Welcome to BEAR’s BLOG!!!

Posts Tagged ‘“xiết nợ” dân nghèo từ tiền hỗ trợ Tết’

Những chuyện bất thường… rất bình thường ở Việt Nam(4):Xà xẻo có hệ thống :(

Posted by BEAR trên Tháng Hai 9, 2009

Bình chọn hộ nghèo có nhiều khúc mắc

Bộ Tài Chánh Việt Nam cho biết khó phân biệt sai phạm trong vụ xà xẻo tiền hỗ trợ người nghèo ăn Tết.

Báo Tiền Phong dẫn lời thứ trưởng thường trực Bộ Tài Chánh, Nguyễn Công Nghiệp, rằngcái sai cơ bản ở nhiều nơi là xác định hộ nghèo không đúng. Chuẩn nghèo đã chi tiết nhưng cách bình chọn hộ nghèo còn xuê xoa.”

Báo Tiền Phong, trong cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Công Nghiệp, cho biết kết luận này được rút ra sau khi Bộ Tài Chánh cử các đoàn kiểm tra đột xuất đến một số địa phương, thôn bản để tìm hiểu tình hình trợ giúp người nghèo ăn Tết.

Các địa phương được kiểm tra gồm có Nghệ An, Sóc Trăng, các khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Giang, và Lạng Sơn.

“Xà xẻo” tiền Tết và những chuyện cười ra nước mắt

Từ vụ chia tiền Tết cho các hộ nghèo vừa qua, Quảng Nam vừa phát hiện ra những tình huống bi hài về việc cán bộ thôn, xóm vì “chạy đua” thành tích giảm số hộ nghèo nên cuối cùng phải chia một suất tiền Tết cho hai hộ. Thậm chí, có trưởng thôn còn “ghép” cả vợ mình và vợ một số cán bộ thôn vào hộ nghèo khác để lĩnh tiền Tết.

Cụ thể, tại các xã thuộc huyện Đại Lộc, căn bệnh thành tích xoá hộ nghèo đã làm cho hàng loạt các hộ nghèo trong huyện không được nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ. Để có thể giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, các địa phương nơi đây đã có “sáng kiến” … ghép tên hộ này vào một hộ nghèo khác dẫn đến những hộ đã nghèo lại càng khổ sở hơn, không được nhận tiền hỗ trợ.

Bi hài nhất là trường hợp tại xã Bình Tú (huyện Thăng Bình). Để có thể “chấm mút” được tiền hỗ trợ của Nhà nước, ông trưởng thôn Tú Nghĩa đã ghép vợ mình và vợ một số cán bộ thôn, tổ vào các hộ nghèo của tổ khác. Hay tại một số xã, cán bộ thôn lại đưa thêm người thân, họ hàng vào danh sách để “hưởng lộc” từ tiền của người nghèo.

‘Sáng tác’ danh sách hộ nghèo để tư lợi tiền Tết

Năm 2008, Canh Hiển (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) có 239 hộ, 793 khẩu thuộc diện nghèo. Tết Kỷ Sửu, xã được cấp 156 triệu đồng từ nguồn của Chính phủ, cùng 21 tấn gạo được phát thành 2 đợt để hỗ trợ cho người nghèo ăn Tết.

Ông Đức đã biến 73 nhà khá giả, bà con, họ hàng, trong đó có cả em ruột của ông là Mai Ngọc Chấn, thành hộ nghèo để đưa vào danh sách hưởng trợ cấp, khiến 55 gia đình khó khăn thực sự “lọt sổ”.

TP.HCM: Chính quyền nhận sai vụ “xẻo” tiền hỗ trợ Tết

Bà Huỳnh Thanh Trúc, Chủ tịch UBND phường 27, quận Bình Thạnh, TP.HCM thừa nhận việc tự ý trích 200.000 trong số 400.000đồng tiền hỗ trợ Tết để mua quà là sai. Bên cạnh đó, Chủ tịch phường 27 cũng thừa nhận nhiều phần quà của các gia đình bị… thiếu mất 0,5kg lạp xường (tương đương 80.000 đồng).

