có những điều nguy hiểm. Mặc dù nhiều người lãnh đạo theo phương thức “kinh điển” cũng có thể có tác phong lãnh đạo kiểu phân quyền, nhưng đó cũng [chỉ] là một phương cách mà thôi. Rất nhiều quyền hành vẫn còn trong tay họ và cơ hội cho mọi người được nắm phần trách nhiệm và đương đầu với những vấn đề to tát hơn vẫn không có nhiều. Điều này cũng dung dưỡng mô hình lãnh đạo kiểu “vĩ nhân,” và làm giảm thiểu khả năng chất vấn những [lãnh tụ] luôn có những câu trả lời dễ dàng cho mọi vấn đề. Khi chúng ta biết nhiều hơn về vị trí của chính mình trong việc phát huy vai trò lãnh đạo, có lẽ chúng ta sẽ bớt sẵn sàng trao trách nhiệm của mình cho những người khác. Có thể ta sẽ thể hiện được quyền lực của mình:

Tôi không nghĩ rằng lãnh đạo là một việc khả thi; sự lãnh đạo,[mà có được], là vì ta chịu để cho người khác lãnh đạo mình mà thôi. Điều này cũng giống như một số điều khác, thí dụ như ta không thể dạy ai học được hết, ta chỉ có thể học thôi, vì chỉ có ta mới kiểm soát được chính ta.

Có thêm nhiều hiểu biết bao quát và ngoài kinh điển về vai trò lãnh đạo cũng có thể giúp cho ta có thêm những nhận thức thú vị như khi bàn luận về vai trò lãnh đạo chia sẻ.

© Học Viện Công Dân 2007

Nguồn: Welsh Local Government Association

http://www.wlga.gov.uk/uploads/publications/429.pdf

Posted in Reading | Leave a Comment »

Transferable Skills

Posted by BEAR trên Tháng Một 25, 2011

Kỹ năng mềm – “bài toán khó” của người Việt trẻ

Human Relations Skills

  • Sensitivity to others
  • Treating people fairly
  • Listening intently
  • Communicating warmth
  • Establishing rapport
  • Understanding human behavior
  • Empathy
  • Tactfulness
  • Cooperative team member
  • Avoiding stereotyping people
  • Feeling comfortable with different kinds of people
  • Fun person to work with
  • Treating others as equals
  • Dealing effectively with conflict
  • Helping clarify misunderstandings
  • Creating an environment of social interaction

Helping Skills

  • Helping people
  • Patient with difficult people
  • Responsive to people’s feelings and needs
  • Counseling/Empowering
  • Encouraging people
  • Assisting people in making decisions
  • Enhancing people’s self-esteem
  • Working effectively with those often ignored or considered undesirable
  • Letting people know you really care about them
  • People sense you feel what they’re feeling
  • Helping people help themselves
  • Encouraging others to expand and grow
  • Facilitating self-assessment and personal development

 

Training/Instructing Skills

  • Instilling the love of a subject
  • Perceptively answering questions
  • Explaining difficult ideas and concepts
  • Creating a stimulating learning environment
  • Enabling self-discover
  • Encouraging creativity
  • Effectively using behavior modification
  • Teaching at the student’s or group’s level
  • Training people at work
  • Developing training materials that enhance and speed up learning
  • Keeping classes interesting
  • Presenting interesting lectures
  • Creating the sense of being part of a caring group
  • Assessing learning styles of individuals and tailoring training
  • Presenting written or spoken information in a logical step-by-step fashion that builds a solid foundation for future learning
  • Sensing when people aren’t

“getting” it

  • Being able to rephrase points so people “get” it
  • Quickly establishing rapport with a group
  • Developing and effectively using audio-visual aids
  • Maintaining productive group

discussions

 

Leadership Skills

  • Leader
  • Motivating/Inspiring people
  • Getting elected/getting selected as a group leader
  • People believe in you/trust you
  • Causing change
  • Stirring people up
  • Making difficult decisions
  • People are motivated to follow your lead and recommendations
  • Fighting the establishment or unfair policies
  • Accepting responsibility for failures
  • Decisive in crisis situations
  • Sound judgment in emergencies
  • Settling disagreements
  • Open to other people’s ideas
  • A person of vision
  • Getting others to share your vision
  • Recognizing the need for change and willing to undertake it
  • Perceived as a person with high integrity
  • Recognizing windows of opportunity
  • Recognized as one worthy of taking the lead
  • Sensing when to compromise and when to fight
  • Reputation for being highly reliable and taking on new responsibilities
  • Giving credit to others

Managing Skills

  • Seeing the big picture
  • Completing projects on time
  • Setting priorities
  • Breaking through the red tape
  • Organizing projects and programs
  • Managing projects
  • Establishing effective policies/procedures
  • Negotiating and getting desired results
  • Working closely and smoothly with others
  • Gaining trust and respect of key people
  • Making effective recommendations
  • Anticipating problems and issues and preparing alternatives
  • Taking the initiative when opportunity appears
  • Effectively overseeing a myriad of details
  • Handling details well without losing sight of the big picture
  • Responsive to other’s needs
  • Finding and obtaining the resources necessary for a task
  • Making those above me look good
  • Getting people at all levels to support and implement decisions which have come down from the top
  • Implementing new programs
  • Working effectively with superiors and people in other work units
  • Gaining the cooperation of people or groups even when not possessing authority over them
  • Turning around negative situations
  • Obtaining allies

 

Supervising Skills

  • Getting maximum output from people
  • Understanding human motivation
  • Developing a team that truly works together
  • Training and developing staff
  • Encouraging people to seek personal and professional growth
  • Developing a smooth functioning organization
  • Effectively disciplining when necessary
  • Creating an environment for people to trust and respect each other
  • Supervising difficult people
  • Delegating work effectively
  • Knowing the strengths and weaknesses of others
  • Consistently recruiting and hiring good promotable people
  • Holding profitable meetings
  • Increasing morale
  • Staying in touch/ Communicating with staff
  • Mediating
  • Effectively cross-training staff
  • Encouraging people to want to do their best
  • Helping people become all they are capable of
  • Reducing turnover
  • Minimizing complaining and backbiting

 

Persuading Skills

  • Influencing others’ ideas and attitudes
  • Mediating between groups
  • Obtaining consensus among diverse groups
  • Effectively selling ideas to top people
  • Getting people to change their views on long-held beliefs
  • Getting people to value something not previously valued
  • Getting departments or organizations to take desired action
  • Getting people/clients/ customers to reveal their needs
  • Really listening to people and sensing their true needs
  • Developing a strong knowledge base so questions can be answered
  • Selling yourself, products, services, and ideas to others
  • Closing a deal
  • Gaining support from those impacted by decisions/changes
  • Helping people see the benefits of a course of action

 

Speaking Skills

  • Holding the attention of a group
  • Strong, pleasing voice
  • Clear enunciation
  • “Reading” a group
  • Impromptu speaking
  • Thinking quickly on your feet
  • Telling stories
  • Using humor
  • Handling questions well
  • Getting a group to relate to you
  • Coming across as sincere and spontaneous
  • Making convincing arguments
  • Providing clear explanations of complex topics
  • Presenting ideas in a logical, integrated way

 

Numerical Skills

  • Solid ability with basic arithmetic
  • Multiplying numbers in your head
  • Figuring out “story” problems
  • Adding long columns of figures
  • Figuring out percentages
  • Recognizing patterns and relationships in numbers
  • Gaining lots of valuable information from graphs, tables, and charts
  • Quickly spotting numerical errors
  • Sensing when an answer or number could not logically be correct
  • Storing large amounts of numerical data in your head
  • Making decisions based on numerical data
  • Making rough calculations/ estimates in your mind
  • Analyzing statistical data

 

Office Skills

  • Making arrangements
  • Scheduling
  • Expediting
  • Concentrating on details
  • Efficient with paperwork
  • Using the telephone to get things done
  • Knowing how to get information
  • Organizing an office
  • Creating systems for data storage/retrieval
  • Memory for detail
  • Quickly spotting errors
  • Thorough understanding of regulations and procedures
  • Cutting through the red tape to achieve a goal
  • Expert at using and manipulating the system to resolve a problem
  • Processing information accurately
  • Pleasant phone voice
  • Learning office procedures quickly
  • Operating business machines
  • Proofreading, correcting

 

Mechanical and Tool Skills

  • Inventing
  • Improvising with a machine or tool
  • Assembling/Building/Installing
  • Precision work
  • Operating power tools
  • Using hand tools
  • Operating machinery/equipment
  • Driving cars, trucks, and equipment
  • Fixing and repairing
  • Troubleshooting/Diagnosing problems
  • Figuring out how things work
  • Drafting/Mechanical drawing
  • Understanding manuals/diagrams
  • Mechanical ability
  • Understanding electricity
  • Reading gauges/instruments

 

Idea Skills

  • Imaginative
  • Conceiving and generating ideas
  • Improvising
  • Innovative
  • Creative
  • Inventing
  • Conceptualizing
  • Synthesizing and borrowing ideas, and creating something new
  • Seeing the big picture
  • Developing new theories
  • Recognizing new applications for ideas or things
  • Open to new ideas from others
  • Able to look beyond the way things have been done in the past
  • Refusing to become fixated on a single idea and looking for better ideas
  • Seeing things others don’t see
  • Finding ways to improve things
  • Bringing together two distinct concepts to produce something original

Writing Skills

  • Overall writing ability
  • Writing clear concise sentences
  • Grammatically correct writing
  • Strong versatile vocabulary
  • Developing a logical, well- organized theme
  • Vividly describing feelings, people’s senses, and things
  • Stirring up people’s emotions
  • Creating living, real, believable characters
  • Developing logical and persuasive points of view
  • Summarizing and condensing written material
  • Editing, strengthening, tightening someone’s writing
  • Humorous writing
  • Simplifying scientific and technical material
  • Making “dry” subjects interesting
  • Writing

– Letters

– Memos

– Reports

– Position papers

– Research reports

– News articles

– Speeches

– Manuals

– Proposals for funding

– Poetry

– Song lyrics

– Fiction

– Satire

– Slogans

– Advertising

Planning Skills

  • Planning problems and projects
  • Setting attainable goals
  • Determining priorities
  • Forecasting/Predicting
  • Scheduling effectively
  • Making persuasive recommendations
  • Using facts while trusting gut feelings
  • Time management
  • Accurately predicting results of proposed action
  • Accurately assessing available resources
  • Anticipating problems before they develop
  • Anticipating reactions of people and sensing whether they will support a proposal
  • Finishing projects on time
  • Sensing whether a project or program will work and making appropriate recommendations
  • Developing alternative actions in case the primary plan doesn’t work as expected
  • Developing innovative methods and techniques
  • Predicting where bottlenecks can occur and preparing workable plans to get around the bottlenecks
  • Considering all the details of a project, even the smallest

 

Organizing Skills

  • Organizing/Planning events
  • Organizing offices
  • Organizing systems
  • Organizing people to take action
  • Organizing data/information
  • Making sure people are in the right place at the right time
  • Organizing enjoyable and memorable happenings

 

Problem Solving and

Troubleshooting Skills

  • Anticipating problems
  • Solving problems
  • Untangling messes
  • Bringing order out of a chaotic situation
  • Determining root causes
  • Intuitively sensing where the problem is and usually being right
  • Recognizing and resolving problems while they are still relatively minor
  • Able to come in and take control of a situation
  • Selecting the most effective solution
  • Improvising under stress
  • Helping a group identify solutions
  • Not stopping with the first “right” answer that comes to mind
  • Handling difficult people
  • Staying calm in emergencies
  • People have confidence that now you’re here, things will be taken care of

 

Financial Skills

  • Developing a budget
  • Staying within budget
  • Finding bargains
  • Estimating costs
  • Negotiating financial deals
  • Recognizing money-making opportunities
  • Ability to buy low and sell high
  • Managing money/ making money grow
  • Setting financial priorities
  • Develop cost cutting solutions
  • Understanding economic principles
  • Eye for a profit
  • Gut feeling for financial trends
  • Ability to get financing

