Welcome to BEAR’s BLOG!!!

Mối Nguy Trung Quốc (3): Lao động Trung Quốc ở VN

Posted by BEAR trên Tháng Sáu 26, 2009

Mối Nguy Trung Quốc (1): Hàng hóa Tàu

Mối Nguy Trung Quốc (2): “Bắc Kinh Theo Chủ Nghĩa Phát Xít Cổ Điển” – CSVN quỵ luỵ đưa VN vào nô lệ,tiểu nhược


Trên ba vạn rưởi lao động TQ ở VN

Báo trong nước trích nguồn từ Bộ Công an cho hay hiện có trên 35.000 lao động người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời thiếu tướng Đặng Thái Giáp, cục trưởng Cục Công tác chính trị, Tổng cục Xây dựng lực lượng thuộc Bộ Công an nói số lao động này tập trung ở “ở một số địa bàn trọng điểm như TP Hồ Chí Minh, Tây Nguyên và miền Trung”.

Gần đây dư luận và báo chí trong nước bắt đầu nói nhiều tới hiện tượng lao động phổ thông ồ ạt vào Việt Nam, với con số được ước tính có thể lên tới hàng vạn.

Tuy nhiên đây là lần đầu tiên cơ quan an ninh chính thức xác nhận con số lớn lao động Trung Quốc.

Một lý do đông lao động Trung Quốc được nói là nhiều công trình trọng điểm về điện, xi măng, hóa chất… về tay nhà thầu Trung Quốc. Các công ty này thường mang công nhân của họ vào Việt Nam, mỗi công trình có thể lên tới hàng nghìn người.

Thiếu tướng Đặng Thái Giáp cũng được trích lời nói “tình hình lao động TQ, nhất là số lao động phổ thông, tự phát nhập cảnh vào VN với nhiều lý do khác nhau như du lịch, thăm thân… rồi tìm cách gia hạn để cư trú trái phép, làm ăn lâu dài tại VN có xu hướng ngày càng gia tăng và khá phức tạp’.

Ông Giáp cũng thừa nhận con số trên chỉ là thống kê chính thức từ các doanh nghiệp được quản lý theo dõi “còn trên thực tế vẫn có một số lao động chui chưa thể thống kê hết”.

Công tác quản lý lao động nước ngoài tại các địa phương bị nhận xét là còn “buông lỏng và thiếu hiệu quả”.

Đã có nhiều trường hợp lao động TQ xô xát, ẩu đả với người Việt ở địa phương.

Chủ trương đưa người lao động ra các nước ngoài đã được Trung Quốc thực hiện một vài năm nay như một biện pháp giúp giải quyết công ăn việc làm và kích cầu kinh tế.

Trong riêng năm 2007, có tới 750.000 công nhân Trung Quốc đã theo các dự án của Trung Quốc sang châu Phi, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp và khai khoáng, vốn cần nhân công.

Tình trạng thất nghiệp đang đe dọa xã hội Trung Quốc, với ước tính mười triệu người mất việc vì kinh tế khó khăn.

Tuy nhiên Việt Nam cũng đang đối diện nạn thất nghiệp gia tăng, một báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội ước tính có tới 400.000 người mất việc trong năm nay.

CQVN nói: “Không trục xuất lao động ngoại” – Nhà thầu TQ nói: “Công nhân VN không chăm chỉ và thiếu hiệu quả”

Người Trung Quốc làm việc lậu ở Việt Nam, lỗi từ đâu?

Lê Diễn Đức

Vấn nạn người nước ngoài lao động “chui” nơi nào cũng có.

Điều nghịch lý là chuyện này xảy ra ở Việt Nam, một xứ nghèo, thu nhập tính theo đầu người nằm vào các quốc gia ở cuối bảng của thế giới. Hơn nữa, bản thân người Việt cũng đang khốn khổ vì thiếu việc làm. Theo Vietnamnet ngày 5/06/2009, chỉ trong quý I, đội quân thất nghiệp đã kết nạp thêm khoảng 64 ngàn người và cả năm nay sẽ có thêm tới ba trăm ngàn. Đây mới chỉ là con số chính thức.

Chợ người - Dân thất nghiệp chờ gọi việc ở Hà Nội - Ảnh: AFPChợ người – Dân thất nghiệp chờ gọi việc ở Hà Nội – Ảnh: AFP

Song song, hàng trăm ngàn người Việt phải bỏ ra số tiền từ năm, bảy đến cả chục ngàn đôla cho môi giới chỉ để kiếm được một công việc phổ thông, cực nhọc ở nước ngoài. Họ bị lừa gạt, bị bóc lột và vô số trường hợp phải bỏ của chạy lấy người, chấp nhận tha phương cầu thực với một tương lai vô định.

Câu chuyện các “tù nhân” Nam Phi: Giấc mơ đổi đời, Ác mộng, Giọt nước tràn ly, Tự do, Tù tội, Chiến thắng và Ác mộng mới!