Hàng trăm hộ nghèo ở TP.HCM cũng bị “xẻo” tiền Tết?

Sau khi đăng loạt bài phản ánh tình trạng “xẻo” tiền tết của các hộ dân nghèo, VTC News tiếp tục nhận được đơn thư phản ánh của một số hộ dân cư ngụ tại phường 27, quận Bình Thạnh, TP.HCM về việc hàng trăm hộ dân nghèo, diện chính sách cũng bị cắt xén tiền Tết.

“Hô biến” từ 750.000 còn 470.000 đồng?

Hàng trăm gia đình bị bớt xén

Đua nhau “xiết nợ” dân nghèo từ tiền hỗ trợ Tết

Nhà chị Hoàng Thị Liễu có 5 khẩu, hy vọng rằng sẽ nhận được 1 triệu đồng để có tiền ăn Tết. Các con của chị những tưởng sẽ có được manh áo mới, hay ít nhiều cũng được một bữa ăn tươi trong ngày Tết. Thế nhưng, cán bộ thôn cũng thu luôn số tiền này với lý do: trừ vào tiền làm đường giao thông...

Cơ hội để… xiết nợ hộ nghèo

Theo quy định, 922 nhân khẩu của 280 hộ nghèo ở xã Kim Tân mỗi người sẽ nhận được 200 nghìn đồng. Thế nhưng, chỉ tại thôn Hải Ninh, chúng tôi đã gặp gần một chục hộ nghèo chưa nhận đủ số tiền 200.000 đ/khẩu. Như trường hợp của ông Lê Văn Thảo, 51 tuổi, bị tàn tật, nhà có 5 khẩu không nhận được tiền đầy đủ vì bị ông Phó trưởng thôn… trừ ngay vào tiền nợ Hợp tác xã.

ng Thảo kể: “Chiều 30 Tết, ông Đoàn Hữu Tân, Phó trưởng thôn có nói là xin cho trợ cấp một số hộ nhà nghèo, nếu được thì phải giữ lại một phần số tiền đó để đóng vào đội. Ông Tân bảo “những tiền gì tôi cũng không biết rõ, nhưng giữ lại 700 nghìn đồng, thống nhất như vậy thì ông ấy “xin cho”! Chỗ 700 nghìn này ông ấy bắt tôi ký vào đó, coi như tôi đã đóng 700 nghìn, còn lại nhận 300 nghìn. Tôi thấy làm vậy là không công minh, ép bắt buộc chúng tôi!”.

Nhà chị Hoàng Thị Liễu có 5 khẩu, hy vọng rằng sẽ nhận được 1 triệu đồng để có tiền ăn Tết. Các con của chị những tưởng sẽ có được manh áo mới, hay ít nhiều cũng được một bữa ăn tươi trong ngày Tết. Thế mà, chính quyền thôn cũng thu luôn số tiền này với lý do: trừ vào các khoản nợ mà nhà chị đang nợ

Tối mùng 4 Tết, chú Tân (ông Đoàn Hữu Tân Phó thôn – PV) đến nhà, em hỏi rằng nhà nghèo liệu có tiền ăn Tết không? Chú ấy bảo “nhà anh chị cũng có tiền. Nhưng chú ấy chỉ giở sổ ra, còn tiền mặt không thấy đâu. Chú ấy bảo đã trừ vào tiền làm đường bê tông trước cổng nhà em chị Liễu cho hay.

Cán bộ thôn mặc sức làm, xã không biết gì!

“Nhà ngói cũng như nhà tranh”

Gia đình chị Đặng Thị Thức ở khu 6 xã Yên Dưỡng, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) là một hộ nghèo. Gia đình chị có 4 khẩu, sáng 30 Tết, Trưởng khu gọi lên bảo ký vào danh sách rồi nhận mỗi khẩu 65.000 đồng, vị chi cả nhà bốn người tổng cộng là 260.000 đồng. Ở đây, bất kể giàu nghèo, ai cũng có phần như chị.

Chủ tịch xã cũng nhận!