Body Skills

  • Finger and hand dexterity
  • Eye-hand coordination
  • Physical coordination
  • Quick reflexes/reactions
  • Walking long distances
  • Standing for long periods
  • Strong arms/legs/back
  • Running, jumping, and throwing
  • Lifting/carrying
  • Physical endurance
  • Steady hands
  • Sorting things
  • Depth perception
  • Working quickly with hands and fingers
  • Sense of taste, smell, hearing, touch, and rhythm
  • Able to see/spot things others miss
  • Skilled at sports
  • Control over your body
  • Enduring pain or discomfort

 

Observing Skills

  • Intuitive
  • Highly observant of surroundings
  • Long memory of scenes once observed
  • Hearing/feeling/seeing things others are unaware of
  • Perceptive/sensitive/aware
  • Picking up on people’s feelings, reactions, and attitudes
  • Eye for fine/small details
  • Spotting slight changes in things
  • Recalling names and faces of

people

 

Researching and

Investigating Skills

  • Working on research projects
  • Researching in the library
  • Knowing how to find information
  • Able to sift important information from unimportant
  • Investigating
  • Tracking down information
  • Following up on leads
  • Organizing large amounts of data and information
  • Keeping an open mind
  • Summarizing findings
  • Designing research projects
  • Discovering new things or phenomena
  • Relentlessly seeking an answer
  • Developing new testing methods
  • Gathering information from people
  • Producing surveys or questionnaires
  • Identifying relationships
  • Detecting cause and effect relationships
  • Collecting data
  • Using statistical data
  • Weaving threads of evidence together
  • Developing hypotheses
  • Extracting pertinent information from people

 

Performing Skills

  • Poised and confident before groups
  • Showmanship
  • Responsive to audience moods
  • Making people laugh
  • Getting an audience involved with you
  • Getting an audience to relate to you
  • Powerful stage presence
  • Getting an audience enthusiastic or excited
  • Eliciting strong emotions from an audience
  • Stirring up an audience to take some type of action
  • Entertaining an audience
  • Playing musical instruments
  • Dancing
  • Acting
  • Singing
  • Modeling
  • Poetry reading

 

Analyzing Skills

  • Interpreting/evaluating data
  • Evaluating reports and recommendations
  • Analyzing trends
  • Accurately predicting what will occur based on facts, trends, and intuition
  • Designing systems to collect or analyze information
  • Weighing pros and cons of an issue
  • Simplifying complex ideas
  • Exposing illogical thinking
  • Seeing both sides of an issue
  • Synthesizing ideas
  • Clarifying problems
  • Diagnosing needs/problems
  • Breaking down principles into parts
  • Constantly looking for a better way
  • Identifying more efficient ways of doing things
  • Getting to the heart of an issue

 

Artistic Skill

  • Excellent taste
  • Artistic
  • Sense of color combinations
  • Sense of beauty
  • Drawing scenes/people
  • Painting
  • Depth perception
  • Envisioning the finished product/sensing how it will all come together
  • Sense of proportion and space
  • Envisioning in three dimensions
  • Spatial perception
  • Designing visual aids
  • Calligraphy/lettering
  • Appreciating and valuing fine works of art
  • Capturing a feeling, mood, or idea through photography, drawing, sculpting, cartoons, music, etc
  • Developing visually pleasing things
  • Applied sense of color, shape, design
  • Conceiving visual representations of ideas and concepts
  • Sensing what will work and look right
  • Sensing what people will appreciate
  • Working well with artistic people
  • Producing high quality mechanical and line drawings
  • Understanding the difference between good and great art

Posted in Learning, Reading | Leave a Comment »

Tẩy não là gì?

Posted by BEAR trên Tháng Một 6, 2011

Tẩy não là gì, hoạt động ra sao và cách chống lại nó

Tác giả: Một học viên lâu năm người Tây phương

[Chanhkien.org] Kỹ thuật tẩy não và các phương pháp áp dụng của nó đã được người ta biết đến từ nhiều thế kỷ nay. Tẩy não có thể định nghĩa như là một sự tái giáo dục cưỡng bức các niềm tin và giá trị. Trong ý nghĩa đó, thực ra chúng ta đều luôn đang bị tái giáo dục. Trong tẩy não, điều đầu tiên bị tấn công là sự sáng suốt của tư tưởng. Nhiều phương pháp khác nhau đã được áp dụng tại các quốc gia khác nhau.

Nhất là tại Mỹ, sự tẩy não không rõ rệt như tại một quốc gia độc tài toàn trị. Tại Mỹ, những người tiêu thụ tin tức, hàng hóa và dịch vụ là hằng ngày luôn bị tấn công để tẩy não, dù chúng ít rõ rệt như cách những học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc bị ngược đãi trong các trại giam, trại lao động, nhà tù và các bệnh viện tâm thần.

Tại Mỹ, hình thức của nó rất tế nhị, kín đáo và đến dần dần qua những tờ thông tin quảng cáo nhắm vào tiềm thức sâu kín của chúng ta. Nó rất có hiệu quả trên nhiều người, vì bộ óc của chúng ta tiếp nhận các kích thích theo một cách thức đặc biệt. Phần đông chúng ta không ý thức là đang bị điều động hướng dẫn như vậy. Một người thường mà không nắm vững những giá trị của họ dễ trở thành con mồi cho những người khác đang cố gắng làm thay đổi những giá trị đó. Nói cách khác, một người mà tinh thần không đủ tập trung, không tự hỏi về những điều người ta tuyên truyền và xúi giục, từ đó đi theo chúng một cách mù quáng, chắc chắn họ sẽ bị lung lay. Điều này bao gồm cả cách thức chúng ta đi bầu cử, cách thức chúng ta đi mua sắm, cách thức chúng ta nhận thức về lối sống và liên hệ với người khác. Nhưng lựa chọn cách suy nghĩ là quyền của chúng ta!

Chúng ta tại Mỹ hằng ngày bị đầu độc, bị lên chương trình và điều động trong cách chúng ta suy tư. Nhưng những ảnh hưởng đó phần đông đều bị che đậy – chúng ta không ý thức được chúng. Chúng đến từ những tờ thông tin in trên giấy, nói qua truyền hình, từ những cuộc thăm dò công luận, từ mọi cách quảng cáo cũng như từ chiếc radio. Các tín hiệu đó, lúc lộ liễu, lúc kín đáo, nhắm vào lòng sợ hãi của chúng ta, tính tự tôn, những hy vọng và ước mơ thầm kín của chúng ta. Chúng cố ảnh hưởng, chương trình hóa và truyền bá các ý tưởng và ước muốn sâu thẳm của chúng ta, tạo nên sự rối loạn hoặc tâm lý về tội lỗi, và khuyến khích sự ham muốn.

Tất cả các tín hiệu đó che dấu qua vô số phương cách thông tin –bằng lời nói, bằng hình vẽ hoặc viết – có thể ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của chúng ta một cách ghê gớm. Chúng ta có thể gọi chúng là sự ‘điều động tâm lý’, hoặc ‘tâm lý đám đông’, vì chúng ảnh hưởng sâu xa vào tâm thức con người ta, khiến họ chạy theo những kiểu mẩu người về cách chi tiêu, ăn mặc, lối sống, mua sắm, và các thứ phụ thuộc khác.

Vậy làm sao để có thể tránh xa những ảnh hưởng đó? HÃY CHỌN LỰA không để bị khuyến dụ và hãy tự hỏi những gì những người kia làm có hợp lý hay không, có ý nghĩa hay không, và không để bị ảnh hưởng máy móc về thế giới quan của chúng ta. Đừng trở thành nạn nhân của các nhà sản xuất, những người gây quỹ, các chính trị gia và những người làm công tác quần chúng; họ đang tận lực để hướng sự suy nghĩ của chúng ta theo họ, biến đổi tư tưởng của chúng ta thành một khối bột nhồi khiến cho chúng ta mua sắm, chi tiền hoặc bỏ phiếu theo lệnh của họ, theo cách mà họ muốn, hoặc tin những gì họ đề nghị. Một số đề nghị tinh tế, có cái phiền phức, có cái buồn cười, nhưng tất cả đều ảnh hưởng vào tư tưởng của chúng ta. HÃY TỰ QUYẾT ĐỊNH CHO MÌNH VÀ ĐI THEO LƯƠNG TRI CỦA CHÍNH MÌNH.

Các kênh truyền thông chủ đạo ở Mỹ có chiều hướng chung là muốn chúng ta nhìn nước Mỹ như một ngọn đèn pha của sự tiến bộ. Sự thật có phải vậy không? Các học viên Pháp Luân Công chúng ta rất bối rối vì các nguồn tin xuất phát từ Trung Quốc: các viên chức chính phủ bị hướng dẫn sai lầm để đi bức hại các học viên tại nơi đó, họ thường bị đặt dưới sự kiểm soát đủ loại. Nhưng chính nước Mỹ đã bán kỹ thuật kiểm soát cho các nước có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất trong lịch sử, trực tiếp ảnh hưởng đến các học viên Pháp Luân Công lương thiện của chúng ta. Hơn nữa, Mỹ cùng với Iran đã thách thức quyết định của Tòa Án Quốc tế 1986 về Nicaragua — tức 133 quốc gia, gồm gần hết tất cả các nước liên minh của Mỹ, đã ký một hiệp ước cấm mìn trên đất — nhưng Mỹ vẫn tiếp tục sản xuất ra chúng; Mỹ giờ đây có con số tử vong của những tù nhân của họ cao nhất thế giới là 3.300.

Những thí dụ kể trên là để dẫn chứng rằng ngay cả trong một nền dân chủ thì cũng có những khía cạnh gai góc của nó, và chúng ta là người tu luyện, không nên hão huyền cho rằng những gì chúng ta làm nơi đây trong cố gắng để cứu giúp các học viên tại Trung Quốc sẽ luôn được thành công. Có một mục đích kín – lợi nhuận! Nếu không tại sao Mỹ lại bán kỹ thuật kiểm soát cho các nước mà nhân quyền bị coi thường và nhân phẩm của con người bị chà đạp?

Ngày nay, sự tẩy não tại Trung Quốc có một hình thức khác. Kỹ thuật tẩy não của Trung Quốc rõ rệt hơn, lộ liễu thô thiển hơn và càng độc ác hơn. Chúng theo khuôn mẫu của những phương pháp Liên Xô từng sử dụng trước kia. Các mục tiêu để ảnh hưởng vào tư tưởng con người ta là giống nhau như trong ví dụ Mỹ nói trên, nhưng cách mà các nạn nhân bị đối đãi là khác nhau rất nhiều.

Các cuộc nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng phần đông nhiều người sẽ cảm giác một sự xung đột ở bên trong họ khi xuất hiện một nguồn tin tức mới không phù hợp với sự tin tưởng hoăc sự hiểu biết trước đây của họ, nhưng một người mà có tư tưởng ngay chính thì không sợ gì trước một nguồn tin tức, là vì người đó có thể phân biệt rằng nó có ý nghĩa hoặc phù hợp hay không với hệ thống giá trị của họ.

Trong một môi trường chuyên tẩy não, một trung tâm giam giữ ở Trung Quốc chẳng hạn, SAU KHI khả năng phán đoán phân tích của họ đã bị gạt bỏ đi một phần lớn, nguồn tin mới sẽ được cưỡng ép lên người tù nhân dưới những điều kiện có kiểm soát. Để làm được như vậy, những người hành hung sẽ dùng nhiều loại phương pháp. Một trong những kỹ thuật này nhắm thẳng vào sự tiêu hủy cá tính của một con người qua sự gây rối loạn không ngừng, làm mất định hướng, bằng cách lúc thì dỗ ngọt, lúc thì tra tấn, lúc thì hăm dọa, và những phương pháp khác, như cấm ngủ và không cho ăn uống. Những cách sau này là những động cơ rất mạnh, thúc đẩy con người ta chịu thua trước những kẻ hành hung, như tôi đã từng trải nghiệm tại Đức thời chế độ Quốc Xã. Tinh thần đã bị lụn bại của những tù nhân sau đó là đã sẵn sàng nhận chịu nguồn tin mới. Nhưng, không phải tất cả mọi người sau khi trải qua sự kiềm chế tinh thần đó đều chịu đầu hàng.

