Welcome to BEAR’s BLOG!!!

Những chuyện bất thường… rất bình thường ở Việt Nam(2): Cướp ngày nói “đi buôn phải có lãi”

Posted by BEAR trên Tháng Hai 6, 2009

Lại xảy ra xô xát vì đất đai ở Hưng Yên

Vụ tranh chấp đất đai ở các xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, kéo dài nhiều năm, bộc phát mạnh hôm 8 tháng Giêng vừa qua, đến nay vẫn còn có dấu hiệu căng thẳng.

Chính quyền huyện Văn Giang huy động các phương tiện cơ giới đến san ủi mặt bằng để xây dựng công trình ở xã Xuân Quan.

Đụng độ đổ máu

Hôm 4 tháng Hai vừa qua, theo lời một người dân ở xã Xuân Quan, thì đã có đụng độ giữa một bên là dân, bên kia là những người được mướn, mà dân gọi là “xã hội đen.”

“Ngày hôm qua, đã xảy ra đổ máu. Không có công an, nhưng có xã hội đen. Hai phía đánh nhau. Đến sáng nay, lực lượng công an lại lên đông.

Phía người dân tin rằng có sự “đứng đàng sau.” Có khả năng là người dân sẽ đi gặp nhà nước. Tôi muốn nói rằng, “có khả năng.”

Vụ đụng độ tối hôm qua, có một số người dân bị thương. Người dân đã đến thăm và động viên nhau. Sáng nay thì công an đã lên đông rồi. Những cánh đồng của chúng tôi, bây giờ đau thương lắm.”

Trước đó, vào hôm 8 tháng Giêng, thì cuộc va chạm xảy ra giữa người dân và phía công an. Người dân địa phương kể rằng, dân “cắm cờ xuống đất” trong một tình hình “căng thẳng,” có “xô xát, đánh đập” trong một cuộc biểu tình ước tính khoảng 1 ngàn người.

Tiếp xúc với bà Trần Khải Thanh Thuỷ, người đã về huyện Văn Giang 2 lần, vào trước và sau Tết, để tiếp xúc và tìm hiểu sự việc, thì được bà cho biết người dân không muốn bán đất, trong khi giá được trả hiện nay chỉ vào khoảng 10 cân gạo cho mỗi một mét vuông.

“Dân muốn giữ đất, mà bị trả giá như giá “ăn cướp.” Dân bảo đây là giá bù chứ không phải giá đền. Lãnh đạo chính quyền thì bán trao tay nhau với giá 6 triệu một mét.

Người dân hỏi tại sao khi mua thì mua với giá 135 nghìn, tức 10 cân gạo, cho một mét đất, mà nay bán công khai trên mạng là 6 triệu một mét, thì ông chủ tịch xã trả lời rằng: đi buôn phải có lãi.”

Bà Trần Khải Thanh Thuỷ nói rằng, người dân ở ba xã đang có tranh chấp đất ở Hưng Yên hiện có cuộc sống khá sung túc nhờ vào nghề trồng cây cảnh, và đó là lý do họ muốn giữ đất để sinh sống.

“Quan điểm của người dân là không bán đất, bất kể giá nào. Lý do là họ trồng cây cảnh rất thành công. Cây cảnh ở đây có thương hiệu rồi, được bán đi khắp nước. Sau mỗi vụ mùa, việc xây một cái nhà, hay thậm chí mua xe con, không phải là chuyện khó khăn.”
Bán ruộng thì lấy gì mà ăn?

Dự án xây đô thị Văn Giang có diện tích gần 500 hecta, được đấu thầu đầu năm 2006, từ đó phát sinh ra nhiều tranh chấp và phản đối từ phía người dân.  Đến năm 2007, thủ tướng Chính Phủ ra công văn, chỉ đạo triển khai tiếp dự án sau nhiều tháng đình trệ.

Một người dân ở xã Cửu Cao nói với chúng tôi, là “người dân không bán ruộng vì trả rẻ quá, vào khoảng 48 triệu 600 ngàn đồng cho 1 sào, tức là 360 mét vuông.”

Chắc chắn là dân chúng tôi sẽ bị đói. Nhiều người sẽ khổ, sẽ phải đi làm thuê làm mướn. Nhưng biết làm ở đâu? Lấy gì mà ăn? Mà đâu phải ai cũng đi làm được đâu?
Một người dân Xuân Quan

Một số ý kiến khác thì nói tâm lý người nông dân là không bán đất mà giữ lại cho con cháu sinh sống.

Một người dân xã Xuân Quan nói rằng, trong khi cuộc sống đang khá lên rõ rệt, nếu đất đai bị bán đi, thì chắc chắn người dân sẽ bị đói.

“Chắc chắn là dân chúng tôi sẽ bị đói. Nhiều người sẽ khổ, sẽ phải đi làm thuê làm mướn. Nhưng biết làm ở đâu? Lấy gì mà ăn? Mà đâu phải ai cũng đi làm được đâu?