Nhiều hộ vừa lĩnh tiền từ tay ông Trưởng khu, chưa kịp cho vào túi đã phải chuyển ngay sang cho ông Quyền. Hộ bà Nguyễn Thị Quý, được nhận ba xuất, sau khi trừ các khoản đóng góp và xiết nợ chỉ được cầm về đúng 100 ngàn đồng.

Trong số 8 hộ nợ tiền phân bón trả chậm thì một hộ thoát được cảnh xiết nợ với lý do vội về … đi uống rượu, còn 7 hộ còn lại đã bị thu nợ ngay tại chỗ.

Tại xã Tạ Xá, việc chia tiền Tết cho dân mỗi khu một kiểu. Chỗ thì chia bình quân theo hộ, chỗ thì bình quân theo khẩu.

Ăn chặn tiền hỗ trợ người nghèo dịp Tết: Không phải chuyện cá biệt!

Hà Tĩnh: Tiếp tục rà soát việc hỗ trợ

Chiều 9.2, UBND tỉnh Hà Tĩnh triệu tập cuộc họp với lãnh đạo các huyện và sở, ban, ngành liên quan để nghe báo cáo và chỉ đạo xử lý việc tiền tết hỗ trợ cho người nghèo bị chia “nhầm” đối tượng.

Báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, qua kiểm tra bước đầu ở các xã bị người dân tố cáo, đều phát hiện tiền hỗ trợ người nghèo ăn Tết không đến tay hoặc đến nhưng dân được nhận rất ít. Tại thôn Minh Tiến, xã Đức Đồng (Đức Thọ), đến ngày 3.2 (tức ngày 9.1 âm lịch), trưởng thôn mới chỉ cấp cho mỗi hộ nghèo 200.000 đồng; nhiều hộ không nghèo vẫn được xóm, xã đưa vào diện nghèo để được nhận hỗ trợ. Tại xã Đức Châu (Đức Thọ), xóm 5 xã Tùng Lộc (Can Lộc) và 26 xóm khác ở H.Kỳ Anh, tiền hỗ trợ được cào bằng chia đều cho cả xóm, không phân biệt giàu nghèo.

Quảng Nam: Dân quây chủ tịch xã hỏi tiền Tết

Trà Vinh: Chủ tịch tỉnh gửi công văn khẩn yêu cầu kiểm tra

Chiều ngày 9.2, trao đổi với PV Thanh Niên, bà Sơn Thị Ánh Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, cho biết ngay sau khi Thanh Niên ngày 9.2 phản ánh việc nhiều người dân ở Trà Cú chưa được nhận tiền Chính phủ trợ cấp Tết, sáng cùng ngày Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Trần Hoàn Kim đã có công văn khẩn gửi Chủ tịch UBND H.Trà Cú yêu cầu kiểm tra lại sự việc báo nêu, đồng thời báo cáo về UBND tỉnh nguyên nhân chậm trễ phát tiền cho dân. Cùng ngày, UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH tiến hành hành rà soát, kiểm tra lại quy trình thực hiện việc cấp phát tiền Chính phủ trợ cấp cho dân tại các huyện, thị còn lại để báo cáo về UBND tỉnh trong thời gian sớm nhất.

Riêng về thông tin nhiều người nghèo tại xã Đức Mỹ, H.Càng Long phản ánh đến nay họ cũng chưa nhận được tiền hỗ trợ ăn Tết, bà Phan Thị Thanh Bình, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Trà Vinh cho biết trước đó UBND H. Càng Long báo cáo về tỉnh là đã cơ bản hoàn thành việc cấp phát tiền ăn Tết cho dân. “Nhưng chúng tôi sẽ cho kiểm tra vụ việc ngay trong ngày mai (10.2)”, bà Bình nói.

Chính quyền phải xin lỗi dân vụ xà xẻo tiền Tết

Theo ông Lê Bá Trình, ủy viên thường trực Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngoài chuyện bồi hoàn, chính quyền từ tỉnh, huyện đến xã, thôn ở những nơi đã xảy ra sai phạm phải trực tiếp xin lỗi và kiểm điểm trước dân.