Mỗi người phản ứng lại sự kiềm chế tinh thần theo một cách khác nhau, và những người chịu thua nó thường kinh nghiệm một vài đặc điểm được quan sát như sau:

  1. Cá nhân đó lúc đầu trở nên ý thức được những sự thay đổi trong chính hành vi của họ.
  2. Cá nhân đó thấy rằng họ hoàn toàn lệ thuộc nơi hệ thống mới.
  3. Ý thức bị lệ thuộc và bị kiểm soát đó bắt đầu tạo ra sự đối nghịch trong nội tâm họ và họ trải qua những sự thay đổi cảm xúc sâu xa, nhưng điều này không phải luôn xảy ra với tất cả mọi người.
  4. Nạn nhân khám phá ra rằng có một giải pháp cho sự vằn vặt nội tâm sâu xa ấy, đó là chịu thua trước kẻ hành hung là đường lối duy nhất để thoát ra khỏi sự vằn vặt tình cảm sâu xa đó. (Các nạn nhân của sự tẩy não đều nói lại rằng đến giai đoạn này họ cảm giác một sự giải thoát lớn lao, rất hài lòng ra khỏi được sự gớm ghiếc đó và đã sẵn sàng chấp nhận nguồn tin mới. Họ đã mất khả năng phán xét để phân biệt giữa thật và giả.)
  5. Đây là giai đoạn cuối cùng trong sự hòa nhập vào hệ thống mới để kiểm soát tư tưởng, mà kể từ đó sẽ làm chủ tư tưởng của người này. Cho mọi mục đích, cá nhân đó có một cái nhìn mới về cách sắp xếp và đo lường ý nghĩa đối trước mọi tình thế và nó hoàn toàn đối nghịch với hệ thống giá trị trước đây của họ. Đến thời điểm này, người đó không còn có thể suy nghĩ hoặc nói ra bằng những quan niệm nào khác hơn những điều mà những người hành hung họ đã làm cho họ tiếp nhận. Một số cá nhân còn phát biểu cả sự biết ơn của họ đối với những người hành hung họ vì đã ‘làm cho họ thấy được ánh sáng.’

Để biết cách nó hoạt động ra sao, chúng tôi xin trình bày hai kỹ thuật kiểm soát thường được cộng sản sử dụng. Một trong nó là thẩm vấn. Cái kia là cực hình tra tấn và hăm dọa dùng cực hình tra tấn. Như đã nói bên trên, kiểm soát tinh thần là nhắm vào sự sợ hãi của chúng ta.

Thẩm vấn là được sử dụng tối thiểu bằng hai cách, một là mớm cung. Phương cách đầu tiên này nhằm làm cho nạn nhân đầu hàng đưa ra những tin tức mật, như là khai ra tên họ địa chỉ của những người tập Pháp Luân Công, nơi chốn và nguồn gốc các địa điểm sản xuất tư liệu Đại Pháp. Dù mục đích là đạt đến việc tẩy não, nhưng trong lúc sử dụng đến phương thức mớm cung này, người cung cấp tin phải còn giữ được lý trí trong giai đoạn đầu này để các tin tức có được có thể đáng tin cậy.

Giai đoạn thứ hai là thẩm vấn, nó có mục đích trực tiếp là tẩy não, bao gồm tra hỏi, lập luận, truyền bá, đe dọa, dụ dỗ, tâng bốc, hăm dọa luân phiên và một số các áp lực khác, như là hăm dọa làm hại đến thân nhân, hủy bỏ thẻ hội viên, và những lời cảnh báo ghê gớm khác.

Tra tấn cực hìnhhăm dọa tra tấn cực hình khác nhau về mặt hiệu năng trên tâm lý con người ta nhiều hơn là về mức độ tàn ác khi tạo ra sự đau đớn cho nạn nhân. Nó đặt nạn nhân trong một sự đối nghịch duy nhất, làm cho họ phải chịu đựng một sự vằn vặt tinh thần ghê gớm.

Trong lúc bị đánh đập, nạn nhân giữ một vai trò thụ động – người khác đánh và họ chịu đựng – sự mâu thuẫn xuất hiện từ sự lựa chọn giữa chịu thua trước kẻ hành hung và tiết lộ nguồn tin được chờ đợi để tránh bị đau đớn hơn nữa, hoặc chống lại và chịu đựng hơn nữa. Các nhà nghiên cứu kỹ lưỡng về loại hình tra tấn này đều nhận thấy rằng vũ lực đơn thuần loại này không đạt được các kết quả mong muốn; điều hữu hiệu hơn nhiều là sự hăm dọa tra tấn, vì tâm lý sợ bị đau khổ sẽ tạo cho cá nhân ấy một sự đối nghịch trong tinh thần lớn hơn là cái đau thật.

Một loại tra tấn càng tàn ác hơn nữa là đòi hỏi các cá nhân phải đứng hoặc ngồi một chỗ trong nhiều giờ hoặc giữ một tư thế nào khác mà sẽ tạo ra sự đau đớn, như là ghế cọp, dù cách này không được phát triển tại Liên Xô. Nó được Trung Quốc ‘sáng tạo’ ra. Phương pháp này ban đầu khiến cho nạn nhân phát sinh sự cương quyết rằng sẽ ‘vượt qua hết’, sẽ ‘chịu đến cùng’ và không chịu thua. Hành vi tinh thần chống trả đó ban đầu khiến cho cá nhân đó có một cảm giác là tinh thần của họ cao hơn những kẻ hành hung họ, nhưng khi cái đau càng lúc càng gia tăng với thời gian, thì tinh thần bị bẻ gãy xuống và liền xuất hiện cái cảm giác rằng chính sự cương quyết đầu tiên của họ để ‘chịu đến cùng’ là đã tạo nên cái đau trường kỳ như vậy. Điều này đưa đến sự đối nghịch tinh thần xa hơn nữa – sự cương quyết đầu tiên “không-chịu-thua” cho sự đòi hỏi giờ đây mâu thuẫn với ước muốn chấm dứt cơn đau. Những kẻ hành hung thấy rất rõ rệt sự tiến triển trong tinh thần của nạn nhân và biết rằng phương pháp tra tấn này là rất hữu hiệu trong việc đập tan lòng cương quyết của nạn nhân.

Những phương pháp khác được sử dụng để làm cho tù nhân trở nên dễ tẩy não là sự cô lập (cách ly) – vì thiếu sự khuyến khích sẽ tạo nên bệnh tâm thần ở một số người; sự phơi bày trước mắt họ cái dơ bẩn, cái hôi hám và các côn trùng; tạo nên một bầu không khí tuyệt vọng bằng cách kiểm soát và loại bỏ sự giao tiếp. Một số nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp này là điểm chính yếu của một hệ thống kiểm soát tẩy não, khi họ hiểu được rằng giao tiếp là một nhu cầu căn bản của con người. Chiến dịch đàn áp hiện nay của Trung Quốc vận dụng nó một cách thực tế qua sự cấm đoán tuyệt đối mọi thông tin, tài liệu in ấn, tuyên truyền và theo dõi một số liên lạc xã hội, như là cấm tụ họp giữa những người tập Pháp Luân Công.

Tạo ra sự mệt mỏi là một phương pháp ác độc khác để bẻ gãy ý chí và sức mạnh phán đoán của một người. Một ví dụ điển hình nhất là sự cấm ngủ. Những phương pháp khác được thêm vào như thẩm vấn không ngừng, cho ngủ vài giờ rồi lại thẩm vấn trong khi nạn nhân vô cùng dễ bị tổn thương; tiêm thuốc hoặc bắt uống những loại thuốc làm thay đổi hệ thần kinh để làm rối loạn tư tưởng của nạn nhân và tạo nên sự sợ hãi, đồng thời làm nhụt ý chí chống lại sự truyền bá; và những khóa tự kiểm điểm.

Các yêu cầu nhỏ nhặt, chẳng hạn không cho dùng nhà cầu, bắt đọc thuộc lòng những luật nhà tù hoặc đứng yên một chỗ theo kiểu quân đội cũng được sử dụng để làm nhụt ý chí của một người khi muốn chống lại những kẻ tra tấn.

Tất cả những phương pháp và ý định nói trên mà những kẻ hành hung áp đặt lên nạn nhân của họ nghe qua như không có cách gì để tự vệ, không có hy vọng, không có cách gì thoát khỏi được. Nhưng có thật vậy không? Điều đầu tiên để tự vệ là sắp đặt cho những nạn nhân “có-thể-trở-thành” đó có được một sự hiểu biết thật rõ rệt, ví dụ về những phương pháp mà kẻ hành hung sẽ dùng, như đã nói ở trên. Chúng ta càng biết nhiều về những phương pháp của họ, chúng ta càng có thể hành động chống trả lại tốt hơn.

Vậy đối với những học viên Pháp Luân Công mà đã ở trong các khóa tẩy não:

  1. Quyết định đầu tiên phải làm là nhìn ra những mục tiêu thực tế về việc trì hoãn càng lâu càng tốt mọi hợp tác với kẻ hành hung/tra tấn/khủng bố.
  2. Lý tưởng nhất là các học viên ở Trung Quốc mà đang phải đối diện với sự tẩy não có thể xảy ra, cần phải họp nhau lại và thử đóng cảnh tẩy não giữa họ với nhau, trước khi họ có thể bị gửi đi một trung tâm tẩy não, để làm quen với những gì có thể xảy ra và chuẩn bị tinh thần cho việc đó. Luyện tập thử làm một nạn nhân! Các bạn sẽ có một cơ hội tốt hơn để sống sót qua một cuộc thẩm vấn. Thống kê cho thấy rằng những người đã sống sót qua cuộc thẩm vấn đầu tiên là không thể bị lung lay.
  3. Mỗi học viên phải tìm hiểu sức mạnh và những điểm yếu của mình để hành động dựa trên đó.
  4. Mặc dù những người thẩm vấn/chỉ đạo hoặc người hiệp trợ trong những khóa tẩy não đó không hành động từ nơi ý muốn của họ, nhưng họ bị ra lệnh bởi những người khác làm những công việc tà ác đó; họ cũng có yếu điểm mà các nạn nhân có thể khai thác; hãy tìm những yếu điểm đó.
  5. Giữ tâm trí sáng suốt đến mức tối đa và tự an ủi rằng tất cả học viên trên khắp thế giới mà biết được khổ nạn của những người đang bị sắp tẩy não, đang phát chính niệm cao thượng và mạnh mẽ nhất của họ hướng về phía bạn, tin chắc rằng Pháp sẽ giải quyết mọi điều một cách tốt đẹp nhất. Tăng cường sức mạnh cho mình tới mức tối đa bằng cách học Pháp và bạn sẽ thoát khỏi những động quỉ này với một tinh thần nguyên vẹn.

Tác phẩm “Có được là người” – Primo Levi

“Có được là người” tác phẩm được coi là lớn nhất viết về lò thiêu người của phát xít Đức ở trại tập trung Auschwitz trong chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Có được là người – Tiểu thuyết của Primo Levi, NXB Hội Nhà văn 2010

Đây là cuốn sách nổi tiếng trên toàn thế giới, được công nhận là “di sản của loài người”, từng được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.

Qua câu chuyện kể về trải nghiệm hãi hùng trong trại tập trung của phát xít Đức, Primo Levi như muốn làm sáng tỏ những bản năng và những cách xử sự tưởng như đã bị xóa bỏ trong quá trình văn minh hóa của con người. Cuốn sách được viết ra để lưu lại bằng chứng về sự man rợ, và để tránh cho những sự man rợ ấy không còn cơ hội quay lại nữa.

Mô tả ngắn gọn như một biên bản nhưng chạm tới những chiều sâu siêu hình nhất của tâm hồn con người, “Có được là người” sừng sững trong lịch sử văn học như một trong những tác phẩm lớn lao nhất mà con người có thể viết về Lò Thiêu.

Không chọn cách bỏ trốn hay quên lãng, Primo Levi nhất định đứng ở phía bên này của thiện và ác, mang lại cho chúng ta một cái nhìn từ bên trong Lager khủng khiếp và từ bên trong chính những con người từng trải qua nó. Cái ác mà Primo Levi cùng những người bạn tù Auschwitz từng biết là sản phẩm của cả “bọn Đức thời đắc thắng” lẫn “bọn Đức bại trận”; điều khó khăn nhất mà tác phẩm nêu lên nằm ở chỗ: Làm thế nào để tin được rằng chuyện ấy đã thực sự xảy ra?