Xuất khẩu lao động VN

January 8, 2009 Tu nghiệp sinh là gì?

March 30, 2008 Những trở ngại mà nữ lao động Việt Nam tại Malaysia gặp phải

March 4, 2008 Công nhân xuất khẩu sang Malaysia bị lừa gạt, ức hiếp

February 28, 2008 Lao động Việt Nam bị xử tệ ở Jordan?

Đúng ra, phải dân từ các quốc gia nghèo tìm cách qua những nơi giàu có hơn để kiếm tiền. Ai đời, nước chảy ngược! Những người nước ngoài lao động ở Việt Nam đông nhất lại là dân Đại Hán, tiềm lực kinh tế hàng đầu thế giới, chỉ ho một phát là đàn em Ba Đình run rẩy chân tay.

Báo chí trong nước cho hay, theo kết quả rà soát từ tháng 5 đến tháng 6, chưa có con số đầy đủ, nhưng Sở công an thành phố Hồ Chí Minh ước tính có khoảng 5 vạn, trong đó có 10.480 người được cấp thẻ tạm trú. Ngoài ra, ở Hà Nội có 15.537 người và hàng chục ngàn khác tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Cà Mau…

Đây là một con số khủng khiếp cho bất cứ nước nào, đừng nói tới Việt Nam, thậm chí đối với cả những nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU) mở cửa thị trường lao động tự do cho các nước thành viên khác.

Ở các nước, đơn vị kinh doanh nếu có tuyển lậu người nước ngoài thường chỉ với số lượng ít, kín đáo, nhằm tránh con mắt xoi mói, kiểm tra. Còn ở Việt Nam hiện tại, mọi thứ đều khơi khơi, công nhân Trung Quốc làm việc, sinh hoạt tập thể ngay trước mũi chính quyền. Có nơi như tỉnh Quảng Nam, nguyên cả làng công nhân Trung Quốc tồn tại từ mấy năm nay.

Càng nghĩ càng thấy xứ Việt hôm nay toàn chuyện kỳ lạ, quái đản. Ông Phan Quốc Thái ở Cục quản lý Xuất nhập cảnh Bộ công an mà còn tự nhận rằng, việc quản lý “không giống ai”.

Buồn cười hơn nữa, vấn đề này được đưa ra bàn ở kỳ họp quốc hội vừa rồi, khi bị chất vấn, bà Bộ trưởng Lao động Nguyễn Thị Kim Ngân đùn đẩy trách nhiệm rất ranh ma. Trong khi các ông nghị gật và phóng viên báo chí cũng mù tịt nên không vạch ra được cái ranh ma ấy. Bà ta ranh ma hay cũng dốt nát luôn thì tôi không rõ lắm.

Ở bất cứ quốc gia nào, Bộ trưởng lao động cũng là người chịu trách nhiệm trước chính phủ về chính sách lao động. Tôi không nghĩ rằng, bà Ngân hàng ngày vào cơ quan chỉ ngồi tỉa lông mày, đánh phấn, tô môi. Nhưng nghe bà ta van xin quốc hội sớm ban hành luật lao động thấy mà ngán ngẩm.

Nếu đúng với nghĩa một quốc hội bình thường thì bất kỳ dân biểu nào cũng có quyền đưa ra sáng kiến, dự thảo một bộ luật trình cho quốc hội. Ở các nước dân chủ, nhiều bộ luật thông qua được mang tên dân biểu đó luôn. Là bộ trưởng, dưới trướng có hằng hà đa số tiến sĩ, giáo sư, bà Ngân không làm chuyện đó thì ai, sao lại đòi quốc hội. Nếu vậy thì cái gọi quốc hội này không bình thường, không được tự phép ra luật. Bà Ngân nói vậy có nghĩa là phải chắp tay xin mấy ông ở Bộ chính trị Đảng phê duyệt trước.

Các dân biểu kêu trời về nguồn cấp visa cho người Trung Quốc quá dễ dãi nên không quản lý được số lượng vào. Đại đa số vào Việt Nam bằng visa du lịch rồi ở lại làm việc luôn. Thế là Bộ lao động có cớ đổ lỗi cho Bộ Nội vụ, Bộ Nội vụ đẩy qua Bộ Ngoại giao, y chang con nít.

Thông thường mỗi quốc gia có chính sách riêng, nhưng quy trình thủ tục về việc cho phép người nước ngoài làm việc na ná như nhau.