Chuyện xà xẻo tiền chính sách của người nghèo đã từng xảy ra nhiều lần và lần này lại tái diễn với nhiều hình thức ăn chặn khác nhau. Nguyên nhân do đâu, thưa ông?

Thứ nhất, có thể do phải chịu áp lực về thời gian

Thứ hai, do sự yếu kém về năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở. Những người này cứ nghĩ tiền của Nhà nước là của chung nên cứ thế chia đều, rồi bị chi phối bởi các mối quan hệ bà con, họ tộc của nhà mình…

Ông Truyền khẳng định: Khi phát hiện sai phạm có hệ thống, tôi – với tư cách là Tổng Thanh tra Chính phủ – sẽ quyết định vào cuộc. Còn những sai phạm nhỏ, lẻ tại từng thôn, xóm phải do địa phương tự giải quyết”.

12/02/2009 –Chuyện ăn chặn và sử dụng sai mục đích tiền hỗ trợ Tết của người nghèo.

Nhận tiền cứu trợ Tết cho người nghèo, nhiều địa phương đã tranh thủ dùng khoản tiền này vào 1001 mục đích: làm sổ tiết kiệm cho thanh niên nhập ngũ, chuyển tiền thành quà tặng, hỗ trợ các hộ… cận nghèo!

“Xén” cả tiền của người tật nguyền!

Tiền chuyển thành… quà

TT-Huế: “Xẻo” tiền làm sổ tiết kiệm cho thanh niên nhập ngũ

Thu hồi tiền phát sai của người nghèo: Chờ đến… mùa lạc

Sau khi nhận được tiền từ UBND huyện Minh Hóa, lãnh đạo 10 thôn ở xã Trung Hóa đã tự ý chia đều số tiền hỗ trợ hộ nghèo cho tất cả nhân khẩu trên địa bàn xã, mỗi nhân khẩu được nhận từ 90 đến 93 ngàn đồng.

Xà xẻo tiền, gạo hỗ trợ người nghèo: Kiểm tra đến đâu, sai đến đó!

(Dân trí) – Hầu như rà soát đến đâu là phát hiện sai đến đó, không sai tiền thì sai gạo. Xuất phát từ chỗ bình xét hộ nghèo chưa chuẩn xác, các khoản hỗ trợ của chính phủ sẽ về không đúng đối tượng”, ông Trần Đình Vân – Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Quảng Bình khẳng định.
Sau khi báo chí phản ánh những sai sót trong việc cấp phát tiền hỗ trợ người nghèo ăn Tết, sở LĐ-TB&XH Quảng Bình đã thành lập đoàn kiểm tra. Theo ông Trần Đình Vân – Giám đốc Sở, qua kiểm tra đã phát hiện sai sót ở hầu tất các địa phương.
Thưa ông, trong mấy ngày qua, báo chí đã phản ánh tình trạng sai phạm trong cấp phát tiền hỗ trợ người nghèo ở nhiều địa phương trong tỉnh. Ông đánh giá thế nào về thực trạng này?

Rõ ràng tình trạng cấp phát tràn lan như báo chí đã phản ánh là hoàn toàn sai trái, không đúng mục đích, đi ngược lại chủ trương của chính phủ.


Ông Trần Đình Vân: “Hầu như rà soát đến đâu
là phát hiện sai đến đó, không sai tiền thì sai gạo”

Trước khi các sự việc bị phát giác, ông có tiên liệu khả năng có tiêu cực xảy ra?

Khi nắm được chủ trương của chính phủ, tôi đã nghĩ ngay đến những tiêu cực có thể xảy ra và có công văn gửi đến các huyện, thành phố trong tỉnh hướng dẫn cụ thể. Trong đó, sở đã nhấn mạnh việc cấp phát phải đúng đối tượng, mục đích, tránh tình trạng bình quân, dàn trải.

Về tiền hỗ trợ, tỉnh đã cấp ứng kinh phí cho các huyện, số kinh phí còn thiếu các huyện phải ứng từ ngân sách để cấp phát cho các hộ nghèo trước Tết. Trong các công văn chỉ đạo, chúng tôi đã ghi rõ địa phương nào thực hiện không đúng quy định thì Chủ tịch UBND huyện, thành phố đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Riêng về gạo cứu trợ, Sở cũng yêu cầu cấm tình trạng bán gạo để đắp vào chi phí vận chuyển.