Primo Levi sinh tại Turin, là người Ý gốc Do Thái. Bị Đức quốc xã bắt cuối năm 1943, ông bị chuyển qua một số trại tập trung, cuối cùng là Auschwitz. “Có được là người” xuất bản vào năm 1947 nhưng không mấy được chú ý, cả chục năm sau đó nó mới được “phát hiện” và nhanh chóng trở thành một hiện tượng lớn của văn chương thế giới.

 

Tâm Lý Học Đám Đông – Cùng Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi Của S. Freud

Posted in Reading | Leave a Comment »

Dân Chủ Như Một Giá Trị Toàn Cầu – Amartya Sen

Posted by BEAR trên Tháng Ba 26, 2010

Dân Chủ Như Một Giá Trị Toàn Cầu – Amartya Sen

Amartya Sen, đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1998, là giáo sư Kinh tế học tại đại học Trinity, Cambridge, và đại  Harvard. Bài tham luận dưới đây là diễn văn chính trong buổi hội thảo tại New Delhi về “Xây dựng Phong trào Dân chủ Toàn Thế giới” do Quỹ Yểm trợ Dân chủ Quốc gia, Liên minh Kỹ nghệ Ấn độ, và Trung tâm Nghiên cứu Chính sách (New Delhi) đồng tổ chức. Tham luận này dựa trên cuốn sách của tác già mang tựa đề “Phát triển chính là Tự do,” do nhà Alfred Knopf ấn hành.


Vào mùa hè năm 1997, một nhà báo hàng đầu của Nhật Bản có hỏi ý kiến của tôi xem

  • điều gì đáng được coi là quan trọng bậc nhất đã xảy ra trong thế kỷ 20.

Tôi cảm thấy đây quả là một câu hỏi bất thường khiến cho ta phải suy nghĩ, vì trong thế kỷ qua có biết bao điều trọng đại đã xảy ra. Các đế quốc ở Âu châu, nhất là đế quốc Anh và Pháp từng một thời thống trị thế kỷ mười chín, nay đã chấm dứt. Chúng ta cũng đã chứng kiến hai cuộc đại chiến. Ta đã chứng kiến sự nổi dậy và suy tàn của chủ nghĩa Phát-xít và Quốc xã. Thế kỷ này cũng chứng kiến sự nổi dậy của chủ nghĩa Cộng sản và sự suy tàn của nó (như ở tại khối Xô-viết) hay sự biến chất từ căn bản của chủ nghĩa này (như ở Trung Hoa). Ta cũng thấy một sự thay đổi cán cân kinh tế với một đầu nặng ở Tây phương sang một sự cân bằng kinh tế với sức nặng tương đương ở Nhật Bản và các nước thuộc Đông Á và Đông Nam Á. Mặc dù vùng này cũng đang trải qua những vấn nạn kinh tế và tài chính, nhưng những vấn nạn này cũng không làm mất được thế cân bằng kinh tế thế giới đã xảy ra trong nhiều thập niên vừa qua (trong trường hợp Nhật Bản, hầu như gần một thế kỷ). Một trăm năm qua, quả thật, không thiếu gì những biến cố quan trọng.

Tuy nhiên, trong số những sự phát triển lớn lao và khác nhau xảy ra trong thế kỷ 20, sau rốt, tôi chẳng thấy khó khăn gì khi chọn

  • một sự phát triển ưu việt nhất trong thời đại này: đó là sự phát triển của chế độ dân chủ.

Nói thế không có nghĩa là các sự kiện khác trong cùng thời không phải là không quan trọng, nhưng tôi sẽ lập luận rằng trong một tương lai không xa, khi người ta nhìn lại những gì đã xảy ra trong thế kỷ này, họ sẽ phải nhìn nhận sự phát triển của chế độ dân chủ-một chế độ chính trị được công nhận là ưu việt-xứng đáng được xem là quan trọng nhất.

Ý tưởng về dân chủ phát xuất, dĩ nhiên, từ cổ Hy lạp, hơn hai ngàn năm trước. Những nỗ lực rời rạc nhằm dân chủ hóa cũng được thử nghiệm tại nhiều nơi khác, gồm cả ở Ấn độ.[1] Nhưng thực ra chính là ở Hy lạp mà tư tưởng dân chủ mới được hình thành và nghiêm túc đưa vào thực hành (dù chỉ trong một quy mô giới hạn), trước khi nền dân chủ bị sụp đổ và thay thế bằng các chế độ chính trị bất cân xứng và độc đoán hơn. Ngoài ra, không còn mô hình chính trị nào khác.

Sau đó, chế độ dân chủ, như ta biết, đã phải mất một thời gian lâu dài mới trỗi dậy. Sự xuất hiện tiệm tiến và đắc thắng tối hậu của hệ thống chính quyền dân chủ được củng cố qua nhiều thời đại, từ khi Đại Hiến chương được ký kết năm 1215, tới cuộc cách mạng Mỹ và Pháp trong thế kỷ mười tám, đến việc mở rộng quyền bầu cử tại Âu châu và Mỹ châu trong thế kỷ mười chín. Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ hai mươi, tư tưởng dân chủ mới trở thành một mô hình “bình thường” mà bất cứ nơi nào cũng được hưởng-dù ở Âu châu, Mỹ châu, Á châu, hay Phi châu.

Cái ý tưởng dân chủ, như là một sự cam kết thực hiện toàn cầu, quả là một ý tưởng khá mới, và là một sản phẩm tinh túy của thế kỷ hai mươi. Những viên loạn tướng và lãnh chúa dùng vũ lực để hạn chế quyền lực của Anh hoàng qua bản Đại Hiến chương chỉ thấy nhu cầu này có tính chất cá biệt tại nước Anh. Ngược lại, những người Mỹ chiến đấu cho độc lập và các nhà cách mạng tại Pháp là những người đã góp phần lớn lao vào sự hiểu biết về nhu cầu thiết lập chế độ dân chủ như một hệ thống tổng quát. Thế nhưng, trọng tâm của những đòi hỏi thiết thực của họ cũng vẫn mang tính địa phương, bị giới hạn bởi hai bờ của Đại Tây dương và được thiết lập trên nền tảng đặc thù về kinh tế, xã hội và lịch sử chính trị của vùng đất này.

Trong suốt thế kỷ mười chín, các lý thuyết gia về dân chủ cảm thấy tự nhiên khi đặt vấn đề liệu

  • nước này hay nước kia có “trưởng thành để có chế độ dân chủ” hay không?

Suy nghĩ này chỉ mới thay đổi trong thế kỷ hai mươi, khi các nhà học giả nhận ra rằng họ đã đặt sai vấn đề:

  • Thay vì xét xem một nước có thích hợp với chế độ dân chủ hay không, ta cần xét xem nước đó khi áp dụng dân chủ có trở nên “trưởng thành” hay không.

Điều này quả thực là một sự thay đổi tư duy lớn lao, mở rộng khả năng tiếp cận của dân chủ tới hàng tỉ người trong những nền văn hóa, lịch sử và mức độ giàu nghèo chênh lệch khác nhau.

Cũng chỉ trong thế kỷ này, rốt cuộc rồi thì người ta mới chấp nhận “quyền bầu cử của mọi người trưởng thành” có nghĩa là của tất cả mọi người, không phân biệt nam nữ. Vào tháng Giêng năm nay, tôi có dịp gặp bà Ruth Dreyfus, tổng thống nước Thụy sĩ, và là một phụ nữ nổi tiếng trên thế giới; dịp này khiến cho tôi nhớ lại rằng phụ nữ Thụy sĩ mới chỉ được quyền bầu cử khoảng một phần tư thế kỷ trước đây.[2]

Tôi công nhận là có nhiều ý kiến chống lại sự khẳng định tính toàn cầu của dân chủ. Những sự chống đối này có nhiều thể loại và đến từ nhiều hướng khác nhau. Thật ra, phần trình bày những luận điệu chống đối này là một phần của tiểu luận này, qua đó tôi phải xem xét giá trị toàn cầu của dân chủ và những tranh biện chung quanh lập luận này. Trước khi bắt đầu cuộc thảo luận, tuy nhiên, ta cần phải hiểu rõ xu thế [thời đại] đã đưa dân chủ trở thành một niềm tin đang chiếm ưu thế trong thế giới hiện đại.

Trong bất kỳ thời đại và hoàn cảnh xã hội nào, bao giờ cũng có những niềm tin phổ quát được mọi người tôn trọng như một quy luật chung, tương tự như sự bố trí “mặc định” trong một lập trình điện toán. Những niềm tin này được xem là đúng cho đến khi sự khẳng định này bị chứng minh ngược lại. Mặc dù dân chủ vẫn chưa được áp dụng toàn cầu, cũng như chưa được chấp nhận đồng loạt, trong bối cảnh chung của thế giới, chính quyền theo dân chủ đã đạt được vị thế “mặc định.” Trái banh hiện đang nằm trên sân của những kẻ muốn bôi bác dân chủ đưa ra những lập luận chống lại sự mặc định này.

Sự thay đổi có tính chất lịch sử này xảy ra cách nay chưa lâu, khi những người cổ võ cho dân chủ ở Á và Phi châu còn là một thiểu số bị dồn vào chân tường. Dù hiện nay ta đã có đủ lý lẽ để phản bác những kẻ, dù ngấm ngầm hay công khai, đã từ khước nhu cầu dân chủ, ta cũng phải ghi nhận một cách rõ ràng xem cái dư luận chung đã chuyển hướng như thế nào so với thế kỷ trước. Ta không cần cứ mỗi lần lại phải chứng minh xem nước này hay nước kia (Nam Phi, Cambodia, hay Chile) có “thích hợp” cho dân chủ hay không nữa (câu hỏi này đã từng là câu hỏi then chốt trong các cuộc thảo luận về dân chủ trong thế kỷ 19). Sự công nhận dân chủ như một hệ thống thích hợp trên toàn cầu, nằm trong chiều hướng đưa đến sự công nhận giá trị toàn cầu của hệ thống dân chủ, chính là một tư duy cách mạng trọng yếu, và là một trong những đóng góp chính trong thế kỷ 20. Chúng ta sẽ xem xét vấn đề dân chủ là một giá trị toàn cầu trong bối cảnh này.

Kinh nghiệm của Ấn Độ

Dân chủ đã hoạt động tốt như thế nào? Trong khi chẳng có ai đặt vấn đề về vai trò của dân chủ tại các nước như Mỹ, Anh hay Pháp, đây vẫn là một vấn đề gây tranh cãi tại những nước nghèo hơn trên thế giới. Đây không phải là lúc đưa ra một sự khảo sát chi tiết các dữ kiện lịch sử, nhưng tôi cũng có thể trả lời rằng chế độ dân chủ đã hoạt động khá tốt.

Ấn độ, dĩ nhiên, đã từng là diễn đàn của cuộc tranh luận này. Khi không trả lại độc lập cho Ấn độ, người Anh đã bày tỏ sự quan ngại về khả năng tự cai trị của người Ấn. Nước Ấn thực sự đã bị rối loạn chính trị trong năm 1947, năm được trao trả độc lập. Ấn độ lúc đó có một chính phủ chưa có kinh nghiệm, người dân Ấn còn chưa nguôi ngoai về việc đất nước bị chia hai, sự liên kết giữa các đảng phái còn chưa rõ ràng, cộng thêm với các cuộc bạo động tràn lan trong các cộng đồng sắc tộc và bất ổn xã hội. Cho nên, lúc đó thật khó mà có được niềm tin vào tương lai của một nước Ấn độ thống nhất và dân chủ.

Thế nhưng, nửa thế kỷ sau, ta thấy nền dân chủ đó, dù có nhiều trầy trật, đã hoạt động tốt một cách đáng nể. Những khác biệt chính trị phần lớn được giải quyết trong khuôn khổ của hiến pháp, các chính phủ lên rồi xuống theo quy luật của bầu cử và nghị viện. Dù sự kết hợp những khác biệt chính trị tại Ấn độ có lúc vụng về, thiếu trang nhã, và có lúc tưởng như bất khả, nhưng Ấn độ đã tồn tại và hoạt động như một đơn vị chính trị trong hệ thống dân chủ. Nói cho đúng, Ấn độ không bị phân hóa là nhờ có bộ máy dân chủ hoạt động hữu hiệu.