Công ty tuyển dụng (bất luận dạng nào, nội địa, liên doanh hay 100% vốn nước ngoài) muốn tuyển người nước ngoài qua làm việc thì trước hết phải ưu tiên cho người bản xứ. Công ty đó phải đăng tải trên báo tại địa phương nơi có ý định cho người nước ngoài làm việc, nói rõ lý do, yêu cầu về số lượng, nghề nghiệp, công việc, thời gian, lương bổng, v.v… Một số nước bắt buộc phải đưa lên mạng tìm việc làm và niêm yết tại Sở lao động. Sau thời gian quy định, nếu ở địa phương đó không có ai quan tâm, đơn vị tuyển dụng mới nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý lao động xin giấy phép. Cấp nào cấp giấy phép thì tuỳ theo quy định của từng nước, nhưng trên cơ sở một chính sách thống nhất toàn quốc. Có giấy phép, đương sự sẽ đến đại diện ngoại giao tại nước mình cư ngụ để xin visa lao động.

Trong các loại visa, xin visa lao động là khó nhất, được cấp có thời hạn, ít khi quá một năm, gia hạn cũng không kém phần phức tạp. Vào bằng visa du lịch mà được chuyển sang visa lao động là chuyện rất hi hữu. Khi cấp visa du lịch hoặc business rất nhiều quốc gia ghi rõ luôn trên visa “No work” hay  “Employment prohibited” (không được lao động).

Dù có giấy phép, cơ quan ngoại giao vẫn có thể từ chối cấp visa lao động nếu như phát hiện đương sự có vấn đề không minh bạch. Cửa kiểm soát thứ hai là biên phòng. Nơi đây, sĩ quan cửa khẩu có quyền chất vấn và quyết định cuối cùng, có đồng ý cho đương sự nhập cảnh hay không. Với những trình tự đã nêu  và số liệu được đưa vào máy vi tính lưu trữ, không có khó khăn gì khi muốn thống kê số người nước ngoài vào lao động bao nhiêu, ở đâu, v.v… Cái vụ này thiết nghĩ nhà cầm quyền Hà Nội rất giỏi vì đã có kinh nghiệm cập nhật tên tuổi những phần tử thù địch với chế độ, khó ai thoát khỏi con mắt của an ninh cửa khẩu.

Lao đọng Trung Quốc đi làm bằng xe bus - Ảnh: Báo Sài Gòn Tiếp ThịLao động Trung Quốc đi làm bằng xe bus – Ảnh: Báo Sài Gòn Tiếp Thị

Nghe ông Phạm Quốc Thái than mới thấy “ở nước ta thì ngược lại”. Người nước ngoài (tất nhiên trừ các phần tử non grata bị ghi sổ đen) bằng các loại visa khác nhau nhập cảnh vào rồi mới đi trình báo, đăng ký, xin giấy phép. Ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh Thanh tra Bộ lao động nói rằng,thông thường họ làm việc được ba tháng mới xin giấy phép. Có những lao động gần kết thúc hợp đồng mới xin phép”. Thảo nào, loạn là phải!

Thế ở các nước khác người ta làm gì với những người lao động bất hợp pháp?

Nói chung, nước nào cũng hạn chế tối đa tuyển dụng người nước ngoài làm việc để bảo vệ thị trường nội địa. Một số nước chỉ giới hạn trong những ngành kỹ thuật, công nghệ cao. Ngay như Pháp, Đức cũng còn chưa mở thị trường lao động cho công dân một số thành viên khối cựu cộng sản, mặc dù các nước này đã gia nhập EU và đi lại tự do trong 27 nước thuộc không gian Schengen.

Ở các nước, thanh tra lao động địa phương và của Bộ lao động thực hiện kiểm tra tính hợp pháp của người lao động. Người nước ngoài làm việc không có giấy phép là phạm pháp, bị phạt tiền, tạm giữ, đưa ra toà. Khi toà án có phán quyết trục xuất, thủ tục tiếp theo thuộc về Bộ nội vụ.

Thế nhưng, biện pháp trừng phạt cá nhân chưa đủ răn đe. Trong nhiều trường hợp không dễ dàng trục xuất vì không xác minh được căn cước của đương sự. Để khắc phục yếu tố này, các nước đánh mạnh vào các đơn vị tuyển dụng, bằng cách phạt tiền rất nặng, chịu hết nổi luôn và nếu sự vi phạm ở mức độ lớn, nghiêm trọng có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Cho nên, các công ty đàng hoàng, có danh tiếng rất sợ tuyển dụng lậu người nước ngoài. –>(Truyền thông nhà nước  đưa tin tỉnh Lâm Đồng phạt 45 triệu đồng đối với sáu nhà thầu Trung Quốc liên quan dự án khai thác bauxite tại tỉnh này.)

Trong khi đó, ở Việt Nam, cũng theo ông Chánh Thanh tra Nguyễn Văn Tiến, khi phát hiện có lao động làm việc không giấy phép, “chỉ phạt hành chính và kiến nghị chủ sử dụng xin phép cho người lao động”. Đúng là không có một chút kỷ cương phép nước nào.