Qua điều tra của phóng viên, mỗi địa phương có một kiểu sai khác nhau. Khi có chủ trương hỗ trợ của chính phủ, Sở LĐ-TB&XH tỉnh có hướng dẫn, quán triệt quy trình cấp phát đến tay người dân?

Trước đó, Sở đã có công văn gửi đến UBND các huyện, thành phố trong tỉnh đề nghị chỉ đạo các phòng, ban chức năng và UBND xã, phường điều tra, rà soát hộ nghèo 2009 một cách công khai, minh bạch theo thông tư của Bộ LĐ-TB&XH. Sau khi nhận được báo cáo của các địa phương, nhận thấy ở nhiều nơi số hộ tái nghèo và phát sinh nghèo quá lớn, Sở đã yêu cầu các địa phương phúc tra lại kết quả này để đánh giá đúng hơn thực trạng hộ nghèo và giải trình về nguyên nhân tái nghèo, phát sinh nghèo.

Về quy trình cấp phát, Sở đã có hướng dẫn cụ thể. UBND các xã phải là cấp được giao phát đến tận tay người dân, bởi các xã là nơi xác nhận danh sách hộ nghèo ở địa phương. Việc các xã giao cho thôn cấp phát là sai, xã phải chịu trách nhiệm.

Tiền được chuyển về địa phương vào ngày 26 -27 /12 ÂL và phải cấp phát đến dân trước Tết. Trong quỹ thời gian ngắn như vậy, phải chăng công tác kiểm tra, giám sát đã không được thực hiện chặt chẽ?

Sở không thể kiểm tra tổng thể từng địa phương được được, mà chỉ kiểm tra một số nơi. Hơn nữa, do tiền hỗ trợ về quá cận Tết nên không thể giám sát tận nơi được. Việc giám sát chính vẫn là trách nhiệm của các xã.

Thực trạng ở nhiều địa phương cho thấy, những sai phạm trong cấp phát có nguồn gốc từ việc bình xét hộ nghèo ở cơ sở chưa chuẩn xác. Trước nay, việc bình xét này được kiểm tra, giám sát như thế nào?

Ở các vùng nông thôn, do kinh tế nhiều hộ gia đình “sàn sàn” như nhau, nên việc xác định hộ nghèo theo chuẩn gặp khó khăn, dễ gây thắc mắc trong dân. Thực tế, việc bình xét hộ nghèo ở nhiều địa phương đang có vấn đề, một phần xuất phát từ tâm lý cả nể.

Xuất phát từ chỗ bình xét hộ nghèo chưa chuẩn xác, các khoản hỗ trợ của chính phủ sẽ về không đúng đối tượng.

Trước đó qua kiểm tra, rà soát chúng tôi có phát hiện tình trạng tách hộ để được hưởng hộ nghèo hoặc ngược lại ghép khẩu này qua hộ khác. Một tình trạng khác là các hộ chính sách, bị nhiễm chất độc màu da cam lại được cho vào hộ nghèo. Tất cả các việc làm này đều sai chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Từ trước đến nay, các huyện cũng đã có kiểm tra, phúc tra nhưng có thể nói mức độ kiên quyết chưa cao.

Được biết năm nào Sở LĐ-TB&XH cũng rà soát danh sách hộ nghèo từ các huyện đưa lên, nhưng những tồn tại bất công vẫn còn nhiều. Sắp tới, Sở có biện pháp gì để làm triệt để hơn nhằm tránh lặp lại tình trạng này khi người dân nhận được tiền hỗ trợ và cho vay ưu đãi của Chính phủ để xây nhà ở?