Ấn độ cũng đã vượt qua được những thử thách khổng lồ khi phải giải quyết những dị biệt giữa các ngôn ngữ chính và các sắc độ tôn giáo khác nhau.[3] Sự khác biệt giữa tôn giáo và cộng đồng khiến cho xã hội rất dễ bị các chính trị gia giáo phái lợi dụng, và họ đã lợi dụng sự phân hóa này trong nhiều trường hợp, gồm nhiều vụ mới xảy ra gần đây, và khiến cho cả nước phải cảnh báo. Tuy nhiên, chính sự cảnh báo trước những sự bạo động mang tính chất tôn giáo và sự lên án các hành vi đó từ mọi thành phần trong cả nước đã là một sự bảo đảm chính yếu của dân chủ chống lại các sự lợi dụng và tranh chấp hẹp hòi giữa những bè phái và phe nhóm tôn giáo. Điều này quả là hệ trọng cho sự tồn tại và thịnh vượng của Ấn độ, vì đây là một nước có nhiều sự khác biệt sâu sắc, không những là quê hương của đa số người Hindu mà còn là quê hương của một phần ba dân theo Hồi giáo, của hàng triệu người theo Phật giáo và Thiên Chúa giáo, và của những giáo phái khác như Sikhs, Parsees và Jains.

Dân chủ và Phát triển Kinh tế

Ta vẫn thường nghe lời tuyên bố là các hệ thống chính trị phi-dân chủ khá hơn các hệ thống khác trong việc đem lại phát triển kinh tế. Sự tin tưởng này thường được gọi là “Giả thuyết họ Lý,” vì được Lý Quang Diệu, nhà lãnh đạo và cựu thủ tướng của Singapore xiển dương. Lý Quang Diệu đã hoàn toàn đúng khi dẫn chứng một vài nước có kỷ luật (như Nam Hàn, nước Singapore của ông ta, và nước Tàu hậu cải cách) đã có mức độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước kém độc tài (gồm cả Ấn độ, Jamica, và Costa Rica). Giả thuyết họ Lý, tuy nhiên, giả thuyết này chỉ được đặt căn bản trên một vài sự quan sát rời rạc, rút ra từ những thông tin được tuyển lựa và hạn chế, thay vì dựa trên bất kỳ một cuộc khảo sát dùng thống kê phân tích các dữ kiện về nhiều phương diện và hiện đang có sẵn. Ta không thể rút ra được một quan hệ tổng quát như Giả thuyết họ Lý đề ra dựa trên căn bản của những chứng cớ được lựa lọc ra để chứng minh. Tỷ dụ, ta không thể lấy sự tăng trưởng kinh tế cao của Singapore hay của Tàu làm “bằng chứng dứt khoát” cho rằng chế độ độc tài phát triển kinh tế giỏi hơn các chế độ khác, cũng như không thể rút ra một kết luận ngược lại từ sự kiện là Botswana, một nước có thành tích cao nhất về phát triển kinh tế tại Phi châu, thực ra phải nói đó là một nước có thành tích tốt nhất về phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đã là một ốc đảo của dân chủ trên lục địa châu Phi cả hàng mấy thập niên. Ta cần có nhiều nghiên cứu thực nghiệm có hệ thống hơn nữa để phân loại các kiểu lý luận ủng hộ hay chống đối Giả thuyết họ Lý.

Thực ra, chẳng có một chứng cớ tổng quát và đáng tin nào chứng tỏ được rằng sự cai trị độc tài và đàn áp các quyền chính trị và dân sự của người dân lại có lợi cho sự phát triển kinh tế. Nói cho đúng hơn, nếu dựa trên sự nghiên cứu thống kê tổng quát, thì không thể suy luận như vậy được. Những nghiên cứu thực nghiệm có hệ thống (như của Robert Barro hay của Adam Przeworski) không đưa ra được chứng cớ nào cho giả thuyết là có sự mâu thuẫn giữa quyền chính trị và hoạt động kinh tế.[4] Mối quan hệ trực tiếp dường như còn tùy vào nhiều hoàn cảnh khác nữa, và nếu có một vài sự khảo sát bằng thống kê nào cho thấy mối tương quan ngược chiều và yếu giữa dân chủ và kinh tế, thì cũng có những khảo sát khác cho thấy có mối tương quan thuận và mạnh mẽ [giữa hai biến số này]. Nếu tất cả những khảo sát mang tính chất so sánh được xem xét cùng lúc, thì giả thuyết cho rằng không có một mối liên hệ rõ rệt nào giữa phát triển kinh tế và dân chủ theo cả hai chiều thuận và nghịch, có lẽ hợp lý hơn cả. Vì dân chủ và tự do chính trị đều là các điều quan trọng, cho nên không phải vì có liên hệ hay không tới phát triển kinh tế mà sự quan trọng bị ảnh hưởng bởi lập luận kể trên.[5] Câu hỏi mà chúng ta đang xem xét cũng liên quan đến một vấn đề cơ bản về phương pháp nghiên cứu kinh tế. Ta phải, không những quan sát những mối liên hệ theo xác suất và thống kê, mà còn phải xem xét tỉ mỉ tiến trình nhân-quả nằm trong sự tăng trưởng kinh tế và phát triển. Giờ đây ta đã hiểu khá rõ những chính sách kinh tế và hoàn cảnh đưa tới sự thành công về phương diện kinh tế tại những nước Đông Á.

Dù những nghiên cứu thực nghiệm có khác nhau về trọng tâm, nhưng hiện nay đã có được một sự đồng thuận rộng rãi về một danh mục gồm một số các “chính sách có lợi” cho sự phát triển kinh tế, gồm có các điểm sau:

  • cởi mở cho sự cạnh tranh,
  • sử dụng thị trường quốc tế,
  • các chính sách khuyến khích xuất, nhập cảng, nâng cao giáo dục, cải cách ruộng đất, và
  • các cơ hội khác mở rộng sự tham gia của người dân vào tiến trình phát triển kinh tế.

Không có lý do gì để cho rằng những chính sách như vậy lại mâu thuẫn với các chính sách [của chế độ] dân chủ và phải dùng tới sức mạnh của độc tài như đã từng xảy ra ở Nam Hàn, Singapore, hay Trung Hoa. Thực ra, có vô vàn chứng cớ chứng minh rằng điều kiện tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh là một không khí kinh tế thân thiện hơn chứ không phải một chế độ chính trị hà khắc hơn.

Để khảo sát trọn vẹn, ta phải vượt ra ngoài khuôn khổ chật hẹp của sự tăng trưởng kinh tế và nghiên cứu tỉ mỉ những đòi hỏi lớn hơn của sự phát triển kinh tế, gồm cả nhu cầu an ninh kinh tế và xã hội.Trong phạm vi đó, ta phải một mặt xem xét mối quan hệ giữa quyền chính trị và dân quyền, và mặt khác xem xét các chính sách ngăn ngừa không cho những đại họa kinh tế xảy ra. Quyền chính trị và quyền dân sự cho người dân cơ hội để lên tiếng mạnh mẽ về những nhu cầu chung và đòi hỏi các biện pháp thích đáng của chính quyền. Phản ứng của chính quyền [có nhanh nhạy] trước những đau khổ lớn lao của người dân thường tùy vào áp lực người dân tạo ra có đủ mạnh hay không. Việc thực thi các quyền chính trị của người dân (bầu cử, phê bình, biểu tình, vân vân) có thể tạo nên những phần thưởng hay trừng phạt chính trị thật sự cho những viên chức đang vận hành bộ máy chính quyền.

Tôi cũng đã có lần trình bày một sự kiện đặc biệt, đó là trong lịch sử của những nạn đói khủng khiếp trên thế giới, chưa có một nạn đói đáng kể nào xảy ra trong một nước độc lập, dân chủ, và có một hệ thống báo chí tương đối tự do.[6] Đây là một quy luật không có ngoại lệ, dù ta có tìm bất cứ chỗ nào trên thế giới: các nạn đói xảy ra gần đây tại Ethiopia, Somalia, hay tại các chế độ độc tài khác; những nạn đói xảy ra tại Liên Xô trong thập niên 1930; tại Trung Hoa năm 1958-1961 xảy ra sau Kế hoạch Đại Nhảy Vọt; hoặc xa hơn nữa là các nạn đói xảy ra ở Ái nhĩ lan hoặc Ấn độ dưới chế độ thực dân. Trung Hoa, dù trên nhiều phương diện, phát triển kinh tế khá hơn Ấn độ, nhưng (khác với Ấn độ) là vẫn có nạn đói, mà phải nói đó là nạn đói lớn nhất được ghi lại trong lịch sử thế giới: gần 30 triệu người chết trong nạn đói 1958-61, nhưng các chính sách sai lầm của chính quyền vẫn không được sửa đổi trong suốt thời gian 3 năm đó. Những chính sách sai lầm đó không bị chỉ trích gì cả bởi vì không có một đảng đối lập nào trong quốc hội, không có tự do báo chí, và các cuộc bầu cử đa đảng. Chính ra, chỉ vì không có sự phê bình và thách thức này mà chính quyền mới có thể tiếp tục thi hành những chính sách cực kỳ sai lầm đã đưa đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm. Đó cũng là tình trạng tương tự đang xảy ra tại Bắc Hàn và Sudan nơi diễn ra hai nạn đói trong lịch sử đương đại của thế giới.

Người ta thường liên kết nạn đói với những thiên tai, và các nhà bình luận cũng thường chấp nhận sự đơn giản hóa này để giải thích nguyên do của những nạn đói: những vụ lụt lội xảy ra tại Trung Hoa trong kế hoạch Đại Nhảy Vọt, hạn hán ở Ethiopia, hay thất mùa tại Bắc Hàn. Tuy nhiên, có rất nhiều quốc gia bị những thiên tai tương tự, hay trầm trọng hơn nữa, mà vẫn không bị đói, chỉ vì có sự đáp ứng kịp thời của chính quyền làm giảm đi nguy cơ gây ra nạn đói. Bởi vì nạn nhân chính của nạn đói là những người nghèo khổ, cho nên, chính quyền có thể ngăn ngừa nạn chết đói bằng chính sách tài trợ thu nhập (qua chương trình thuê mướn nhân công, chẳng hạn), để giúp họ có tiền mua thực phẩm. Ngay cả những nước dân chủ nghèo đói nhất và đã từng phải trải qua những trận hạn hán hay lụt lội khủng khiếp, hay những thiên tai khác (như Ấn độ năm 1973, Zimbabwe và Botswana đầu thập niên 1980) nhưng vẫn có khả năng nuôi sống dân của họ mà không phải kinh qua nạn đói.

Nạn đói rất dễ dàng ngăn ngừa, nếu ta có một nỗ lực nghiêm túc để thực hiện, và một chính quyền dân chủ-khi phải đứng trước những cuộc bầu cử và chỉ trích từ các đảng đối lập và báo chí độc lập- không thể không thực hiện nỗ lực nghiêm túc đó. Ta cũng chẳng ngạc nhiên gì khi thấy Ấn độ tiếp tục có những nạn đói xảy ra trong suốt thời bị người Anh cai trị cho đến khi giành lại được độc lập (nạn đói cuối cùng, mà tôi được chứng kiến khi còn là một đứa trẻ, xảy ra vào năm 1943, bốn năm trước khi Ấn độ được độc lập), những nạn đói này bỗng dưng biến mất khi một nền chính trị đa đảng và báo chí tự do được thiết lập.

Tôi đã trình bày vấn đề này trong các tác phẩm khác, nhất là trong cuốn sách viết chung với Jean Dr’eze, nên tôi sẽ không bàn thêm ở đây.[7] Thực ra, vấn đề nạn đói chỉ là một thí dụ cho thấy phạm vi hoạt động của dân chủ [liên quan đến dân sinh], và là trường hợp dễ phân tích nhất. Vai trò của các quyền chính trị và dân quyền còn có những ảnh hưởng tích cực trong việc ngăn ngừa những tai họa kinh tế và xã hội, nói chung, chứ không chỉ trong vấn đề nạn đói. Khi mọi sự diễn tiến tốt đẹp, thì ta thường không để ý tới vai trò then chốt này của dân chủ. Chỉ khi nào sự việc bị trục trặc, vì lý do này hay lý do khác, thì phần thưởng chính trị[8] do hệ thống dân chủ mang lại mới có giá trị thực tế.