Tôi không phải là người nghiên cứu về luật lao động, nhưng đã đi nhiều nước và từng va chạm với vấn đề này. Từ kinh nghiệm bản thân, tôi chỉ có thể phác hoạ những nét cơ bản với mục đích cho mọi người thấy rằng, nếu muốn làm đến nơi đến chốn, hoạch định một chính sách lao động xuyên suốt, tìm đối sách chẳng có gì quá khó khăn. Khó chăng là có muốn làm hay không thôi.

Như đã nói, Việt Nam “không giống ai”. Ăn thì thích nhiều, nhưng làm lại lười biếng vì sợ trách nhiệm, căn bệnh thâm căn cố đế của quan chức Việt Nam thời cộng sản. Càng để nhập nhằng bao nhiêu, càng dễ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Ngoài ra, càng có nhiều khe hở, khó kiểm soát, thì cơ hội tham nhũng, tư túi càng nhiều, Bộ Lao động, Ngoại giao hay Nội vụ, ai cũng có phần cả.

Vì thế mới có chuyện bàn tùm lum ở quốc hội, nhưng rồi đâu lại vào đấy. Bao nhiêu vụ chất vấn, biểu diễn cho bà con xem xong đã tan thành mây khói. Nếu ai chóng quên, tôi xin nhắc lại kỳ họp trước. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân bị chất vấn lên bờ xuống ruộng về số tiền chính phủ trợ cấp cho người nghèo trong dịp Tết bị ăn chặn. Cứ tưởng phen này có những con chuột tham nhũng bị lôi ra xử. Thế mà, cho đến nay chẳng còn ai nói tới, kể cả báo chí. Tất cả im như thóc!

Về người Trung Quốc lao động bất hợp pháp, tôi mới chỉ nói qua vấn đề thủ tục để thấy nguyên do nằm ở đâu và những tác hại với thị trường lao động Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người nghèo. Tôi chưa đề cập đến an ninh xã hội. Chỉ cần vào trang Vienamnet, cơ quan truyền thông chính thống của CHXHCN Việt Nam ở chuyên mục Xã hội thôi, chúng đã thấy bao điều nhiễu nhương, đảo lộn cả cuộc sống, văn hoá của làng thôn người Việt ở những nơi có nhiều công nhân Trung Quốc.

Công nhân Trung Quốc gây bạo loạn tại Nga Sơn, Thanh Hoá - Ảnh VNN 22/06/09Công nhân Trung Quốc gây bạo loạn tại Nga Sơn, Thanh Hoá – Ảnh VNN 22/06/09

Còn về an ninh quốc phòng. Chúng ta đã biết rất nhiều nhận định qua vụ bauxite, tôi không cần phải nói thêm.

Ông Lê Thanh Phong, phó bí thư tỉnh uỷ Lâm Đồng, một đệ tử của ông Thủ tướng Ba Dũng, kết thúc bài viết giúp tôi bằng câu nói vừa bạc nhược vừa ngu xuẩn của ông ta:

Do quan hệ quốc tế của hai bên, không phải muốn làm gì cũng được”.

Quen dần với lao động TQ?

Ai cũng biết nhà thầu Trung Quốc đưa công nhân sang làm việc ở dây chuyền lắp ráp Nhà máy xi măng Nghi Sơn 2, nhưng không ai tỏ ý bất bình.

Thậm chí có người cho là chuyện bình thường.

“Nói chung cảm nhận của tôi bây giờ là bình thường. Hình như tôi quen mất rồi.”

Và anh cho biết người Thanh Hóa không mặc cảm với người Trung Quốc.

“Tôi thấy chuyện công nhân nước họ sang Việt Nam là chuyện bình thường. Thiếu việc làm thì họ đi tứ xứ để kiếm việc thôi. Người Việt ở đây không ai có đủ trình độ để đi làm cả.”

“Cũng có tình trạng công nhân Trung Quốc đến quậy phá người dân, thậm chí là vô cớ,”

“Nhưng dân ở đây hiền lắm. Người ta quậy nhà ai nhà người ấy chịu thôi. Trung Quốc như thế là quá láo.”

Nghi Sơn (Thanh Hóa): Lao động Trung Quốc “quậy” ở công trường Nghi Sơn

Một điều dễ nhận thấy ở đây là khu làm việc và nơi ở của công nhân Trung Quốc được tách biệt với khu dân cư địa phương, người ra vào được bảo vệ kiểm tra khá nghiêm ngặt, do giữa người dân địa phương và lao động Trung Quốc đã xảy ra nhiều vụ xô xát.

Xem video hình ảnh 200 lao động Trung Quốc gây náo loạn nhà dân ở Nghi Sơn, Thanh Hoá:

http://media.vietnamnet.vn/vnn/videos/2009/06/11648_exlaitauthanhhoa.flv

Hàng trăm lao động quậy phá tại nhà dân

Giữa đợt nắng nóng đỉnh điểm, chúng tôi vượt gần 200 km dọc theo QL 1A từ Hà Nội tìm về khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa). Từ trung tâm khu kinh tế Nghi Sơn dọc theo tỉnh lộ 513 đi xe máy mất 30 phút đồng hồ, chúng tôi đã có mặt tại xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, nơi có đông công nhân Trung Quốc đang thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn dây chuyền hai.