Theo tôi việc rà soát chính xác nhất vẫn là trách nhiệm của địa phương. Sau khi kiểm tra lại công tác cấp phát trên toàn tỉnh, Sở sẽ cho rà soát lại tổng thể các hộ nghèo. Tin chắc rằng sau sự việc này, danh sách, tỷ lệ hộ nghèo sẽ chắc chắn hơn và hạn chế được những vụ việc như vừa qua. Nói thật là chỉ hạn chế, chứ nói chấm dứt thì tôi chưa dám khẳng định. Hiện trên toàn tỉnh có 4.195 hộ thuộc diện được hỗ trợ xây nhà ở, nhưng sau khi rà soát lại, con số này có thể sẽ giảm.

Ngày 5/2, Sở đã thành lập đoàn kiểm tra việc cấp phát tiền, hàng cứu trợ của Chính phủ cho dân nghèo. Đoàn đã phát hiện được thêm sai phạm nào ngoài những địa phương mà báo chí đã nêu?

Nhìn chung, hầu như rà soát đến đâu là phát hiện sai đến đó, không sai tiền thì sai gạo. Đây cũng là một thực trạng để các ngành, trong đó có ngành LĐ-TB&XH có sự tham mưu chính xác hơn. Hiện đoàn vẫn đang tiến hành kiểm tra ở các huyện và sẽ có kết quả trước ngày 15/2/2009.

Quan điểm của ông trong việc xử lý các đơn vị, cá nhân sai phạm?

Nếu có dấu hiệu tham ô, cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Còn nếu sai phạm chỉ dừng lại ở mức sai đối tượng, mục đích nhưng không có dấu hiệu vụ lợi cần xử lý kỷ luật tùy mức độ nghiêm trọng.
Xin cảm ơn ông!

Nghệ An: Sẽ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân xén tiền Tết của dân
Trao đổi với Dân trí sáng 9/2, ông Thái Văn Hằng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện thành lập đoàn thanh tra đến tại các phường, xã, thôn bị cắt xén để làm việc cụ thể.

Theo đó, UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu giám đốc các Sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện đã phát hiện sai phạm là Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Anh Sơn… phải kiểm tra thật kỹ càng, có biện pháp khắc phục và xử lý nghiêm tập thể, cá nhân sai phạm.

Đồng thời chỉ đạo khắc phục các sai phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra. Rút bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, thực hiện quản lý, cấp phát các khoản hỗ trợ đối với nhân dân. Chỉ đạo chấn chỉnh công tác bình xét, phân loại, chứng nhận hộ nghèo, xác nhận hộ đói trên địa bàn, đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn quy định. Kết quả kiểm tra, xử lý phải báo cáo UBND tỉnh, tỉnh Uỷ trước ngày 20/2/2009.

Ông Hằng cũng cho biết thêm, “quan điểm của tỉnh là thu hồi tiền và tài sản thất thoát (nếu có) theo quy định của pháp luật đã chi sai và cấp phát lại cho đúng đối tượng. Sau đó phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể, đặc biệt là những cán bộ, đảng viên có sai phạm”.

Một nguồn thông tin mới nhất của người dân cung cấp cho chúng tôi ngày 9/2, tại xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương (Nghệ An) như sau: Dịp tết vừa qua, một số hộ nghèo sau khi nhận tiền hỗ trợ ngoài phong bì ghi 500.000 đồng, nhưng khi xé phong bì ra xem thì chỉ có 400.000 đồng. Đem chuyện này lên “cấp trên” hỏi, thì mới hay biết số tiền được “trích lại” một ít để làm quỹ khuyến học cho xã (!?).

Nguyễn Duy

Hồng Kỹ

Thêm nhiều xã tiền tết không đến dân nghèo

TT – Tỉnh Quảng Nam lại phát hiện thêm tình trạng tiền tết đến không đúng đối tượng, đồng thời bị đóng vào quỹ sai trái ở một số xã thuộc các huyện Đại Lộc, Quế Sơn.

u nhân khẩu nhà chị Phan Thị Cang (thôn Gia Cát Trung, Quế Phong) lẽ ra nhận được tiền hỗ trợ ăn tết 1 triệu đồng, nhưng đã bị chặn lại còn 800.000 đồng – Ảnh: Đ.Cường

Ngôi nhà rách nát, dúm dó của chị Phan Thị Cang (thôn Gia Cát Trung, xã Quế Phong, Quế Sơn) có tới sáu nhân khẩu chung sống. Ngày 29 tết, chị Cang tới thôn để nhận tiền hỗ trợ 1 triệu đồng (tính năm khẩu trong một hộ được hưởng 200.000đ/khẩu). Mặc dù chị ký nhận đủ số tiền nhưng thực chất chỉ nhận được 800.000đ, số tiền còn lại được dùng phát cho những người nghèo, người già neo đơn không có tên trong danh sách.