Ở đây, tôi tin là có một bài học quan trọng. Có nhiều chuyên viên kinh tế đề nghị việc sử dụng những phần thưởng kinh tế (do hệ thống thị trường cung cấp) mà quên đi những phần thưởng chính trị (được bảo đảm bởi hệ thống dân chủ). Trong số những vấn đề xảy ra gần đây tại Đông và Đông Nam Á là những hình phạt dành cho sự cai trị phi-dân chủ về hai phương diện nổi bật.

  • Thứ nhất là sự lan tràn của cuộc khủng hoảng tài chánh tại một số nước (gồm có Nam Hàn, Thái Lan, và Nam Dương) có liên hệ mật thiết với sự thiếu minh bạch trong kinh doanh,

đặc biệt là thiếu sự tham gia của công chúng trong tiến trình duyệt xét sự kết hợp những định chế tài chánh. Sự vắng mặt của một diễn đàn dân chủ hữu hiệu là trọng tâm của sự thất bại này.

  • Thứ hai, một khi cuộc khủng hoảng tài chánh dẫn đến tình trạng suy trầm kinh tế chung, sức bảo vệ của dân chủ–giống như sức mạnh ngăn chặn nạn đói tại các nước dân chủ–hầu như không hiện hữu tại một nước. Như tại  Nam Dương, những nạn nhân mới bị mất hết tài sản không có được cơ hội để trình bày trường hợp của họ trước công luận.

Một sự sụt giảm tổng sản lượng quốc gia, thí dụ là 10 phần trăm, có thể sẽ không bị coi  là nghiêm trọng cho lắm, nếu sau đó nền kinh tế lại gia tăng với mức độ 5 hoặc 10 phần trăm mỗi năm trong vòng một thập niên qua, nhưng sự suy giảm như vậy có thể làm cho nhiều cuộc sống bị lao đao và tạo ra sự khốn khổ cho hàng triệu người nếu gánh nặng của sự suy giảm này không được trải rộng ra mà thay vào đó lại chồng chất lên những người bị thất nghiệp hay những người bị thừa ra vì thiếu việc làm-những người mà sức chịu đựng khó khăn kinh tế kém nhất. Người dân Nam Dương có thể sẽ không cảm thấy nhược điểm này và sẽ không thấy cần có dân chủ nếu mọi sự cứ tiếp tục tiến triển, nhưng nếu sự khủng hoảng kinh tế vẫn không được chia sẻ đồng đều với mọi thành phần và vẫn tiếp tục xảy ra, thì nhược điểm này vẫn tồn tại dù tiếng nói của người dân có bị uất nghẹn đi chăng nữa. Vai trò bảo vệ của dân chủ đã bị thiếu trầm trọng khi mà người dân cần nó nhất.

Chức năng của Dân chủ

Từ nãy tới giờ tôi đã dành chỗ cho các sự chỉ trích dân chủ, nhất là những chỉ trích liên quan đến kinh tế. Tôi sẽ quay lại với phần chỉ trích, lần này liên quan đến chỉ trích về văn hóa, nhưng đây cũng là lúc để xem xét một sự phân tích có tính chất tích cực về các chức năng của dân chủ và tìm hiểu cặn kẽ sự tuyên xưng giá trị toàn cầu của dân chủ.

Thế thì dân chủ thực sự là cái gì? Ta không thể đồng hóa dân chủ với quy luật đa số. Dân chủ có những điều kiện phức tạp, trong số đó có bầu cử và tôn trọng kết quả bầu cử, nhưng cũng đòi hỏi phải có sự bảo vệ và tôn trọng các quyền tự do thiên nhiên và dân sự, và bảo đảm một sự thảo luận tự do và sự phổ biến thông tin và bình luận trung thực mà không bị kiểm duyệt. Ngay cả những cuộc bầu cử cũng có thể bị xem là có khuyết điểm nếu một trong những phe tranh cử không có được cơ hội đồng đều để trình bày lập trường của mình, hoặc cử tri không được tự do để thu thập tin tức và nghiên cứu quan điểm của các phe tranh cử. Dân chủ là một hệ thống đòi hỏi nhiều điều kiện, không phải chỉ có một điều kiện được áp dụng một cách máy móc (như quy luật đa số) và riêng rẽ.

Dưới ánh nhìn này, ta có thể liên hệ các phẩm chất của dân chủ và sự tuyên xưng giá trị toàn cầu của nó với một số những giá trị đặc thù phát xuất chính từ sự thực hành dân chủ một cách đúng nghĩa. Ta có thể phân biệt ba trường hợp khác nhau dân chủ có thể làm cho đời sống của công dân phong phú thêm.

  • Trước hết, tự do chính trị là một phần của tự do của con người nói chung, và thực thi các quyền chính trị và dân sự là một phần thiết yếu của đời sống cá nhân trong cương vị là thành viên của xã hội. Tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội mang lại một giá trị nội tại cho đời sống và phúc lợi của con người. Ngăn cấm sự tham gia này vào trong đời sống chính trị của một cộng đồng là một sự tước đoạt nghiêm trọng.
  • Thứ hai, như tôi đã phản biện lập luận cho rằng dân chủ không đi đôi với sự phát triển kinh tế, dân chủ có một giá trị như một công cụ giúp cho sự đạo đạt các nguyện vọng hay ủng hộ chính trị trên các diễn đàn công cộng được dễ dàng và tốt đẹp hơn (kể các các nguyện vọng về nhu cầu kinh tế).
  • Thứ ba–điều này cần được nghiên cứu sâu xa thêm–là sự thực thi dân chủ giúp cho người công dân có cơ hội để học hỏi lẫn nhau, và giúp cho xã hội thành lập các giá trị và xác định những ưu tiên [cần được quan tâm]. Ngay cả ý tưởng “nhu cầu,” như trong “nhu cầu kinh tế,” cũng cần được đưa ra thảo luận, trao đổi quan điểm, và phân tích. Hiểu theo nghĩa này, dân chủ còn có một sự quan trọng mang tính chất xây dựng

cộng thêm với giá trị nội tại trong đời sống của công dân và là vai trò công cụ quan trọng trong những quyết định chính trị. Sự tuyên xưng giá trị toàn cầu của dân chủ cũng cần để ý tới sự đa dạng này.

Tiến trình hình thành những khái niệm, hay chỉ để hiểu thấu đáo những gì được coi là “nhu cầu,” trong đó có nhu cầu kinh tế, tự nó cần có sự thực thi các quyền chính trị và dân sự. Một sự hiểu biết đúng đắn về thế nào là nhu cầu kinh tế–bao gồm nội dung và sức đẩy–cũng đòi hỏi phải có trao đổi quan điểm và thảo luận. Những quyền chính trị và quyền dân sự, đặc biệt là những quyền liên quan đến việc bảo đảm thảo luận, tranh luận, phê phán và cả bất đồng chính kiến một cách công khai, là trọng tâm của một tiến trình tạo ra những sự chọn lựa có hiểu biết và đã được cân nhắc. Những tiến trình này đóng một vai trò quan trọng cho việc hình thành các giá trị và thứ tự ưu tiên, và ta không thể, nói một cách tổng quát, thiên về tiến trình nào hơn khi thảo luận việc công, mà không cần biết xem sự thảo luận và trao đổi ý kiến công khai có được cho phép hay không.

Thực ra, tầm ảnh hưởng và sự hữu hiệu của cuộc đối thoại công khai vẫn thường bị coi nhẹ khi đánh giá những vấn đề xã hội và chính trị. Thí dụ, sự thảo luận công khai đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu mức sinh sản cao đang xảy ra tại các nước đang phát triển. Ta có thể tìm thấy những bằng chứng cụ thể cho thấy sự giảm thiểu mức sinh sản tại một số tiểu bang có văn hóa cao tại Ấn độ là kết quả của sự thảo luận cởi mở và công khai về các ảnh hưởng tai hại của mức sinh sản cao đối với cộng đồng, nói chung, và đối với đời sống của phụ nữ nói riêng.

Nếu quan điểm cho rằng một gia đình hạnh phúc là một gia đình nho nhỏ thôi được phổ biến rộng rãi, thí dụ như tại tiểu bang Kerala hay Tamil Nadu ở Ấn độ, ta có thể đoan chắc rằng đã có nhiều cuộc thảo luận và tranh luận góp phần tạo nên quan điểm này. Kerala hiện nay có sinh suất là 1.7 (tương tự như ở Anh và Pháp, và thấp hơn sinh suất 1.9 của Tàu), và Kerala đã đạt được tỷ lệ này nhờ sự xuất hiện của những giá trị mới chứ không cần phải có luật hạn chế sinh sản-tiến trình đối thoại vào thảo luận về các vấn đề chính trị và xã hội đã đóng góp một phần lớn đến sự hình thành các giá trị mới. Tỷ lệ học thức cao tại Kerala (cao hơn bất kỳ tỉnh nào của Trung Hoa), nhất là trong thành phần phụ nữ, đã giúp cho những sự đối thoại và thảo luận về chính trị và xã hội trở nên dễ dàng hơn.

Sự nghèo đói và thiếu thốn có thể có nhiều loại khác nhau, một số có thể được cải thiện bằng các biện pháp xã hội dễ dàng hơn một số khác. Toàn bộ vấn nạn của con người có thể quy vào một điều căn bản là xác định được “nhu cầu” của con người. Thí dụ, có nhiểu điều mà chúng ta có lý do xác đáng để xem là có giá trị và như thế có thể xem những điều đó là những “nhu cầu” nếu đó là những điều khả thi. Ta có thể mong muốn ngay cả có được sự bất tử, như Maitreyee, một bộ óc có khả năng suy luận kiệt xuất trong Áo nghĩa thư,[9] đã đặt ra cho đạo sư Yajnvalkya trong cuộc đàm luận nổi tiếng cách đây ba ngàn năm. Nhưng ta không xem sự bất tử là một “nhu cầu” bởi vì đó là một việc hoàn toàn bất khả thi. Sự hình thành khái niệm về nhu cầu có quan hệ với những ý tưởng của chúng ta về tính chất có thể ngăn ngừa được của một sự thiếu thốn nào đó và sự hiểu biết của ta về cách giải quyết sự thiếu thốn này. Trong quá trình hình thành sự hiểu biết và niềm tin vào tính cách khả thi (nhất là tính cách khả thi xã hội), những cuộc thảo luận trên diễn đàn công đóng một vai trò hết sức quan trọng. Những quyền chính trị, bao gồm tự do phát biểu và thảo luận, không những chỉ đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra những giải pháp xã hội cho các nhu cầu kinh tế, mà còn là trọng tâm của tiến trình xây dựng khái niệm của những nhu cầu kinh tế.

Tính chất toàn cầu của giá trị

Nếu sự phân tích ở phần trên được xem là đúng, thì sự tuyên xưng giá trị dân chủ không dựa trên một phẩm chất đặc thù nào mà trên nhiều đức tính khác nhau, gồm có

  • trước hết là sự quan trọng nội tại của sự tham gia vào tiến trình chính trị và sự tự do của đời sống con người;
  • thứ hai, sự quan trọng mang tính chất công cụ của những phần thưởng chính trị giúp cho chính quyền vận hành đúng đắn và chịu trách nhiệm với cử tri;
  • và thứ ba là vai trò xây dựng của dân chủ trong việc hình thành các giá trị, và tạo nên sự hiểu biết của ta về nhu cầu, quyền lợi, và bổn phận.

Dựa trên sự phân tích này, ta có thể trả lời câu hỏi chính yếu của bài khảo luận này, tức là xét xem có phải dân chủ có giá trị toàn cầu hay không.

Để phản bác sự tuyên xưng này, đôi khi người ta lý luận rằng không phải ai cũng đồng ý về sự quan trọng mang tính chất quyết định của dân chủ, nhất là khi so sánh dân chủ với những điều khác mà ta khao khát hoặc có niềm tin. Quả thật có như vậy, và như thế ta không có được sự nhất trí ở đây. Sự thiếu nhất trí này đã được một số người dùng làm bằng cớ để chứng minh dân chủ không phải là giá trị toàn cầu.

