Welcome to BEAR’s BLOG!!!

Quái, chả hiểu gì cả???????

Posted by BEAR trên Tháng Một 17, 2010

Nhà máy đường bắt chẹt người dân

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần đã rất bức xúc và thốt lên như vậy khi nói về giá đường đang tăng một cách phi lý, tại cuộc “đối thoại”giữa lãnh đạo Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương  về các biện pháp nhằm bình ổn giá đường.

Cao bất thường

Gần một tuần nay, giá đường trên thị trường thế giới đã bất ngờ tăng  từ 743 USD/tấn lên 780 USD/tấn. Giá đường trong nước cũng đã ngay lập tức được đẩy lên với mức dao động từ 14.500 -15.000 đồng/kg (đối với đường RS) và 16.500- 17.700 đồng/kg (đối với đường RE). Thậm chí giá bán lẻ tại nhiều siêu thị, cửa hàng còn “đội” lên tới 21.000 – 22.000 đồng/kg, mà

  • không phải do nguồn cung thiếu.

Theo Bộ NN&PTNT, các nhà máy đường trong nước hiện đang

  • tồn kho tới 137.000 tấn

, chưa kể đã có 4 nhà máy luyện đường vào vụ ép mía, dự kiến đến cuối vụ có thể cho ra 539.200 tấn sản phẩm nữa.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương

  • đã cho nhập 150.000 tấn đường theo quota của niên vụ 2009-2010, trong khi nhu cầu tiêu thụ bình quân của cả nước chỉ là 100.000 tấn/tháng…

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần bức xúc: “Đây là một nghịch lý không thể chấp nhận. Đành rằng giá đường của ta có phụ thuộc vào thị trường thế giới, nhưng không thể cao hơn quá nhiều được.

Theo tôi, có hai nguyên nhân,

  1. đó là yếu tố đầu cơ của các nhà máy đường và

  2. sự làm giá của hệ thống phân phối.

Chúng ta đang vào vụ thu hoạch mía đường mà để giá tăng như thế này là hết sức vô lý. Chính các nhà máy đang quay lưng lại với Nhà nước và “bóp cổ” người dân”.

a
Giá đường có yếu tố của sự đầu cơ

Giải thích “hộ” các nhà máy đường về giá hiện nay, ông Đoàn Xuân Hòa – Phó Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại Nông, Lâm, Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho rằng: “Thực tế như chúng tôi đã nhận định giá đường đang …lùi, chứ không tăng, chỉ có 2 ngày gần đây tăng chậm lên khoảng 200 đồng/kg”.

Lời giải thích này đã làm ông Tần càng gay gắt hơn: “Giá đang lên như thế này, mà anh bảo lùi, thế có nghĩa là không bám sát thực tế. Các anh, bảo báo chí thông tin sai, tôi cho rằng hoàn toàn chính xác”.

Sẵn sàng thanh tra giá

Sau lời phát biểu của ông Tần, lập tức đại diện các nhà máy đường Biên Hòa, Lam Sơn, Khánh Hòa… lập tức đứng dậy giải thích, viện dẫn các lý do như giá mua mía nguyên liệu cao, ảnh hưởng thời tiết, dân không trồng đủ diện tích…

Những lời phát biểu…đổ thừa như thế, luôn bị ông Tần cắt ngang: “Giá là do các anh định ra. Muốn thu lợi thì cũng phải bán với giá vừa phải thôi, nếu không Nhà nước sẽ dùng các biện pháp hành chính để can thiệp, thậm chí có thể sẽ cho nhập bổ sung”.

Đại diện Công ty đường Khánh Hòa đứng lên “xin” cho các nhà máy nhập đường, ông Tần nói ngay: “Cho các anh nhập, khác nào tiếp tay cho sự đầu cơ. Nếu cần chúng tôi sẽ cho nhập để kéo giá xuống ngay lập tức. Mặt khác nếu giá vẫn cao bất thường chúng tôi sẽ đề nghị Chính phủ cho thanh tra”.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ VN cho rằng: “Thực tế, các hộ sử dụng đường lớn như làm bánh kẹo, sữa, nước giải khát, hệ thống các siêu thị… không thể mua được đường trực tiếp từ các nhà máy, mà phải mua lại qua một đại lý khác. Nhà máy đường chào giá gần 18.000 đồng/kg, song thực tế chúng tôi phải mua lại với giá 19.500 đồng/kg, nên phải bán ra siêu thị với giá 21.000 đồng/kg”.

“Nếu các nhà máy không cam kết hạ giá bán sản phẩm, có thể chúng tôi phải mở rộng hạn ngạch nhập khẩu”- Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên

Theo Nông thôn ngày nay

–> ĐIÊN HẲN….

Bình luận về bài viết này