Gần nhà chị Cang, anh Nguyễn Minh có mười khẩu, thuộc diện được hưởng 1 triệu đồng nhưng đến khi lên nhận anh Minh cũng chỉ được 800.000đ. “Họ nói cứ nhận tạm rồi ngoài tết có thì lấy đủ số còn lại” – anh Minh cho biết. Không riêng gì thôn Gia Cát Trung, các thôn khác như Gia Cát Tây, Thương Long, Thanh Thượng… những hộ nghèo có 2-3 khẩu đều được nhận đủ số tiền quy định, còn những hộ có 4-5 khẩu trở lên thì bị “chiết khấu” 200.000đ/hộ.

Xã đổ cho huyện, huyện đổ cho tỉnh

Cà Mau: nhiều người nghèo không có tết

Tại ấp 15, xã Khánh An, huyện U Minh (Cà Mau) có 5/9 hộ nghèo không được nhận tiền hỗ trợ theo quy định. Năm hộ dân này chỉ mới được nhận tiền hỗ trợ vào trưa 8-2.

Ông Lê Quốc Hùng (Tám Việt), trưởng ấp 15, xã Khánh An, lý giải: “Do bận việc nên tôi trao tiền hỗ trợ cho người dân ăn tết hơi chậm. Tuy nhiên, sáng 8-2 tôi đã trao 5 triệu đồng cho năm hộ dân nghèo còn lại”. Ông cho biết số tiền trên ông mới nhận ở UBND xã Khánh An trước đó một ngày, tức 7-2.

Ông Nguyễn Hoàng Sa, chủ tịch UBND xã Khánh An, cho biết trước đó các bộ phận chức năng của UBND xã báo cáo đã trao tiền hết cho 100% người nghèo trong xã trước Tết Nguyên đán. “Tuy nhiên khi nghe phản ảnh của phóng viên, chúng tôi kiểm tra lại thì quả là có năm hộ mới nhận hôm nay 8-2-2009. Chúng tôi sẽ làm rõ trách nhiệm trong việc chậm trễ này”.

NHƯ Ý

Theo lý giải của ông Phạm Hồng Ân – chủ tịch xã Quế Phong, do xã chỉ nhận được từ UBND huyện số tiền 467 triệu đồng trong số 520,6 triệu đồng để cấp cho 547 hộ nghèo trong diện được hỗ trợ, nên chỉ đáp ứng được hơn 80% nhu cầu. Cũng theo ông Ân, khi ký nhận, dù trên huyện không đưa đủ tiền nhưng vẫn phải ký là đủ (thực nhận chỉ hơn 80%).

Còn ông Lê Tấn Trung – phó chủ tịch UBND huyện Quế Sơn – khẳng định: “Tỉnh chỉ đưa về đủ 90% số tiền hỗ trợ người dân ăn tết, nhưng theo chủ trương của cả tỉnh và huyện thì cần sử dụng thêm ngân sách để phát đúng, phát đủ cho dân. Vì vậy, hoàn toàn không có chuyện huyện chỉ đưa về 80% kinh phí như lãnh đạo xã Quế Phong nói”.

Ở thôn Gia Cát Tây hiện đang có dư luận phản ảnh việc chặn tiền hỗ trợ tết cho dân nghèo. Cụ thể: người dân chỉ được nhận 160.000 đồng so với mức 200.000 đồng/khẩu. Có gia đình ký năm khẩu nhưng chỉ được nhận bốn khẩu. Một số hộ thắc mắc thì cán bộ thôn đổ lỗi… tiền hỗ trợ về chậm, thậm chí còn nói nếu không chấp nhận sẽ bị… cắt tiêu chuẩn hộ nghèo năm sau.