Đối diện với công trường đang thi công là khu ở tập trung của công nhân với hàng chục dãy nhà cấp bốn được bao tường xung quanh. Rất ít công nhân Việt Nam, chủ yếu là công nhân Trung Quốc đi thành từng đoàn về phía công trường đang thi công. Công việc của họ cũng chỉ là những việc phổ thông như lái máy cẩu, máy xúc…

Vẫn có khá đông số lao động Trung Quốc tại công trình thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn dây chuyền hai chưa có giấy phép lao động.

Từ khi mở công trường, xung quanh nhà máy xi măng Nghi Sơn mọc lên đủ loại dịch vụ nhà nghỉ, quán cafe, karaoke, dịch vụ điện thoại…chủ yếu để phục vụ cho lao động và các chuyên gia người Trung Quốc. Công nhân Trung Quốc ở trong khu lán tập trung, còn các chuyên gia Trung Quốc rất ít người ở lẫn với công nhân, họ thường thuê nhà nghỉ làm nơi ở của mình.

Do bất đồng ngôn ngữ nên người lao động Trung Quốc này đã đập bàn ghế, xé bao thuốc lá rồi quát tháo vợ anh. Vừa lúc đó anh Len về nhà, thấy thái độ ngang ngược của lao động Trung Quốc nên đã túm tay vị khách ngang ngược này đẩy ra khỏi quán. Bất ngờ anh Len bị vị khách này quay lại túm tóc đánh ngay tại quán của mình.

Anh Len (phải) và anh Đen (trái) hai nạn nhân của vụ ẩu đả với công nhân Trung Quốc ngay tại nhà mình.

Sự việc trở nên phức tạp hơn khi anh Len và người nhà chống trả lại thì vị khách này chạy về khu tập trung kéo thêm 40 lao động là người Trung Quốc đến. Sau đó, gần 200 lao động Trung Quốc tay cầm ống nước, gậy gộc đánh xe tải từ công trường ra lấy đèn rọi vào nhà anh Len đập phá, đánh bị thương nhiều người trong gia đình anh. Thậm chí hàng xóm qua can ngăn cũng bị rượt đánh.

Người bị đánh trọng thương nặng nhất là anh Nguyễn Văn Đen, em trai của anh Len. Hôm đó, vừa đi xe ôm chở khách về, nghe tin nhà anh trai bị lao động Trung Quốc đập phá, anh Đen đi xe máy đến thì bị 5 đến 6 lao động Trung Quốc xông tới đánh tới tấp, đập nát xe, mũ bảo hiểm, khiến anh bị gãy tay, chân và phải khâu 16 mũi trên trán, đầu.

Trước đó, người dân xã Hải Thượng còn bàn tán về việc công nhân Trung Quốc vào nhà hàng Đồng Thúy, thôn Bắc Hải ôm tivi ngang nhiên bước ra trước sự bất lực của chủ quán. Ông Hoàng Văn Chung, Trưởng công an xã Hải Thượng cho biết: “Chúng tôi chỉ nghe người dân kể lại sau khi ngồi uống cafe ở nhà hàng về, vì mất điện thoại, công nhân Trung Quốc quay lại quán tìm nhưng không thấy đâu nên đã ôm tivi của nhà hàng đi…”.

Tuỳ tiện bắt giữ người

Vào ngày 24/4/2009, nhà thầu Trung Quốc bắt được 2 đối tượng là dân địa phương trộm cắp sắt. Khi công an xã Hải Thượng và công an đồn Nghi Sơn đến nhận người để điều tra thì họ không giao người mà đòi giữ lại xử lý riêng. Chưa hết, nhóm công nhân Trung Quốc còn tổ chức bao vây xe ô tô của đồn công an Nghi Sơn một tiếng đồng hồ rồi mới cho đi.

Mới đây nhất, vào ngày 26/4/2009, khoảng 30 công nhân Trung Quốc đã  kéo đến ban điều hành nhà thầu Hà Nội đánh một công nhân của nhà thầu này và yêu cầu bồi thường do va chạm giữa 2 người với nhau trong quá trình thi công.

Việc công nhân Trung Quốc nhậu say, đập phá hàng quán ở khu dân cư sát nhà máy xi măng Nghi Sơn cũng không phải chuyện hiếm.