Chắc chắn là dân chúng tôi sẽ bị đói. Nhiều người sẽ khổ, sẽ phải đi làm thuê làm mướn. Nhưng biết làm ở đâu? Lấy gì mà ăn? Mà đâu phải ai cũng đi làm được đâu?

Như gia đình nhà tôi không phải đong gạo, cứ gạo đó mà ăn. Nhiều người xây được nhà cao lắm. Nay bán ruộng thì lấy gì mà ăn?

Khi gia đình chúng tôi có gạo ăn, thì tiền được để riêng ra, xây nhà. Đời sống đang được nâng lên rõ rệt, nay mà mất cả thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn.”

Trong những cuộc phỏng vấn trước đây, khi nổ ra vụ biểu tình hôm 8 tháng Giêng, các quan chức địa phương nói với chúng tôi rằng, phía chính quyền đã giải thích theo đúng qui định pháp luật cho bà con từ nhiều năm nay, nhưng bà con “tiếc ruộng nên không chịu bán.” Một nhân viên Uỷ Ban Nhân Dân Xã Cửu Cao:

“Giải thích nhiều rồi, giải thích từ 4 năm nay rồi. Bà con hiểu hết đấy. Nhưng bà con tiếc ruộng nên giữ ruộng không bán đấy thôi.”

Phía người dân 3 xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan thì nói rằng mọi tranh chấp cho đến nay chưa được giải quyết xong, trong khi các giải pháp thì không thoả đáng.

“Chưa giải quyết được hết. Đợt trước làm, người dân vẫn phản đối nhưng chính quyền không giải quyết thoả đáng. Biểu tình cũng không làm gì được. Đất đai là của nhà nước, nhà nước thu hồi.”

“Bà con không hài lòng về chuyện mua bán đất cát ở đây. Bà con chỉ mong nhà đầu tư và người dân họp với nhau. Hôm em ra ngoài ấy, em cũng không thấy nhà nước can thiệp gì cả.”

Một người dân, cư trú tại thôn Hạ, xã Cửu Cao, cho biết, ban đầu, giá đất được định là 19 triệu một sào. Sau nhiều lần tranh chấp, giá được nâng lên đến 48 triệu, nhưng vẫn “không thoả đáng so với tình hình giá đất hiện nay.”

Có tiền đền bù, hàng nghìn dân đổ xô mua xe máy

Có trong tay tiền đền bù giải phóng mặt bằng, cả nghìn nông dân vùng dự án Formosa ở Hà Tĩnh đang đổ xô đi mua xe gắn máy để được… bằng chị bằng em! Trong khi đó, lẽ ra số tiền này nên được dùng cho mục đích chuyển đổi ngành nghề khi mà đất nông nghiệp của họ đã không còn.

—> Đúng là nhiều khi có nhà lầu, xe hơi mà vẫn NGHÈO thật. LỖI tại AI?


Bình loạn:

Đây là một hiện trạng có những nguyên nhân hệ thống của nó. Mời các bạn tham khảo 2 bài viết sau:

Chuyện đất của mình, kế sinh nhai của mình, nó bắt mình bán mấy trăm ngàn/m, thậm chí mấy ngàn/m, rồi  bán ngay trước mắt mình với giá hàng triệu/m, quả đúng là cướp ngày, và có lẽ chỉ có cướp ngày mới làm nổi.

Nói ra, cũng chả biết đổ lỗi cho ai?

Cho cơ chế, quy hoạch?

Cho “Các đầy tớ của Dân”, cấu kết với doanh nghiệp, hại Dân, mặc dù mồm vẫn rao giảng đạo đức: vì Dân?

Cho Người Dân không biết hy sinh quyền lợi của bản thân vì “sự phát triển của quê hương” ; lười biếng không chịu tính kế sinh nhai, chuyển hướng nghề nghiệp, chạy theo phù phiếm, để nghèo lại càng thêm nghèo; ?

Những câu chuyện vẫn chưa thấy hồi kết. Những diễn  biến phức tạp và ngày càng lan rộng…

Những chuyện bất thường… rất bình thường ở Việt Nam(1): Trộm ngày

Chứng kiến bất công, tôi cầu mong cái chết
Khi Người Tốt chịu đói khát, cơ cầu
Khi Vô Dụng hân hoan trong hạnh phúc
Khi cái tồi, đời quí trọng, khen hay

Khi Vinh Dự trao cho kẻ cúi luồn
Khi Đức Hạnh bị chà lên, ô nhục
Khi kẻ mạnh trước kẻ hèn uốn gối,
Khi bao lần danh dự hoá trò chơi,

Và Quyền Hành buộc Tri Thức nín câm
Và người ngay nô lệ kẻ côn đồ,
Và thằng dốt chê người tài lên tiếng,
Và thật thà bị chế giễu ngây ngô…

Willy

Bình luận về bài viết này