Như vậy, ta phải bắt đầu với một câu hỏi mang tính phương pháp luận: Giá trị toàn cầu là gì? Để cho một giá trị được xem là toàn cầu, có cần giá trị đó được sự đồng ý của mọi người không? Nếu đó thực sự là một điều kiện cần thiết, thì phạm trù của giá trị toàn cầu trở nên trống rỗng. Tôi không biết có một giá trị nào-ngay cả tình mẫu tử-mà không có người chống lại. Tôi cho rằng sự đồng thuận toàn cầu là một điều không cần thiết để xét xem một điều gì đó có giá trị toàn cầu hay không. Lẽ ra, sự tuyên xưng giá trị toàn cầu [của một điều] nằm ở chỗ liệu con người, dù ở bất cứ đâu, có lý do để xem điều đó có gia trị hay không?

Khi Mahatma Gandhi chứng minh giá trị toàn cầu của đấu tranh bất bạo động, ông không chứng minh rằng người ta ở mọi nơi đã hành động theo giá trị này, nhưng chỉ chứng minh rằng người ta có đủ lý lẽ để thấy đó là điều có giá trị.

Tương tự như thế, khi Rabindranath Tagore chứng minh “sự tự do của tâm trí” là một giá trị toàn cầu, ông không cho rằng sự tuyên xưng này được tất cả mọi người chấp nhận, nhưng tất cả đều có đủ lý lẽ để chấp nhận điều đó – đó là lý do mà ông đã nỗ lực tìm hiểu, trình bày và truyền bá.[10]

Hiểu theo nghĩa này, bất kỳ một sự tuyên xưng giá trị toàn cầu nào cũng liên quan đến một số những phân tích phản-sự thật[11]– trong trường hợp này, ta phải giả định rằng người ta có thể thấy một giá trị nào đó trong sự tuyên xưng [giá trị] mà trước đây họ chưa từng để ý đến. Tất cả mọi sự tuyên xưng giá trị toàn cầu-không phải chỉ cho dân chủ-cũng đều hàm chứa giả thuyết này.

Tôi cho rằng nhờ vào cái giả thuyết tiềm ẩn này mà ta có một sự chuyển biến thái độ thật là lớn lao đối với dân chủ trong thế kỷ 20. Hãy xét một nước chưa có dân chủ và ở những nơi mà người dân có lẽ chưa có cơ hội để thực thi dân chủ, ta có thể giả thiết rằng người dân ở những xứ đó sẽ tán thành và chấp nhận dân chủ một khi điều này trở thành thực tế trong đời sống của họ. Trong thế kỷ 19, chắc chắn giả thuyết này không được đặt ra, nhưng cái giả thuyết mặc định mà tôi đã nhắc tới ở phần trên đã thay đổi nhanh chóng trong thế kỷ 20.

Tưởng cũng cần ghi nhận thêm là ta nhận thấy sự thay đổi lớn lao này qua sự quan sát lịch sử của thế kỷ 20. Khi chế độ dân chủ lan rộng ra, những người ủng hộ dân chủ cũng gia tăng theo chứ không giảm đi. Khởi đi từ Âu châu rồi sang Mỹ châu, dân chủ như một hệ thống đã vươn tới nhiều bờ bến mới và được người dân tại những nơi này chấp nhận và sẵn lòng góp phần xây dựng. Hơn thế nữa, khi một chế độ dân chủ đang hiện hữu bị lật đổ, người dân ồ ạt tham gia vào những cuộc biểu tình phản đối ở khắp mọi nơi, dù cho những cuộc biểu tình này thường bị đàn áp thô bạo. Nhiều người đã sẵn lòng hy sinh mạng sống trong cuộc đấu tranh khôi phục lại dân chủ.

Những người phản bác dân chủ không dựa vào lý do vì dân chủ thiếu sự nhất trí của tất cả mọi người về giá trị toàn cầu,

mà lại dựa vào sự khác biệt giữa các vùng trên thế giới.

Cái gọi là sự khác biệt giữa các vùng thường có liên quan đến sự nghèo đói của một số quốc gia. Theo lập luận này, người dân nghèo chỉ quan tâm đến miếng ăn, chứ không phải dân chủ. Lập luận thường được nhắc đi nhắc lại này là một ngụy biện trên hai lãnh vực khác nhau.

Thứ nhất, như đã trình bày ở trên, vai trò bảo vệ của dân chủ, đối với người nghèo có lẽ mới là điều đặc biệt quan trọng. Điều này hiển nhiên nhất là đối với những nạn nhân đang phải đối diện với nạn đói sắp xảy ra. Và vai trò bảo vệ này cũng đúng luôn cho những người thất cơ bị rớt xuống nấc thang kinh tế khi khủng hoảng tài chánh xảy ra. Người ta khi phải đối phó với nhu cầu kinh tế cũng cần có tiếng nói chính trị. Dân chủ không phải là một món hàng xa xỉ đợi khi người ta có dư rồi mới dám mua sắm.

Thứ hai, có rất ít chứng cớ cho rằng người nghèo, nếu có sự lựa chọn, sẽ từ chối dân chủ. Cho nên, cũng khá là thú vị để nhìn lại sự kiện xảy ra hồi xa xưa vào khoảng giữa thập niên 1970 tại Ấn độ khi chính quyền dùng một luận cứ tương tự để biện minh cho việc ban hành “tình trạng khẩn cấp” (và đàn áp các quyền chính trị và dân sự), và tổ chức một cuộc bầu cử. Cuộc bầu cử này đã chia cử tri thành hai khối rõ rệt chỉ vì vấn đề này. Trong cuộc bầu cử định mệnh này, hành vi đàn áp các quyền chính trị và dân sự đã bị cử tri bác bỏ, và đại khối cử tri Ấn-một trong số những người nghèo đói nhất trên thế giới-đã chứng minh rằng họ cũng chống lại sự vi phạm các quyền tự do căn bản một cách nhiệt liệt không kém những hoạt động chống lại sự tước đoạt các quyền lợi kinh tế.

Trong phạm vi của lập luận cho rằng người nghèo chẳng quan tâm gì đến các quyền chính trị và dân sự, chứng cớ hiển nhiên đã bác bỏ hoàn toàn lập luận này. Ta cũng nhận thấy một số điểm tương tự khi quan sát cuộc đấu tranh cho những quyền tự do dân chủ tại Nam Hàn, Thái lan, Bangladesh, Pakistan, Miến điện, Nam dương và các nước khác tại Á châu. Tương tự như thế, dù tự do chính trị đang bị ngăn cấm tại Phi châu, ta cũng thấy người dân có những phong trào chống đối những sự đàn áp này bất cứ khi nào tình thế cho phép.

Lập luận về sự khác biệt văn hóa

Cũng có một lý lẽ khác bảo vệ cho cái gọi là sự tương phản căn bản giữa các vùng trên thế giới; lý lẽ này không dựa trên sự khác biệt kinh tế mà trên sự khác biệt về văn hóa. Trong số những lập luận này, nổi tiếng nhất có lẽ là “các giá trị Á châu.” Người ta vẫn thường cho rằng người dân châu Á vẫn có truyền thống xem kỷ luật quan trọng hơn tự do chính trị, và như vậy, người dân châu Á phải có thái độ hoài nghi đối với dân chủ hơn các nơi khác. Tôi đã có dịp thảo luận về đề tài này một cách khá chi tiết trong bài thuyết trình tại Hội đồng Đạo đức và Quốc tế vụ thuộc học viện Carnegie.[12]

Thật ra, ta rất khó tìm được bất cứ căn bản thật sự nào cho lập luận nói trên trong kho tàng lịch sử của văn hóa Á châu, nhất là khi chúng ta tìm hiểu những truyền thống cổ điển của Ấn độ, Trung Đông, Iran và các vùng khác của châu Á. Thí dụ, ta có thể tìm thấy những lời tuyên bố mạnh mẽ nhất và sớm nhất ủng hộ sự đa nguyên và bổn phận của nhà nước phải bảo vệ thành phần thiểu số trong những lời phán của hoàng đế Ashoka (Ấn độ) được ghi khắc lại vào thế kỷ thứ Ba trước Công nguyên.

Châu Á là một vùng đất rộng lớn chứa tới 60 phần trăm dân số của thế giới, và công việc tổng quát hóa một tập hợp các sắc dân đa dạng như vậy thật chẳng phải là điều dễ dàng. Thành ra những người cổ võ cho thuyết “giá trị Á châu” có khuynh hướng dùng khu vực Đông Á làm nền tảng cho lý luận của họ. Luận đề chính của sự tương phản giữa Tây phương và Á châu vẫn thường tập trung vào vùng đất ở phía đông của Thái lan, dù đã có người còn mạnh miệng hơn tuyên bố rằng các vùng khác của Á châu cũng tương tự như nhau. Lý Quang Diệu, người mà ta phải cám ơn vì đã lên tiếng trình bày một cách đầy đủ và rõ rệt nhất về cái vấn đề mà vẫn thường được nhắc tới một cách mơ hồ trong vô vàn tài liệu rối như mớ bòng bong. Lý Quang Diệu đã phác họa ra “sự khác biệt căn bản giữa khái niệm về xã hội và chính quyền của Tây phương và Đông Á” và giải thích, “Khi tôi [Lý Quang Diệu] nói đến Đông Á, tôi muốn nói tới Đại Hàn, Nhật Bản, Trung Hoa, Việt Nam, là những quốc gia khác với vùng Đông Nam Á pha trộn giữa văn hóa Hán tộc và Ấn độ, dù văn hóa Ấn cũng chú trọng tới những giá trị tương tự.[13]

Tuy nhiên, ngay cả vùng Đông Á cũng có nhiều khác biệt rất lớn, với những biến thể không những giữa các nước Nhật, Hoa, Hàn và các nước khác trong vùng, mà còn khác nhau ngay cả trong mỗi nước. Khổng tử là tác giả tiêu biểu vẫn thường được trích dẫn khi giải thích các giá trị Á châu, nhưng Khổng tử không phải là học giả duy nhất có ảnh hưởng tại các nước này (như tại các nước Nhật, Hoa, Hàn còn có một truyền thống Phật giáo sâu rộng, ảnh hưởng hơn 1500 năm, và những ảnh hưởng khác nữa gồm có cả Cơ đốc giáo). Ta thấy, không có một sự đồng nhất nào về sự tôn sùng trật tự hơn tự do trong các nền văn hóa này.

Hơn thế nữa, Khổng tử, chính ngài cũng không khuyến khích người dân trung thành mù quáng với nhà nước. Khi Tử Lộ hỏi về “đạo thờ vua,” Khổng tử đáp rằng “Làm tôi thì phải hết lòng thành thật; như vua lầm lạc thì phải can gián, đừng sợ mếch lòng[14] (câu nói này các nhà kiểm duyệt của chế độ độc tài nên suy ngẫm). Khổng tử khuyến khích môn đệ cẩn trọng và khéo léo trong xử thế, nhưng cũng dạy đệ tử chống lại chế độ xấu xa (phải khéo léo, nếu cần), như “Bang hữu đạo, nguy ngôn, nguy hành; bang vô đạo, nguy hành, ngôn tốn”[15] (lúc nước yên ổn, sống thanh cao và bày tỏ hết ý để giúp nước; lúc nước điên đảo, vẫn sống thanh cao, nhưng dè dặt trong lời nói).

Thực ra, Khổng tử đã chỉ rõ rằng hai trụ cột trong tòa nhà giá trị Á châu: trung với nhà và tuân theo phép nước, có thể xung đột trầm trọng với nhau. Những người cổ võ cho sức mạnh của giá trị Á châu quan niệm vai trò của nhà nước như một sự nối dài của gia đình, nhưng Khổng tử ghi nhận rằng hai điều này có chỗ xung khắc với nhau. Diệp Công nói với Khổng tử rằng: “Ở xóm tôi có những người ngay thẳng rất mực, như cha ăn trộm dê thì con đứng ra làm chứng khai thật.” Khổng tử đáp: “Ở xóm ta, người ngay thẳng cư xử có khác. Cha che lỗi cho con, con che lỗi cho cha; tình ngay thẳng vẫn ngụ trong đó vậy.”[16]

Sự giải thích một chiều về giá trị Á châu là những điều chống đối với dân chủ và các quyền chính trị không tồn tại được dưới sự phân tích nghiêm túc. Tôi không nên quá khắt khe trước sự thiếu sót trầm trọng các nghiên cứu khoa học để bảo vệ luận cứ này, vì những người tuyên xưng giá trị Á châu không phải là học giả mà là những chính trị gia, thường phát biểu hoặc chính thức hoặc không chính thức cho các chế độ độc tài. Thật ra, đây cũng là điều thú vị khi những người nghiên cứu học thuật như chúng tôi thường bị mang tiếng là thiếu thực tế về các vấn đề chính trị, còn những chính trị gia thực tế thì lại thiếu thực tế về các vấn đề nghiên cứu.