Ban quản lý không nắm được lao động Trung Quốc

Cùng một công việc nhưng mức lương của lao động Trung Quốc cao hơn mức lương của lao động Việt Nam

hị Lê Thị Nhung, một người từng làm phiên dịch trong khu tập trung lao động Trung Quốc, nay vừa ra ngoài mở dịch vụ điện thoại phục vụ cho lao động Trung Quốc cho biết, hiện tại số lao động Trung Quốc có mặt tại công trình xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn vào khoảng 600 đến 700 người, trong đó có người đem theo cả vợ sang.

Tuy nhiên khi trao đổi với VietNamNet, ông Lê Tuân, Trưởng phòng quản lý doanh nghiệp và lao động, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn lại đưa ra con số chỉ 326 người. Trong đó, 98 lao động được cấp giấy phép, số gia hạn giấy phép lao động là 135, còn lại 93 lao động chưa được cấp giấy phép.

Nhưng ông Tuân cũng thừa nhận đây chỉ là con số nhà thầu xây dựng báo với nhà máy xi măng Nghi Sơn rồi nhà máy báo lên. “Còn thực tế, có người sang đi du lịch rồi ở lại tìm việc hay không thì Ban quản lý không thể nắm được” – ông Tuân chống chế.


Chưa am hiểu về pháp luật Việt Nam đó là thiếu sót của nhà thầu!

Đồng Nai:

Lao động Trung Quốc “làm chui” ở công trường Công Thanh

200 lao động phổ thông người Trung Quốc vừa bị thanh tra lao động thuộc Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai phát hiện là “lao động chui” tại công trường xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh huyện Nhơn Trạch.  Mức xử phạt là 5 triệu đồng/người và buộc phải hồi hương.

Cảnh “rời đô” diễn ra trong bình lặng, não nề…, nhiều lao động Trung Quốc thậm chí còn không thèm mặc áo, đến phút ra xe mới tìm chỗ bán vali để đựng quần áo, tư trang.

Những lao động chui người Trung Quốc đang chờ  xe đón ra sân bay Tân Sơn Nhất để hồi hương. Ảnh chụp chiều 19/6.
Chiếc xe đầu tiên đã tới đón…
Nụ cười tạm biệt Việt Nam…
Chuyến xe cuối cùng chở hàng chục lao động Trung Quốc rời khỏi Việt Nam.


Nhộn nhạo những “làng Trung Quốc” ở Hải Phòng

Người dân Hải Phòng gọi khu vực tập trung của lao động Trung Quốc ở xã Ngũ Lão là “làng Trung Quốc”. Cách đó không xa, ở huyện Thuỷ Nguyên còn có một “khu ổ chuột” với cả nghìn lao động Trung Quốc không có hộ chiếu, visa. Ở Hải Phòng còn hình thành cả một “khu phố Tàu” với những nhà hàng, karaoke, massage… phục vụ lao động Trung Quốc trên địa bàn.

Làng Trung Quốc” ở Ngũ Lão

Trước khi dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng được khởi công, khu đất xây dựng nhà ở tập trung dành cho lao động Trung Quốc sang thi công công trình này là khu đất ruộng, với những ô khoảnh ao đầm nuôi cá nước ngọt của người dân xã Ngũ Lão.

“Làng Trung Quốc” ở xã Ngũ Lão – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng. Ảnh: Kiên Trung

Tuy là một khu vực tập trung chung của những lao động, các đơn vị thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng, song, bên trong khu vực hành chính này cũng có sự phân chia riêng. Văn phòng của Nhiệt điện Hải Phòng ở phía ngoài cùng, ngay lối vào. Ngoài ra còn có ba văn phòng của phía Trung Quốc là Hồ Bắc, Đông Phương, Quảng Tây.

Khu nhà ở của lao động Trung Quốc của công ty Quảng Tây có số lượng công nhân đông đảo nhất với khoảng gần 130 phòng ở, đủ sức chứa cho hơn 1.000 công nhân. Mỗi phòng rộng chừng chục mét vuông, vách trần xốp cách nhiệt, kê 8 chiếc giường sắt hai tầng. Một phòng được thiết kế dành cho 8 công nhân ở.

Công ty Quảng Tây còn có một phòng hát karaoke, một quầy bán hàng phục vụ dành cho lao động của họ. Hồ Bắc, Đông Phương cũng có bếp ăn riêng dành cho lao động của họ. Các điểm phục vụ này không dành cho công nhân Việt Nam.

Một bảo vệ người Việt Nam làm việc tại công ty Quảng Tây cho hay, buổi tối, có nhiều cô gái người Việt Nam, đến chơi tại các phòng ở của các công nhân này.

“Phố Tàu” ở Thủy Nguyên

Đoạn đường từ thị trấn Núi Đèo (huyện Thủy Nguyên) chạy qua xã Ngũ Lão sang xã Tam Hưng, rồi xuôi xuống xã Minh Đức dài ngót chục cây số. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng tính từ ngày khởi công đến giờ mới ngót bốn năm, nhưng đã có hàng trăm nhà hàng, quán ăn, nhà nghỉ… và các dịch vụ giải trí gắn biển Trung Quốc mọc lên hai bên quãng đường này.