Tại thôn 2 (Quế An, Quế Sơn) người dân sau khi nhận tiền liền bị thôn chặn 40.000 đồng để mua đồ đạc trang trí cho nhà văn hóa thôn. Trong khi đó tại xã Quế Minh, 57 hộ nghèo lẽ ra được nhận tiền để ăn tết nhưng mãi mồng 10 mới được xã mời đến nhận.

Về việc có nhiều phản ảnh trong hỗ trợ tiền tết cho người nghèo ở huyện Quế Sơn, ông Lê Tấn Trung nói: “Huyện đã lập đoàn thanh tra về 14 xã để kiểm tra việc này. Hiện mới có hiện tượng cấp tiền không đúng đối tượng và sẽ tiến hành xử lý triệt để những trường hợp vi phạm”.

Nhiều huyện tổ chức đoàn kiểm tra

Chiều 8-2, ông Mai Anh Súy – phó chủ tịch UBND huyện Đại Lộc – cho biết đã phát hiện việc tiền tết đến không đúng đối tượng nghèo ở một số xã Đại Lãnh, Đại Sơn, Đại Hưng. Bước đầu huyện phát hiện 4-5 trường hợp ở xã Đại Lãnh, tiền tết cấp phát cho những đối tượng có hoàn cảnh khá hơn những hộ nghèo, làm người dân bất bình. Một trường hợp người dân nhận 200.000 đồng nhưng được “gợi ý” đóng góp cho quỹ thôn, ngay sau khi bị phát hiện thôn đã trả lại. Ông Súy cho biết huyện đã thành lập bốn đoàn kiểm tra để thanh tra, kiểm tra ở 18 xã, thị trấn được phân bổ 6,3 tỉ đồng tiền hỗ trợ tết cho dân nghèo.

Sau khi việc chặn tiền hỗ trợ tết cho dân nghèo xảy ra ở ba xã Bình Lãnh, Bình Tú, Bình Sa được Tuổi Trẻ phản ánh, ngày 8-2 lãnh đạo huyện Thăng Bình đã trực tiếp kiểm tra việc chi tiền hỗ trợ tết ở tất cả 21 xã, thị trấn. Ông Phan Thăng An – chủ tịch UBND huyện Thăng Bình – xác nhận có xảy ra các trường hợp cấp tiền không đúng đối tượng, chặn tiền hỗ trợ, trích tiền hỗ trợ để nộp các quỹ. Huyện đã yêu cầu một số xã thu hồi tiền trao không đúng đối tượng cấp lại cho những người nghèo chưa nhận, cán bộ xã và thôn trực tiếp xin lỗi dân.

Tại xã Tam Xuân, Tam Tiến (huyện Núi Thành) cũng có tình trạng tiền hỗ trợ tết cho người nghèo bị phát “nhầm” đối tượng và trích quỹ sai trái. Ngày 8-2, huyện đã thành lập đội công tác liên ngành gồm công an, nội vụ, LĐ-TB&XH… để kiểm tra việc cấp tiền tết ở các xã trên toàn huyện.

Đ.CƯỜNG – V.HÙNG

Gần 260 người nghèo bị “quên” tiền hỗ trợ Tết

Huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), có tới 257 người thuộc diện nghèo nhưng không hề nhận được một đồng tiền hỗ trợ Tết nào. Ở một huyện khác, mãi đến khi vụ việc vỡ lở, cán bộ xã mới đi trao khoản tiền này dù Tết nguyên đán đã qua.

Những chuyện bất thường… rất bình thường ở Việt Nam(0): Lấy tiền người nghèo chia cho người giàu

>> Đã buồn thêm tủi
>> Tiền tết của người nghèo bị xà xẻo
>> Quảng Bình: Lấy tiền người nghèo chia cho… dân giàu (!)
>> Quảng Bình: các hộ nghèo nhận lại tiền hỗ trợ tết
>> Chuyện khó tin về hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết: Mỗi người nghèo chỉ được nhận… 19.000 đồng

Posted in Feelings, Government, Life! | Thẻ: , , , , , , , , , , | Leave a Comment »