Dĩ nhiên, muốn tìm những tác phẩm do những học giả chuyên chế trong truyền thống Á châu thì cũng chẳng khó khăn gì. Nhưng muốn tìm những tài liệu như vậy trong các tác phẩm Tây phương cũng dễ dàng thôi: Ta chỉ cần suy ngẫm những bài viết của Plato hoặc Aquinas là cũng đủ thấy sự tôn sùng kỷ luật không phải chỉ là đặc tính Á châu. Bỏ qua sự hợp lý của dân chủ như một giá trị toàn cầu chỉ vì một vài bài viết cổ võ kỷ luật và trật tự, thì cũng chẳng khác nào bỏ qua luôn dân chủ như một mô hình chính quyền tự nhiên tại Âu Mỹ ngày nay chỉ vì bài viết của Plato hay Aquinas (đó là chưa kể đến những tài liệu thời Trung cổ kết án những người ngoại đạo).

Dựa trên kinh nghiệm của những cuộc chiến chính trị cận đại, nhất là ở Trung Đông, Hồi giáo vẫn thường được xem là một tôn giáo tự bản chất thù địch và không dung thứ cho tự do cá nhân. Nhưng sự hiện hữu của những chi phái khác nhau trong cùng một truyền thống cũng xảy ra trong đạo Hồi như trong các tôn giáo khác. Tại Ấn độ, Akbar và đa số các hoàng đế Moghul khác (ngoại trừ vua Aurangzeb) là những thí dụ điển hình cho sự khoan dung giữa lý thuyết và thực hành về chính trị cũng như tôn giáo. Những vị hoàng đế Thổ nhĩ kỳ vẫn thường khoan dung hơn các vị vua cùng thời ở Âu châu. Có rất nhiều thí dụ trong số những vua chúa tại Cairo hay Baghdad. Thực ra trong thế kỷ 12, đại học giả Maimonides, gốc Do thái, đã phải bỏ trốn khỏi Âu châu nơi ông sinh ra, để tránh sự không dung thứ và bách hại người Do thái, và sang tá túc trong sự khoan dung tại Cairo dưới sự bảo trợ của vua Saladin.

Sự đa dạng là một nét đặc biệt của mọi nền văn hóa trên thế giới. Văn minh Tây phương cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Việc thực hành dân chủ rộng rãi tại Tây phương trong thời hiện đại, một phần lớn là kết quả của một sự đồng thuận đã được phát sinh ra từ thời Khai Sáng và Cách mạng Kỹ nghệ, và nhất là trong thế kỷ vừa qua.

Nếu ta chỉ xem sự gắn bó của Tây phương với dân chủ trong hơn một thiên niên kỷ, rồi so sánh với những truyền thống không thuộc Tây phương (xem những truyền thống đó như một khối thuần nhất), thì đó là một sai lầm lớn lao. Khuynh hướng dẫn đến sự cực kỳ đơn giản hóa này ta có thể thấy không những trong những lời tuyên bố của viên chức chính quyền tại Á châu, mà còn trong những lý thuyết của chính một số học giả nổi tiếng Tây phương.

Ta có thể dùng một thí dụ trong nhiều tác phẩm của một học giả nổi tiếng mà công trình nghiên cứu đã có rất nhiều ảnh hưởng, đó là luận đề của giáo sư Samuel Huntington về sự va chạm giữa các nền văn minh, nhưng sự khác biệt trong mỗi nền văn hóa không được ghi nhận đầy đủ. Sự nghiên cứu của Huntington đưa đến một kết luận rõ ràng là “ý thức về chủ nghiã cá nhân và truyền thống tôn trọng tự do và quyền cá nhân” trong nền văn hóa Tây phương là “một nét độc đáo trong số các xã hội văn minh.”[17] Hungtington cũng lập luận rằng “những đặc tính trọng yếu của Tây phương, những đặc tính mà đã tạo nên sự khác biệt với các nền văn minh khác, đã hiện hữu trước khi Tây phương được hiện đại hóa.” Theo ông, “Tây phương là Tây phương trong một thời gian rất dài trước khi trở thành hiện đại.”[18] Tuy nhiên, đó là một luận đề mà­, như tôi đã lý luận, không đứng vững trước sự mổ xẻ, phân tích các dữ kiện lịch sử.

Đối với mọi nỗ lực của một người phát ngôn cho các chính quyền Á châu nhằm chứng tỏ sự tương phản giữa “cái gọi là” giá trị Á châu với cái gọi là giá trị Tây phương, thì cũng giống như nỗ lực của những nhà trí thức Tây phương nhằm chứng minh sự tương phản do phía bên kia đưa ra. Nhưng dù cho mỗi sức kéo của Á châu bị trung hòa bởi sức đẩy từ Tây phương, thì cả hai cũng chẳng làm xuy xuyển được giá trị toàn cầu của dân chủ.

Trọng tâm của vấn đề

Tôi đã cố trình bày một số các vấn đề liên quan đến giá trị toàn cầu của dân chủ. Giá trị của dân chủ gồm có cả sự quan trọng nội tại trong đời sống của loài người, vai trò công cụ trong việc tạo ra những phần thưởng và trừng phạt chính trị, và chức năng xây dựng trong việc hình thành những giá trị (và trong sự hiểu biết về sức đẩy và sự khả thi của những tuyên xưng về nhu cầu, quyền lợi, và bổn phận). Những giá trị này không hề mang tính chất địa phương. Tương tự như sự cổ võ cho kỷ luật và trật tự. Sự khác biệt giữa những giá trị, có lẽ là nét chung của hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các nền văn hóa chính của con người. Lý luận văn hóa không hạn chế hay loại trừ những sự lựa chọn của chúng ta ngày nay.

Những sự lựa chọn này phải được thực hiện tại đây và ngay bây giờ, cùng lúc phải ghi nhận chức năng của dân chủ mà các nền dân chủ trên thế giới hiện nay đang áp dụng. Tôi đã chứng minh rằng giá trị toàn cầu của dân chủ là một giá trị vững chắc và không mang tính chất địa phương. Sức mạnh của sự tuyên xưng giá trị toàn cầu của dân chủ nằm ở chỗ đó. Đó mới chính là trọng tâm của vấn đề. Giá trị toàn cầu của dân chủ không thể bị phủ nhận bởi những cấm kỵ tưởng tượng của văn hóa Á châu hay tính chất tiên thiên thuận lợi của Tây phương.

© Học Viện Công Dân 2009

Nguồn:

http://www.gozaar.org/template1.php?id=1120&language=english


[1] Trong tiểu thuyết Điểm Đối Điểm của Aldous Huxley’s, một người chồng nói dối vợ là anh ta phải đi London để nghiên cứu về nền dân chủ của cổ Ấn độ trong thư viện của Viện Bảo tàng Quốc gia, để đi thăm nhân tình.

[2] Ruth Dreyfus là nữ tổng thống đầu tiên của Thụy sĩ vào năm 1999. Phụ nữ Thụy sĩ được quyền bầu cử lần đầu tiên năm 1971, và quyền ứng cử/bầu cử tại các cấp chính quyền từ địa phương tới liên bang từ năm 1990 (ghi chú của người dịch).

[3] Ấn độ có 22 ngôn ngữ chính được hiến pháp công nhận, và hàng ngàn các ngôn ngữ khác nhau (Indian Language: http://www.indianlanguages.com/main/index.php). Có 4 nhóm tôn giáo chính tại Ấn độ: Ấn giáo (Hindu), Hồi giáo (Islam), Thiên Chúa giáo, và đạo Sik; ngoài ra còn Phật giáo, đạo Jain cùng những giáo phái khác do nhiều đạo sư sáng lập  (ghi chú của người dịch).

[4] Adam Przeworski et al., Sustainable Democracy (Cambridge: Cambridge University Press, 1995); Robert J. Barro, Getting It Right: Markets and Choices in a Free Society (Cambridge, Mass.: MIT Press, 1996).

[5] Tôi đã khảo sát  các bằng chứng thực nghiệm và quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này một cách chi tiết trong cuốn sách Development as Freedom, sắp được nhà xuất bản Knopf phát hành năm 1999.

[6] Xem thêm bài viết của tôi trong tiểu luận “Phát triển: Nhưng theo hướng nào?” Tạp Chí Kinh Tế, bộ 93 (12,1983); sách Tài nguyên, Giá trị, và Phát triển (Harvard University Press, 1984); và tiểu luận “Lý tính và Sự Lựa chọn Xã hội,” diễn văn của tôi, lúc đó là chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Hoa kỳ, được in trong tạp chí American Economic Review tháng Ba, 1995. Xem thêm các cuốn sách do Jean Dr’eze và Amartya Sen viết, nhan Nạn Đói và Các Hoạt động Công (nhà xuất bản Clarendon Press, 1987); do Frances D’Souza, chủ biên, nhan Nạn Đói trong Thầm lặng: Báo cáo về Nạn đói và chế độ kiểm duyệt (Điều 19 của Trung tâm Quốc tế về Kiểm duyệt, 1990); sách do Human Rights Watch xuất bản, nhan Những Nhân quyền bất khả phân: Quan hệ giữa Quyền Chính trị và Dân sự với Sự Nghèo đói, Sinh kế, và Sinh tồn (1992); và Báo cáo về Thiên tai trên Thế giới của hội Hồng thập tự Quốc tế và hội Lưỡi liềm Đỏ, 1994.

[7] Dr’eze và Sen, Nạn Đói và Các Hoạt động Công.

[8] Phần thưởng chính trị: cử tri dành cho những viên chức chính quyền hoạt động hữu hiệu trong thời gian tại chức; ngược lại, viên chức chính quyền sẽ bị cử trị bầu cho ứng viên khác (ghi chú của người dịch).

[9] Áo nghĩa thư là một trong những tác phẩm triết học cổ điển của Ấn độ và cũng là kinh điển của giáo phái Vệ đà của Ấn giáo (ghi chú của người dịch).

[10] Xem thêm cuốn sách “Tagore và nước Ấn độ” của tôi do nhà xuất bản New York Review of Books phát hành năm 1997.

[11] Phân tích phản-sự thật (counterfactual analysis) là một phương pháp lý luận dựa trên mô hình sau đây: “Nếu A và B là 2 sự kiện thực khác nhau, thì sự hiện hữu của B có quan hệ nhân quả với A, nếu và chỉ nếu, nếu A không xảy ra, thì B sẽ không xảy ra.” (xem thêm David Lewis’ Theory tại: http://plato.stanford.edu/entries/causation-counterfactual/. Ghi chú của người dịch)

[12] Amartya Sen, “Nhân quyền và các Giá trị Á châu,” do Carnegie Council on Ethics and International Affairs ấn hành năm 1997), bản rút ngắn được in lại trong tờ The New Republic, ngày 14-21/07/1997.

[13] Fareed Zakaria, “Văn hóa là Số mệnh: Cuộc trò chuyện với Lý Quang Diệu,” Tạp chí Foreign Affairs số 73 (March-April 1994): 113.

[14] Luận ngữ, 14:23

[15] Luận ngữ, 14: 4 (bản dịch Đoàn Trung Còn, Nhà XB Thuận Hóa, 2000)

[16] Luận ngữ, 13:18 (sách đã dẫn)

[17] Samuel P. Huntington, Sự Va chạm giữa các nền văn minh và Công cuộc Tái lập Trật tự Thế giới, New York: Simon and Schuster, 1996, trang 71.

[18] Sách đã dẫn, trang 69.

Posted in Reading | Leave a Comment »