Những biển hiệu bằng chữ Trung Quốc xuất hiện dày đặc suốt đoạn đường chưa đầy 3km từ dốc My Sơn đến công trường Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng khiến người đi đường nghĩ mình đang lạc vào một khu phố Tàu mới mở. Ảnh: Kiên Trung

Nhiều nhà hàng treo đèn lồng trước cửa. Trước cửa khách sạn My Sơn cạnh cây xăng, bức tranh bé trai và bé gái Trung Quốc cỡ lớn dán ngay cạnh cửa kính ra vào, ngay cạnh hàng chữ tiếng Trung Quốc khá to được dựng khung bên ngoài.

Các dịch vụ gắn biển chữ Trung Quốc, ngoài quán ăn, nhà nghỉ, còn phần lớn là các dịch vụ hát karaoke, dịch vụ massage, tắm rượu thuốc, làm tóc, nhuộm hấp gội đầu…

Một quán cắt tóc ngay dốc My Sơn, đã kịp thời phiên âm tiếng Việt trên biển hiệu quảng cáo, rằng có chuyên gia Trung Quốc về cắt gội sang làm tư vấn dịch vụ… Chủ hiệu, tên là A Hoa đã nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu của số lượng lớn công nhân Trung Quốc sang làm việc tại Thủy Nguyên, nên đã sang tận đây để mở dịch vụ này.

Những nhà hàng mở với quy mô lớn để kinh doanh phục vụ lao động nước ngoài có thể kể đến Nhà hàng Duyên Hằng, nhà hàng Thiên Mã, nhà nghỉ Khánh Huyền, khách sạn My Sơn, nhà hàng Mỹ Sơn Viên, nhà hàng – nhà nghỉ – dịch vụ massage, xông hơi Đại Đường…

Những điểm này thu hút rất đông những lao động Trung Quốc đến đây giải trí nên theo phản ánh của người dân địa phương, đã xuất hiện rất nhiều tụ điểm mại dâm hoạt động dưới dạng các quán karaoke, nhà nghỉ trá hình…

Đoạn đường cong Tam Hưng, thị trấn Minh Đức, dốc My Sơn… là những điểm nóng của các tệ nạn này.

“Xóm ổ chuột” ở đường cong

“Khu ổ chuột” được xây dựng tại khu vực đường cong thuộc xóm 9, xã Tam Hưng (huyện Thủy Nguyên), là nơi ở tập trung một lượng không nhỏ công nhân Trung Quốc.

“Khu ổ chuột” là nơi tập trung chủ yếu các lao động Trung Quốc sang Việt Nam theo con đường “tiểu ngạch”, không có hộ chiếu, visa, và phần lớn là các lao động thủ công. Đây cũng là điểm nóng thường xuyên xảy ra các tệ nạn xã hội, vì các lao động này thường xuyên tổ chức đánh bạc, gây xô xát xích mích với thanh niên địa phương.

“Chuyện sống cặp hay tìm đến các quán café thư giãn, đèn mờ để thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý thường xuyên xảy ra” – ông Minh xác nhận.

Những người sống cặp với các lao động Trung Quốc, phần đông là các cô gái đã từng đi giúp việc gia đình tại Đài Loan, Trung Quốc… Với một chút vốn liếng về tiếng Trung, họ dễ làm quen với các lao động Trung Quốc.

Ngoài các cô gái này, những nữ lao động Việt Nam làm việc trong công trường Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng tại Thủy Nguyên, cũng có tình trạng này.

Người dân địa phương sống gần khu chung cư người lao động Trung Quốc cho hay, có 5-6 trường hợp công nhân Trung Quốc sống cặp với các cô gái người Việt như vợ chồng, trong thời gian họ thi công dự án Nhà máy tại Thủy Nguyên.

Thời điểm tháng 6/2009, dự án xây dựng Nhà máy thép đặc biệt tại KCN Cầu Nghìn sắp sửa hoàn thành, số lượng lao động Trung Quốc đã về nước nhiều. Hiện tại, tại đây chỉ còn khoảng 300 lao động người Trung Quốc.

Ngại kiểm tra lao động “chui” vì… bất đồng ngôn ngữ

Ông Lại Thế Minh – trưởng công an xã Tam Hưng (huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng) nói: “Ban công an xã chưa một lần đi kiểm tra giấy đăng ký tạm vắng tạm trú của lao động nước ngoài cư trú tại địa phương trong thời gian thi công công trình nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng. Lý do vì lực lượng công an xã quá mỏng (14 cán bộ công an phụ trách địa bàn 10 thôn trong xã), lực lượng lao động người nước ngoài quá đông và… bất đồng ngôn ngữ!”.

Việt Nam đối diện nguy cơ nhập cư bất hợp pháp

Việt Nam đã trở thành một nước tiếp nhận di cư và bắt đầu phải đối mặt với nguy cơ nhập cư bất hợp pháp – vấn đề được nêu ra tại hội thảo Việt Nam – EU về Di cư, tổ chức ngày 22/6 tại Hà Nội.

Lâm Đồng: Phạt nhà thầu Trung Quốc ở dự án bauxite

Truyền thông nhà nước đưa tin tỉnh Lâm Đồng phạt 45 triệu đồng đối với sáu nhà thầu Trung Quốc liên quan dự án khai thác bauxite tại tỉnh này.

Bản tin của báo Tuổi Trẻ dẫn lời chính quyền tỉnh Lâm Đồng nói sáu nhà thầu Trung Quốc, là đối tác của nhà thầu chính Chalieco tại công trường Tân Rai, đã bị phạt tổng cộng 45 triệu đồng

‘Vi phạm luật’

Báo Tuổi Trẻ nói lý do là “vi phạm pháp luật lao động Việt Nam trong sử dụng lao động đưa từ bên ngoài vào”.

Theo tờ báo, hiện có 570 lao động Trung Quốc làm việc ở Tân Rai, nhưng chỉ mới có 250 hồ sơ được phía Trung Quốc cùng Ban quản lý dự án bôxit – nhôm Tân Rai của Tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam (TKV) nộp cho nhà chức trách để xin cấp phép lao động.

2.000 lao động Trung Quốc sẽ vào làm việc tại Đắk Nông

Công nhân Trung Quốc “ứng xử kỳ cục”

Biên tập viên Thiện Giao hỏi thăm một số cư dân tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và có bài trình bày sau đây.

Trong hai ngày 22 và 23 tháng Sáu, báo điện tử VietNamNet cho đăng hai bài phóng sự liên quan đến những rắc rối mà lao động Trung Quốc gây ra tại Thanh Hóa và Đồng Nai.

Ở Nghi Sơn, Thanh Hóa, bài báo cho biết đã có nhiều vụ xô xát giữa cư dân địa phương và công nhân khách đến từ Trung Quốc.

Riêng ở xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, thì 200 lao động Trung Quốc đã bị buộc hồi hương vì không có giấy phép lao động.

Thái độ nước lớn hay thiếu văn hóa

Coi thường luật pháp Việt Nam?

Bài cũ:

Video, hình ảnh quay lén khu Trung Quốc khai thác bauxit ở Tây Nguyên

09/03/2009- Nữ công nhân bị chuyên gia người Trung Quốc đánh đến nguy kịch

Dự án bô xít Tây Nguyên…

Ông Nguyễn Tấn Dũng nhận 150 triệu đô la Mỹ từ Trung Quốc?

Theo nguồn tin cao cấp từ giới lãnh đạo đảng CSVN vừa được tiết lộ và kiểm chứng qua một số thành viên ngoại giao đoàn tại Hà Nội thì từ tháng 10/2008, nhà cầm quyền Trung Quốc qua mạng lưới ngân hàng ngoại vi của họ đã chuyển nạp vào hệ thống kinh doanh của gia đình Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tổng cộng hơn 150 triệu đô la Mỹ. Phần lớn số tiền này nằm bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Vẫn theo nguồn tin mà Radio Chân Trời Mới nhận được thì đây là món tiền để trao đổi với việc ông Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận và tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch khai thác Bô-xít Tây Nguyên tại 2 địa điểm hiện nay là Đắc Nông và Tân Rai, bất kể các phản đối từ công luận và thành phần chuyên gia công nghệ, quân sự Việt Nam.


Người ta quậy thì mặc người ta quậy

Trên xứ mình, mình cũng chỉ 1 mình thì biết vậy chứ làm sao.

Người ta hống hách, ngang ngược, phá phách, ồn ào

Chính quyền nhu nhược, đầy mồm , có sao cũng đến vậy.

Mình sống cúi đầu, cong lưng mà sống vậy

Quán ăn, nhà nghỉ… dịch vụ , phục vụ người ta….

Quên cái sĩ diện, danh dự, không vặn sỉ ra mà ăn được, Toàn dân …

…, vì sự nghiệp phát triển nước nhà !?

Một bình luận to “Mối Nguy Trung Quốc (3): Lao động Trung Quốc ở VN”

  1. dung vay csvn la thu khon nha dai cho ,chuyen cuop cua nhan dan hiep dap nhan dan ,khung bo nhan dan la gioi nhat ,con doi voi trung cong thi bo csvn lai luon cuoi ,so hon ong noi ,day la loi canh bao dau hieu mat nuoc ,vay nhan dan chung ta hay dung len dong loat tu nam chi bac moi xoa bo duoc co che thoi nat nay ,va dua dat nuoc viet nam den con duong tu do dan chu ,thi moi loai duoc trung cong ra khoi to quoc than yeu

Bình luận về bài viết này